24 tháng 6, 2008

Vấn đàm gia đình


Vấn đàm gia đìnhCông cụ chính yếu của CTXHCN là vấn đàm. Nó phục vụ việc thu thập dữ kiện, chẩn đoán và trị liệu. Tiến trình CTXHCN thường bắt đầu với những cuộc vấn đàm, đầu tiên với cá nhân gặp khó khăn, kế đó là với\i các thành viên trong gia đình từng người riêng lẻ và cả gia đình một lượt để phát hiện nơi xuất phát mâu thuẫn, đồng thời những thuận lợi có thể huy động hầu giải quyết vấn đề. Các thành viên trong gia đình có những quyền lợi chung, họ trung thành với nhau nhưng đang thực hiện các vai trò khác nhau, tuổi tác khác nhau và có những nhu cầu khác nhau. Với trẻ em, nói chuyện thân mật giúp NVXH hiểu vấn đề tốt hơn là một cuộc vấn đàm bài baœn.
Cần vấn đàm cả cập vợ chồng hay cha mẹ càng sớm càng tốt. Mặc dù quan tâm đến toàn gia đình NVXH cần giúp họ cùng thấy trách nhiệm chung để cải thiện điều kiện và nếp sống gia đình.
Vấn đàm cha mẹ ngay sẽ giúp chẩn đoán tốt. Gặp họ một lượt sẽ giúp NVXH thấy được mối quan hệ giữa họ và khả năng cùng hành động của họ. Một loạt vấn đàm chung sẽ giúp hiểu sâu về tính chất của mối quan hệ giữa họ mà các cuộc vấn đàm riêng rẽ không cho thấy được. Các cuộc vấn đàm chung có hể dẫn đến một kế hoạch tốt để giải quyết vấn đề. Việc này nói thì dễ chớ làm thì khó. Các thành viên gia đình có thể có những ý kiến trái ngược nhau hay họ không chịu nói thẳng với NVXH. Nếu cuộc vấn đàm chung bế tắc, NVXH phải tháo gỡ bằng những cuộc tiếp xúc riêng để các cá nhân chịu điều chỉnh phần nào lối suy nghĩ của mình. Sau đó mới tiếp tục các cuộc vấn đàm chung.
Các cuộc vấn đàm cần được chuẩn bị trước. Trước khi bắt đầu NVXH phải xác định mục đích và các mục tiêu muốn đạt tới cho từng cuộc vấn đề để chuẩn bị các câu hỏi hướng dẫn. NVXH phải được trang bị kỹ năng để chuẩn bị và thực hiện cuộc vấn đàm. NVXH cũng phải có khả năng giao tiếp với nhóm, cho dù đó có thể là một nhóm chỉ có 2 người là cặp vợ chồng để thao luận về các vấn đề chung của họ. Nếu không dù trước mặt 2 người NVXH có thể trên thực tế chỉ thực hiện vấn đàm cá nhân, điều này làm ngưng trệ sự tương tác giữa họ và hành động chung để giải quyết vấn đề.
Đáp ứng nhu cầu bức bách trước mắt và tìm hiểu gia đình phải được thực hiện cùng một lúc.
Vấn đàm nhóm như một công cụ trị liệu:
Khi vấn đàm nhóm được sử dụng như một công cụ trị liệu, thi NVXH có thể tham khảo các hướng dẫn sau đây:
1. Ngay từ đầu tính toán để tiếp tục làm việc với cả hai người trên cơ sở bình đẳng.
2. Trường hợp có mâu thuẫn vợ chồng, giúp họ bộc lộ với nhau những xúc cảm thật của họ xung quanh những vấn đề trong hôn nhân. Đó cũng là cách giúp họ xử lý các mâu thuẫn.
3. Cùng với cả hai xem xét cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của gia đình xuất phát từ một tình huống đặc biệt ví dụ như việc người cha không đi làm được vì đau ốm.
Vấn đề nhóm giúp cải thiện mối quan hệ vợ chồng, đời sống gia đình và hành vi cá nhân. Vấn đàm nhóm giúp các thân chủ học trao đổi, lên kế hoạch, và hành động chung như một gia đình thay vì theo xu hướng cá nhân.
Hướng dẫn về cách vấn đàm:
1. Cả hai loại vấn đàm cá nhân và nhóm đều cần thiết để làm việc với các gia đình.
2. Cả hai người (cha mẹ) cần được gặp chung ngay từ đầu để họ hiểu rằng NVXH muốn làm việc với cả hai để giải thích cơ sở của mối quan tâm chung và những dịch vụ có thể cung ứng.
3. Khó có thể chẩn đoán tình trạng gia đình mà không quan sát sự tương tác của các thành viên thông qua vấn đàm nhóm.
4. Vấn đàm nhóm (với cả cặp vợ chồng) chỉ có giá trị trị liệu khi mỗi người thấy được chính mình trong mối quan hệ với vấn đề xảy ra, với cảm xúc của mình và cho rằng họ có thể hợp tác với người kia để tìm giải pháp cho vấn đề.
5. Không nên vấn đàm nhóm khi thân chủ muốn kéo NVXH về phe mình hoặc bắt làm trọng tài.
6. Phỏng vấn cá nhân có thể có ích hơn khi 2 người không chia sẻ quan điểm chung và để chuẩn bị từng người hầu ơœ những buổi làm việc chung sau đó các vấn đề tế nhị có thể được nêu lên.
7. Mọi kế hoạch vấn đàm chung hay riêng đều phải có sự thoả thuận của các đương sự.
8. Vấn đàm chung giữa cha mẹ và con cái nên được thực hiện khi vấn đề là mối quan tâm chung của đôi bên.
Dĩ nhiên nguyên tắc cuối cùng cần được áp dụng linh động tùy theo nền văn hóa của gia đình. Ơ nhiều nơi trẻ con, hay cả thanh thiếu niên không dám phát biểu trước mặt cha mẹ. Trong những trường hợp tương tự NVXH nên quan tâm đến tính chất của mối quan hệ tương tác giữa cha mẹ và con cái trong phần chẩn đoán của mình.
(Trích dịch từ L.S. De Guzman. Working with Individuals. The Case Work Process, tr. 80 - 183).

Không có nhận xét nào: