11 tháng 6, 2008

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHƯ MỘT NGHỀ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHƯ MỘT NGHỀ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
TS. Nguyễn Hải Hữu
Vụ trưởng Vụ Bảo trợ xã hội
Trưởng khoa Khoa Công tác xã hội, ĐHLĐXH

1. Sự cần thiét của đề án
Quan điểm nhất quán của đảng và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo, hỗ trợ các đối tượng xã hội như người cao tuổi, người
tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nghèo và các đối tượng có vấn đề xã hội. Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đem
lại cho nước ta những thay đổi tích cực và quan trọng trên nhiều lĩnh vực; kinh tế tăng trưởng cao và tương đối ổn định, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1993-2006 đạt trên 7,5%; lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, an sinh xã hội cũng có bước phát triển khá, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của đại đa số người dân, trong đó có cả nhóm nghèo và các đối tượng xã hội.

Tuy nhiên, theo quy luật vận động phát triển của xã hội, kinh tế-xã hội càng phát triển, càng nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội; mặt trái kinh tế thị trường và xã hội hiện đại đã làm gia tăng nhiều vấn đề xã hội đối với các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư để giải quyết có hiệu quả và bền vững các vấn đề xã hội của các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư nêu trên đòi hỏi phải phát triển công tác xã hội (CTXH) như một nghề chuyên nghiệp.

Theo Hiệp hội CTXH thế giới: CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra
sự thay đổi (phát triển) của xã hội. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.

Qua việc tìm hiểu một số mô hình và một số đặc trưng của công tác xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới chúng ta có thể đưa ra một số nhận định sau:

• Thứ nhất, CTXH là một nghề nghiệp được công nhận trên khắp thế giới và tuỳ điều kiện hoàn cảnh của mỗi nước mà CTXH sẽ có những sắc thái riêng nhưng vẫn cần tuân thủ những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế.

• Thứ hai, CTXH sẽ phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nó sẽ
đi song hành với sự phát triển này để khắc phục những mặt trái nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, hướng tới một nền an sinh cho toàn dân và sự công bằng, dân chủ trong toàn xã hội.

• Thứ ba, Chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực mạnh về CTXH song song phát triển bộ môn khoa học này và thể chế chính sách, thể chế tổ chức về CTXH. Qua đó tiếng nói của nhân viên xã hội như là một kênh thông tin giúp lãnh đạo các cấp hoạch định các chính sách xã hội, đưa ra các dự báo về các vấn đề xã hội mới nảy sinh trong đời sống xã hội, góp phần chỉ ra những rạn nứt trong cộng đồng để lãnh đạo các cấp kịp thời điều chỉnh các hoạt động của mình, chỉ có như vậy mới có được một nền an sinh tiên tiến mà ở đó mọi công dân đều có đầy đủ các cơ hội để phát triển tiềm năng và sức mạnh của mình góp phần thực hiện mục tiêu xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

Công tác xã hội ở Việt Nam

Tính đến năm 2007, nước ta có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi, trong đó có khoảng 200 nghìn người già cô đơn, 500 nghìn người từ 85 tuổi trở lên; 5,3 triệu người tàn tật trong đó có khoảng 300 nghìn người tàn tật nặng không còn khả năng tự phục vụ và khả năng lao động (tính riêng người tàn tật là đối tượng xã hội); trên 400 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trong số các đối tượng xã hội nêu trên có khoảng 1,3 triệu người thuộc diện khó khăn cần trợ cấp xã hội (đối tượng bảo trợ xã hội); hàng vạn xã đặc biệt khó khăn và có vấn đề xã hội (tệ nạn xã hội, môi trường sống ô nhiễm, nghèo khổ …); hàng triệu cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nẩy sinh các vấn đề xã hội (ly thân, ly hôn, bạo lực trong gia đình, thiếu quan tâm đến con cái, căng thẳng vì nghèo khổ, xâm hại hình dục, bỏ nhà đi lang thang, tệ cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp,tội phạm, HIV/AAIDs bị cộng đồng xa lánh …). Tuy vậy, tất cả các đối tượng có vấn đề xã hội nêu trên chỉ nhận được sự trợ giúp của đội ngũ cán bộ (nhân viên) công tác xã hội bán chuyên nghiệp (khoảng 15-20 nghìn người) những người làm việc theo bản năng và trực giác của họ, thiếu nhận thức, hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về công tác xã hội, do vậy hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư không cao và thiếu sự phát triển bền vững. Số cán bộ (nhân viên công tác xã hội được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng (khoảng 2000 người) trong mấy năm gần đây lại chưa được bố trí làm việc đúng với ngành nghề đào tạo, gây ra sự lãng phí về nguồn nhân lực này.

Nhận xét một cách tổng quát: Công tác xã hội ở Việt Nam mới có các yếu tố thành phần, đang trong quá trình hình thành do vậy chỉ được xếp vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mặc dù hàng trăm năm trước đây đã có các hoạt động trợ giúp
xã hội mang hình dáng của công tác xã hội. Nếu đem so sánh tính chuyên nghiệp của công tác xã hội ở nước ta với các nước phát triển và ngay cả những nước trong khu vực, chúng ta còn một khoảng cách khá lớn, sự thiếu hụt này thể hiện trên các mặt:

Thứ nhất, về mặt nhận thức: Hiện nay các ngành, các cấp và người dân còn chưa biết nhiều đến ngành công tác xã hội, đến cán bộ (nhân viên) công tác xã hội, ch-
ưa nhận dạng được họ là ai, làm việc gì và ở đâu, vai trò, nhiệm vụ công tác xã hội là gì? sự khác biệt công tác xã hội với các ngành nghề liên quan khác.

Ở Việt Nam, từ ‘Công tác xã hội’ được nhắc đến nhiều trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nó trở nên khá quen thuộc với một số nhà quản lý, nhà giáo dục và một số nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội, nhưng đối với toàn xã hội thì công tác xã hội đến nay vẫn còn rất mới mẻ, hầu hết mọi người đều chưa hiểu công tác xã hội chính xác là gì và một số người thì nghĩ công tác xã hội là một cái gì đó tương tự như bảo trợ xã hội hoặc là một phần của bảo trợ xã hội; ở phạm vi nhỏ hơn, trong giới quản lý và các nhà khoa học xã hội-nhân văn cũng có rất ít người hiểu công tác xã hội một cách toàn diện trên cả hai phương diện: công tác xã hội là một khoa học liên ngành và là một nghề chuyên nghiệp.
Do công tác xã hội là một chuyên ngành đào tạo mới xuất hiện ở Việt Nam nên việc phát triển Công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, cả về nhận thức, thể chế luật pháp, chính sách và nhân lực. Nhu cầu khách quan là phải có sự thống nhất nhận thức về các vấn đề:
(i) Thế nào là công tác xã hội (Social Work); đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp công tác xã hội là gì?
(ii) Thế nào là nhân viên xã hội chuyên nghiệp (Social Worker)? Thế nào là nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp? Các nhân viên xã hội làm việc ở đâu? Tổ chức nào sử dụng các nhân viên xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp?
(iii) Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp như thế nào? Tổ chức nào xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đó?
(iv) đào tạo các nhân viên xã hội chuyên nghiệp và nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp như thế nào cho phù hợp?
(v) Hệ thống bảng lương của nhân viên xã hội như thế nào, nó giống hay khác bảng lương của các ngành nghề khác như giáo viên, điều dưỡng viên, y sĩ, bác sĩ, ...
(vi) Hiệp hội công tác xã hội, Hiệp hội các trường đào tạo nhân viên công tác
xã hội là gì, vì sao phải cần các Hiệp hội đó? Vai trò của nó như thế nào
đối với việc phát triển công tác xã hội?

Thứ hai, về mặt thể chế: Cho đến nay nước ta chưa có một định hướng cụ thể
nào về phát triển nghề CTXH như một nghề chuyên nghiệp, do vậy cơ sở pháp lý cho
sự phát triển ngành CTXH và đào tạo cán bộ (nhân viên) công tác xã hội ở Việt Nam chưa được hình thành một cách có hệ thống, cho đến nay mới có duy nhất quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo về Chương trình khung đào tạo của ngành CTXH và cho phép một số trường đại học mở ngành đào tạo Cử nhân CTXH (27 trường năm 2007).

Việc xác định các vị trí làm việc cho nhân viên công tác xã hội trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và trong các cơ quan tổ chức khác cũng chưa được xác lập, kể cả các NGO và các tổ chức đoàn thể có tham gia hoạt động công tác xã hội. Chưa có tiêu chuẩn chức danh về nghề CTXH và bộ tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho các nhân viên xã hội chuyên nghiệp ở các cấp và các công việc cụ thể; Chưa có danh mục bảng lương cho các chức danh cụ thể về công tác xã hội như các nghề nghiệp khác.

Về thể chế tài chính, cũng chưa có cơ chế nhà nước cung cấp tài chính cho các NGO (Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội người cao tuổi, ...) về công tác xã hội và các tổ chức đoàn thể hoạt động công tác xã hội thông qua các hợp đồng (nếu có cung cấp tài chính cũng chỉ là để chi hoạt động hành chính và một vài hoạt động cung cấp dịch vụ cụ thể), bên cạnh đó vấn đề xã hội hóa việc huy động nguồn lực toàn xã hội để trợ giúp và cung cấp các dịch vụ xã hội cho người dân có vấn đề xã hội cũng đang ở giai đoạn tự phát, chưa quản lý có hiệu quả được các nguồn vận động và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự huy động nguồn lực toàn xã hội và đồng thời sẽ là một nguy cơ cho sự phát triển CTXH vốn đang manh nha trong xã hội Việt Nam.

Thứ ba, về mạng lưới tổ chức hoạt động và mạng lưới nhân viên CTXH: Hệ thống các tổ chức liên quan đến cung cấp các dịch vụ công về công tác xã hội thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cũng chưa được hình thành đầy đủ theo 4 cấp theo đúng nghĩa của nó, lực lượng cán bộ lại quá mỏng và cũng thiếu tính chuyên nghiệp; các hoạt động hiện tại mạng nặng tính quản nhà nước hơn là chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có vấn đề xã hội, nhằm giúp họ tự giải quyết các vấn đề xã hội nẩy sinh và phát triển bền vững.

Hội chữ thập đỏ Việt Nam và một số tổ chức đoàn thể xã hội khác cũng vậy, họ hoạt động công tác xã hội chỉ mang tính chất bán chuyên nghiệp, và xuất phát từ tính chất nhân đạo từ thiện “giúp các đối tượng có vấn đề xã hội” mà chủ yếu là các cá nhân và gia đình vượt qua khó khăn trước mắt, họ không có chức năng quan tâm giải quyết cơ bản bản vấn đề xã hội phát sinh của các đối tượng xã hội và bảo đảm cho phát triển bền vững của cộng đồng.

Bên cạnh đó một yếu tố vô cùng quan trọng trong chỉnh thể của hệ thống CTXH là Hiệp hội công tác xã hội, Hiệp hội các trường đào tạo nhân viên công tác xã hội (hiệp hội nghề nghiệp) cũng chưa được hình thành. Một mặt có thể vì sự phát triển chưa đủ mạnh nên chưa thể có hiệp hội nghề nghiệp, mặt khác, việc chưa có các hiệp hội nghề nghiệp này cũng sẽ cản trở việc phát triển một cách vững chắc và có hiệu quả
về công tác xã hội.

Mạng lưới cán bộ (nhân viên) CTXH của Việt Nam chưa được thiết lập cơ bản
và hệ thống do hạn chế về nhận thức, và thiếu về thể chế chính sách, thiếu về lực lượng. Mặc dù có đội ngũ cán bộ văn hoá-xã hội ở cấp xã, phường, thị trấn, cán bộ trong các trung tâm xã hội, cán bộ hoạt động trong hệ thống hội chữ thập đỏ và các tổ chức NGO (khoảng 15.000- 20.000 người) cung cấp dịch vụ cho người già, trẻ em ...họ chỉ là những nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp, hoạt động theo bản năng và trực giác, chưa phải là các nhân viên CTXH chuyên nghiệp có nhận thức, hiểu biết và kỹ năng cần thiết.

Thứ tư, việc đào tạo cán bộ (nhân viên) công tác xã hội: hiện nay ở trong nước cũng mới dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu, mặc dù hiện nay có 22 trường đựơc phép đào tạo về công tác xã hội, nhưng kinh nghiệm đào tạo cũng đều dưới 10 năm, đội ngũ giảng viên thiếu, nhiều trường còn chưa có giáo viên được đào tạo cơ bản. Việc đào tạo chỉ có hiệu quả và chất lượng khi nhà nước có một hệ thống chỉnh thể về công tác xã hội đó là thể chế chính sách, thể chế tổ chức và đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Vì sự đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, của thực tiễn đất nước, việc thiếu cơ sở pháp lý là một rào cản cho sự nghiệp đào tạo nhân viên xã hội. đào tạo, tập huấn, nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp cũng chưa được thống nhất về nội dung và phương pháp; đào tạo, tập huấn theo kiểu tự phát vẫn là phổ biến, vì chưa có tiêu chuẩn chức danh nhân viên CTXH dẫn đến chất lượng đội ngũ nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp rất hạn chế.

Thứ năm, về chiến lược phát triển CTXH: Hiện nay Việt Nam chưa có một chiến lược tổng thể và đầy đủ từ khâu xây dựng cơ sở pháp lý, tổ chức, đến đào tạo và
sử dụng nhân viên công tác xã hội. để công tác xã hội phát triển như một nghề chuyên nghiệp cần có sự phát triển một cách đồng bộ cả 3 nhóm yếu tố trên (pháp lý, tổ chức,
và đào tạo) thì các nhân viên xã hội được đào tạo cơ bản có trình độ cử nhân, cao đẳng mới có cơ hội tìm việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, và sẽ không bị lãng phí nguồn nhân lực đào tạo đáng quý này. Vì hiện tại các vấn đề xã hội bức xúc thuộc phạm vi CTXH giải quyết vẫn do những người chưa được đào tạo cơ bản, chuyên nghiệp thực hiện, nguy cơ không “cân đối” giữa phát triển kinh tế và xã hội sẽ diễn ra.

Trên 60 năm qua, thế giới đã chứng minh được vai trò và hiệu quả to lớn của công tác xã hội, nó không những trực tiếp giải quyết được những vấn đề xã hội không mong muốn nẩy sinh đối với các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư, giảm bớt sự bất bình đẳng và phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước mà còn góp phần giữ vững ổn định xã hội, tạo sự đồng thuận, công bằng
và phát triển bền vững vì hạnh phúc của tất cả các thành viên trong xã hội.

Nhu cầu của một xã hội phát triển (hiện đại) cần phải có lực lượng cán bộ (nhân viên) công tác xã hội chuyên nghiệp, đó là những người được đào tạo cơ bản có nhận thức, hiểu biết, kỹ năng thực hành và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, phẩm chất đó chính là sự cảm thông, chia sẻ, tôn trọng quyền tự quyết và nâng cao năng lực tự quyết của các đối tượng có vấn đề xã hội.

Khẩu hiệu hành động của nhân viên công tác xã hội là: “khi tham vấm chúng
tôi là người sẻ chia, khi tư vấn chúng tôi là người bạn, khi khó khăn chúng tôi là người đồng hành” và mục tiêu hành động của nhân viên công tác xã hội là “đem lại hạnh phúc cho mọi người và vì một xã hội công bằng và phát triển bền vững”.

Nhiều vấn đề xã hội của các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư
ở nước ta hiện nay đang được hỗ trợ giải quyết bởi những cán bộ (nhân viên) công tác
xã hội bán chuyên nghiệp, hay nói một cách khác là được thực hiện bởi những người chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội ở các cấp học cần thiết. Họ làm việc bằng
sự tự hiểu biết và tấm lòng nhiệt tình của cá nhân họ, do vậy hiệu quả và tính bền vững không cao, chính vì vậy mà nhu cầu của những nguời được đào tạo công tác xã hội một cách chuyên nghiệp ngày càng tăng. Thực tiễn cũng đã chỉ cho họ thấy một người biết làm công tác xã hội với một cán bộ (nhân viên) công tác xã hội chuyên nghiệp hoàn toàn khác nhau, cũng giống như một người biết lái xe ô tô với một lái xe ô tô chuyên nghiệp, nhận thức, hiểu biết và kỹ năng thực hành, phẩm chất nghề nghiệp có
sự khác nhau đáng kể.

Mặt khác, do việc nhận thức về vị trí, vai trò (tầm quan trọng), chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của công tác xã hội ở nước ta còn hạn chế (kể cả cán bộ quản lý và người dân), do vậy mà cho đến nay công tác xã hội ở nước ta vẫn chưa được công nhận như một nghề chuyên nghiệp. đã đến lúc Nhà nước cần phải công nhận công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp giống như một số nghề xã hội khác (nghề luật sư, nghề y, nghề giáo, …). Cần phải có sự thống nhất về nhận thức và phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, đặc biệt là xây dựng thể chế chính sách, mạng lưới tổ chức và mạng lưới nhân viên công tác xã hội.

Để giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội và giúp đỡ các đối tượng bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư có vấn đề xã hội cần phải có những nhà chuyên môn có kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp;
do đó cần phải phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, giống như các nước trong khu vực và các nước phát triển đã thực hiện trong hơn 60 năm qua. Hiệp hội công tác xã hội thế giới, Hiệp hội công tác xã hội khu vực Châu Á, Hiệp hội các trường đào tạo nhân viên công tác xã hội thế giới cũng đã khuyến cáo nước ta phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp và khuyến khích nước ta tham gia các hiệp hội nêu trên; đây cũng là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển, nước ta ít có cơ hội lựa chọn một cách đi khác có hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội hiện tại và tương lai.

Theo đánh giá của các chuyên gia UNICEF nhu cầu cần phải chuyên nghiệp hoá CTXH tại Việt Nam vì:

(i) Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta;
(ii) Sự phát triển của xã hội dẫn đến phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội;
(iii) Nhu cầu của các gia đình có vấn đề xã hội và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; (iv) Nhu cầu của một số thành viên trong xã hội cần sự bảo trợ của nhà nước
(đối tượng bảo trợ xã hội);
(v) Nhu cầu CTXH xuất phát từ việc nẩy sinh các tệ nạn xã hội;
(vi) Nhu cầu hỗ trợ về tâm lý cho các bệnh nhân trong các bệnh viện.

Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế và đáp ứng với quy luật phát triển tất yếu, khách quan về phát triển công tác xã hội đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, Công
tác xã hội ở nước ta cần được phát triển như một nghề chuyên nghiệp.

Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp. Thủ tướng chính phủ đã giao cho Bộ LđTB&XH chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng đề án và đã được sự ủng hộ và tham gia
rất tích cực của các bộ, ngành; sự trợ giúp về kỹ thuật của UNCEF và của cộng đồng
Châu Âu.

2. Mục tiêu

2.1 Mục tiêu tổng thể

Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát triển công tác xã
hội như một nghề chuyên nghiệp theo xu hướng hội nhập với các nước trong khu vực
và thế giới. Xây dựng và ban hành thể chế pháp lý cho việc hình thành và phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, bảo đảm tính ổn định, lâu dài và gắn kết với phát triển hệ thống an sinh xã hội hiện đại. Xây dựng và triển khai đồng bộ các biện pháp phát triển nguồn nhân lực về công tác xã hội, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên xã hội hiện có và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các trường đại học. Xây dựng mạng lưới tổ chức và mạng lưới nhân viên công tác xã hội trên phạm vi toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong quá trình phát triển; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của các đối tượng có vấn đề xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng và hạnh phúc cho mọi người.

2.2 Mục tiêu cụ thể đến 2020

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết, tạo hành lang pháp
lý cho việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp; trước mắt, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội cho cán bộ (nhân viên) công tác xã hội và áp dụng bảng lương phù hợp và có tính khuyến khích;

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực về công tác xã hội đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của các tổ chức, cơ quan liên quan, đặc biệt là cấp xã và huyện, bao gồm cả việc tăng về số lượng (đạt tỷ lệ tối thiểu một nhân viên công tác xã hội trên ba nghìn dân, định mức bằng một phần ba của Nhật Bản năm 2000 và bằng một phần 10 của vương quốc Anh) và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên công tác xã hội hiện có và nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên công tác xã hội trong các trường đại học, cao đẳng theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế.

- Phát triển chương trình đào tạo ngành CTXH từ bậc Trung học đến đại học và với các chuyên ngành khác nhau cho phù hợp với quá trình phát triển CTXH ở nước ta. đồng thời hoàn thiện chương trình liên thông các bậc học để đáp ứng đa dạng nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về CTXH ở các trường cao đẳng, đại học.

- Phát triển mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên xã hội được đào tạo chuyên nghiệp từ trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực công tác xã hội; xúc tiến việc nghiên cứu và tiến tới thành lập Hiệp hội công tác xã hội ở Việt Nam và Hiệp hội các trường đào tạo nhân viên công tác xã hội. Xã hội hoá các hoạt động công tác xã hội, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có vấn đề xã hội và các đối tượng yếu thế.

- Phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tạo sự gắn kết giữa mạng lưới tổ chức của các cơ quan chức năng và mạng lưới nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp;
đặc biệt chú trọng xây dựng mạng lưới nhân viên công tác xã hội ở cấp huyện và cấp
xã theo hướng chuyên nghiệp; khuyến khích phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp.

3. Phạm vi của đề án

- Phạm vi về không gian: thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
- Phạm vi về thời gian: từ 2008-2020.

4. Định hướng

- Phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, bảo đảm sự hài hoà với quá trình phát triển hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là hệ thống chính sách trợ giúp xã hội,trợ giúp các đối tượng yếu thế, trợ giúp các xã nghèo, cộng đồng dân tộc thiểu số quy
mô thôn bản và cấp xã, phù hợp với quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hoá, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhằm giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề xã hội phát sinh đối với các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, và các cộng đồng nghèo hoặc có tệ nạn xã hội. đây là nhu cầu tất yếu khách quan của một xã hội phát triển ở trình độ hiện đại và cũng là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Nhận thức rõ điều này sẽ giúp cho đất nước rút ngắn được quá trình phát triển công tác xã hội một cách tự phát và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và các cộng đồng có vấn đề xã hội phát sinh.

- Phát triển công tác xã hội là nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, do vậy bản thân nó cũng phải được phát triển đồng bộ trên các phương diện thể chế chính sách và
thể chế tổ chức và đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp. đối với nước ta việc trước
mắt là tạo môi trường pháp lý cho việc hình thành, phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp như các nghề khác trong xã hội ; phải nhận thức rõ vai trò của công tác xã hội, vị trí làm việc của các nhân viên công tác xã hội, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các nhân viên công tác xã hội, bảng lương của nhân viên xã hội trong các cơ quan, tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội từ trung ương đến địa phương; Thiết lập mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội (LđTB&XH, GD&đT, Gđ&TE, các NGO) ở các xã phường, thị trấn, quận huyện và kích thích nhu cầu của mạng lưới tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (toà án, bệnh viện, trường học, cơ sở xã hội, trường giáo dưỡng và đặc biệt cộng đồng dân cư nơi không chỉ có trách nhiệm khắc phục hậu quả của các vấn đề xã hội nẩy sinh mà còn phải phòng ngừa các vấn đề xã hội phát sinh). Thiết lập hệ thống các trường đại học, Cao đẳng đào tạo nhân viên công tác xã hội có tính chuyên nghiệp, hình thành Hiệp hội công tác xã hội và Hiệp hội các trường đào tạo nhân viên CTXH ở cấp quốc gia để hỗ trợ quá trình phát triển công tác xã hội ở nước ta.

- Xã hội hoá việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp; đặc biệt coi trọng và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia hoạt động công tác xã hội, coi đó trách nhiệm xã hội của các tổ chức và công dân. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức tư nhân tham gia hoạt động công tác xã hội theo cơ chế thị trường; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia hoạt động công tác xã hội vì quyền lợi của các hội viên và vì các đối tượng yếu thế, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và hạnh phúc cho mọi người.

- Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu của công tác xã hội là hướng tới xây dựng một xã hội lành mạnh, và vì hạnh phúc của mọi người; chức năng cơ bản của công tác xã hội
là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, nhằm phòng ngừa, hạn chế các vấn đề xã hội phát sinh, tạo cơ hội đề các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư có vấn đề xã hội tự giải quyết các vấn đề của họ thông qua việc nâng cao nhận thức, năng lực và tiếp cận nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất. Một khi có các vấn đề xã hội phát sinh cho dù của các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư đều phải phát hiện sớm và can thiệp sớm; tạo cơ hội và năng lực cho các cộng đồng phát triển một cách bền vững và dựa trên tinh thần tự lực, thông qua sự trợ giúp của các nhân viên công tác xã hội, mạng lưới tổ chức hoạt động công tác xã hội và nhà nước.

5. Các hoạt động của đề án

5.1 Truyền thông nâng cao nhận thức về công tác xã hội

Vì công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp là một vấn đề mới mẻ đối với nước ta, hầu hết các cấp, các ngành và xã hội chưa có được thông tin đầy đủ về qúa trình phát triển công tác xã hội trên thế giới và sự cần thiết của nó ở nước ta trong việc giải quyết các vấn đề xã hội đối với các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, cồng đồng dân cư có vấn đề xã hội trong quá trình phát triển. Sự đồng thuận về nhận thức sẽ là tiền đề quan trọng để tạo hành lang pháp lý và môi trường xã hội chuyên nghiệp hoá nghề công tác xã hội.

- Nội dung truyền thông: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội, đặc biệt là các ngành có liên quan trực tiếp đến việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp (Bộ Nội Vụ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), và các tổ chức có nhu cầu sử dụng nhân viên công tác xã hội (bệnh viện, toà án, trường học, trường giáo dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cấp huyện). Tạo sự thống nhất nhận thức về sự cần thiết phải phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Nâng cao hiểu biết của toàn xã hội về vai trò, đối tượng, nội dung, phương pháp công tác xã hội làm tiền đề cho việc hình thành thể chế chính sách, thể chế tổ chức và phát triển mạng lưới các tổ chức sử dụng các nhân viên công tác xã hội và mạng lưới nhân viên công tác xã hội trên phạm vi toàn quốc.

- Hình thức truyền thông: Sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông (truyền hình, truyền thanh, báo chí của các cấp, các ngành) để tuyên truyền trên diện rộng cho cộng đồng. Tăng cường các hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề để thảo luận về các vấn đề có liên quan đến việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp cho các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý các cấp, các ngành liên quan.

Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để chia sẻ thông tin mới và kinh nghiệm
về các vấn đề có liên quan phát triển công tác xã hội (kể cả trong nước và quốc tế), đặc biệt là chương trình nội dung đào tạo nhân viên công tác xã hội, phát triển mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội.

5.2 Tạo khuôn khổ pháp lý để chuyên nghiệp hoá nghề CTXH

Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của nhân viên CTXH

Năm 2004, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành mã ngành đào tạo về công tác
xã hội, điều này đã tạo hành lang pháp lý cho 18 trường đại học, cao đẳng tham gia vào việc đào tạo cử nhân công tác xã hội; đến năm 2007, số trường tham gia đào tạo
cử nhân công tác xã hội đã lên 23 trường; với số lượng mỗi trường có một đến 2 lớp và mỗi lớp có khoảng 40 sinh viên, thì hàng năm sẽ có khoảng trên 1000 sinh viên tốt nghiệp bậc đại học và cao đẳng về công tác xã hội ra trường.

Một trong những thách thức là đầu ra cho các sinh viên tốt nghiệp về công tác
xã hội, họ sẽ làm việc ở đâu khi mà chưa có mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và chưa có Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ công tác xã hội. Vì vậy,
kết hợp với việc ban hành mã ngành đào tạo, việc nghiên cứu xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ về công tác xã hội (gọi tắt là mã nghề) là cơ sở pháp
lý của nhà nước thừa nhận công tác xã hội xã hội như một nghề chuyên nghiệp; Bộ
tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ này gồm hai phần, một là Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ chung và Bộ tiêu chuẩn cụ thể theo mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội.

Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ chung cho nhân viên công tác xã hội theo kinh nghiệm của quốc tế gồm:

(i) Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho nhân viên công tác xã hội hạng A; (ii) Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho nhân viên công tác xã hội hạng B; (iii) Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho nhân viên công tác xã hội hạng C.
(Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ hạng A, B, C của các nước tương ứng với tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên của nước ta.)
Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho cả 3 nhóm A, B, C nêu trên gồm có 3
phần chính:

(i) Tiêu chuẩn về nhận thức; (ii) Tiêu chuẩn về hiểu biết;
(iii) Tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp.

Trong bối cảnh cụ thể của nước ta về quá trình phát triển công tác xã hội cần thiết phải xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho nhân viên công tác xã hội ở 4 hạng, (sử dụng thuật ngữ nhân viên công tác xã hội thay thế cho
thuật ngữ công chức, viên chức hoặc chuyên viên hoặc cán bộ công tác xã hội là phù hợp nhất, vì đây là Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chung sử dụng cho cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể xã hội, và trong tương lai có cả các tổ chức quốc tế cũng sẽ tham gia cung cấp dịch vụ về công tác xã hội ở Việt Nam), bao gồm:

(i) Nhân viên công tác xã hội hạng A (cao cấp);
(ii) Nhân viên công tác xã hội hạng B (nhân viên chính); (iii) Nhân viên công tác xã hội hạng C (nhân viên xã hội);
(iv) Nhân viên công tác xã hội hạng D (nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp).
Vì rằng trong khoảng thời gian ngắn nước ta sẽ không có đủ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản ở bậc đại học, cao đẳng
về làm việc ở cấp xã, mà chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng có trình độ sơ cấp,
trung cấp về công tác xã hội, mặt khác đội ngũ tình nguyên viên về công tác xã hội cũng cần được đào tạo để đạt được các chứng chỉ tối thiểu về công tác xã hội (sơ cấp).
Về tiêu chuẩn nghiệp vụ cũng cần chia thành 4 nhóm bao gồm: (i) Tiêu chuẩn về nhận thức;(ii) Tiêu chuẩn về hiểu biết;(iii) Tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp; (iv) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.

Việc ban hành tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ nhân viên công tác xã hội theo
4 ngạch (4 cấp) là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, vì vậy cần được ban hành sớm trong năm 2008, không nhất thiết phải chờ sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phát triển CTXH như một nghề chuyên nghiệp.

- Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cụ thể cho nhân viên công tác xã hội theo mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội.

Đây là một hoạt động được thực hiện trong một quá trình nhiều năm, cùng với quá trình phát triển mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và việc xác định vị trí làm việc cụ thể của các nhân viên công tác xã hội, mà điều này phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội trong quá trình phát triển. Kinh nghiệm của Scốtlen, việc xây dựng Bộ tiêu chuẩn cụ thể này phải kéo dài hàng từ 5-10 năm; do vậy, trước mắttập trung xây dựng Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho các nhân viên công tác xã hội làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội (ngườigià cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDs và những người có nhu cầu được chăm sóc (sử dụng thuật ngữ người có nhu cầu được chăm sóc phù hợp hơn thuật ngữ người có hoàn cảnh đặc biệt, trong bối cảnh phát triển công tác xã hội ở nước ta theo xu thế hội nhập).

Xây dựng và áp dụng hệ thống ngạch lương cho cán bộ (nhân viên) CTXH

Việc áp dụng ngạch lương cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội được các quốc
gia áp dụng cũng rất đa dạng. Theo Hiệp hội công tác xã hội của Cộng hoà liên bang
đức thì tiền lương của các nhân viên công tác xã hội do các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội quyết định. Nếu nhân viên CTXH làm việc trong các cơ quan nhà nước thì áp dụng ngạch lương công chức viên chức tương ứng từ chuyên viên đến chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; làm việc ở cấp xã và cộng đồng thì tuy theo trình độ chuyên môn để xếp vào các ngạch khác nhau. Nếu nhân viên CTXH làm việc cho các
tổ chức ngoài nhà nước thì tiền lương do các tổ chức đó tự quyết định, nhưng họ cũng
áp dụng mức tiền lương ngang bằng với mức tiền lương trả cho nhân viên công tác xã hội có trình độ đào tạo và thâm niên công tác tương ứng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia Australia và UNICEF thì Việt Nam có thể áp dụng ngạch lương công chức, viên chức để trả cho các nhân viên công tác xã hội có trình độ từ đại học trở lên làm việc ở cấp trung ương, tỉnh, huyện và các cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm tư vấn CTXH; còn nhân viên công tác xã hội làm việc trực tiếp ở cấp xã, và cộng đồng có trình độ đào tạo bậc dưới đại học có thể áp dụng ngạch lương như là các điều dưỡng viên trình độ trung cấp hoặc các y sĩ, y tá có trình độ tương ứng.

Cho dù áp dụng bất cứ ngạch lương nào thì trình độ đào tạo và tính chất công việc sẽ là thước đo quan trọng để xác định; một số nước rất quan tâm đến công tác xã hội như Thụy điển thì lương của nhân viên công tác xã hội ngang bằng với lương của giáo viên có trình độ đào tào và thâm niên công tác tương ứng. Trong bối cảnh của nước ta, các nhân viên công tác xã hội có thể được ví như các “kỹ sư tâm hồn” thì việc xác định ngạch lương như các nhà giáo cũng có thể chấp nhận được hoặc áp dụng hệ thống lương công chức, viên chức và có thêm phụ cấp trách nhiệm nhân viên CTXH trực tiếp chăm sóc đối tượng.


5.3 Thiết lập mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và mạng lưới nhân viên công tác xã hội

Thiết lập mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và mạng lưới nhân viên công tác xã hội là hai mặt của một vấn đề và là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của việc chuyên nghiệp hoá nghề công tác xã hội ở nước ta. Hai vấn đề
này phải được phát triển đồng thời, song song và phải đồng bộ với quá trình phát triển hệ thống an sinh xã hội.

Thiết lập mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội

Việc thiết lập mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội trước
hết phải được quy hoạch và phát triển theo một chiến lược dài hạn gắn bó chặt chẽ với phát triển hệ thống an sinh xã hội và hệ thống tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Trong điều kiện nước ta hiện nay thì tổ chức có nhu cầu sử dụng nhân viên công tác xã hội trước hết thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội; Dân số Gia đình và Trẻ em, và cần được hình thành ở cả 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện và xã); Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương bên cạnh việc thiết lập các cơ quan quản lý (cơ quan gián tiếp cung cấp dịch vụ xã hội) còn phải thiết lập các tổ chức hoạt động sự nghiệp về công tác xã hội (tổ chức trực tiếp cung cấp dịch vụ công tác xã hội như các cơ sở bảo trợ xã hội, các nhà xã hội, các trung tâm tư vấn công tác xã hội, …). Về lâu dài có thể mở rộng sang các ngành Giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, tư pháp hoặc các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội sẽ trực tiếp cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng có vấn đề xã hội ở trường học, bệnh viện, toà án, các trường giáo dưỡng và cộng đồng.

Song song với các tổ chức thuộc các các cơ quan chính phủ, nhà nước cũng phải tạo môi trường pháp lý và môi trường xã hội thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội của các tổ chức đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, …) và các Hiệp hội (Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam). Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dich vụ công tác xã hội theo tinh thần xã hội hóa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng dân cư và tạo được sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Thiết lập mạng lưới nhân viên công tác xã hội

Mạng lưới nhân viên công tác xã hội được hình thành đồng thời với quá trình phát triển mạng lưới tổ các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội, ở đâu có tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội (cả gián tiếp và trực tiếp) ở đó có nhân viên công tác xã hội. Tuy vậy, phạm vi hoạt động của mạng lưới nhân viên công tác xã hội rộng hơn mạng lưới tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ công tác xã hội.

Mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên CTXH
Các tổ chức thuộc cơ quan chính phủ
Các tổ chức thuộc các đoàn thể, hội
Các tổ chức thuộc khu vực tư nhân Các tổ chức thuộc cấp trung ương
Các tổ chức thuộc cấp tỉnh
Các tổ chức thuộc cấp huyện
Nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội Cấp xã phường, thị trấn
Mô hình mạng lưới nhân viên công tác xã hội ở nhiều quốc gia đã áp dụng là
nhân viên CTXH nằm trong hệ thống mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công
tác xã hội, nhưng hoạt động không chỉ trong hệ thống mạng lưới tổ chức của nó mà còn hoạt động trong các tổ chức có nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội như các
trường học, bệnh viện, toà án, các trường giáo dưỡng, gia đình, cộng đồng có vấn đề
xã hội …(nhân viên công tác xã hội thuộc Trung tâm công tác xã hội thuộc Sở LđTB&XH Hà Nội có thể trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các bệnh nhân có nhu cầu của các bệnh viện ở Hà Nội; cung cấp dịch vụ cho các học sinh có vấn đề xã hội của các trường học tại Hà Nội; cung cấp dich vụ cho các thân chủ ở các toà án trước khi xét xử, nhất là tư vấn tâm lý kết hợp pháp lý).

Mạng lưới nhân viên công tác xã hội cũng được hình thành ở các cấp từ trung ương đến tỉnh, huyện và cấp xã, thậm chí đến cộng đồng dân cư nhỏ hơn cấp xã (tổ dân phố, thôn, ấp, bản, buôn, làng, xóm) và không có sự phân biệt nhân viên công tác xã hội của nhà nước hay tư nhân.

Các nhân viên công tác xã hội ngoài yêu cầu về bằng cấp chuyên môn đào tạo còn có yếu cầu về chứng chỉ hành nghề giống như ngành y, dược hiện nay ở nước ta. (điều này sẽ điễn ra khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển cao hơn hiện nay).

Việc phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội bao gồm cả của nhà nước
và ngoài nhà nước là một quá trình, đặc biệt là hình thành đội ngũ nhân viên công tác
xã hội ở cấp xã và phát triển các trung tâm tư vấn công tác xã hội (TTTVCTXH) ở cấp huyện, tỉnh, thậm chí ở các cụm xã , phường và các trung tâm tư vấn công tác xã hội hoạt động ở các trường học (từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đến các trường trung học, cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề, khoa học đã chứng minh rằng sự thành đạt không chỉ là học giỏi mà yếu tố tâm lý, tinh thần lại giữ vị trí quan trọng nhất) ở các bệnh viện lớn của trung uơng, và cấp tỉnh (vì người bệnh không chỉ được điều trị về bệnh tật mà cần được trị liệu cả về tâm lý).

Ước tính nhu cầu và mạng lưới nhân viên CTXH ở nước ta đến năm 2020
theo tỷ lệ (1/3000) bao gồm cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước
Nhân viên CTXH ở cấp tỉnh: 1000
Gồm cả TTTV CTXH
Nhân viên CTXH ở cấp huyện: 3.000
Gồm cả TT TV.CTXH
Nhân viên CTXH ở cấp xã:11.500
Nhân viên công tác xã hội ở trung ương: 100
Nhu cầu và mạng lưới nhân viên công tác xã hội đến năm 2020(29.600 + 25.000)
Nhân viên CTXH ở các cơ sở Bảo trợ xã hội: 8.000
Nhân viên CTXH ở các bệnh viện 3000
Nhân viên CTXH ở các trường học:3.000
Cộng tácviên CTXH ở cộng đồng 25.000

5.4 đào tạo cán bộ (nhân viên) công tác xã hội (bao gồm đào tạo chính quy và đào tạo nâng cao năng lực nhân viên công tác xã hội hiện có)

Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên công tác xã hội hiện có

Hiện tại nước ta có khoảng 5000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội, khoảng 2000 cán bộ, nhân viên CTXH làm việc tại các
cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội, Dân số Gia đình và Trẻ em từ trung ương
đến cấp huyện và khoảng 3000 nhân viên chuyên trách và 8.000 nhân viên làm việc kiêm nhiệm ở cấp xã (cán bộ văn hoá xã hội), và hàng chục nghìn cộng tác viên, tình nguyên viên CTXH ở cấp xã; trong số cán bộ, nhân viên này hầu hết chưa được đào đạo cơ bản về công tác xã hội, mặc dù đến một nửa trong số đó có trình độ cao đẳng,
đại học và sau đại học. Số nhân viên CTXH ở các cơ sở bảo trợ xã hội và nhân viên
CTXH ở cấp xã hầu hết chưa được đào tạo cơ bản.

Trong vòng 10 năm tới cần phải đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức đào tạo những kiến thức, và kỹ năng cơ bản về công tác xã hội cho họ; phấn đấu phổ cập trình độ sơ cấp về CTXH cho đội ngũ nhân viên CTXH ở cấp xã và các cơ sở bảo trợ xã hội (gọi chung là nhân viên CTXH cấp cơ sở) vào năm 2015 và phổ cập trình độ trung cấp cho họ vào năm 2020; đảm bảo chuyên môn hoá CTXH cùng với hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Đối với đội ngũ nhân viên CTXH cấp cơ sở có điều kiện phát triển và làm việc
lâu dài tạo cơ hội để họ theo học các chứng chỉ và lien thông để hàn thành chương trình đào tạo CTXH ở bậc cao đẳng và đại học

Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong các trường
đại học, cao đẳng So với nhu cầu từ nay đến năm 2020 cần tới 29.100 nhân viên có trình độ cao đẳng và đại học về CTXH, (trong khi đó hiện nay mỗi năm ra trường khoảng 2000 và chỉ khoảng 50% làm việc đúng ngành nghề). Vì vậy cần phải quy hoạch lại hệ thống các trường đào tạo nhân viên CTXH ở bậc đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước để đáp ứng nhu cầu về số lượng nhân lực làm công tác xã hội ở các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội dân sự.

Về chất lượng, cần đổi mới chương trình nội dung đào tạo chuyên ngành CTXH theo hướng hội nhập quốc tế (trước mắt phân đấu ngang bằng với các nước trong khu vực); nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên ngành CTXH ở các trường đại học, cao đẳng; Nâng cao cả chất lượng đầu vào (sinh viên), và cuối cùng để có sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu của thị trường, mà trực tiếp là các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội.

Phấn đấu từ nay đến năm 2010 có một số trường đại học (trong đó có trường
đại học Lao động – Xã hội), có thể đào tạo chuyên ngành công tác xã hội ở bậc sau
đại học (thạc sỹ), để cung cấp nguồn nhân lực giảng dạy về CTXH cho các trường cao
đẳng và đại học khác trong cả nước.

5.5 Phát triển các tổ chức hiệp hội quốc gia về CTXH

Phát triển hiệp hội quốc gia về công tác xã hội

Hiện nay (2006), trên thế giới có 84 Hiệp Hội quốc gia những nhà làm công tác
xã hội chuyên nghiệp (Hiệp Hội công tác xã hội) và họ cũng là thành viên của Hiệp
Hội các nhà làm công tác xã hội thế giới (IFSW-1926); các tổ chức này ra đời và tồn
tại để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động của các thành viên.

Đối với nước ta việc ra đời Hiệp Hội quốc gia các nhà làm công tác xã hội chuyên nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội, vì nó tạo nên một chỉnh thể của hệ thống và khẳng định tính pháp lý về nghề công tác xã hội. Mặt khác nó cũng thúc đẩy và giám sát các thành viên thực hiện nghiêm túc các quy điều đạo đức về nghề nghiệp, hỗ trợ bảo vệ các thành viên khi cần thiết, tạo niềm tin và tương lai phát triển cho các thành viên.

Hiệp Hội là tổ chức đại diện của các nhà làm công tác xã hội chuyên nghiệp trước các tổ chức bên ngoài; Hiệp Hội có trách nhiệm thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp (quy điều đạo đức) và tiêu chuẩn hành nghề; góp phần cùng các cơ quan Chính phủ điều phối các hoạt động công tác xã hội và mạng lưới nhân viên làm công tác xã hội.

Hiệp Hội có chức năng chia sẻ thông tin, cung cấp thông tin thông qua các hội thảo, diễn đàn, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, các chương trình đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Hiệp hội sẽ đỡ đầu và hỗ trợ cho các tổ chức thành viên trong việc nghiên cứu, đào tạo và thực hành công tác xã hội.

Hiệp hội có mạng lưới tổ chức ở các địa phương và cấp quốc gia, Hiệp Hội quốc gia các trường đào tạo nhân viên công tác xã hội cũng là một thành viên quan trọng của Hiệp Hội quốc gia các nhà làm công tác xã hội.

Xây dựng hiệp hội quốc gia các trường đào tạo nhân viên CTXH

Hiệp Hội thế giới các trường đào tạo nhân viên công tác xã hội được thành lập
từ năm 1927. Sự ra đời của Hiệp hội này đã góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có trình độ đại học và sau đại học.

Hiện nay nước ta cũng đã có 23 trường đại học tham gia đào tạo bậc cử nhân về công tác xã hội; tuy vậy chương trình, nội dung đào tạo, chất lượng đào tạo rất khác nhau. Vì vậy việc ra đời Hiệp hội quốc gia các trường đào tạo nhân viên công tác xã hội sẽ là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ cao về công tác xã hội.

Hiệp hội là tổ chức đại diện cho các trường về đào tạo nhân viên công tác xã hội với các tổ chức bên ngoài; Hiệp hội có chức năng phối hợp và duy trì mối quan hệ chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên của các trường đại học thành viên thông qua các diễn đàn, hội thảo khoa học và các khoá đào tạo ngắn hạn; Hiệp hội có thể đỡ đầu cho các nghiên cứu đổi mới phương pháp công tác xã hội, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo về công tác xã hội hệ đại học và sau đại học hoặc các chương trình liên thông.

5.6 Mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển CTXH

Các Bộ ngành tham gia dự án bao gồm: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế , Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao … chủ động mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan bao gồm cả các tổ chức đa phương, song phương và phi chính phủ cả về kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính; song hợp tác với tổ chức UNICEF được đặt là trọng tâm để phát triển nghề công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học để ứng dụng phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp bao gồm:

(i) Nghiên cứu về thể chế chính sách.
(ii) Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mạng lưới tổ chức và nhân viên.
(iii) Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực về CTXH. (iv) Học hỏi kinh nghiệm về quá trình chuyên nghiệp hoá nghề công tác xã hội.

6. Các giải pháp

6.1 Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện đề án cấp quốc gia

Trong năm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Thủ tướng chính phủ và đã được Thủ tướng cho phép phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng đề án “phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp”.

Sau đó BLđTB&XH đã phối hợp với các Bộ ngành tiến hành các thủ tục hành chính cần thiết để thành lập ban chỉ đạo xây dựng đề án với sự tham gia của các đồng
chí lãnh đạo của 10 Bộ ngành. Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều phối các hoạt động xây
dựng đề án để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt và sau này tiếp tục có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đề án.

6.2 Thành lập nhóm nghiên cứu xây dựng đề án
Cùng với việc thành lập Ban chỉ đạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng
đã thành lập nhóm nghiên cứu đề án với sự tham gia của các Bộ ngành (Bộ Nội Vụ, Bộ Tài Chính, Bộ KH&đT, Bộ TP, Bộ YT, Bộ GD&đT, UBDS Gđ &TE ...).

Nhóm nghiên cứu xây dựng đề án có trách nhiệm giúp ban chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tổ chức các hội thảo tham vấn và hoàn thiện văn kiện đề án, tờ trình
để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

6.3 Xây dựng khung theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện đề án

Để dự án hoạt động có hiệu quả cần thiết phải xây dựng khung theo dõi, giám
sát, đánh giá thực hiện đề án trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả mong muốn của đề án và từng hoạt động theo tiến độ thời gian và trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các Bộ ngành chức năng.

6.4 Nguồn tài chính để thực hiện dự án

Hàng năm Chính phủ cần bố trí ngân sách để thực hiện đề án, ngoài ra có thể
lồng ghép với các nguồn kinh phí khác và huy động từ các tổ chức quốc tế.

6.5 Trách nhiệm các Bộ ngành

- Bộ Lao động Thương và Xã hội chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành trong việc xây dựng đề án phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp trình Thủ tướng chính phủ; sau khi đề án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, chịu trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối các hoạt động của đề án và trực tiếp chỉ đạo hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức; hoạt động xây dựng mạng lưới tổ chức và mạng lưới nhân viên công tác xã hội; xây dựng bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể cho nhân viên CTXH trong hệ thống; chỉ đạo và hỗ trợ các hoạt động của Hiệp Hội Quốc gia về công
tác xã hội; giám sát các hoạt động của đề án. đồng thời phối hợp với các Bộ ngành xây dựng và triển khai các hoạt động của đề án.

- Bộ Nội vụ có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Bộ LđTB&XH và các Bộ ngành liên quan nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ nhân viên công tác xã hội theo 4 mã ngạch; xây dựng và áp dụng ngạch lương cho các nhân viên công tác xã hội; hỗ trợ xúc tiến thành lập và quản lý các Hiệp Hội về CTXH theo quy định của chính phủ.

- Bộ Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành liên quan quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng tham gia đào tạo nhân viên CTXH bậc đại học, cao đẳng để đáp ứng nhu cầu
về số lượng nhân viên CTXH trên toàn quốc. đồng thời chỉ đạo việc đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng đầu vào của sinh viên, để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành CTXH đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá nghề CTXH. Xúc tiến việc nghiên cứu và hỗ trợ thành lập Hiệp hội quốc gia các trường đại học đào tạo nhân viên công tác xã hội; hỗ trợ Hiệp hội hoạt động theo chức năng nhiệm vụ đề ra phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Bộ văn hoá thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông phối hợp với
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành liên quan chỉ đạo tổ chức các chiến dịch truyền thông đến cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).

- Các Bộ ngành có nhu cầu về nhân viên CTXH và các Bộ ngành khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp với các Bộ LđTB&XH, Bộ NV, Bộ GD&đT trong việc xây dựng và thực hiện đề án theo chức năng nhiệm vụ được giao./.

Không có nhận xét nào: