20 tháng 6, 2008
BạN Tự NÂNG Đỡ MÌNH VÀ NÂNG Đỡ ĐồNG NGHIệP
BạN Tự NÂNG Đỡ MÌNH VÀ NÂNG Đỡ ĐồNG NGHIệP
Khi hoạt động công tác xã hội, ta khó tìm được thì giờ để nghĩ đến việc tự nâng đỡ mình và nâng đỡ các bạn đồng nghiệp. Nhưng vấn đề lâu dài, những ai được nâng đỡ về mặt tinh thần sẽ hoạt động hữu hiệu hơn, khó rơi vào tình trạng cạn kiệt tâm lý, “hết nhiên liệu”.
CẠN KIỆT
Người “cạn kiệt” là người mất hứng thú trong công việc làm lụng chiếu lệ chứ không suy nghĩ hoặc hoạch định, không còn năng lực để đáp ứng những cơn khủng hoảng hoặc đáp ứng người khác, cảm thấy suy sụp tinh thần và chán chường. Thường có kèm theo những rối loạn sinh lý khiến người ấy không làm việc được nữa.
Tình trạng cạn kiệt xảy ra khi con người sống dưới sự căng thẳng (stress), gánh vác những trách nhiệm nặng nề không có đủ thì giờ để thư giãn và giải trí. Người bị cạn kiệt khó có thể đáp ứng một cách thông cảm với người khác.
Có thể làm gì để tránh bị cạn kiệt ?
Thái độ tinh thần ?
Nên tự nhủ rằng mình không thể làm tất cả mọi chuyện hoặc không giải quyết tất cả mọi vấn đề. Đôi khi có thể tìm được người gánh vác đỡ một ít trách nhiệm hoặc chia sẻ công việc với bạn tuy rằng bạn có thể cảm thấy áy náy vì muốn liên tục chăm lo cho trẻ.
Nghỉ ngơi và thư giãn
Khi có quá nhiều đau khổ trong cộng đồng, ta có thể cảm thấy áy náy khi dành thời giờ để nghỉ ngơi tuy biết rằng nghỉ ngơi sẽ giúp ta làm việc hiệu quả hơn. Rất cần có những thời gian giải lao đều đặn.
Rất hữu ích nếu có sự linh động về thời gian nghỉ việc, ví dụ có thể ngừng làm việc vào một vài ngày không nhất định để lo việc riêng hoặc để nghỉ ngơi.
Luân phiên thay đổi trách nhiệm và công tác
Tình trạng cạn kiệt khó xảy ra hơn nếu ta có thể luân phiên thay đổi trách nhiệm và công tác cho mọi cá nhân.
Nâng đỡ và chăm sóc
Những cuộc họp hội đồng nhân viên khiến cho sự căng thẳng không thể chồng chất lên được: mọi người có dịp đào sâu vào các vấn đề và nâng đỡ nhau về mặt tinh thần và xã hội. Người nào bất mãn gay gắt với cách tổ chức công việc thì càng dể bị cạn kiệt sức lực vì công việc.
Chăm sóc cho cá nhân hoặc chăm sóc cho các nhóm một cách đều đặn là việc rất cần thiết đối với những người làm việc trong những hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ, 3 nhân viên không được huấn luyện làm nhiệm vụ chăm sóc một nhóm trẻ em khuyết tật - hàng tháng các nhân viên này được một y sĩ săn sóc sức khỏe và điều này khiến cho họ có thể tiếp tục làm việc rất hiệu quả.
Nâng cao tay nghề.
Việc huấn luyện cho các nhân viên giúp họ cảm thấy mình được trân trọng chứ không chôn chân mãi ở lối mòn buồn tẻ. Công tác huấn luyện phải vừa vui tươi vừa hữu ích !
Trích quyển Trao đổi với trẻ, trợ giúp trẻ bị khổ tâm
Naomi Richman
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét