24 tháng 6, 2008

Kỹ năng giúp đỡ


Kỹ năng giúp đỡ

Chụng ta cần biết là mọi người đều mong muốn được nghe, được lắng nghe và được thấu hiểu.
Thể hiện kỹ năng giúp đỡ hiệu quả:

• Thể hiện sự quan tâm và mong muốn giúp đỡ
• Hỏi về cảm nhận và suy nghĩ
• Không phê phán
• Cố gắng phát triển sự tin tưởng ( tạo môi trường ấm cúng và chấp nhận)
• Xưng tên của người đó
• Làm cho người đó biết mình đang lắng nghe (thông qua hành vi)
• Trao đổi tập trung, không để đầu óc bị phân tán
• Lập lại hoặc tóm lược ý chính của người nói
• Đồng tình khí thấy chân thật
• Chú ý lắng nghe những từ phản ánh cảm xúc
• Thấu cảm những cảm xúc và phản hồi “Tôi hiểu những gì bạn nói”, “ tôi nghĩ tôi hiểu bạn đang cảm thấy gì”, “tôi có thể hiểu bạn nóng giận, chắc bạn đang phải ức chế lắm”
• Ghi nhận những quan tâm và sợ hãi, nhưng không ủng hộ những nhận thức sai lầm
• Làm hỏng cuộc trao đổi nếu tạo ảo tưởng và nhấn mạnh vào” đây nè và bây giờ”(Here and now)
• Giải quyết vấn đề (chỉ khi nào người đó sẵn sàng)
• Chuyển những mối quan tâm thành các bước giải quyết vấn đề (không phê phán, định hướng giải quyết)
• Cùng nhau động nảo
• Đừng bao giờ:
- Lý lẽ
- Cắt ngang
- Thuyết giảng
- Đưa ra những lời hứa hẹn không tốt
- Xác định vấn đề khi chưa được rõ
- Tầm thường hoá những tình huống hoặc các cảm xúc
- Cố gắng thuiyết phục họ về cái bất hợp lý của họ.
- Thách thức và đối đầu mạnh
- Thu hẹp khoảng cách
• Ngôn ngữ cơ thể (truyền thông không lời) cung cấp những thông điệp quan trọng. Các yếu tớ sau đây có thể giúp xoa dịu bớt thân chủ:
- Nhìn thân chủ ( không nhìn trừng trừng)
- Khoảng cách giữa hai người không quá gần, tôn trọng khoảng cách cá nhân,
- Giảm tối thiểu các điệu bộ, nhất là các hành vi bất ngờ
- Duy trì một tư thế “mở”( không khoanh tay hoặc gác chân, bàn tay mở ra)
- Nói nhẹ nhàng, một cách làm yên lòng thân chủ.

Nguyễn Ngọc Lâm (dịch từ Counseling Center)

Không có nhận xét nào: