4 tháng 6, 2008

Khi khán giả không chỉ là người xem


Khi khán giả không chỉ là người xem

Sân khấu diễn đàn (hay còn được gọi là sân khấu tương tác, sân khấu có sự tham gia…) là một hình thức sân khấu mở, trong đó khán giả tham gia một cách chủ động và trở thành một phần của chương trình biểu diễn. Đây là một phương pháp tác động gây nhận thức được áp dụng trong công tác phát triển cộng đồng để người tham gia động não phân tích vấn đề và tự đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Đây là một tiến trình giúp thay đổi nhận thức để có những hành động tích cực hơn, tạo sự hấp dẫn và thu hút sự tham gia dù người tham gia là những bần cùng nhất trong xã hội. Sự tham gia giúp hô có niềm tin vào bản thân, phục hồi giá trị của họ. Sự tham gia của người xem có nhiều cấp độ khác nhau.

Có nhiều cấp độ tham gia khác nhau:

 Khán giả tham gia thảo luận về tình huống kịch và các giải pháp cho vấn đề
 Khán giả tham gia thảo luận, đưa ra giải pháp và tự mình thể hiện giải pháp đó
 Khán giả tham gia xây dựng câu chuyện kịch, thảo luận sau đó lên sắm vai để đưa ra cách giải quyết của mình

Thông thường một buổi biểu diễn dưới hình thức sân khấu diễn đàn sẽ được tiến hành theo các bước sau:

1.Mc (người hướng dẫn) dẫn dắt vào vấn đề
2.a/Cùng xây dựng kịch bản bằng cách gợi cho khán giả nghĩ đến một câu chuyện nào đó liên quan đến vấn đề, dựa trên những quan tâm và lo lắng hàng ngày của họ hoặc những người xung quanh, bạn cùng lứa... (lúc này cần có một chút thời gian để chuẩn bị và diễn viên phải được đào tạo để có kĩ năng ứng tác tốt);
b/Hoặc nếu không, Mc sẽ giới thiệu luôn vào vở kịch đã chuẩn bị trước
3.Vở kịch được trình diễn với kết thúc mở
4.Sau đó, Mc đưa ra các câu hỏi, khuyến khích khán giả suy nghĩ, tranh luận và đề xuất phương án giải quyết. Mỗi phương án đưa ra được phân tích (chứ không phải là phán xét) những mặt ưu điểm và hạn chế của nó.
5.Khán giả được mời lên sắm vai nhân vật trong vở kịch để tự mình thể hiện cách giải quyết và có cơ hội trải nghiệm tình huống.
6.Mc tóm tắt lại các nội dung, chia sẻ kiến thức (chuẩn), và đưa ra thông điệp.

Ưu điểm :
 Kết hợp hài hoà giữa nhu cầu giải trí, nhu cầu nâng cao nhận thức, chia sẻ cảm xúc, kiến thức, thực hành kĩ năng và tăng sự hiểu biết chung.
 Vấn đề xuất phát từ mối quan tâm của khán giả
 Khán giả có cơ hội được trải nghiệm tình huống như thật nhưng trong một môi trường an toàn
 Hấp dẫn vì chính khán giả được tham gia chủ động và được người khác lắng nghe.
…v…v…

Sân khấu mở này được ứng dụng hiệu quả trong các dự án về vệ sinh môi trường, trong khuyến nông, trong nhận thức về an toàn giao thông cho thanh thiếu niên…Trong ngành tâm lý trị liệu, phương pháp cũng đã được áp dụng để trị liệu các vấn đề tâm lý (spychodrama), giúp con người hiểu vấn đề và tăng cường các mối quan hệ người với người trong gia đình, tại nơi làm việc, tại cộng đồng.
Dựa theo sankhaudiendan.multiply.com

Không có nhận xét nào: