2 tháng 6, 2008

Thiết lập vị trí cho Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực trong bối cảnh phát triển quốc tế.


Thiết lập vị trí cho Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực trong bối cảnh phát triển quốc tế. Viết bởi TVK
Thứ bảy , 17 Tháng năm 2008 23:22
Xin trân trọng giới thiệu bài viết “Thiết lập vị trí cho Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực trong bối cảnh phát triển quốc tế” (tên tiếng Anh” Situating Asset-Based Community Development in the International Development Context) của các tác giả: Megan Foster, Thành viên, Viện Quốc Tế Coady, Đại học St. Francis Xavier và Tiến sĩ Alison Mathie, Cán bộ thiết kế chương trình, Viện Quốc Tế Coady, Đại học St. Francis Xavier.

Theo Robinson (1995), viết từ triển vọng của người Canada, hiện nay có hai xu hướng chính đang nổi lên thành một mô hình mới về phát triển cộng đồng. Xu hướng thứ nhất là sự yếu đi của các quy ước xã hội, xu hướng này buộc chính phủ phải có trách nhiệm cung cấp những cách thức lập kế hoạch để giải quyết những vấn đề cộng đồng. Xu hướng thứ hai là sự xuất hiện của những mong muốn tiếp cận với một trật tự xã hội mới, ở đó cộng đồng dựa vào “tổ chức trực tiếp gần gũi, quan tâm lẫn nhau, vẫn giữ lại tự do cá nhân trong hoạt động, mở rộng thu thập kiến thức và sự liên kết toàn cầu” (tr.22) là những cái duy trì công việc có qui mô nhỏ mang tính chất chuyên nghiệp.

Nếu hai khuynh hướng này đang báo hiệu một sự chuyển đổi mô hình về quá trình hình thành của phát triển cộng đồng, thì cũng có một nhu cầu về sự biến đổi tương ứng trong việc triển khai phát triển cộng đồng, để các cộng đồng có thể xây dựng được khả năng tồn tại và thịnh vượng trong trật tự xã hội mới. Trong bài này, chúng tôi khảo sát sự Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực như một cách tiếp cận phù hợp với sự thay đổi mô hình này. Chúng tôi kiểm tra xem làm thế nào mô hình này sử dụng được nguồn lực và những thế mạnh cộng đồng cho sự phát triển, đặc biệt là thế mạnh của những mối quan hệ trong những tổ chức chính thức và không chính thức. Chúng tôi cũng xem xét nó trên phương diện của những bước khởi đầu khác mà nó kế thừa. Đó là Phương pháp Điều tra đánh giá cùng việc tìm ra và huy động kinh phí xã hội cho phát triển cộng đồng. Do đó, mục đích của bài viết này là khẳng định vai trò của Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực (ABCD) và đưa thêm vấn đề về vai trò tiềm năng của phát triển cộng đồng, nhất là trong phạm vi phát triển quốc tế.

Như ở miền Nam Canada, phát triển cộng đồng vẫn đang dành nhiều thời gian tập trung phân chia dịch vụ nhà nước, đồng thời sử dụng kiểu tiếp cận theo cách giải quyết vấn đề hoặc dựa vào nhu cầu. Với sự hợp lý trong vấn đề này, những điều kiện được đưa ra về sự thiệt thòi và nghèo hèn tương đối và tuyệt đối ở miền Nam, việc quá chú ý đến nhu cầu và sự bất lợi có thể khiến người ta mất đi sự nhìn nhận đúng đắn về cái mà họ đã làm được và điều mà họ có khả năng làm. Một trong những nét đặc trưng lôi cuốn của ABCD là nó thách thức một “chiều hướng thiếu hụt trí tuệ” không thể chấp nhận được.

Như những gì chúng ta vừa xem xét, Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực đặc biệt thích hợp với tầm quan trọng hiện nay, trong việc xây dựng năng lực tại chỗ cho vấn đề chuyển giao quyền tự chủ. Như một vấn đề được Booy và Sena quan tâm đến (tháng 11, 2000), hiện tượng tiếp cận với việc chuyển giao quyền hạn trong công cuộc phát triển quốc tế báo hiệu một sự thay đổi được đánh dấu từ những tiếp cận có từ trước đó:

1950-60

Phát triển cho con người

1960-70

Phát triển vì con người

1970-80

Phát triển thông qua con người

1980-90

Phát triển cùng với con người

1990-2000

Hãy trao quyền tự chủ cho người dân vì sự phát triển – trọng tâm chú ý hiện nay là phát triển năng lực địa phương vì sự tự phát triển. Lần đầu tiên, con người được nhìn nhận với một sự quan tâm tối thiểu và như người chủ của quá trình phát triển.

Tuy nhiên, sự quan tâm hiện nay trong việc chuyển giao quyền tự chủ xuất hiện song song với “sự yếu đi của các giao ước xã hội”, đã được Robinson đề cập đến: sự giảm sút vai trò của nhà nước trong việc phân chia dịch vụ, đặc biệt là từ những năm 1980, khi vốn đầu tư vào các lĩnh vực xã hội ở nhiều nước là nạn nhân của những biện pháp điều chỉnh hệ thống để bù đắp cho cuộc khủng hoảng nợ nần. Tình trạng yếu kém này, kết hợp với sự thừa nhận hậu quả của việc tước đi quyền tự chủ của mô hình phát triển trước đây, đã thách thức những người thực hiện phát triển cộng đồng nhận ra chiến lược cho các cộng đồng để dẫn dắt sự phát triển của riêng họ, sự liên kết tiến bộ trong phạm vi cộng đồng vì một vai trò trong nền kinh tế toàn cầu, trong khi kêu gọi chính phủ tính tới những dịch vụ mà người dân của họ được hưởng. Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực có thể mở ra một hệ thống các nguyên tắc và thực tiễn, thích hợp một cách lý tưởng với sự nỗ lực ấy.

Những luận cứ có giá trị của Viện Coady, dựa vào triết học bắt nguồn từ phong trào Antigonish, dường như tạo ra tiếng vang với hướng tiếp cận từ bên trong dựa trên nguồn lực dẫn tới phát triển. Thông qua cam kết chung đối với hoạt động đóng góp, một bài phê bình về cách tiếp cận dựa vào nguồn lực để phát triển và mối quan tâm vào các tổ chức quần chúng, sự liên kết hài hoà giữa Viện Coady và chương trình Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực dường như là tất yếu tại thời điểm này.

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO NGUỒN LỰC.

Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực tìm kiếm nhằm phát hiện và nêu bật những thế mạnh trong cộng đồng với tư cách là một biện pháp vì sự phát triển bền vững. Nguyên lý căn bản của phương pháp này là, mặc dù cộng đồng nào cũng có mặt tích cực và mặt hạn chế, cách tiếp cận đặt trọng tâm chú ý vào năng lực có vẻ thích hợp hơn với việc chuyển giao quyền tự chủ cho cộng đồng, và vì vậy nó động viên người dân tạo ra những thay đổi tích cực và có ý nghĩa ngay trong cộng đồng. Theo cuộc nghiên cứu về phát triển, được chứng minh ngày càng rõ ràng qua vài thập kỉ gần đây, viẹc lôi cuốn cộng đồng vào sự phát triển của riêng nó (ví dụ như việc sử dụng những biện pháp tham gia nhằm chuyển giao quyền tự chủ cho các thành viên của cộng đồng) có tính quyết định cho sự bền vững.

John McKnight và Jody Kretzmann; thuộc Viện Nghiên cứu Policy, Đại học Northwestern, Illinois; đã đi tiên phong trong Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực. Đi một vòng quanh nước Mỹ, chúng ta sẽ thu thập được nhiều điển hình về cộng đồng đã liên tục tự huy động thành công vì mục đích xây dựng cộng đồng, họ đã cung cấp những kiến thức mấu chốt mà họ đã tìm ra trong việc Xây dựng cộng đồng từ bên trong: Một hướng đi nhằm tìm ra và huy động nguồn lực của cộng đồng (1993). Vì cách tiếp cận dựa vào nguồn lực đã nhận được sự ủng hộ của nhiều cộng đồng trên toàn nước Mỹ, Viện Nghiên cứu này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các khoá đào tạo về chương trình ABCD trên cả nước và xuất bản nhiều thực hành dành riêng cho những nhóm phát triển cộng đồng.

Sáng kiến của ABCD thể hiện ở nhiều mặt, chẳng hạn như: Xây dựng lại nền kinh tế kế cận (neighbourhood); cho phép mỗi công dân tham gia vào quá trình phát triển ở cộng đồng của chính họ; trao quyền tự chủ cho các tổ chức địa phương (như các câu lạc bộ khu phố, những nhóm thanh niên và các câu lạc bộ thể thao) để trở thành phương tiện tuyên truyền cho sự thay đổi tại chỗ. Yếu tố mấu chốt của ABCD là nó được lái theo chiều hướng nội tại, không phụ thuộc vào thế chủ động và sự điều khiển tác động từ bên ngoài.

Diện mạo của ABCD trong thực tế:

Việc sử dụng phương pháp ABCD đòi hỏi phải nghĩ về cộng đồng theo cách nhìn hoàn toàn mới. Người ta có thể không còn nghĩ đến cộng đồng như những khối vấn đề và nhu cầu phức tạp nữa, mà như những mạng lưới có kỹ năng và năng lực đa dạng và hiệu quả. Mỗi cộng đồng có một hệ thống kỹ năng và năng lực duy nhất hướng vào phát triển cộng đồng. Cách tiếp cận ABCD phân loại danh sách nguồn lực thành năm nhóm: các cá nhân, các tổ chức địa phương, các cơ quan địa phương, nguồn lực vật chất và nền kinh tế địa phương (bao gồm nguồn lực kinh doanh địa phương và kinh phí địa phương).

Điều cần thiết là nguồn lực và khả năng của mỗi người được thừa nhận, ngay cả với người đã bị mang tiếng hoặc bị gạt ra khỏi cộng đồng. Những nguồn lực của cá nhân có thể là bất cứ cái gì từ nghề thợ mộc cho đến chăm sóc trẻ em, sự nhạy cảm với các kỹ năng tổ chức. Bằng việc giải phóng cho quyền cá nhân, con người có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình phát triển. Tương tự, các tổ chức địa phương (cả chính thức và không chính thức) là nguồn phát triển mạnh mẽ, một khi đã được thừa nhận. Đôi khi, các tổ chức chính thức như các câu lạc bộ khu phố hoặc những nhóm nhà thờ, có thể nhận ra dễ dàng hơn những nhóm không chính thức, như gia đình hay các nhóm bạn. Tuy nhiên, cả hai đều quan trọng như nhau trong việc giải phóng quyền công dân trong một cộng đồng.

Tất cả các cộng đồng đều có những cơ sở đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Những cơ sở này có thể bao gồm các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, trường học… Trong khi sử dụng phương pháp ABCD, tài sản quý giá của những cơ sở này được phát hiện giúp cộng đồng giành được những nguồn lực có giá trị và thiết lập ý thức trách nhiệm công dân trong từng cơ sở. Những vốn quý khác có thể được bao trùm trong một sơ đồ nguồn lực là nguồn lực kinh tế và những đặc điểm về vật chất (bao gồm cả cơ sở hạ tầng).

Sau việc thu thập dữ liệu ban đầu (những dữ liệu tự nó có thể khơi dậy hành động trong cộng đồng) McKnight và Kretzmann (1993) đã nhận ra bốn bước tiếp theo của sự huy động cộng đồng. Dưới đây là quá trình năm bước mà họ đã phác thảo:

Sắp xếp hoàn chỉnh những khả năng và nguồn lực của các cá thể, các tổ chức quần chúng và các cơ sở địa phương.
Xây dựng mối quan hệ giữa các nguồn lực tại chỗ cho việc giải quyết vấn đề có lợi cho nhau trong cộng đồng.
Huy động đầy đủ các nguồn lực của cộng đồng cho phát triển kinh tế và mục đích chia sẻ thông tin.
Tổ chức họp rộng rãi nhóm đại diện có thể có được vì mục đích xây dựng một kế hoạch và tầm nhìn cộng đồng.
Thúc đẩy hành động, vốn đầu tư và nguồn lực từ bên ngoài cộng đồng nhằm hỗ trợ sự phát triển đã được vạch rõ, mang tính chất cục bộ và dựa vào nguồn lực.
Sự huy động có thể mang lại nhiều dạng thức khác nhau trong những bối cảnh khác nhau. Chẳng hạn như Kretzmann và McKnight (1999) thường nói về những hiệp hội và hội đồng các tổ chức được thiết lập nên cho chiến lược hoá, kế hoạch hoá và sự thực thi. Trong một vài trường hợp, chính quyền địa phương có thể có vai trò nổi bật hơn, trong khi vẫn “lãnh đạo bằng cách quay về hỗ trợ từng bước”. Trong phạm vi phát triển cộng đồng trong bối cảnh quốc tế, thông tin về Hội đồng Phát triển làng xã đã chứng tỏ một chiến lược hiệu quả về việc xây dựng năng lực tại chỗ và nối kết giữa cộng đồng tại chỗ và lực lượng bên ngoài. Những Hội đồng Phát triển làng xã này đã trở thành lý tưởng cho việc điều hành sự sắp xếp nguồn lực và hành động dựa vào những phát hiện về nó.

Phương pháp tiếp cận hướng về mối quan hệ: Huy động vốn xã hội

Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực có thể được nhìn nhận như một phương tiện của việc thao tác hoá khái niệm vốn xã hội. Theo Putnam (1992) “thuật ngữ “vốn xã hội” đề cập tới nét đặc trưng của các tổ chức xã hội như các mạng lưới, tiêu chuẩn và sự tín nhiệm là những đặc trưng giúp tăng sức sản xuất xã hội.” Như Narayan và Woolcock (2000) giải thích, vốn xã hội có thể được hiểu rộng hơn, nôm na là: “không phải là những gì bạn biết mà là những người mà bạn biết.” Đó là mạng lưới các mối quan hệ tồn tại trong bất kỳ một cộng đồng nào, nó cho phép người ta thành công hay tiến bộ thông qua tổ chức này. Họ trình bày thêm là một sự khác biệt chức năng có thể được thể hiện giữa sự “liên kết” và “bắt cầu” vốn xã hội. Sự “liên kết” vốn xã hội gồm có các mối quan hệ giữa những đám người có tiềm lực ngang nhau. Người ta nhìn nhận chúng là những kiểu quan hệ có thể giúp con người “khá lên”, đó là giúp họ duy trì được một cấp độ thành đạt nhất định. Tuy nhiên, sự “bắt cầu” vốn xã hội lại kết nối con người từ những nhóm khác nhau. Sự bồi đắp loại vốn xã hội này có thể giúp con người tiến bộ. Chẳng hạn như mạng lưới người nghèo, những người đem lại sự đoàn kết thống nhất và diện mạo chung, gọi là mạng lưới “liên kết”. Trong khi đó, mối quan hệ “bắc cầu” cung cấp cho tầng lớp thua thiệt cách tiếp cận với nguồn tài sản nằm ngoài tầm với của cộng đồng họ. Thông qua việc sắp xếp và kết nối những vốn quý đã được nhận ra trong phương pháp ABCD, đặc biệt là các tổ chức chính thức và không chính thức, liên kết và bắc cầu vốn xã hội có thể được phát hiện và ứng dụng.

Hiện tượng thiếu nguồn vốn quý “không chỉ là thiếu về tài sản vật chất. Nó còn thể hiện ở khoảng cách giữa việc đưa ra quyết định và sự cảm nhận về việc bị đánh giá thấp, đó là thái độ tự chứng minh mình bằng sự hờ hững, giận dữ và sự yếu kém về trình độ dân trí. Dạng kết quả hiển nhiên có được trong thời gian ngắn mà đáp ứng được yêu cầu của những nhà lên kế hoạch và nhà tài trợ này có thể che đậy được những triệu chứng của sự kém phát triển” (theo Ritchey-Vance, March 2001). Khi đưa ra việc nhìn nhận rộng rãi về nguồn lực xã hội, phương pháp ABCD đã thiết lập giá trị cho vốn xã hội trong cộng đồng nào đề cao trình độ dân trí. Một khi những dạng thức đa dạng về vốn xã hội đã tạo được chỗ đứng trong danh sách, người ta có thể nhận ra những vốn quý và nguồn lực khác dễ dàng hơn. Đó là nguồn lực mà bất cứ cộng đồng nào cũng có thể huy động để tranh thủ lợi thế cho sự phục hồi chính trị và kinh tế.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ
Trong khi nguồn gốc của phương pháp ABCD là nghiên cứu thực nghiệm hiện tại về cách tổ chức cộng đồng thành công, thì nguồn gốc của Phương pháp Điều tra đánh giá lại nằm ở sự phát triển có tổ chức. David Cooperrider và các đồng nghiệp; thuộc khoa Hành vi có tổ chức, trường Quản lý Weatherhead, Đại học Case Western Reserve; đã phát triển nó vào giữa thập niên 80. Phương pháp này dựa vào học thuyết về sự thay đổi tích cực xuất phát từ việc tập trung chú ý vào những thành công và kinh nghiệm đã qua. Việc kết nối giữa phương pháp này với lĩnh vực phát triển cộng đồng là tất yếu. Đó là một chu trình khép kín hoàn toàn, trong đó những thành viên của tổ chức hoặc của cộng đồng có trách nhiệm trong việc tạo ra và thu thập thông tin (thường thông qua phỏng vấn và thảo luận nhóm). Sau đó, các nhóm hình thành nên chiến lược vì sự phát triển dựa vào những phát hiện có được từ cuộc hành trình hướng về một quá khứ tích cực.

Phương pháp Điều tra đánh giá được hình thành dựa trên sức mạnh niềm tin vào một tổ chức, một cộng đồng hoặc đơn thuần là tin vào những triển vọng nào đó. Phương pháp Điều tra đánh giá được mô tả như “một cách suy nghĩ, nhìn nhận và hành động vì sự thay đổi có mục đích và đầy quyền lực, nó sản sinh ra những ý niệm khẳng định loại sức mạnh mang lại cuộc sống và sinh lực cho một hệ thống” (theo Hammond và Hall, 1998) và như “một phương pháp đánh giá sự tổ chức và văn hoá mà nó gắn liền” (theo Liebler, 2000, November). Từ cuối thập niên 80 cho tới nay, nó là một điển hình về sự chuyển đổi hệ thống từ phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu đến phương pháp tiếp cận xây dựng trên những thành tựu đã qua của cộng đồng.

Diện mạo của Phương pháp Điều tra đánh giá trong thực tế
Có nhiều cách để người hướng dẫn có thể ứng dụng cho việc quản lý Phương pháp Điều tra đánh giá. Một trong những mẫu thông dụng là mẫu 4D, nó là một ví dụ hay cho ta thấy được Phương pháp Điều tra đánh giá có tác dụng như thế nào. Các yếu tố của mẫu 4D là Khai phá (Discover), Hình dung (Dream), Thiết kế (Design) và Ứng dụng (Deliver/Destiny). Trong giai đoạn khai phá, người tham dự được khuyến khích thu thập những câu chuyện và hiểu biết sâu sắc về yếu tố đã đem lại thành công cho cộng đồng của họ. Cộng đồng này phải trải qua một quá trình phỏng vấn bao quát, ở đó họ thu thập thông tin lẫn nhau. Loại thu thập thông tin này cho phép các thành viên cộng đồng làm chủ được quá trình phỏng vấn, nó có hiệu quả về mặt thời gian hơn là khi người hướng dẫn cố gắng phỏng vấn tất cả người giữ tiền. Một khi những nhiệt huyết tích cực và sinh lực phục hồi đời sống của cộng đồng được khám phá (discovered), nhóm người này sẽ cùng nhau hình dung (dream) xem làm thế nào để những trải nghiệm trong quá khứ có thể ứng dụng vào tương lai của cộng đồng. Trong nỗ lực hiện tại, họ hình dung ra “cái gì có thể” cho việc tổ chức này. Sau đó, cộng đồng này phải thiết kế một kế hoạch từ phương pháp vận dụng trí tuệ xem phần bổ sung lí tưởng của quá khứ và khả năng tương lai sẽ tự chứng minh như thế nào. Giai đoạn cuối cùng của mẫu là giai đoạn Ứng dụng (Deliver/Destiny), nó cho phép chúng ta biết cách làm thế nào để biến những gì đã hình dung trở thành thực tế lâu dài. Đặc trưng của phương pháp điều tra này, cùng với những kết quả mà nó sinh ra sẽ tạo nên sự thay đổi giữa những tổ chức và cộng đồng riêng biệt. Những kết quả này sẽ đặc biệt phụ thuộc vào các câu hỏi đã được lựa chọn để dẫn dắt quá trình trong giai đoạn Khai phá (Discovery). Theo Booy và Sena (nêu lên vào tháng 1, 2001): “Phương pháp Điều tra đánh giá không hẳn là một công cụ hay một phương pháp luận theo một quan điểm hoặc một cách tiếp cận nào đó. Do vậy, nó rất linh động và có thể sử dụng được trong nhiều trường hợp khác nhau”

Phạm vi của Phương pháp Điều tra đánh giá (AI)

Mặc dù nhiều công việc chính trong Phương pháp Điều tra đánh giá được chú ý đến với mức độ có tổ chức, ngày càng có nhiều điển hình về Phương pháp Điều tra đánh giá trong bước khởi đầu của phát triển cộng đồng trên toàn thế giới. Chẳng hạn như tổ chức Tầm nhìn Thế giới ở Tanzania (WVT) hiện đang sử dụng Phương pháp Điều tra đánh giá nhằm giúp các cộng đồng phát triển Chỉ số Năng lực Cộng đồng (theo Booy và Sena, tháng 11, 2000). Thông qua quá trình phát triển này, WVT cho phép các cộng đồng có thể phát triển được năng lực then chốt, những năng lực “ủng hộ sự bộc lộ nền văn hoá học vấn có giá trị và đang phát triển liên tục” (theo Booy và Sena, tháng 1, 2001). Một ví dụ nữa về Phương pháp Điều tra đánh giá trong phát triển cộng đồng quốc tế là nó vừa được tổ chức Myrada ứng dụng. Myrada là một tổ chức phi chính phủ của An Độ, chuyên giúp người nghèo đạt được tiềm năng của họ nhiều nhất bằng cách tạo ra mạng lưới các tổ chức chính thức và không chính thức và bằng việc tác động đến chính sách cộng đồng vì người nghèo (theo www.myrada.org. tháng 3, 2001). Mục đích của họ trong việc sử dụng Phương pháp Điều tra đánh giá là trao quyền tự chủ người dân nghèo ở nông thôn và “dùng Phương pháp Điều tra đánh giá để lên kế hoạch và thực hiện các dự án ở cấp độ làng xã, đó là những dự án nhấn mạnh sự khuyến khích về công bằng giới, sự đa dạng hoá về cơ hội phát sinh thu nhập và việc tăng cường những điều kiện môi trường địa phương” (theo Ashford, tháng 1, 2001). Dự án này cung cấp việc đào tạo, hỗ trợ cho các cộng đồng và sử dụng Phương pháp Điều tra đánh giá để nhận diện thành tựu, xây dựng tầm nhìn về một tương lai như ước muốn và huy động năng lực tại chỗ để đạt được những tầm nhìn này. Chúng tôi sẽ tới thăm cả ai dự án trên để có được cái nhìn bao quát về diện mạo của dự án.

PHÉP PHÂN TÍCH SO SÁNH
Kinh nghiệm về Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực, được ghi chép trong tài liệu, chủ yếu lấy từ các cộng đồng ở Bắc Mỹ, đặc biệt là ở Mỹ. Ngược lại, Phương pháp Điều tra đánh giá lại lôi cuốn sự chú ý tại miền Nam, và nó được các tổ chức phi chính phủ quốc tế hợp pháp; chẳng hạn như tổ chức Tầm nhìn Thế giới và IISD, cùng các tổ chức phi chính phủ địa phương như Myrada của An Độ và Pact của Nepal; áp dụng vào việc phát triển cộng đồng. Trong khi chẳng có phương pháp nào có kế hoạch chi tiết, một sự so sánh về những nguyên lý và thực tiễn căn bản, trong phạm vi của chúng, cùng vai trò của ngoại lực là một bước quan trọng trong việc dẫn dắt chúng tôi hướng về những chiến lược hiệu quả nhất cho phát triển cộng đồng trong bối cảnh này. Có phải hai phương pháp tiếp cận này khác nhau về cơ bản? Có phải cái này là “tập hợp con” của cái kia? Hay liệu chúng có trùng lắp nhau về mặt triết học nhưng lại khác nhau trên thực tiễn? Ở giai đoạn này, chúng tôi bắt đầu khảo sát tỉ mỉ các câu hỏi và đưa thêm những câu hỏi điều tra tiếp theo.

Cả hai phương pháp Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực và Phương pháp Điều tra đánh giá đều sử dụng cách tiếp cận tích cực cho sự phát triển, dựa vào việc nhận ra những vốn quý, các thế mạnh và khả năng. Đây là sự chuyển đổi quan trọng từ phương pháp “dựa vào nhu cầu” của những giai đoạn phát triển đầu tiên. Bằng việc đánh giá từng thành viên trong cộng đồng, mỗi người sẽ cảm thấy gắn bó hơn với sự thành công của cộng đồng và với các công dân khác. Cùng với cảm giác kết nối này là ý thức trách nhiệm đối với toàn thể cộng đồng, chúng tạo ra tiềm năng về sự thay đổi tích cực theo hình xoắn ốc đi lên. Các cộng đồng, như cộng đồng người, có khuynh hướng đáp ứng sự mong đợi ngay cả khi sự mong đợi đó là tiêu cực. Cooperrider và Whitney (1999) ủng hộ phương pháp tiếp cận đánh giá: “hệ thống loài người tăng lên theo chiều hướng những vấn đề mà họ luôn hỏi đến” (trang 2). Bằng việc nhấn mạnh vào những gì là sức mạnh và sự hứng thú trong một cộng đồng, nó sẽ tiếp tục di chuyển về phía đó. Như McKnight và Kretzmann (1993) nói về phương pháp Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực: “cộng đồng mạnh là nơi mà năng lực của cư dân địa phương cơ bản được nhìn nhận. Cộng đồng yếu lại là nơi không huy động được kỹ năng, khả năng và tài năng của các cư dân hoặc thành viên.” (trang 13).

Trong thực tế, dường như có vài quan điểm về sự bất đồng. Từ nghiên cứu của chúng tôi theo tài liệu có giới hạn về Phương pháp Điều tra đánh giá trong bối cảnh phát triển cộng đồng, Phương pháp Điều tra đánh giá dường như bị giới hạn trong phạm vi của chính nó hơn là Phương pháp Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực. Quá trình Điều tra đánh giá bắt đầu bằng việc nhận ra những vấn đề đặc biệt, là những vấn đề cần được giải quyết trong cộng đồng hay tổ chức. Phương pháp điều tra này thường được bắt đầu bằng việc chọn ra câu hỏi gợi mở, là câu hỏi khai thác câu chuyện từ người dân vào khoảng thời gian cộng đồng đề cập đến vấn đề này “vào lúc tốt nhất”. Những câu hỏi này được thiết kế nhằm dẫn dắt nhóm trong cuộc thảo luận về quá khứ và tương lai của cộng đồng, nó gắn liền với vấn đề đặc biệt trên. Trong nhiều trường hợp, chỉ mình Phương pháp Điều tra đánh giá là mô hình mang lại hiệu quả cao. Ở các trường hợp khác, nó có thể được dùng như là một hình thức bổ trợ cho phương pháp Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực, là phương pháp huy động cộng đồng vì sự phát triển lâu dài và rộng lớn. Cách tiếp cận Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực, trong khi sử dụng các kỹ thuật như nhau để khai thác câu chuyện về những trải nghiệm của sự thay đổi tích cực, có cơ cấu toàn diện hơn cho việc nhận ra nhiều loại nguồn lực thông qua cộng đồng. Vì bị thúc đẩy bởi những điều kiện về sự trì trệ hoặc suy tàn của nền kinh tế và việc đánh mất niềm tin cộng đồng cho nên câu hỏi ban đầu rất rộng: “Làm thế nào chúng ta có thể huy động được sức mình biến nơi chúng ta đang sống thành một chỗ tốt đẹp hơn?”. Nó chú trọng đến kinh phí xã hội đang có, xem đó là nền tảng cho việc xây dựng khả năng. Việc kinh phí hoá vàsáng tạo ra các hệ thống đưa ra giả thuyết đó là một cách tiếp cận được bắt nguồn từ sức mạnh xã hội đang tồn tại, và như thế nó sẽ phát triển bền vững hơn trong quá trình lâu dài.

Những câu chuyện được chia sẻ trong Phương pháp Điều tra đánh giá nêu bật lên những sự kiện quá khứ tích cực. Việc đánh giá về quá khứ và sự phân tích về những điều kiện nào là cần thiết đối với trải nghiệm tích cực này là nền tảng cho tầm nhìn về những tương lai khả thi. Miễn là những gì đã đúng sẽ tiếp tục đúng, điều này đã chứng tỏ một sự khởi đầu hiệu quả trong phát triển cộng đồng hay phát triển có tổ chức. Câu hỏi mà chúng tôi có là, liệu có nhiều sự thay đổi về hệ thống từ khi có câu chuyện đó hay không? Liệu điều đó có ảnh hưởng đến tính khả thi của thông tin về bối cảnh hiện tại hay không? Ví dụ như, dưới sự lãnh đạo mới minh bạch, rõ ràng, liệu một cộng đồng sử dụng bối cảnh quá khứ nào đó (thậm chí đó là quá khứ tích cực nhất) có hình dung ra tương lai của chính nó một cách hiện thực không? Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực, trong khi đề cập đến những trải nghiệm trong quá khứ, đã được hướng dẫn nhiều hơn qua những vấn đề mà cộng đồng giới thiệu trong hiện tại. Ít nhất, việc bối cảnh hoá những thành công trong quá khứ vào hoàn cảnh hiện tại dường như có tính quyết định đối với việc hình dung ra sự phát triển bền vững có thể đạt được.

Cả hai cách tiếp cận Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực và Phương pháp Điều tra đánh giá đều được định hướng vào việc xây dựng năng lực. Tuy nhiên, Phương pháp Điều tra đánh giá hoán đổi vị trí cho những trải nghiệm của chính nó, từ việc xây dựng năng lực có tổ chức đến xây dựng năng lực cộng đồng. Sự nhấn mạnh về “quá trình cộng tác của cuộc đối thoại mở” (theo Stavros, tháng 2, 2001), đòi hỏi đầy đủ, bao gồm cả sự tham gia của toàn thể hội viên cộng đồng. Vấn đề mà chúng tôi đưa ra ở đây là liệu có sự thừa nhận về sự thay đổi có tổ chức, có thể được áp dụng vào bối cảnh phát triển cộng đồng hay không, và làm thế nào để Phương pháp Điều tra đánh giá thích ứng được với tình huống rất khác này. Ví dụ như, trong tình huống có tổ chức, Phương pháp Điều tra đánh giá được khởi xướng và ủng hộ bằng sự lãnh đạo có tổ chức. Ranh giới giữa tổ chức này và các cơ cấu có thẩm quyền bên trong nó thường rất dễ nhận ra và không thể thay đổi được. Tuy nhiên, các cộng đồng thường hay thay đổi hơn, và các ranh giới của chúng trở nên rỗng hơn. Sự sáng tạo và hành động có thể không phụ thuộc vào sự lãnh đạo cộng đồng, và cộng đồng đó có thể có các mức độ hợp pháp rất đa dạng. Thực tế là bối cảnh cộng đồng này có thể được mô tả một cách hiện thực, như một tình huống về áp lực sáng tạo hơn là sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Trong bối cảnh này, Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực hướng các khả năng sẵn có tới nỗ lực cộng tác. Thông qua sự phối hợp bởi các liên đoàn hay các hội đồng của những tổ chức liên hiệp, Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực được tạo thành như kết quả của việc huy động ban đầu thông qua những nỗ lực cá nhân và hành động sắp xếp nguồn lực quý này.

Cả hai tài liệu về Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực và Phương pháp Điều tra đánh giá đều không nhấn mạnh vào câu hỏi trên về mối tương quan quyền lực giữa hoặc trong các nhóm hay các tổ chức liên hiệp trong cộng đồng. Do đó, những vấn đề cần được nêu lên về việc làm thế nào để một trong hai cách tiếp cận trên nhắm tới sự bất bình đẳng, sự bất bình đẳng này là cái ngăn cản không cho việc chuyển giao quyền tự chủ của các cá nhân và các nhóm diễn ra trong bối cảnh cộng đồng.

Trong khi Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực được giả định trên sự đánh giá về năng khiếu và sức mạnh mà mỗi người, bao gồm cả những người “được gắn danh diệu” như để giới thiệu, làm thế nào để nguyên lý này chuyển thành hiện thực trong tình huống mà ở đó người phụ nữ, những người được xem là đẳng cấp thấp, hoặc các nhóm thứ yếu khác có được một ít cơ hội tham gia vào việc ra quyết định trong cộng đồng?

Trong giới hạn của mối tương quan với ngoại lực, phương pháp ABCD rõ ràng hơn. Tài liệu về Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực đưa ra sự khác biệt căn bản nhưng mang tính quyết định giữa người được tư vấn với công dân bình thường khác, trong khi tranh luận rằng phương pháp Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực trao quyền tự chủ cho các cá nhân, các hiệp hội và các cộng đồng để có được vai trò công dân thực sự. Các cộng đồng này có thể biện hộ trên tư cách riêng của họ và các cơ sở tại chỗ mà họ “giành được”, trong khi thu hút những nguồn lực bên ngoài theo yêu cầu. Vai trò của chính quyền và các tổ chức phi chính phủ sẽ “được khả năng mới của cộng đồng đánh giá lại nhằm đáp lại cộng đồng hơn là điều khiển, tái tạo và đề ra các sáng kiến cục bộ” (theo McKnight và Kretmann, năm1993, trang 374)

KẾT LUẬN
Tầm quan trọng của việc chú trọng vào các chiến lược bên trong vì sự thay đổi cộng đồng là nhấn mạnh vào việc Xây dựng Cộng đồng từ bên trong: “Một lý do để chúng ta tin là các chiến lược chú trọng vào nội tại có thể tồn tại là bằng chứng đầy đủ cho những xã hội đang phát triển đó là, nếu các kế hoạch và nguồn lực từ bên ngoài chiếm ưu thế và lấn át các sáng kiến và các tổ chức liên hiệp địa phương thì những thảm hoạ kinh tế và xã hội to lớn xuất hiện. Bằng chứng có từ vài lục địa và nêu rõ rằng sự phát triển phải bắt đầu từ bên trong” (theo McKnight và Kretmann, năm1993, trang 374). Thay vì xem xét Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực và Phương pháp Điều tra đánh giá như các phương pháp cạnh tranh nhau, những tác nhân phát triển không ngừng sẽ nhận ra sự tương đồng và giá trị của cả hai và sẽ kết hợp những kỹ thuật đã được chứng minh này nhằm nâng cao những sáng kiến phát triển bền vững.

Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực hoà nhập vào các khía cạnh có động cơ của Phương pháp Điều tra đánh giá và ứng dụng chúng vào việc củng cố vai trò của kinh phí xã hội trong sự tồn tại và phát triển cộng đồng. Cốt lõi của quá trình là những nguyên lý về việc giao quyền tự chủ và quyền công dân thực sự. Người ta có thể cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và sự yếu kém của chính quyền, sự chú ý vào vai trò của cộng đồng địa phương chưa bao giờ trở nên cấp bách hơn trong lịch sử phát triển thế giới. Do đó, chúng tôi dự báo rằng sẽ có một cấp độ cao về việc lĩnh hội Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực dựa vào các phạm vi ưu tiên dưới đây về mối quan tâm về các lĩnh vực phát triển thế giới:

Xã hội dân chủ, sự quản lý địa phương và vai trò của các tổ chức phi chính phủ

Công việc trong lĩnh vực này đòi hỏi sự củng cố các cơ quan quản lý địa phương và củng cố xã hội dân chủ để người dân có quyền tự do nói lên mối lo ngại của mình và nắm được các cơ quan quản lý để lý giải các nguyên nhân. Các tổ chức phi chính phủ đang bị đặt trong tầm nghi vấn vì sự thiếu tính pháp lý và càng ngày càng mở rộng vai trò trong phát triển cộng đồng, trong khi đang tập trung chú ý vào xây dựng năng lực các tổ chức và cơ sở địa phương. Trong tình huống này, Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực đưa ra lời kêu gọi bởi vì nó khuyến khích sự phát triển nội sinh, khuyến khích việc củng cố năng lực của các tổ chức liên hiệp và các cơ sở địa phương.

Vốn xã hội và sự phát triển kinh tế cộng đồng

Công việc trong lĩnh vực này xếp loại từ vai trò của vốn xã hội trong chiến lược đảm bảo dinh dưỡng đến vai trò của vốn xã hội trong tài chính cực nhỏ (micro-finance) (?) và vai trò của vốn xã hội trong việc “bắc cầu” (ví dụ) giữa các nhóm giống nhau với các tổ chức liên hiệp và các cơ sở ngoài cộng đồng nhằm thúc đẩy nguồn ủng hộ cần thiết từ bên ngoài. Để kết luận, Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực giới thiệu một tập các nguyên lý và thực hành cho cộng đồng nhằm lái sự phát triển của riêng họ bằng cách cực đại hoá nguồn lực quý của họ và thiết lập các liên kết chiến lược. Cũng như những trải nghiệm đã thu được trong sự ứng dụng Phương pháp Điều tra đánh giá vào bối cảnh cộng đồng, sự trải nghiệm này của Phát triển Cộng đồng dựa vào nguồn lực giới thiệu một quyền lựa chọn mới có định hướng năng lực cho các cộng đồng, là những cộng đồng đang có nguy cơ bị tê liệt bởi “sự hụt tiền” và nhu cầu hay việc trông chờ vào sự thay đổi được hướng dẫn theo bên ngoài. Trong phạm vi này, có là phần bổ sung cho sự chuyển đổi hệ thống trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, là lĩnh vực thấy được tiềm năng vì sự tồn tại, phồn vinh cộng đồng đúng nghĩa và sự cam kết kinh tế toàn cầu, trong vùng và tại địa phương, dựa vào cái mà Kretzmann và McKnight gọi là “Xây dựng cộng đồng từ bên trong”.

Tài liệu tham khảo

Ashford, G. (1999). "Beyond Problem Analysis: Using Appreciative Inquiry to Design and Deliver Environmental, Gender Equity and Private Sector Development Projects," International Institute for Sustainable Development. Trip Report 1, p. 16.

Booy, D & Sena, O. (2000). "Appreciative Inquiry Approach to Community Development: The World Vision Tanzania Experience," November.

Booy, D. & Sena, O. (2001) "Capacity Building Using the Appreciative Inquiry Approach: The Experience of World Vision Tanzania," January.

Cooperrider, D. & Whitney, D. (1999). A Positive Revolution in Change: Appreciative Inquiry, Case Western Reserve University and The Taos Institute.

Hall, J. & Hammond, S. (1998). "What is Appreciative Inquiry?" Inner Edge Newsletter . November 2000.

Kretzmann, J. & McKnight, J. (1993). Building Communities From the Inside Out, ACTA Publications: Chicago.

Liebler, C. (2000). "Getting comfortable with Appreciative Inquiry," GEM Journal, 1:2. November.

Myrada India (2001) March.

Narayan, D. & Woolcock, M. (2000). "Social Capital: Implications for Development Theory, Research and Policy," The World Bank Research Observer, 15:2.

Putnam, R. (1992) "Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern Italy," In Ritchey-Vance, M. (2001). "Social Capital, Sustainability, and Working Democracy: New Yardsticks for Grassroots Development," . March.

Ritchey-Vance, M. (2001). Social Capital, Sustainability, and Working Democracy: New Yardsticks for Grassroots Development," March.

Robinson, M. (1995). "Towards a New Paradigm of Community Development." Community Development Journal, 30:1, pp. 21-30.

Stavros, J. (2001). "Northern and Southern Perspectives of Capacity Building. February

(nguồn: http://www.stfx.ca/institutes/coady/text/about_publications_new_situating.html)

Không có nhận xét nào: