10 tháng 6, 2008

Khôi phục sau thiên tai dựa vào cộng đồng


Khôi phục sau thiên tai dựa vào cộng đồng

TSUNAMI - Khôi phục sau thiên tai dựa vào cộng đồng

1. Vì sao việc hồi phục dựa vào người dân là rất quan trọng ?

2. Công cụ, thể chế và tiến trình nào để tạo điều kiện cho người dân và cộng đồng bị ảnh hưởng được quản lý trực tiếp tiến trình khôi phục?
3. Làm thế nào để thiết lập mối liên kết, mạng lưới và kênh liên lạc giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng?

1. Vì sao việc hồi phục dựa vào người dân là rất quan trọng ?
Giúp tăng quyền lực cho người dân, nâng cao tính nhân bản và nhấn mạnh nhân quyền. Phương thức này giúp xây dựng lòng tự tin và loại bỏ mặc cảm bị tàn phế là những cảm giác thường có ngay sau khi thiên tai xảy ra. Tiến trình này cũng nhằm giúp loại trừ các khủng hoảng về tinh thần, các bi thảm hóa và sự trầm cảm trong các thành viên cộng đồng bởi vì nó thúc đẩy người dân tích cực cùng nhau làm việc để hồi phục.

Giúp giải quyết đúng các nhu cầu thực sự của các cộng đồng bị ảnh hưởng
- Chính người dân mới thực sự hiểu rõ các vấn đề của mình, họ biết rõ điều gì họ cần hay không cần và hơn ai hết họ chính là người giải quyết tốt nhất các vấn đề khó khăn.

Đảm bảo các hỗ trợ sẽ đến tận tay những ai thực sự cần nhất và giúp xúc tác ở một mức độ nhất định cho sự công bằng. Khi người dân làm chủ tiến trình cứu trợ và khôi phục, nó tạo sự công khai hóa nhằm giảm thiểu sự tham nhũng (« không phải tất cả những ai đến giúp bạn sau thảm họa đều có ý định tốt ! »)

Tạo điều kiện làm cho tiến trình khôi phục nhanh hơn, rẻ hơn, công bằng và hiệu quả hơn. Như vậy tiến trình trở nên bền vững hơn. Nó tạo ra sự tin cậy và trách nhiệm. Các cơ quan nhà nước thường chậm trễ trong việc giải quyết hậu quả sau thiên tai, còn các nhân tố bên ngoài thường lợi dụng cơ hội.

Đó không chỉ là vấn đề xây dựng nhà ở mà còn là việc tái dựng con người và các cộng đồng
- Mục đích của phương thức tái định cư lấy dân làm chủ không chỉ nhằm vào việc xây dựng lại các căn nhà đổ nát mà còn chú trọng việc trao quyền lực cho cộng đồng và xây dựng con người.

Giúp cho người dân địa phương trở thành những chủ nhân của tiến trình khôi phục của chính họ. Trong các khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai nơi có các ngôi nhà được xây dựng lại nhưng không có sự tham gia của cộng đồng, các nạn nhân thường tiếp tục lưu lại trong các khu tạm cư hay trong các căn nhà tạm bợ, chứ không chịu vào các căn nhà mới do các nhà thầu xây dựng, bởi họ cảm thấy xa lạ.

Giúp giảm bớt sự phân biệt xã hội trong các cộng đồng bị ảnh hưởng. Bằng cách khuyến khích sự tham gia của tất cảc các thành viên của cộng đồng thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Điều đó đảm bảo các nhóm dễ bị tổn thương và yếm thế nhất trong cộng đồng (chẳng hạn phụ nữ, trẻ em, người già, tầng lớp thấp kém, dân tộc thiểu số) đều được tham gia. Các nhu cầu của họ được đem ra cùng thảo luận và có được sự quan tâm và giúp đỡ công bằng. Ở Ấn Độ, việc xây dựng lại sau động đất tại Maharashtra và Gujarat và trận sóng thần tại Tamil Nadu, hệ thống đẳng cấp xã hội trở nên ít cứng nhắc hơn sau thiên tai (tại một số khu vực). Tuy nhiên trong một số địa phương vấn đề đẳng cấp xã hội vẫn còn tồn tại và người của một đẳng cấp không muốn chung sống trong cùng một cộng đồng với những người của đẳng cấp khác.

Trận động đất năm 1993 ở Ấn Độ, người dân trở thành vô gia cư. Vì vậy tiến trình khôi phục được bắt đầu bằng việc hỗ trợ tiền để xây dựng lại các ngôi nhà mới. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra rằng những người đàn ông đã nướng số tiền này vào các canh bạc, chính quyền liền thay đổi chính sách về quyền sở hữu nhà cho phép phụ nữ hay các nhóm phụ nữ cùng tham gia. Sự thay đổi này đã giải quyết đúng vấn đề. Điều này cũng đã giúp thay đổi vị trí truyền thống giữa nam và nữ, qua đó người phụ nữ đóng vai trò tích cực và chủ động hơn trong việc ra quyết định.

Các kinh nghiệm trước đây trong xây dựng / tái xây dựng nhà ở cho thấy rằng các căn nhà mới thường do người đàn ông đứng tên. Điều này đã được thay đổi và các căn nhà được khôi phục hiện nay có sự đồng sở hữu cùng đứng tên của cả nam và nữ.

Phương thức mới giúp những nạn nhân sống sót vượt qua cơn chấn động và những đau buồn trầm cảm, giúp họ trở nên tích cực, năng động, cùng nhau làm việc và trở thành nhân tố đầu tiên trong tiến trình quản lý, lập kế hoạch, thực hiện việc cứu trợ và khôi phục tái ổn định cuộc sống. Một khi bạn làm việc cùng nhau trong nhóm, vấn đề cá nhân trở nên nhỏ bé.

Xây dựng quyền lực chung của cộng đông bằng nhiều hình thức khác nhau
Khuyến khích tinh thần làm chủ cho nhóm, tinh thần đoàn kết và tính an toàn. Thông qua việc khuyến khích người dân tham gia vào toàn bộ tiến trình cứu trợ và khôi phục, giúp củng cố sự tự tin vào khả năng của chính họ trong việc quản lý sự phát triển về lâu dài. Nó cũng giúp tăng năng lực và kỹ năng của người dân trở nên mạch lạc, tinh thông và hiểu biết rõ hơn trong việc thương thuyết những gì họ cần. Đó chính là sự tăng quyền lực.

Củng cố các kỹ năng quản lý tập thể của cộng đồng bởi cộng đồng được xem là thể chế quản lý chính trong tiến trình cứu trợ - vì vậy phương hướng khôi phục và công việc tiến hành đều do người dân quyết định và thực hiện. Nó phản ảnh đúng nhu cầu và vấn đề của người dân.

Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ và vị trí của họ trở thành các lãnh đạo thật sự cần thiết và đầy đủ trong tiến trình hồi phục, thậm chí ngay cả ở những nơi mà trước khi có thiên tai vai trò của phụ nữ là có giới hạn và bị bó hẹp. Ví dụ tại Ấn Độ, sự tham gia của người phụ nữ hầu hết bị giới hạn trong nhà và họ không được tham gia vào việc ra quyết định của cộng đồng. Thế nhưng sau trận sóng thần và động đất, người phụ nữ đã tham gia nhiều hơn các ý kiến của họ được xem xét. Ở Thái Lan, người phụ nữ là đối tác bình đẳng bên cạnh nam giới trong việc giúp đỡ sau khi có thiên tai như trôi đất, ngập lụt và sóng thần. Họ giúp thực hiện các điều nghiên khảo sát, dọn dẹp và nấu nướng.

Củng cố các mối quan hệ xã hội và các hoạt động tập thể. Các thiên tai có thể là một cơ hội để tái dựng lại xã hội và hệ thống hóa lại các mối quan hệ xã hội bất bình đẳng trong cộng đồng cũng như trong các thể chế rộng lớn hơn.

Tăng cường sức mạnh kinh tế của người dân bằng cách tạo điều kiện để họ nhận diện nhu cầu kinh tế của mình, phát triển các phương thức sinh sống nhằm gây dựng lại các công việc và hoạt động kinh tế bị mất ; thu phục lại nguồn thu nhập cũng như tính tự lực.

Bảo tồn các tục lệ, phong tục, văn hóa và tập quán sinh sông của cộng đồng: Các cộng đồng nghèo có nền văn hóa sinh sống và người dân có « tài sản kiến thức hiểu biết » làm thế nào để tồn tại. Họ có chung một niềm tin, một lịch sử và sự thống nhất. Nếu thiếu những điều này, họ đã không thể tồn tại được ! Các hoạt động phát triển sau thiên tai không nên được xem như một phương tiện nhằm thay đổi cộng đồng tiến tới một cuộc sống mới. Người dân có thể bảo trì tinh thần, sự hiểu biết địa phương và văn hóa của các cộng đồng bị ảnh hưởng trong suốt quá trình hồi phục theo những cách thức mà người bên ngoài không thể làm được.

Đây là cơ hội để tháo gỡ những vấn đề sâu xa và mang tính hệ thống của sự nghèo đói. Các vấn đề này thường bị ẩn giấu phía bên dưới, nó ám ảnh và xói mòn các cộng đồng nghèo trong nhiều năm nhưng không thể giải quyết – chẳng hạn như vấn đề quyền sử dụng đất không rõ ràng. Các vấn đề này thường chính phủ đã không thể giải quyết với kiểu hệ thống quan liêu, trì trệ của mình. Nhưng thiên tai đã làm cho chúng trở nên khẩn cấp và công khai.

Do yêu cầu đòi hỏi của địa lý - Ảnh hưởng của thiên tai thường lan rộng và vì vậy điều cần thiết là tất cả những nơi bị ảnh hưởng đều được tham gia ngay từ ban đầu. Chẳng hạn, ở Philippines, đất nước của 7000 đảo và có nhiều kinh nghiệm với trung bình 19 cơn bão hàng năm. Để đối phó với rất nhiều thiên tai như vậy đòi hỏi có sự tham gia của người dân địa phương – một mình các chính quyền không thể đương đầu được.

2. Công cụ, thể chế và tiến trình nào để tạo điều kiện cho người dân và cộng đồng bị ảnh hưởng được quản lý trực tiếp tiến trình khôi phục?

“ Các bạn còn rất thiếu thôn, nhưng các bạn lại cho nhau rất nhiều. Các bạn luôn sẵn sang giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi giàu có hơn các bạn, nhưng chúng tôi không thể giúp đỡ lẫn nhau như vậy, chúng tôi dường như chỉ tranh giành lẫn nhau! Vậy thì làm thê& nào các bạn khuyến khích người dân, tổ chức họ và giúp họ cùng nhau làm việc như một nhóm?”

1. KHỞI ĐỘNG ngay lập tức và bắt đầu rất nhiều các công việc nhằm giải quyết các nhu cầu tức thời và cả lâu dài, đặc biệt những nhu cầu giúp người dân cùng ngồi lại với nhau.
Bắt đầu bằng những việc nhỏ nhằm tạo ra sự năng động trong cộng đồng. Một thành công nhỏ chẳng hạn làm sạch một đoạn kênh có thể giúp tạo ra sự tự tin. Thành quả đạt được có thể cùng chia xẻ với những nhóm khác và từ những hoạt động nhỏ có thể giúp tập hợp mọi người cùng nhau.

Bắt đầu bằng những gì có thể làm được. Có rất nhiều điều không thể thực hiện ngay đầu tiên, và có rất nhiều nhu cầu không thể giải quyết, vô số sự hỗn loạn…Tuy nhiên điều quan trọng là hãy làm những gì mà có thể bắt đầu xây dựng niềm tin tưởng vào sự thay đổi và xây dựng tinh thần tập thể và lòng tự tin chung, từng bước một.

Công việc tái xây dựng nên do chính người dân cộng đồng thực hiện càng nhiều càng tốt. Nên loại bỏ các nhà thầu, hãy để cho cộng đồng chịu trách nhiệm về vấn đề nhà ở của họ, điều này thường dẫn đến việc cải thiện các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên của cộng đồng. Tạo cơ hội cho tất cả mọi người trong cộng đồng tham gia vào tiến trình. Tổ chức nhiếu và rất nhiều các chuyến tham quan trao đổi kinh nghiệm địa phương, các hội thảo : môi tuần! Nhằm quan sát những gì người khác đang thực hiện và chia xẻ những gì mình đang làm. Các chuyến tham quan địa phương giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng không tốn chi phí nào cả mà vẫn có thể thúc đẩy tình đoàn kết xã hội, nhân rộng các ý tưởng và xây dựng mang lưới. Tham quan trao đổi giữa các thành phố hay giữa các quốc gia cũng rất có ích, nhưng bởi vì thường tốn kém hơn nên không thể tổ chức một cách thường xuyên.

Có rất nhiều các sự kiện được tổ chức lớn nhằm tập hợp người dân, tạo ra sự phấn khích, làm cho mỗi bước tiến bộ nhỏ trở thành một bước đánh dấu lớn của cả cộng đồng để mời các quan chức, các đối tác đến viếng thăm, làm cho việc thương thuyết của bạn trở thành vấn đề quan tâm chung, gây ra tiếng vang ủng hộ thay vì chống lại. Tổ chức các sự kiện lớn cho bất kỳ mỗi bước hoạt động đánh dấu (căn nhà đầu tiên hoàn thành; trình bày kế hoạch cộng đồng; động thô cho căn nhà dầu tiên; chuyến viếng thăm của các quan chứchay các nhóm khác; ngày sinh của Nữ Hoàng v.v…) Mời mọi người và đây là cơ hội để kêu gọi những người thiếu quan tâm.
Cố gắng phát triển tất cả các loại hoạt động hồi sinh trên mọi mặt của cộng đồng – cả về vật chất, kinh tế, văn hóa và xã hội – qua đó việc tái định cư sau thiên tai trở nên quen thuộc gần gũi và bền vững.

Cung cấp các huấn luyện kỹ năng cần thiết chẳng hạn nghề mộc tạo điều kiện cho phụ nữ tích cực hơn trong việc tái xây dựng, hay giáo dục, máy móc giúp người dân tìm được việc làm ngay tại cộng đông.
Khuyến khích các hiểu biết địa phương và áp dụng vào tiến trình khôi phục chẳng hạn trong việc xây dựng kiểu nhà truyền thống, thuốc dân tộc, các câu chuyện truyền thuyết v.v… Sử dụng tiến trình giải quyết vấn đề như một cách nhằm thúc đẩy các kiến thức hiểu biết địa phương. Từ đó người dân có thể học hỏi và lưu truyền các kiến thức về thiên tai cho thế hệ sau. Giống như ở các vùng phía bắc của Thái Lan, người dân đã sử dụng các vật liệu có sẵn hay các vật liệu còn sót lại sau thiên tai để xây dựng lại các căn nhà.

Thành lập nhiều nhóm khác nhau trong cộng đồng như nhóm thanh niên, nhóm phụ nữ, nhóm người cao tuổi, nhóm thợ thuyền, nhóm môi trường, nhóm nhà ở tạm, nhóm quản lý các khoản cứu trọ, nhóm nấu ăn v.v… để tạo điều kiện cho tất cả mọi người của cộng đồng đều có thể tham gia giúp đỡ, đóng góp các kỹ năng và ý kiến của mình vào tiến trình. THiết lập một trung tâm cộng đồng hay một trung tâm truyền thông đóng vai trò như một “cầu nối” lien kết các nhóm và các bên tham gia; đồng thời là nơi thúc đẩy sự trao đổi bàn luận.

Thành lập các nhóm tiết kiệm cộng đồng là một cách đơn giản để tổ chức người dân và thúc đẩy họ cùng nhau làm việc.

Văn hóa: Sử dụng vốn văn hóa và xã hội tồn tại trong cộng đồng như một cách để tập hợp người dân và khuyến khích sức mạnh chung của cộng đồng.



2. Xây dựng mạng lưới và các mối liên kết trong cộng đồng và giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng, cũng như với các tổ chức cộng đồng hiện hữu tại các khu vực có thiên tai: Các tổ chức cộng đồng riêng lẻ và rời rạc cần được nối kết lại thông qua các mạng lưới và liên đoàn.
Bắt đầu bằng giới hạn nhỏ cho với những người hiểu và mở rộng dần giai đoạn sau bao gôm khu vực rộng hơn và nhiều nhóm hơn. Không nhất thiết lôi kéo tất cả vào cùng một lúc ban đầu! Đây là cách xây dựng sức mạnh cộng đồng.
Nối kết các cộng đồng nhằm tăng sức mạnh thương thuyết chung – cộng đồng riêng lẻ sẽ không thể có sức mạnh. Một khi họ nối kết với nhau trong một vấn đề chung và cùng một cuộc tranh đấu, họ có thể cùng nhau đàm phán, thương thuyết và tranh đấu cho những gì tất cả họ đều cần. Mạng lưới cộng đồng làm tăng thêm quyền lực cho cộng đồng, nó đem lại quyền lực cho một số đông và ảnh hưởng trên quy mô lớn trở thành thể chế.
Cùng làm việc chung là một cách nhằm chia xẻ các gánh nặng, cùng vượt qua các cản ngại và chia xẻ các phần thưởng. Nối kết nhau lại trong một mạng lưới là một cách xây dựng tinh thần đạo đức việc giúp đỡ lẫn nhau. Tạo ra sự đa dạng giữa các nhóm và tôn trọng sự khác biệt về tình trạng và các ưu tiên của người dân trong bối cảnh của thiên tai – không nên cố gắng kiểm soát tất cả mọi người hay bắt buộc họ phải cùng làm theo một cách.
Cố gắng tìm ra các vấn đề chung, các quan tâm chung. Tìm cách để xây dựng các ưu tiên chung với sự đồng ý của tât cả các nhóm khác nhau để từ đó cùng nhau thực hiện. Cần làm rõ đối tượng và phương hướng chung.
Chia xẻ kinh nghiệm, các bài học và các điển hình thực hiện tôt giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng cũng tạo cơ hội để người dân quản lý tiến trình khôi phục. Nó giúp cho các cộng đồng nơi chưa thực hiện tiến trình dựa vào người dân nhìn lại phương thức và các vấn đề của họ.

3. Chú trọng vào các vấn đề chung, phương hướng chung chứ không phải là những khác biệt.
Cố gắng tôn trọng sự khác biệt và tính đa dạng của người dân trong cộng đồng, giữa các nhóm trong mạng lưới. Cố gắng giảm thiểu các mâu thuẫn. Kế hoạch và hợp tác ở những nơi có thể và buông thả (nhưng vẫn giữ mối lien kết, chia xẻ và liên hệ!) nơi nào chưa sẵn sang.
Cố gắng thiết lập sự thống nhất chung và cùng một phương hướng trên nền tảng của niềm tin và văn hóa chung của cộng đồng cũng như tôn giáo và những vấn đề khác giúp tập hợp người dân lại cùng nhau. Không nhất thiết chỉ chú trọng đến các vấn đề - những điều chung chẳng hạn văn hóa cũng có thể là yếu tố rất hiệu quả để tập hợp người dân và xây dựng tập thể sau thiên tai.
4. Hiểu rõ về cộng đồng của mình! Thông tin:
Cần nắm và duy trì các thông tin chi tiết về cộng đồng của bạn. Điều quan trọng là ngay khi bắt đầu của thiên tai bạn cần lập tức tập hợp các tài liệu về cộng đồng. Các thông tin này sẽ giúp xúc tác các cuộc thảo luận, tiến trình lập kế hoạch và giúp quyết định các nhu câu của cộng đồng. Các điều nghiên do cộng đồng thực hiện nên bắt đầu tiến hành ngay và tiếp tục trong suốt quá trình khôi phục. Quansát tình trạng và thu thập các nhu cầu của các cộng đồng khác nhau trên cơ sở thông tin thực sự của cộng đồng.
Hiểu biết về cộng đồng của chính mình: người dân bị ảnh hưởng cần có các thông tin cơ bản về cộng đồng của chính họ và cần hiểu rõ sức mạnh và tiềm năng của các cộng đồng này.
Vì vậy các thông tin này chính là cơ sở để bạn tái xây dựng và lập kế hoạch hồi sinh cộng đồng. Các thông tin này cũng trở thành công cụ trong việc đàm phán của bạn với chính phủ và các cơ quan có liên quan khác. Vì sao? Bởi vì, các thông tin mà bạn có là tốt hơn và chính xác hơn nhiếu những gì mà họ có.
Khảo sát về mặt xã hội: Việc nghiên cứu nhằm hiểu rõ các nhucầu thực sự và ưu tiên của người dân sau thiên tai bằng một cuộc điều nghiên là hết sức cần thiết. Không chỉ có các nhu cầu về mặt vật chất sau thiên tai, cần hiểu rõ các nhu câu thiết yếu về xã hội của người dân.
Thông tin luôn có sẵn và tiếp cận dễ dàng. Đảm bảo tất cả các cộng đồng đều có thể tiếp cận được thông tin, vì vậy cần phải xem xét vấn đề ngôn ngữ và phương tiện truyền thông. Không phải ai cũng có TV hay điện thoại, vì vậy cần có một hệ thống nhằm trao đồi và chia xẻ thông tin nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là các thông báo đầu tiên về thiên tai.
5. Làm cho các kinh phí cứu trợ trực tiếp đến cộng đồng bị ảnh hưởng:
Hầu hết các kinh phí tài trợ dành cho các nạn nhân thiên tai thường không đến tới tay người có nhu cầu thực sự - nó dung để trang trải các chi phí quản lý, nó bị sử dụng sai lệch, bị chậm trễ và bị tham nhũng.
Hầu hết các cứu trợ thiên tai được gửi qua chính phủ (cũng chính là một thiên tai!) và chính phủ sử dụng hệ thống cổ hủ của mình để phân phát khoản cứu trợ này – hệ thống này thường chậm chạp, cứng nhắc, hạn hẹp và quan liêu và hầu như không thể làm việc nôi trong một khủng hoảng thiên tai trầm trọng. Vì vậy, làm cho các cứu trợ trực tiếp đến tay cộng đồng bị ảnh hưởng là hết sức cần thiết. Hoặc là nếu phải thông qua chính phủ, thì chính phủ cần tìm cách tránh các hệ thống quan liêu cổ hủ và phân phát cứu trợ nhanh chóng và trực tiếp đến các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Các khoản tiền hỗ trợ nên giao cho cộng đồng quản lý trực tiếp. Một khi các kinh phí hỗ trợ giao trực tiếp cho các cộng đồng, người dân sẽ tự thiết kế, lập kế hoạch và xây dựng.
Các tổ chức phi chính phủ (PCP) đóng vai trò xúc tác quan trọng trong bối cảnh thiên tai – nhưng họ không nên trở thành là kênh chuyển giao kinh phí cứu trợ cho các cộng đồng bị ảnh hưởng, hoặc là kẻ trung gian chuyển giao kinh phí với một giả định là chính phủ đang trong cơn khủng hoảng!
Các tổ chức PCP nên thúc đẩy các nhu cầu thực sự của người dân đến các nhà tài trợ, không nên ngược lại đẩy các kế hoạch và mục tiêu của nhà tài trợ xuống đầu người dân thường. Các tổ chức PCP có thể giúp nối kết trực tiếp giữa các nhà tài trợ và các cộng đồng hay các mạng lưới cộng đồng, chính họ sẽ xác định nhu cầu của mình.
Người dân cần có đủ sức mạnh để nói không với các nhà tài trợ nếu như họ không tự thay đôi để làm phù hợp với các kế hoạch của cộng đồng cũng như các nhu cầu do chính người dân đặt ra.
Các tổ chức cộng đồng, chứ không phải các cá nhân , cần thiết lập các đề xuất cho các nhu cầu và phương cách cùng nhau đối phó với các tổ chức cứu trợ bên ngoài. Mặt khác, đối với các nhà tài trợ không nên cố gắng cứu trợ trức tiếp đến từng cá nhân và làm chia rẽ cộng đồng. Chuyển giao một khoản tiền lớn và hỗ trợ kinh phí cho quỹ tín dụng quay vòng được xem là một cách để huy động người dân ngồi lại cùng nhau (thay vì chia rẽ họ như cách thường làm hỗ trợ cá nhân); giúp họ cùng nhau làm việc và ra quyết định để làm thế nào sử dụng nguồn quỹ chung. Hơn nữa quỹ quay vòng làm cho nguồn quỹ hạn hẹp được tái sử dụng và bền vững. Cộng tự đồng quản lý các nguồn quỹ phúc lợi cũng giúp tập hợp người dân và tạo cho họ cơ hội cùng nhau ra quyết định về việc giúp đỡ các thành viên bị tổn thương nhất trong cộng đồng.

6. Các cộng đồng cần thiết lập kế hoạch của chính họ

Các cộng đồng bị ảnh hưởng cần phải tiến hành thiết lập các kế hoạch tái phát triển cho cộng đồng và những gì bị thiệt hại - các kế hoạch bao gồm tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của họ - về tài chính, cách thức kiếm sống, sức khỏe, đất đai, nhà ở v.v….Một khi người dân hiểu rõ điều gì họ muốn các kế hoạch này trở thành một công cụ để dàm phán với người ngoài nhằm đạt được các nguồn và sự hỗ trợ. Các tổ chức hỗ trợ bên ngoài cũng có các kế hoạch làm việc rêing của họ, kế hoạch và chiến lược phát triển của cộng đồng giúp thay đổi kế hoạch này và làm nó phù hợp hơn với những nhu cầu thực sự của người dân, chứ không phải là sự phát triển theo thời trang. Các cộng đồng cũng cần thiết lập kế hoạch tái định cư, nhà ở và cơ sở hạ tầng đã bị thiệt hại sau thiên tai. Họ cần có một kế hoạch thật rõ rang, dựa vào đó các kiến trúc sư có thể hỗ trợ bằng phác thảo bao gồm sơ đồ khu định cư và các kiến trúc hâ tầng được chi tiết hóa. Các kế hoạch này phải phản ánh được cách sống của người dân. Không nên là những ý kiến của một ai đó về những điều họ cần.

7. Các cộng đồng bị ảnh hưởng đóng vai trò chính trong việc điều phôi các cứu trợ.
Cần có sự đối thoại cởi mở và mang tính bền vững trong tình hình thiên tai: nhằm tập hợp tất cả các nhóm khác biệt để cùng gặp gỡ và thảo luận một cách thường xuyên. Đây là cách để thúc đẩy công khai hóa mọi công việc, mọi kế hoạch, mọi vấn đề, tất cả các chính sách và ngân sách để mọi người cùng biết. Đây cũng là cách để chia xẻ và học hỏi lẫn nhau, ngay cả khi họ không cùng nhau thực hiện. Việc điều phối các tổ chức cứu trợ gặp nhiều khó khăn, nhưng cộng đồng có thể làm được việc này bởi vì họ là “người ở cuối đường hầm”.

8. Thương thuyết với chính phủ và các tổ chức khác về các kế hoạch tái ổn định cuộc sống
Thiết lập các quan hệ đồng minh: Nối kết với nhiều các tổ chức khác nhau, tạo mặt bằng để các tổ chức trung ương và địa phương hiện hữu cùng được tham gia – các quan chức nhà nước tại địa phương, các vị chủ tịch thành phố, quận và các quan chức nhà nước cấp trung ương, quốc gia; cũng như các văn phòng chính phủ quan trọng, các tổ chức PCP, nhà trí thức, kiến trúc sư v.v…Bạn có thể làm được việc này bằng cách mời họ trong các dịp lễ hội, cắt băng và các sự kiện nổi bật, hoặc cũng có thể kêu gọi sự tham gia của họ trực tiếp trong tiến trình xây dựng. Đây là cách thiết lập các cầu nối với các tiềm năng hỗ trợ. Không phải tât cả các quan chức chính phủ đều xấu. Chúng ta không nên phủ định hóa chính phủ hoàn toàn. Chắc chắn một vài cá nhân chúng ta có thể hợp tác và cùng làm việc.
Bảo vệ các đề xuất của mình: Để tiến tới việc thương thuyết với chính phủ và các cơ quan liên quan cần có các bản kế hoạch chuẩn bị kỹ càng với cách trình bày đẹp và các thông tin của chính bạn. Đừng bao giờ trông đợi các cơ quan chính phủ xuống làm việc cùng bạn cùng với các kế hoạch tệ hại, nó chẳng dính dáng gì đến những gì bạn đang cần, ở đó bạn sẽ trở thành ngừơi “nói vuốt đuôi”! Khi người dân lần đầu tiên được khuyến khích và huy động, cùng với tất cả những công việc mà họ đã chuẩn bị, các đề xuất sẵn sàng để cùng thương thuyết, đó chính là cách thúc đẩy chính phủ thực hiện theo các quy định của chính họ.

Hãy kiên trì: Rất nhiều các vấn đề mà cộng đồng phải đối phó sau thiên tai không thể giải quyết ngay lập tức – các vấn đề chẳng hạn sự an toàn về quyền sở hữu đất, phục hồi phương kế sinh nhai v.v…Cộng đồng cần xây dựng sức mạnh, sự tự tin, sự kiên nhân và có tầm nhìn lâu dài để luôn cùng nhau làm việc, không đầu hang!
Các chính sách được xây dựng theo phương thức “ từ dưới lên”, không nên áp đặt “từ trên xuống”: Sức mạnh của cộng đồng nên làm cho tiên trình phját triển đi trực tiếp từ người dân đến cấp ra chính sách.

3. Làm thế nào để thiết lập mối liên kết, mạng lưới và kênh liên lạc giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng?

1. Tham quan và trao đổi là một công cụ giúp người dân tin tưởng vào sự thay đổi:
Cần tổ chức nhiều và rất nhiều sự trao đổi giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng sau thiên tai trong cùng thành phố, cùng phường, quận, tỉnh, quốc gia và vùng v.v… Người dân cần được thấy tận mắt về khả năng có thể thay đổi, cần thấy các hoạt động cụ thể mà những người khác đang thực hiện để chứng minh cho sự thay đổi và rằng người dân có thể chuyển đổi cuộc sống và khu định cư của mình một cách cụ thể. Tham quanvà trao đổi có thể xem là nhân tố mạnh mẽ tạo ra sự thay đổi thái độ và là nguồn lực hiệu nghiệm cho sự cảm hứng.

2. Người dân cần có một số nguồn vốn của chính họ do chính họ quản lý và kiểm soát. Thông thường các nguồn tiền luôn nằm trong tay của người khác: các cơ quan nhà nước, các tổ chức cứu trợ, tổ chức PCP v.v…Nhưng nếu cộng đồng có một khoản kinh phí nằm trong sự kiểm soát của chính họ và nằm trong tay họ, họ có thể xây dựng ccá kế hoạch và thực hiện đúng với nhu cầu của mình, không cần phải chờ đợi sự cho phép của người khác!
3. Sử dụng các vấn đề chung để xây dựng các mối quan hệ và mối liên kết giữa người dân với nhau và giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng: Cố gắng tập hợp người dân có cùng các vấn đề để cùng nhau lập các đề xuất và huy động người dân có cùng sự quan tâm và tranh đấu. Thiên tai có thể là một lực lượng mạnh mẽ làm cho ngừoi dân riêng rẽ được tập hợp dưới một hình thức thống nhất mới khi mà họ bất chợt phải cùng đối phó với rất nhiều vấn đề lớn mà nó không thể giải quyết được một cách đơn lẻ.
4. Tìm kiếm nhóm lãnh đạo nòng cốt và phát hiện các nhà lãnh đạo mới bằng cách bắt đầu với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, tạo điều kiện cho những nhà lãnh đạo mới xuất hiện và thiết lập một sự ủng hộ mới cũng như cơ hội mới cho sự tham gia.
5. Cần sớm tạo ra một số các kết quả thực thụ, cụ thể không chỉ nói suông! Bạn cần phải làm hay cải thiện một điều gì đó một cách cụ thể có thể sờ mó được, chẳng hạn nhà ở. Thành quả đầu tiên này – ngay cả khi nó rất nhỏ - cũng có thể là yếu tố mạnh chứng tỏ rằng người dan có thể trở thành người chủ của sự phát triển. Cần phải là điều gì đó thực sự và nhìn thấy được. Nhằm gây cảm hứng cho bước kế tiếp, tạo ra sự tự tin và thúc đẩy tiến độ. Nhằm xây dựng các mạng lưới hay tổ chức tại chính cộng đồng của bạn bằng việc bắt đầu với một hoạt động nhỏ. Dùng hoạt động nhỏ này để tổ chức người dân.
6. Bạn không nhất thiết phải thành lập các ủy ban hay tổ chức mới, bạn có thể sử dụng các tổ chức có sẵn và xây dựng lên: Sử dụng các nhóm tự nhiên hiện hữu của cộng đồng chẳng hạn nhóm phụ nữ, nhóm phụ huynh v.v…
7. Bắt đầu với những ai có chung một vấn đề và những người có chủ định thực sự và mạnh mẽ. Sử dụng điều này như một thể chế nhằm tập hợp người dân. Sau đó chia xẻ kinh nghiệm của bạn cho các cộng đồng hay làng khác.
Phục hồi là giai đoạn khó khăn nhất khi mà đa số các cộng đồng phải tự lo liệu vì vậy cần đề ra các chiến lược, xác định các rủi ro và các vấn đề. Xem xét làm thế nào đưa các vấn đề này nối kết vào các mạng lưới hiện hữu. Điều này làm cho các vấn đề trở nên khẩn cấp hơn hoặc giúp họ nhận thức ra vấn đề.

8. Ví dụ của SETU (tổ chức thành lập tại Kutch sau trận động đất Gujarat)
Xây dựng mạng lưới ở nhiều cấp độ khác nhau, địa phương, quốc gia, vùng, quốc tế v.v.. và nối kết các cấp độ lại với nhau. Xây dựng một trung tam thông tin hay trung tâm nguồn cộng đồng sẽ tạo điều kiện cho người dân xác định, nối kết và sử dung các “chuyên gia” cộng đông. Phổ biến các thông tin và kiến thức bản địa cũng rất cần thiết. Sử dụng kỹ thuật thông tin như những kênh truyền thông (để nối kết với các quan chức cao cấp nhà nước) như việc quay phim hội nghị v.v…

nguồn : ACHR

Không có nhận xét nào: