6 tháng 6, 2008
Công tác xã hội tại Xí nghiệp
Hiện nay Việt Nam đã mở nhiều khu công nghiệp. Nhiều xí nghiệp lớn của Việt Nam và do nước ngoài đầu tư đã hoạt động vối hàng ngàn và thậm chí hàng chục ngàn công nhân. Ngành nghề công tác xã hội cần đóng một vai trò cần thiết của nó trong xí nghiệp. Một hoặc vài nhân viên xã hội ở phòng nhân sự hoặc ở tổ chức công đoàn có thể đảm nhận vai trò:
1.Tìm hiểu mối quan hệ giữa các công nhân
2.Tìm hiểu Tâm lý của công nhân
3.Tìm hiểu lý do sa sút công tác của công nhân và cùng với công nhân và gia đình của người này giải quyết vấn đề
4.Tổ chức những sinh hoạt nhóm để giúp các công nhân hoà hợp và tăng cường mối quan hệ trong sản xuất
5.Giúp xí nghiệp cải thiện môi trường làm việc được vệ sinh và an toàn lao động, bào đảm các quyền lợi theo luật định của công nhân
6.Ở phạm vi rộng hơn, nhân viên xã hội có thể can thiệp giúp xí nghiệp tuân thủ các quy định quốc tế về trách nhiệm xã hội của xí nghiệp ( CSR - Corporation Social Responsibility). CSR là cơ chế quản lý tiến trình sản xuất kinh doanh tạo sự tác động tích cực lên xã hội, cần đáp ứng hai khía cạnh: chất lượng của quản lý (con người và tiến trình) và tính chất và số lượng của tác động của nó lên xã hội ở các lãnh vực khác nhau.
Sau đây là những quy điều cho một môi trường làm việc an toàn bảo đảo trách xã hội của một xí nghiệp:
“Sẽ không có bất kỳ sự sử dụng lao động cưỡng bức nào, như hình thức sữ dụng tù nhân, ràng buộc người lao động, lao động để trừ nợ hoặc những hình thức khác.”
“Không thu nhận người lao động dưới 15 tuổi (hoặc 14 tuổi theo quy định pháp luật của nước sở tại) hoặc dưới tuổi phải hoàn tất chương trình giáo dục phổ cập, nếu yêu cầu độ tuổi này tại nước sở tại cao hơn 15.”
“Trong môi trường làm việc sẽ không tồn tại bất kỳ sự phân biệt đối xử trong vấn đề tuyển dụng, tiền lương, phụ cấp, đề bạt, , kỷ luật, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ hưu, dựa trên các yếu tố như giới tính, chủng tộc, tôn giáo, tuổi, người tàn tật, đồng tính luyến ái, quốc tịch, quan điểm chính trị, nguồn gốc sắc dân hoặc nguồn gốc xã hội.”
“Người sử dụng lao động phải nhận thức rằng tiền lương là yếu tố quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của người lao động. Người sử dụng lao động phải trả tiền lương cơ bản cho người lao động ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật nước sở tại hay mức lương phổ biến trong cùng ngành, tuỳ theo mức nào cao hơn, và phải cung cấp các chế độ phúc lợi luật định cho người lao động.”
“Ngoài tiền lương trả cho thời gian làm việc bình thường, người lao động phải được hưởng lương cho thời gian làm việc thêm ngoài giờ với mức trả thêm phải đúng theoluật định của nước sở tại…”
“Trừ những trường hợp bất khả kháng, người lao động sẽ:
1.không bị yêu cầu làm hơn
(a)48 giờ và 12 giờ làm thêm trong 1 tuần hoặc
(b)mức giới hạn số giờ làm việc bình thường và giờ làm thêm theo quy định của nước sở tại nếu số giờ quy định này thấp hơn số giờ trong khoản (a) hoặc tại nước đó không có quy định số giờ làm việc thì ngoài số giờ làm việc bình thường chỉ được làm thêm 12 giờ trong một tuần và
2.được hưởng ít nhất 1 ngày nghỉ trong mỗi 7 ngày làm việc liên tục.”
Môi trường không có Quấy Rối và Lạm Dụng
1.Đối xử thô bạo: Đe dọa trừng phạt hay đánh đập
2.Xúc phạm bằng lời nói: Chửi bới, đe dọa hoặc dùng những từ xúc phạm danh dự người khác.
3.Đàn áp tinh thần: Hành động hoặc lời nói xúc phạm đến danh dự người khác
4.Quấy rối tình dục
a.Sử dụng quyền hạn để yêu cầu các hoạt động tình dục hoặc dùng các hoạt động tình dục như một sự đổi chác cho một công việc hoặc một quyền lợi nào đó.
b.Đuổi việc hoặc trả đũa nhân viên khi bị từ chối các vấn đề liên quan đến tình dục.
c.Lời nói, thái độ hoặc hành động liên quan đến tình dục làm cho người đối diện không cảm thấy thoải mái.
d.Những hành động vô tình có thể làm người khác cảm thấy bị quấy rối tình dục.
5.Các hình thức quấy rối khác
a.Ngăn cản không cho nhân viên nghỉ giữa ca, đi uống nước, đi vệ sinh hoặc đi xuống phòng y tế cũng như các quyền con người cơ bản khác.
b.Ngăn cản một cách vô lý quyền tự do của công nhân ngoài giờ làm việc.
“Người sử dụng lao động phải công nhận và tôn trọng quyền tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể của người lao động”
Phát biểu của Ông Khiếu Thiện Thuật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Coats Phong Phú
Tôi cho rằng SA 8000 đã mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, nó góp phần đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người lao động. Thứ hai, nó tạo cho người lao động yên tâm và hài lòng với điều kiện lao động, mà đây chính là yếu tố quyết định cho thành công của doanh nghiệp. Trong hơn 36 năm làm việc trong ngành dệt tôi đã chứng kiến nhiều thế hệ công nhân nam nữ có sức lao động xuống cấp trầm trọng, bình thường chỉ tồn tại được 10-15 năm. Như vậy, nếu ta không có cách gì để bảo vệ sức khỏe cho người lao động thì ta sẽ mất mát vô cùng lớn một nguồn lực dành cho doanh nghiệp. ý nghĩa quan trọng của CSR theo tôi là ở chỗ đó.
Chúng tôi đã chủ động áp dụng cùng một lúc ISO 9001, ISO 14001, SA 8000 và OHSAS 18001 nhưng không hề cảm thấy áp lực, bởi thứ nhất, cách quản lý của các bộ tiêu chuẩn này khá giống nhau, thứ hai, đây là việc mà chúng tôi tự nguyện làm với mục đích tạo ra hệ thống để phục vụ chính mình chứ không phải để đối phó. Những hệ thống này giúp cho người lao động có môi trường và chính sách làm việc ổn định cho dù có sự thay đổi trong ban lãnh đạo. Những hệ thống này đều có sự kiểm tra và đánh giá định kỳ của bên thứ ba.
CSR chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam bởi phần lớn các doanh nghiệp chưa nhìn thấy lợi ích mà nó mang lại, trong khi khách hàng của họ lại chưa yêu cầu. Tuy nhiên, đây là vấn đề mà Nhà nước cần chủ động. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và ISO 14000 ngày nay đã được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, đó là kết quả của không biết bao nhiêu hội thảo hay khóa huấn luyện do các cơ quan của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. CSR cũng cần được quảng bá bằng cách như vậy. Chúng ta thường tự hào về lợi thế của nguồn lao động rẻ, nhưng nghĩ lại thì có phần cay đắng bởi đó là do công nhân của ta chưa được huấn luyện bài bản, trình độ chuyên môn thấp. Áp dụng chương trình CSR sẽ giúp cho người lao động có sức khoẻ tốt hơn, tay nghề tốt hơn thông qua đào tạo và nhờ đó năng suất lao động tăng một cách bền vững. Tôi kiến nghị với nhà nước và các nhà tài trợ có các chương trình giúp các doanh nghiệp trước mắt là biết đến CSR là gì và các lợi ích của nó, sau đó là tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể áp dụng vào thực tiễn. Tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp nên áp dụng CSR bởi vì nó thật sự có lợi cho chính doanh nghiệp và cho cả cộng đồng.
Hiện nay tại Việt Nam đã có một vài nhân viên xã hội đang thực hiện công tác này, hợp đồng với một tổ chức quốc tế.
Nguyễn Ngọc Lâm
1.Tìm hiểu mối quan hệ giữa các công nhân
2.Tìm hiểu Tâm lý của công nhân
3.Tìm hiểu lý do sa sút công tác của công nhân và cùng với công nhân và gia đình của người này giải quyết vấn đề
4.Tổ chức những sinh hoạt nhóm để giúp các công nhân hoà hợp và tăng cường mối quan hệ trong sản xuất
5.Giúp xí nghiệp cải thiện môi trường làm việc được vệ sinh và an toàn lao động, bào đảm các quyền lợi theo luật định của công nhân
6.Ở phạm vi rộng hơn, nhân viên xã hội có thể can thiệp giúp xí nghiệp tuân thủ các quy định quốc tế về trách nhiệm xã hội của xí nghiệp ( CSR - Corporation Social Responsibility). CSR là cơ chế quản lý tiến trình sản xuất kinh doanh tạo sự tác động tích cực lên xã hội, cần đáp ứng hai khía cạnh: chất lượng của quản lý (con người và tiến trình) và tính chất và số lượng của tác động của nó lên xã hội ở các lãnh vực khác nhau.
Sau đây là những quy điều cho một môi trường làm việc an toàn bảo đảo trách xã hội của một xí nghiệp:
“Sẽ không có bất kỳ sự sử dụng lao động cưỡng bức nào, như hình thức sữ dụng tù nhân, ràng buộc người lao động, lao động để trừ nợ hoặc những hình thức khác.”
“Không thu nhận người lao động dưới 15 tuổi (hoặc 14 tuổi theo quy định pháp luật của nước sở tại) hoặc dưới tuổi phải hoàn tất chương trình giáo dục phổ cập, nếu yêu cầu độ tuổi này tại nước sở tại cao hơn 15.”
“Trong môi trường làm việc sẽ không tồn tại bất kỳ sự phân biệt đối xử trong vấn đề tuyển dụng, tiền lương, phụ cấp, đề bạt, , kỷ luật, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ hưu, dựa trên các yếu tố như giới tính, chủng tộc, tôn giáo, tuổi, người tàn tật, đồng tính luyến ái, quốc tịch, quan điểm chính trị, nguồn gốc sắc dân hoặc nguồn gốc xã hội.”
“Người sử dụng lao động phải nhận thức rằng tiền lương là yếu tố quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của người lao động. Người sử dụng lao động phải trả tiền lương cơ bản cho người lao động ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật nước sở tại hay mức lương phổ biến trong cùng ngành, tuỳ theo mức nào cao hơn, và phải cung cấp các chế độ phúc lợi luật định cho người lao động.”
“Ngoài tiền lương trả cho thời gian làm việc bình thường, người lao động phải được hưởng lương cho thời gian làm việc thêm ngoài giờ với mức trả thêm phải đúng theoluật định của nước sở tại…”
“Trừ những trường hợp bất khả kháng, người lao động sẽ:
1.không bị yêu cầu làm hơn
(a)48 giờ và 12 giờ làm thêm trong 1 tuần hoặc
(b)mức giới hạn số giờ làm việc bình thường và giờ làm thêm theo quy định của nước sở tại nếu số giờ quy định này thấp hơn số giờ trong khoản (a) hoặc tại nước đó không có quy định số giờ làm việc thì ngoài số giờ làm việc bình thường chỉ được làm thêm 12 giờ trong một tuần và
2.được hưởng ít nhất 1 ngày nghỉ trong mỗi 7 ngày làm việc liên tục.”
Môi trường không có Quấy Rối và Lạm Dụng
1.Đối xử thô bạo: Đe dọa trừng phạt hay đánh đập
2.Xúc phạm bằng lời nói: Chửi bới, đe dọa hoặc dùng những từ xúc phạm danh dự người khác.
3.Đàn áp tinh thần: Hành động hoặc lời nói xúc phạm đến danh dự người khác
4.Quấy rối tình dục
a.Sử dụng quyền hạn để yêu cầu các hoạt động tình dục hoặc dùng các hoạt động tình dục như một sự đổi chác cho một công việc hoặc một quyền lợi nào đó.
b.Đuổi việc hoặc trả đũa nhân viên khi bị từ chối các vấn đề liên quan đến tình dục.
c.Lời nói, thái độ hoặc hành động liên quan đến tình dục làm cho người đối diện không cảm thấy thoải mái.
d.Những hành động vô tình có thể làm người khác cảm thấy bị quấy rối tình dục.
5.Các hình thức quấy rối khác
a.Ngăn cản không cho nhân viên nghỉ giữa ca, đi uống nước, đi vệ sinh hoặc đi xuống phòng y tế cũng như các quyền con người cơ bản khác.
b.Ngăn cản một cách vô lý quyền tự do của công nhân ngoài giờ làm việc.
“Người sử dụng lao động phải công nhận và tôn trọng quyền tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể của người lao động”
Phát biểu của Ông Khiếu Thiện Thuật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Coats Phong Phú
Tôi cho rằng SA 8000 đã mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, nó góp phần đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người lao động. Thứ hai, nó tạo cho người lao động yên tâm và hài lòng với điều kiện lao động, mà đây chính là yếu tố quyết định cho thành công của doanh nghiệp. Trong hơn 36 năm làm việc trong ngành dệt tôi đã chứng kiến nhiều thế hệ công nhân nam nữ có sức lao động xuống cấp trầm trọng, bình thường chỉ tồn tại được 10-15 năm. Như vậy, nếu ta không có cách gì để bảo vệ sức khỏe cho người lao động thì ta sẽ mất mát vô cùng lớn một nguồn lực dành cho doanh nghiệp. ý nghĩa quan trọng của CSR theo tôi là ở chỗ đó.
Chúng tôi đã chủ động áp dụng cùng một lúc ISO 9001, ISO 14001, SA 8000 và OHSAS 18001 nhưng không hề cảm thấy áp lực, bởi thứ nhất, cách quản lý của các bộ tiêu chuẩn này khá giống nhau, thứ hai, đây là việc mà chúng tôi tự nguyện làm với mục đích tạo ra hệ thống để phục vụ chính mình chứ không phải để đối phó. Những hệ thống này giúp cho người lao động có môi trường và chính sách làm việc ổn định cho dù có sự thay đổi trong ban lãnh đạo. Những hệ thống này đều có sự kiểm tra và đánh giá định kỳ của bên thứ ba.
CSR chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam bởi phần lớn các doanh nghiệp chưa nhìn thấy lợi ích mà nó mang lại, trong khi khách hàng của họ lại chưa yêu cầu. Tuy nhiên, đây là vấn đề mà Nhà nước cần chủ động. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và ISO 14000 ngày nay đã được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, đó là kết quả của không biết bao nhiêu hội thảo hay khóa huấn luyện do các cơ quan của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. CSR cũng cần được quảng bá bằng cách như vậy. Chúng ta thường tự hào về lợi thế của nguồn lao động rẻ, nhưng nghĩ lại thì có phần cay đắng bởi đó là do công nhân của ta chưa được huấn luyện bài bản, trình độ chuyên môn thấp. Áp dụng chương trình CSR sẽ giúp cho người lao động có sức khoẻ tốt hơn, tay nghề tốt hơn thông qua đào tạo và nhờ đó năng suất lao động tăng một cách bền vững. Tôi kiến nghị với nhà nước và các nhà tài trợ có các chương trình giúp các doanh nghiệp trước mắt là biết đến CSR là gì và các lợi ích của nó, sau đó là tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể áp dụng vào thực tiễn. Tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp nên áp dụng CSR bởi vì nó thật sự có lợi cho chính doanh nghiệp và cho cả cộng đồng.
Hiện nay tại Việt Nam đã có một vài nhân viên xã hội đang thực hiện công tác này, hợp đồng với một tổ chức quốc tế.
Nguyễn Ngọc Lâm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét