29 tháng 8, 2008

Danida hỗ trợ nông dân canh tác nông nghiệp bền vững


Danida hỗ trợ nông dân canh tác nông nghiệp bền vững

Hà Nội (TTXVN) - Sau hai năm triển khai, dự án Phát triển Cộng đồng các dân tộc ít người ở miền Bắc đã giúp gần 8.500 nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi sang phương pháp canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Dự án có tổng kinh phí 1,7 triệu USD do Cơ quan Hợp tác Phát triển Đan Mạch (Danida) tài trợ, được triển khai từ năm 2006 đến 2010 tại 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Mục tiêu của dự án là nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, thông qua việc bồi dưỡng kiến thức về canh tác nông nghiệp bền vững ở miền núi, tăng năng suất lao động.

Theo báo cáo tại buổi sơ kết hai năm triển khai dự án, ngày 4/8, dự án đã giúp nông dân các dân tộc nắm vững về quy trình, kỹ thuật trồng lương thực và hoa màu tiên tiến, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.

Người dân còn được học phương pháp lập kế hoạch phát triển thôn bản và kiến thức phát triển cộng đồng, tự xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đến nay các địa phương đã thành lập 65 nhóm cộng đồng để cùng trao đổi cách thức thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững, tiến tới liên kết thành hiệp hội sản xuất nông sản hàng hoá trong khu vực./.

27 tháng 8, 2008

NHỮNG BƯỚC NGOẶT TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI MỸ


NHỮNG BƯỚC NGOẶT TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI MỸ
ThS. Trần Đình Tuấn
Từ thời cổ đại tới đầu thế kỷ 17.
Có lẽ loài người đã bắt đầu giúp đỡ người khác ngay từ khi họ xuất hiện trên trái đất này. Xu hướng giúp người nghèo, ốm đau, yếu đuối và người già dường như là tính cách bẩm sinh của con người và được tất cả các tôn giáo khuyến khích. Trong Phật giáo, cứu độ chúng sinh là điều đầu tiên trong 6 tiêu chuẩn hoàn thiện giúp con người thoát khỏi bể khổ. Dựa vào kinh Cựu Ước, nguồn gốc của đạo Thiên chúa, đạo Hồi và đạo Do thái, sách Thánh (Talmud) của người Do thái đã mô tả trách nhiệm của người giàu và quyền của người nghèo khi làm phúc. Nó cũng mô tả chi tiết việc hình thành và quản lý quỹ từ thiện. Câu chuyện về chúa Samaritan trong kinh tân ước (Luke, chương 10, từ câu 25-27) là một trong số rất nhiều điều răn dạy về lòng từ thiện của đạo Thiên chúa. Có thể nói rằng truyền thống hoạt động từ thiện tích cực của đạo Thiên chúa đã hình thành nền tảng cho hoạt động xã hội hiện đại tại Âu-Mỹ và trên thế giới. Thuế bố thí cho người nghèo, Al-Zakat, là một trong 5 trụ cột của Hồi giáo(2) quy định rằng những tín đồ Hồi giáo khi nào đạt mức thu nhập hàng năm tối thiểu tương đương với 87.48 g vàng phải đóng góp 2.5% thu nhập của mình cho hoạt động từ thiện. Cột trụ này quan trọng tới mức ở Arap Xeut Bộ thuế và Zakat được thành lập để kiểm soát hoạt động từ thiện bắt buộc. Trong văn hóa Việt Nam, có câu thành ngữ về từ thiện là “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”
Khi xã hội loài người phát triển hơn với sự ra đời của quốc gia, chính phủ được thành lập và hoạt động từ thiện công cũng xuất hiện. Ví dụ: hai nghìn năm trước công nguyên, vua Hammurabi của Babylon (hiện giờ là Irac) có luật bảo vệ góa phụ, trẻ mồ côi và người yếu đuối. Tại Việt Nam, khi xảy ra thảm họa tự nhiên như lũ lụt, mất mùa hoặc đói kém, nhà vua luôn mở kho gạo dự trữ phân phát cho mọi người. Thậm chí cả những ông vua tồi như Lý Cao Tông (1176 – 1210) cũng có hoạt động từ thiện này. Các vị vua được tôn kính như Lý Thành Tông (1054 – 1072) còn cảm thấy thương xót cho những người tù tội và cho phép họ “được ăn hai bữa một ngày và cung cấp chăn và chiếu cói).(3)
Ở Châu Âu, vào thế kỉ thứ 6, tu viện Thiên chúa giáo trở thành trung tâm của hoạt động cứu trợ, đặc biệt tại những vùng nông thôn. Trong suốt thời gian đó, quyền sở hữu đất đai thuộc về vua, quý tộc và nhà thờ. Một phần lợi nhuận thu được từ đất đai và đóng góp của các con chiên đi lễ được dùng để cứu giúp người nghèo trong cộng đồng. Suốt thời kỳ Trung Cổ (4) cũng đã có mạng lưới các bệnh viện. Những bệnh viện này thường được xây dựng gần các tu viện hoặc trên các trục đường chính. Chúng không chỉ chữa bệnh và cấp,thuốc cho người ốm mà còn được coi là nơi trú ngụ cho những người qua đường, trẻ mồ côi, người già…Giữa thế kỉ 14, chỉ riêng nước Anh đã có hàng trăm bệnh viện như thế.
Gần cuối thể kỷ 13, nhu cầu len sợi ngày càng tăng đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp len. Để tăng sản lượng len, đất đai giành cho chăn nuôi cừu tại các trang trại lớn bị thu hẹp lại để đầu tư cho máy móc hiện đại và giống mới. Trước khi có phong trào rào đất, không ai cai quản đất đai và các tá điền nghèo có thể tận dùng các cánh đồng sau khi thu hoạch để nuôi ngỗng, gà, cừu và lợn. Phong trào rào đất có lợi cho ngành công nghiệp len nhưng lại khiến các tá điền nghèo càng nghèo hơn. Tệ hơn thế, ngoài việc mùa màng thất bát, bệnh dịch hạch (1347 – 51) bắt nguồn từ Trung Quốc và lan rộng khắp Châu Á, Âu và Phi đã giết chết ½ dân số Trung Quốc (123 triệu người chết trước bệnh dịch và 65 triệu sau bệnh dịch), 1/3 dân số Châu Âu (75 triệu người chết trước bệnh dịch và 50 triệu sau bệnh dịch), 1/8 dân số Châu Phi (80 triệu trước bệnh dịch, 70 triệu sau bệnh dịch). Tại Anh, trong vòng 2 năm (1348 – 1349), dịch hạch đã cướp đi mạng sống của 4.2 triệu người ( hơn ¼ dân số).
Những biến cố thảm khốc trên cùng với nạn tham nhũng của Nhà thờ công giáo La Mã tại Anh, mối bất hòa giữa vua Henry VIII và Vatican (6) đã khiến nước Anh lâm vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Đói nghèo, lang thang cơ nhỡ, thất nghiệp, ăn xin, trộm cắp gia tăng trong khi hệ thống cứu trợ truyền thống được nhà thờ thành lập đã sụp đổ. Vì vậy, chính phủ phải ra tay hành động và từ thiện công bắt đầu phát triển một cách có hệ thống. Giữa thế kỷ 16, luật thuế từ thiện bắt đầu xuất hiện. Năm 1601, Bộ Luật Người nghèo của nữ hoàng Elizabeth nổi tiếng ra đời và duy trì ảnh hưởng trong vòng gần 250 năm với rất ít sự thay đổi. Luật này thừa nhận quyền được nhận trợ giúp của ba loại người trong xã hội: trẻ em bị bỏ rơi, người khuyết tật, hay còn gọi là người nghèo đáng trân trọng, và cả người khỏe mạnh. Trẻ em bị bỏ rơi được học nghề, người khỏe mạnh được làm việc và người khuyết tật hoặc người nghèo, được nhận trợ cấp bên ngoài (tại nhà) hoặc được được nhận vào nhà tế bần (trong nhà). Mặt khác, luật này qui định những hình phạt nghiêm khắc:cha mẹ, ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng con, cháu, những người khỏe mạnh từ chối lao động sẽ bị bỏ tù, đánh đập, đóng dấu hoặc bị hành hình. Luật cũng quy định rõ ràng trách nhiệm của chính phủ, ở cấp địa phương trong quá trình thực hiện: nghĩa vụ đóng thuế, trừng phạt tội trốn thuế , trách nhiệm của các cán bộ địa phương…Có thể nói rằng Luật Người Nghèo của Nữ hoàng Elizabeth 1601, đã thiết lập hệ thống cứu trợ công đầu tiên do nhà nước quản lí bên cạnh hệ thống cứu trợ truyền thống của nhà thờ.

Luật Người nghèo Elizabeth 1601 và những tác động tới phong trào từ thiện tại Mỹ:
Khi di cư tới vùng đất mới của Mỹ, người Anh đã mang theo phong tục và tập quán của quê nhà, và để giúp người nghèo, họ áp dụng những quy tắc của Luật người nghèo Elizabeth: tại những thành phố lớn như Boston, Philadelphia, người Anh di cư có những nhân viên thu thuế giành cho công tác cứu trợ cộng đồng. Trách nhiệm thi hành Luật Người nghèo giao cho cấp hành chính thấp nhất: thị trấn. Tại các thuộc địa miền Nam, trách nhiệm này thuộc về nhà thờ. Tuy nhiên các thị trấn cũng có những cách làm riêng, ví dụ: mỗi gia đình phải trợ cấp cho người nghèo trong một giai đoạn nhất định trong năm. Năm 1687, thị trấn Hadley, Masachusetts đã gửi một góa phụ tới sống tại rất nhiều gia đình, mỗi nơi trong vòng hai tuần. Một tập quán khác là đấu giá vì người nghèo: bất kỳ ai trả giá thấp nhất sẽ được quyền chăm sóc một người cần sự giúp đỡ.
Số người nghèo gia tăng theo thời gian. Giữa thế kỷ 17, vài cộng đồng bắt đầu cấm những người nhập cư ốm đau, nghèo khó hoặc thất nghiệp. Suốt thời gian này, do ảnh hưởng của thuyết Calvin, lòng căm ghét người nghèo bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là những người khỏe mạnh sống dựa vào trợ cấp xã hội (những người nghèo không đáng trọng). Người da đen và da đỏ được coi như là con của quỷ Satan và không được giúp đỡ. Những đứa trẻ da trắng trong các gia đình nghèo bị tách khỏi cha mẹ và được đưa vào các tổ chức để học nghề.
Cuộc cách mạng giải phóng Hoa Kỳ (1775 – 1793) làm gia tăng số lượng người cực nghèo, trẻ mồ côi và người khuyết tật. Tình hình này cộng thêm với phong trào Thức tỉnh và Khai sáng đã khuyến khích rất nhiều người tham gia vào công tác từ thiện.
Phong trào Thức tỉnh phản bác học thuyết Calvin về những điểm sau: (a) không cái gọi là số phận, do Chúa an bài, (b) không có chuyện Chúa hạn định số người được lênThiên đàng, (c) ngược lại, mọi người đều được Chúa cứu rỗi, điều kiện duy nhất là biết làm theo và sống theo điều răn dạy của Người. Phong trào thức tỉnh đã khiến hoạt động từ thiện không chỉ là công việc của người giàu mà là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội. Sự tham gia rộng rãi của cộng đồng là nhờ vào sự xuất hiện của các nhà nhân ái lỗi lạc, những người có khả năng tuyệt vời trong việc động viên mọi người đóng góp tiền bạc cho hoạt động từ thiện. (7)
Phong trào thức tỉnh được sáng lập bởi các nhà bác học vĩ đại như Isaac Newton, người khẳng định vũ trụ không phải do Chúa tạo ra trong vòng 7 ngày như mô tả trong Kinh Cựu Ước mà hoạt động theo những quy luật bất biến mà con người có thể hiểu được; và John Locke, người tuyên bố rằng không có tội lỗi bẩm sinh, rằng con người sinh ra bình đẳng, chịu ảnh hưởng của môi trường sống và mọi người có thể được cứu giúp trên trái đất này.
Các phong trào Thức tỉnh và Khai sáng khiến phần lớn những người Mỹ tin rằng nghèo khổ không phải là một điều hiển nhiên do Chúa an bài, vậy nên có thể xóa bỏ nó. Phong trào Thức tỉnh và Khai sáng cũng là nền tảng cho một cách nghĩ mới về việc con người sinh ra bình đẳng, người nghèo có quyền tương tự đối với các tài nguyên giàu có của đất nước như những người khác, quyền bầu cử, và nêntách nhà thờ khỏi nhà nước.
Sau khi giành được độc lập, chính phủ liên bang cho phép các bang chăm lo tới những người cần giúp đỡ tại địa phương. Các bang cho phép công dân và các tổ chức tôn giáo đảm nhận nhiệm vụ này. Đây là thời điểm khi nhà nước non trẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mở rộng lãnh thổ về phía tây rộng lớn. Những nguồn tài nguyên vô cùng giàu có của vùng đất mới khiến nhiều người Mỹ trở nên giàu có và tham gia từ thiện sớm trở thành một giá trị được xã hội coi trọng.
Từ cuối thế kỷ 18 tới đầu thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp (1820 – 1870) và làn sóng di dân từ Châu Âu đã làm tăng nhanh số người cực nghèo ở Hoa Kỳ. Hệ thống từ thiện tư nhân bị quá tải và không hiệu quả; và chi phí để duy trì hoạt động của hệ thống này không ngừng tăng lên. Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế cổ điển nổi tiếng ủng hộ nền kinh tế tư bản vận hành theo quy luật cung cầu và không cần sự can thiệp của chính phủ. Adam Smith, David Ricardo, Thomas Malthus… đều ủng hộ mạnh mẽ nguyên tắc “tự do kinh doanh”, cho rằng tất cả sự can thiệp của chính phủ, bao gồm các biện pháp làm giảm số lượng người nghèo và thuế để gây quỹ cho các hoạt động từ thiện là không tốt.
Xu hướng này tạo ra những cảm nhận tiêu cực về người nghèo diễn ra không chỉ ở Mỹ mà còn ở Anh quốc. Năm 1834, chính phủ Anh thông qua Luật Người nghèo sửa đổi nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động từ thiện. Một ủy ban giám sát quốc gia được thành lập để kết hợp với các giáo xứ nhằm tổ chức tốt hơn hoạt động cứu trợ. Sự giúp đỡ cộng đồng giành cho người khỏe mạnh bị cấm, giảm thuế, giảm các khoản chi cho từ thiện và mức sống tối thiểu của lao động công nhật được bảo đảm cao hơn so với những người nhận trợ cấp công cộng. Ủng hộ xu hướng chung này của xã hội, thủ tướng Benjamin Disraeli tuyên bố rằng “nghèo là có tội” ở Anh.
Có nhiều nhân tố góp phần làm tăng ác cảm đối với người nghèo. Một trong số đó là giáo lý của đạo Tin lành: người giàu phải giúp người nghèo, nhưng người nghèo phải làm việc chăm chỉ. Thật đáng tiếc là tất cả những người tàn tật nghèo khổ bị thất nghiệp đều bị coi là lười biếng và tỏ ra thương hại hoặc giúp đỡ họ là chống lại ý muốn của Chúa trời. Một nhân tố quan trọng khác là sự di cư ồ ạt của người Ailen và Đức, những người tới Mỹ mang theo tôn giáo khác ( Đạo Công giáo La mã) và cả tư tưởng lạc hậu của Châu Âu (người nghèo có quyền nhận sự giúp đỡ nên không phải bày tỏ lòng biết ơn đối với người giúp mình). Những người di cư này sống tụ tập tại các khu ổ chuột của các thành phố lớn. Họ rất nghèo và cách sống của họ tạo khiến người khác ác cảm: uống rượu, hành động bừa bãi, phong tục và tôn giáo khác biệt…. Do đó, người Mỹ có sự ác cảm đối với người nhập cư, và họ tin rằng thuế giành cho quỹ tư thiện là điều phi-tôn giáo. ( Người cơ đốc giáo tự nguyện đóng góp cho hoạt động từ thiện và họ không bị buộc phải làm như vậy.)
Trong bối cảnh xã hội như thế, bản báo cáo của Yates được gửi tới các nghị sĩ quốc hội New York năm 1824 (John Van Nesh Yates, bộ trưởng ngoại giao của New York). Bản báo cáo này sau đó đã dẫn tới việc thành lập Đạo luật Người nghèo hạt New York . Đạo luật này: (a) chấm dứt tất cả các hoạt động cứu giúp người nghèo tại nhà (cứu trợ bên ngoài nhà tế bần); (b) xây dựng cơ sở từ thiện cho những người cần giúp đỡ (cứu trợ bên trong); (c) loại bỏ những cá nhân khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 tới 50 khỏi danh sách đối tượng được cộng đồng trợ giúp; (d) đưa trẻ em bị bỏ rơi, người già, người tàn phế tới các cơ sở từ thiện công cộng do chính phủ quản lý; (e) giao trách nhiệm từ thiện cho các hạt, chứ không phải thị trấn như trước.
Đạo luật Người nghèo hạt New York tạo ra sự cần thiết phải phân loại những đối tượng cần giúp đỡ: trại mồ côi, trại dưỡng lão, bệnh viện tâm thần và trại cải tạo giành cho tội phạm chưa tới tuổi thành niên…(8). Giai đọan này là thời kì Dorothy Lynde Dix với những hoạt động khoa học và cách mạng không mệt mỏi của mình đã thay đổi sâu sắc cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần ở Mỹ. Nhờ những nỗ lực này, giữa thế kỷ 19, bang Massachusetts ban hành luật quy định trách nhiệm xây dựng và duy trì các bệnh viện giành cho bệnh nhân tâm thần. Từ Massachusetts, Dorothy Dix mở rộng cuộc vận động tới các bang khác, ủng hộ tích cực cho dự luật liên bang cấp thêm 10 mẫu Anh cho các bang, thêm vào 135 triệu mẫu Anh đã được cấp, để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Sau một cuộc đấu tranh lâu dài, dự luật này cuối cùng cũng được quốc hội thông qua năm 1854; tuy nhiên nó bị tổng thống Franklin Pierce phủ quyết vì ông cho rằng hành động này trái luật. Ông đã viết rằng :“Tôi không thể tìm thấy Hiến pháp có qui định việc cho phép chính phủ liên bang trở thành người phát chẩn vĩ đại trong hoạt động từ thiện công trên toàn lãnh thổ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”
Sau vài năm hoạt động, các cơ sở từ thiện được chính quyền bang xây dựng để chăm sóc cho người nghèo và trẻ em bị bỏ rơi sớm trở thành “địa ngục trần gian”, “nghĩa địa xã hội”…khi được mô tả chi tiết trong văn học thời kỳ đó.
Niềm tin vào các nguồn lực vô hạn của đất nước, và đói nghèo là kết quả của các thói xấu của cá nhân: sự lười biếng, vô đạo đức, vô thần. Do đó, tầng lớp trung lưu của Mỹ bắt đầu một chiến dịch để giáo dục đạo đức cho người nghèo. Năm 1843, Hiệp hội Cải thiện Điều kiện sống cho Người nghèo (AICP) được thành lập đầu tiên tại New York. Phần lớn thành viên của AICP là tầng lớp trung lưu, những con chiên ngoan đạo của đạo Tin lành. Mục tiêu của họ giúp đỡ người nghèo không phải là ban phát đồ cứu trợ mà là mang lại tình yêu, sự kính trọng và đặc biệt động lực để người nghèo nâng cao đạo đức, sống thanh đạm, làm việc chăm chỉ và làm theo lời răn của Chúa, thôi say xỉn, cờ bạc…để thoát khỏi đói nghèo.
Từ niềm tin mang giản đơn đó, phong trào AICP nhanh chóng lan rộng sang các bang khác, nó cũng nhanh chóng nhận ra rằng thói xấu của cá nhân không phải là nguyên nhân duy nhất, hay chính yếu của đói nghèo; thay vào đó, nền kinh tế, xã hội, môi trường chính trị…là những lý do chính hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của người nghèo. Những nhà tư tưởng vĩ đại như Robert Owen, Mathew Carey, Sarah Hale, Joseph Tuckerman, Karl Max… đưa ra những cách suy nghĩ mới về người nghèo. AICP sớm bắt đầu có những hoạt động thiết thực hơn như: (a) xem xét các nguyên nhân môi trường của đói nghèo; (b) hỗ trợ tài chính, việc làm, thuốc men và nhà tắm công cộng, (c) xóa bỏ khu nhà ổ chuột, (d) xây dựng khu dân cư mới, (e) ủng hộ cải cách xã hội…Những hoạt động này dẫn tới sự phát triển ban đầu của một nghề nghiệp mới: công tác xã hội.

Sự hình thành các phong trào từ thiện khoa học tại Mỹ:
Cuộc nội chiến ác liệt những năm 1861 – 1865 đã tạo ra những nhu cầu to lớn về công tác xã hội tại Mỹ: hàng triệu góa phụ và trẻ mồ côi, các cựu chiến binh bị tàn phế, những nô lệ mới được giải phóng, những người không được học hành và không có các kỹ năng nghề nghiệp bùng nổ trên khắp miền Nam và tìm kiếm việc làm và sự giúp đỡ…Vì vậy, nhu cầu này khiến hoạt động từ thiện tư nhân quá tải, và chính phủ buộc phải tiến hành trợ giúp cộng đồng ở qui mô lớn. Tháng 3/1865, hai tháng trước khi nội chiến chấm dứt, Quốc hội đã thành lập Bộ chiến tranh về Người tị nạn, Nô lệ Tự do và Vùng đất bị bỏ hoang. Đây là cơ quan phúc lợi xã hội đầu tiên của chính quyền liên bang. Tuy nhiên đáng tiếc là do xung đột giữa quyền hành pháp và tư pháp (tổng thống Andrew Johnson liên tiếp phủ quyết luật thành lập cơ quan này và Quốc hội liên tục bác bỏ quyền phủ quyết này), cơ quan hoạt động hiệu quả này đã bị bãi bỏ sau 6 năm hoạt động. Từ 1872, Hoa Kỳ quay lại với hệ thống cũ với việc các bang tự giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội. Đây là bước quan trọng trong lịch sử phúc lợi xã hội của Hoa Kỳ. Phải mất tới hơn 50 năm cho tới khi dự luật An sinh xã hội năm 1935 cho phép chính quyền liên bang nắm giữ vai trò dẫn đầu trong phúc lợi xã hội. Vì các bang có đạo luật riêng, công tác xã hội rất yếu kém trong khâu tổ chức và phối hợp. Điều này dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả, tham nhũng và lãng phí tài nguyên. Tình trạng này buộc các hội từ thiện tư nhân và công cộng phải cải cách, tái cơ cấu và sáp nhập các tổ chức nhỏ thành những tổ chức lớn hơn.
Trong suốt thời kỳ này, niềm tin rằng đói nghèo là hậu quả trực tiếp của các thói xấu cá nhân lại tái xuất hiện. Niềm tin này được củng cố bởi lý thuyết khoa học giả tạo của Herbert Spencer về “chủ nghĩa Darwin xã hội” hay “ tiến hóa để sinh tồn” và học thuyết “không can thiệp” lên án mọi sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế.
Mối ác cảm trên giành cho người nghèo và vấn đề tham nhũng của các tổ chức từ thiện do chính phủ điều hành bởi dẫn tới sự sụp đổ từ từ của hệ thống phúc lợi công cộng. Từ thập kỷ 1870 chính quyền bang chỉ duy trì trách nhiệm chăm sóc trẻ bị bỏ rơi, người già, và người tàn tật trong các cơ sở từ thiện. Ngoài các cơ sở này, những người cần giúp đỡ phải phụ thuộc vào gia đình, bạn bè, hàng xóm, nhà thờ…trước khi được đưa vào các hội từ thiện tư nhân.
Cuộc suy thoái kinh tế thập kỉ 1870 đã cho thấy sự yếu kém của hệ thống phúc lợi xã hội và người dân nổi loạn ở khắp nơi. Năm 1877, quân đội bang và liên bang được huy động để dẹp các cuộc bạo loạn tại nhiều thành phố lớn. Người Mỹ bắt đầu nhận thức được rằng hoạt động cứu trợ được tổ chức yếu kém gây thiệt hại nhiều hơn là giúp đỡ xã hội. Nhận định này dẫn tới phong trào Hội Tổ chức Từ thiện (COS) và nguyên tắc hoạt động từ thiện khoa học.
Lấy mô hình từ COS London thành lập vài năm trước đó, Josephine Shaw Lowell, một trong những lãnh tụ của phong trào đã thiết lập COS New York tại Buffalo năm 1882. Tới cuối thế kỷ, đã có 138 COS trên khắp đất nước. Với niềm tin mãnh liệt rằng trợ giúp nhân đạo không cần phải điều tra giống như việc bác sĩ kê đơn mà không chẩn đoán bệnh, COS đã gửi “sứ giả thiện chí” tới mỗi gia đình cần giúp đỡ, tìm hiểu từng trường hợp để phân loại nguyên nhân của sự nghèo túng và từ đó khiến hoạt động từ thiện trở thành việc xuất phát từ trí óc hơn là trái tim. Nền tảng của phong trào COS là niềm tin rằng con người có trách nhiệm với cuộc sống cá nhân và thói vô đạo đức, lười biếng cũng như sự giúp đỡ theo kiểu đổ đồng là hành động tội lỗi. Do phần lớn các nhà lãnh đạo phong trào đồng thời là những nhà lãnh đạo kinh tế, phương pháp quản lý của họ được dùng để tổ chức và quản lý hoạt động nhân đạo. Phương pháp tiến hành một cuộc điều tra toàn diện cho từng trường hợp của COS dẫn tới sự phát triển của phương pháp “nghiên cứu trường hợp” và môn Công tác Xã hội trong giáo dục sau đại học tại Mỹ.
Không hài lòng với phương pháp cứng rắn, vô cảm của phong trào COS, các nhà lãnh đạo khác của công tác từ thiện Mỹ, trong đó có Jane Addams, đã thành lập Hull House tại Chicago năm 1889 (theo mô hình Toynbee Hall, London 1884). Đó là căn nhà đầu tiên trong phong trào nhà định cư tại Mỹ. Để có hiệu quả, những người làm công tác định cư đã chuyển tới sống tại các khu ổ chuột, sống nghèo khổ như người dân ở đó và làm việc với họ để thay đổi cả khu dân cư và nâng cao chất lượng cuộc sống của những người cần giúp đỡ. Từ Hull House tại Chicago, phong trào nhanh chóng lan rộng. Năm 1910, có khoảng 400 căn nhà định cư khắp nước Mỹ. Phong trào đã cải thiện thành công cuộc sống của nhiều người nghèo, xây dựng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, thư viện, lớp học quyền công dân, văn phòng giới thiệu việc làm…Sau đó, phong trào định cư tham gia vào các hoạt động lớn hơn như đấu tranh cho chế đô làm việc 8 tiếng ngày, 6 ngày trong tuần, nghiêm cấm lao động trẻ em, thành lập tòa án vị thành niên đầu tiên trên thế giới tại hạt Cook, Chicago, dọc theo tuyến phố từ Hull House…
Do sự khác biệt lớn trong triết lí và phương thức hoạt động, có rất nhiều điểm khác trong hai phong trào này. COS coi phong trào định cư là cảm tính và không khoa học trong khi phong trào định cư chỉ trích COS là quá lạnh lùng, không có tình người và keo kiệt, gia trưởng và duy lí…Trên thực tế, cho dù chúng rất khác biệt, hai phong trào này đều đóng góp cho sự phát triển của nghiên cứu trường hợp, và tiếp đó là sự phát triển của một nghề nghiệp mới. Tới đầu thế kỷ 20, hai phong trào này bắt đầu hợp tác và trên thực tế kết hợp thành “công tác xã hội”
Đạo luật An sinh Xã hội 1935:
Ra đời trong cuộc đại suy thoái thế giới 1929 – 1939, Đạo luật An sinh Xã hội 1935 đánh dấu một bước chuyển lớn của chính quyền liên bang Mỹ. Đạo luật này chấm dứt hoàn toàn chính sách không can thiệp của chính quyền liên bang ra đời từ trước khi giành độc lập và bắt đầu tham gia vào phúc lợi xã hội ở mức độ rộng lớn, phổ biến và thường xuyên. Được bổ sung sau rất nhiều sửa đổi, đạo luật an sinh xã hội giờ đây bảo đảm thu nhập tối thiểu và ổn định cho người già, người về hưu, người tàn tật, bệnh nhân tâm thần, góa phụ, và trẻ em (con của những người có đóng góp cho quỹ an sinh xã hội trước khi chết) và chăm sóc y tế cho người già.
Đặt trụ sở tại Baltimore, Maryland, gần thủ đô Washington, Cục an ninh xã hội có 62000 nhân viên, 10 văn phòng khu vực và 1300 văn phòng địa phương. Năm 2004, cơ quan này chi trả 500 tỉ đô la cho những người hưởng lợi từ Đạo luật anh ninh xã hội. So với hệ thống an sinh xã hội của nhiều nước phát triển khác, Đạo luật an sinh xã hội Mỹ có nhiều điểm yếu; ngoài trừ điều đó, đây là quỹ an sinh xã hội lớn nhất thế giới và Cục an sinh xã hội là cơ quan có ngân quỹ lớn nhất trong chính phủ Mỹ. (10 )
Ngân sách cho an sinh xã hội thu từ thuế dựa trên bảng lương, do người làm và chủ sử dụng lao động đóng góp (50% mỗi bên). Vì nhiều lí do, quỹ an sinh xã hội hiện tại đang có nguy cơ sụp đổ khi thế hệ bùng nổ dân số nghỉ hưu đồng loạt trong thập kỷ tới (11) và làm thế nào để cứu quỹ này luôn là chủ đề của những cuộc tranh luận gay gắt của nước Mỹ hiện nay. Các nhà phê bình Đạo luật an sinh xã hội đã chỉ ra một số vấn đề sau:
1. Nguyên lý “trả tiền cho đến khi qua đời” không giúp việc duy trì khoản tiền đóng góp của thế hệ trước để trang trải chi phí ngày càng tăng của thế hệ hiện nay và sau này
2. Cam kết của chính phủ chi trả mức trợ cấp ngày càng cao cho số lượng người nhận trợ cấp ngày càng tăng mà không cần tính đến nhu cầu hoặc biện pháp thực tế nào để đảm bảo.
3. Nó không bao quát được những người thuộc đáy của xã hội: những người rất nghèo không làm đủ thời gian để được hưởng trợ cấp hoặc chẳng làm gì cả (những người nghèo khỏe mạnh).

Tuy nhiên, Đạo luật an sinh xã hội đóng vai trò cốt yếu trong việc giảm đáng kể số lương người già nghèo khó tại Mỹ: từ 35% năm 1959 xuống 10% như hiện nay.

Sự phát triển của công tác xã hội với tư cách là một nghề:
Ngay sau khi cuốn “Xã hội học năng động” của Lester Frank ward được xuất bản năm 1883, các khóa học xã hội học được mở ra tại nhiều trường cao đẳng và đại học tại Mỹ, và công tác xã hội được xem là một phần ứng dụng của xã hội học. Các nhà công tác xã hội nhanh chóng nhận ra rằng công việc của họ đòi hỏi kiến thức không chỉ từ xã hội học mà còn liên quan tới kinh tế, tâm lý, luật, sinh học…Do đó, công tác xã hội bắt đầu chia tách khỏi xã hội học và “khoa công tác xã hội” đầu tiên được thành lập năm 1898 khi COS New York tổ chức Trường học Mùa hè cho tổ chức từ thiện với chương trình bồi dưỡng thường niên trong vòng 6 tuần giành cho các nhân viên công tác xã hội đã làm việc trong ngành.(12)
Vài năm sau đó, chương trình được thiết kế lại và kéo dài trong một năm, giành cho các sinh viên trong lĩnh vực cồng đồng và trường được đổi tên thành “Trường Phúc lợi New York”. Năm 1910, chương trình lại được kéo dài thành 2 năm. Năm 1919, trường lại đổi tên thành Trường Công tác Xã hội New York và sau đó trở thành Trường Sau Đại học Công tác Xã hội của Đại học Columbia.
Năm 1907, lãnh đạo của phong trào định cư cũng giúp đỡ thành lập Khoa Nghĩa vụ Công dân và Phúc lợi Chicago, vào năm 1920, trở thành Trường Công tác Xã hội Đại học Chicago. Đến năm 1910, các trường công tác xã hội được thành lập tại năm thành phố lớn nhất Mỹ.(13)
Ngoài những mốc phát triển này, những câu hỏi về tính chuyên nghiệp của công tác xã hội vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Năm 1915, trong một bài trình bày tại Hội nghị Quốc gia, sau này nhanh chóng trở nên nổi tiếng, có nhan đề “Liệu công tác xã hội có phải là một nghề nghiệp không?”, tiến sĩ Abraham Flexner, một trong những nhà giáo dục có ảnh hưởng nhất tại Mỹ trong nửa đầu thế kỷ 20 đã trả lời hùng hồn rằng “Không”. Lý do: công tác xã hội không đòi hỏi một phương pháp hoặc kỹ năng chuyên biệt nào; bất kỳ ai với một trái tim nhân hậu và kiến thức chung về các nguồn lực trong cộng đồng đều có thể làm công tác xã hội.
Nhận định của Flexner là một đòn giáng mạnh vào nghề công tác xã hội non trẻ. Thật may mắn, hai năm sau, năm 1917, cuốn “Nghiên cứu xã hội” của Mary Richmond được xuất bản.(14) Bất chấp sự thật rằng nó không bao trùm kiến thức mới của Sigmund Freud trong lĩnh vực tâm lý, và không đưa ra bất kỳ biện pháp nào, tác phẩm dày 500 trang của Mary Richmond cung cấp cho người đọc sự mô tả chi tiết về tất cả các tình huống cuộc sống có thể xảy ra cho các đối tượng của công tác xã hội , và phương pháp khoa học bà sử dụng để thu thập thông tin cá nhân cho từng trường hợp nghiên cứu. “Nghiên cứu xã hội ” thỏa mãn tất cả các yêu cầu khoa học bao gồm cả những yêu cầu của Abraham Flexner. Vì vậy nó nhanh chóng chứng minh rằng công tác xã hội không còn nghi ngờ gì nữa là một nghề nghiệp.
Tháng 4/1917, Mỹ tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về công tác xã hội do chiến tranh tạo ra, Hội chữ thập đỏ Mỹ thành lập 15 trường đại học để đào tạo các nhân viên công tác xã hội và Mary Richmond được mời viết học liệu. Sự chịu đựng cực đoan cá nhân và những đóng góp mới của Freud trong lĩnh vực tâm lý đã giúp thay đổi công tác xã hội từ xu hướng kinh tế xã hội cũ thành xu hướng tâm lý cá nhân, và năm 1918, Đại học Smith(15) mở khoa công tác xã hội tâm thần, cung cấp khóa bồi dưỡng 6 tháng cho các bác sỹ tâm thần phục vụ trong các đơn vị quân y.
Phong trào sức khỏe tâm thần những năm 1920, nỗi ám ảnh của thế giới với thuyết tâm lý của Freud và kinh tế phát triển đã đưa công tác xã hội tâm lý và nghiên cứu trường hợp lên vị trí thống trị trong khi công tác xã hội cộng đồng bị bỏ rơi(16). Sự sụp đổ của nền kinh tế Mỹ năm 1929 dẫn tới cuộc đại suy thoái toàn cầu giai đoạn 1929 – 1939 đã đưa công tác xã hội đi theo hướng phát triển đúng, cân bằng giữa công tác xã hội vi mô, vĩ mô và mức trung bình.
Năm 1920, để thành lập tiêu chuẩn chung cho việc đào tạo công tác xã hội tại Bắc Mỹ (Canada và Hoa Kỳ), Hiệp hội Trường Đào tạo Công tác Xã hội chuyên nghiệp được thành lập. Sau nhiều lần đổi tên, năm 1952, tổ chức này trở thành Hội đồng các trường Đào tạo Công tác Xã hội, chức năng là thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn của các khóa học, cung cấp bằng cử nhân và thạc sĩ về công tác xã hội.
Năm 1955, Hiệp hội quốc gia của các nhà công tác xã hội (NASW) được thành lập. Với trụ sở tại thủ đô Washington và hơn 150.000 nhân viên, đây là tổ chức lớn nhất giành cho các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp trên thế giới. NASW tuyên bố trên website rằng công việc của Hiệp hội là “thúc đẩy phát triển chuyên nghiệp và sự phát triển của các thành viên, tạo và duy trì các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cũng như ủng hộ cho các chính sách xã hội đúng đắn.”
Năm 2006, theo Cục Thống kê Lao động,Bộ Lao động Mỹ, có khoảng 595,000 nhân viên công tác xã hội trên nước Mỹ. Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, các nhà công tác xã hội làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các cơ sở phúc lợi trẻ em, các cơ sở cai nghiện, trường học, bệnh viện, nhà tù, tòa án, hoạt động tư nhân…và thậm chí cả trong quân đội. Các nhân viên công tác xã hội không chỉ phục vụ người nghèo, ốm đau, người già mà còn tất cả mọi người trong xã hội, kể cả những người ở Toà án Gia đình để xin quyền nuôi con, nhận con nuôi, hoặc trong tư vấn riêng. Nhu cầu đối với nhân viên công tác xã hội ngày càng tăng, đặc biệt trong lĩnh vực tâm thần, lạm dụng các chất kích thích và lão khoa.
___________________________________
(1) Sáu điều hoàn thiện: 1. Làm từ thiện; 2. Làm theo các điều răn; 3. Kiên nhẫn và giữ bình tĩnh khi bị xỉ nhục; 4. Nhiệt huyết và phát triển; 5. Thiền; 6. Khôn ngôn, sức mạnh phân biệt phải trái.
(2) 1. Al-Shahadah: Allah là vị thánh duy nhất và Muhammad là nhà tiên tri. 2. Cầu nguyện năm lần 1 ngày quay mặt về thánh địa Mecca. 3. Al-Siyam: Không ăn, không uống và quan hệ nam nữ từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn trong tuần chay Ramadan 4. Al-Zakat: Làm bố thí từ thiện để giúp người nghèo. 5. Al-Haji: Hành hương về Mecca ít nhất một lần trong đời trừ phi không có đủ sức khỏe hoặc tài chính.
(3) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hanoi 1993, tập I, trang 271.
(4) Từ sau khi Đế chế Phương Tây La Mã sụp đổ thế kỉ 5 đến thế kỉ 15 thời kì Phục hưng.
(5) Cuối thế kỉ 19, khi phòng trào rào đất hoàn tất, những nông dân nghèo không có đất phải bỏ nông thôn, di cư về thành phố, tham gia lực lượng lao động rẻ và đóng góp khá lớn cho cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
(6) Dẫn đến sự kiện Giáo hoàng Clement VII tuyệt giao với Vua Henry VIII và nhà vua tịch thu đất của nhà thờ, phá hủy tu viện, và dùng vật liệu để xây một bức tường phòng thủ để ngăn giáo hoàng và đồng minh Tây Ban Nha và Pháp của phe giáo hoàng. Sự kiện này còn dẫn đến việc thành lập Nhà thờ Anh quốc tách khỏi Vatican.
(7) Điển hình là George Whitefield, người đã khiến cho Benjamin Franklin, một người nổi tiếng là cẩn thận về tiền nong, phải dốc túi, đầu tiên là “một ít tiền xu lẻ, sau đó là ba, bốn đồng đô la bạc và, sau đó là năm đồng vàng” như lời Franklin kể lại trong cuốn tự truyện.
(8) Nhà cho Tội phạm Vị Thành niên, trại cải tạo cho trẻ em vị thành niên đầu tiên của Mỹ được xây dựng vào năm 1824 tại thành phố New York.
(9) Một mẫu= 4047 m2
(10) Nhiều hơn ngân sách của Bộ Quốc phòng (nguồn ngân sách lớn thứ hai của chính phủ Mỹ). Trong năm 2004, Bộ Quốc phòng có 2.3 triệu quân (bao gồm cả lính gác và dự bị) và 700000 nhân viên, ngân sách lên tới 401.7 tỉ đô.
(11) Những người sinh trong khoảng 1946-1964, khoảng 76 triệu người, được gọi là thế hệ có ảnh hưởng nhất, giàu nhất, và đông nhất trong lịch sử nước Mỹ.
(12) Có 27 nhân viên xã hội theo học khóa đầu tiên của trường.
(13) Đại học San Jose State, đại học công có lịch sử lâu đời nhất ở Bờ Biển Tây thành lập năm 1857; các khóa học công tác xã hội bắt đầu được tổ chức năm 1939 tại khoa xã hội học. Khoa công tác xã hội được thành lập năm 1969.
(14) Sinh tại Belleville, Illinois, năm 1861, Mary Richmond (1861-1928) là mồ côi cha mẹ; bà lớn lên trong nghèo đói, bệnh tật, bà tham gia các hoạt động từ thiện từ khi còn trẻ và trở thành một trong những nhà lãnh đạo nổi bật của phong trào COS. Các học giả coi bà là người sáng lập của nghề công tác xã hội tại Mỹ.
(15) Trường Nữ sinh Mỹ nổi tiếng ở Northampton, Massachusetts, thành lập năm 1971, là trường nữ sinh lớn nhất trong “7 chị em” (7 trường nữ sinh ở Đông Bắc Mỹ, hiện nay chỉ còn lại năm trường vì Radcliff sáp nhập với Harvard và Vassar cho phép cả nam sinh nhập học.
(16) Công tác Xã hội vi môn, hoặc gọi là nghiên cứu trường hợp, giúp đối tượng thay đổi thích nghi với môi trường để sống tốt hơn. CTXH cấp vĩ mô và tầm trung, hay còn gọi là công tác xã hội cộng đồng, nhằm thay đổi môi trường để người sống trong môi trường đó có cuộc sống tốt hơn (CTXH vĩ mô mong muốn cỉa thiện xã hội ở cấp chính sách, CTXH tầm trung nhắm vào cộng đồng, khu dân cư, nhóm và tổ chức..)
_____________________________________
Tài liệu tham khảo
-Trattner, Walter I. “From Poor Law To Welfare State A History of Social Welfare in America”, Six Edition, New York, The Free Press, 1998.
-“Lịch Sử Việt Nam”, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1989.
-O’Neill, June. “The Trust Fund, the Surplus, and the Real Social Security Problem” The Cato Project On Social Security Privatization, SSP # 26, April 9, 02.
-Dilley, Patricia E. “Taking Public Rights Private: The Rhetoric and Reality of Social Security Privatization” Boston College Law Review, volume 41, Sept. 2000.
-Dinitto, Diana M. “Social Welfare Politics And Public Policy”, Fifth Edition, Needham Heights, MA, Allyn & Bacon A Pearson Education Company, 2000.

TỔ CHỨC THỰC HÀNH THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI - TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN


TỔ CHỨC THỰC HÀNH THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI - TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN
TS. Bùi Thị Xuân Mai, Trưởng khoa Công tác xã hội
Trường Đại học Lao động – Xã hội

Con người là tổng thể của 3 yếu tố: Sinh lý - Tâm lý - Xã hội. Khi mắc phải bệnh về sinh lý con người cần sự can thiệp của bác sỹ với chuyên môn nghề y. Khi có khủng hoảng về tâm lý con người cần tới can thiệp của nhà tâm thần học với chuyên môn nghề tâm lý. Khi con người có vấn đề về quan hệ xã hội, thiếu việc làm, thất học, khó khăn về kinh tế, sự già nua hay khuyết tật… thì họ cần tới cán bộ xã hội với chuyên môn nghề công tác xã hội.
Công tác xã hội là một nghề, hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi và phát triển xã hội. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng c¬ờng năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội giúp con người phát triển hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân (Đại hội liên đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế, Canada năm 2004).
Công tác xã hội phát triển theo hướng chuyên nghiệp qua một chiều dài lịch sử. Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX công tác xã hội mới chỉ sơ khai nh¬ những hoạt động từ thiện và nó dần cải tiến các kỹ năng trợ giúp (đặc biệt ở Anh và Mỹ). B¬ớc sang giai đoạn từ 1981 đến 1940 dưới tác động của sự cải tổ xã hội một xu hướng chuyển đổi từ những hoạt động trợ giúp cá nhân sang phúc lợi xã hội do chính phủ can thiệp đã tạo nên cơ sở cho việc chuyên môn hoá công tác xã hội. Các dịch vụ trợ giúp xã hội hỗ trợ các cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vấn đề được thực hiện bởi những người được gọi là cán bộ xã hội hoặc nhân viên xã hội (tiếng anh là Social worker). Họ là người được đào tạo, trong hoạt động thực tiễn họ ứng dụng lý thuyết khoa học hành vi con người và kiến thức xã hội khác để trợ giúp các nhóm đối t¬ợng có hoàn cảnh khó khăn thu thập thông tin, đánh giá và khám phá giải pháp. Từ sau những năm 1940 sự phát triển nhanh chóng của khoa học xã hội và hệ thống an sinh xã hội ở nhiều nước đã góp phần phát triển kinh tế và giảm bớt tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời bấy giờ. Điều này đặt ra yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động trợ giúp xã hội. Vai trò nghề công tác xã hội và đào tạo công tác xã hội ngày càng được khẳng định. Hiệp hội Công tác xã hội Quốc tế chuyên nghiệp (International Federation of Social Work - IFSW) hiện có trên 500.000 thành viên là cán bộ xã hội chuyên nghiệp từ 78 nước trên thế giới, Hiệp hội các trường đào tạo Công tác xã hội thế giới (International Association of Social Work Schools - IASSW) với sự tham gia của hàng trăm trường từ 80 quốc gia là minh chứng cho sự chuyên môn hoá và phát triển nhanh chóng của nghề nghiệp này. Các cán bộ xã hội chuyên nghiệp làm việc ở nhiều lĩnh vực trong xã hội như¬ các cơ quan an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bệnh viện, trường học, cơ quan tư¬ pháp (toà án, nhà tù..) đã và đang góp phần tạo nên sự bền vững và tính phòng ngừa cao của các chính sách, chương trình hay dịch vụ an sinh xã hội. Họ được trang bị các kiến thức về chính sách xã hội, an sinh xã hội, lý thuyết về hành vi con người và môi trường, các kỹ năng trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng, thái độ đạo đức nghề nghiệp. Họ được đào tạo ở các trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ.
Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng, do vậy đào tạo CTXH là đào tạo tay nghề chứ không phải là đào tạo khoa học hàm lâm. Lịch sử CTXH cho thấy, hoạt động CTXCH phát triển từ thực tiễn trợ giúp xã hội. Những đúc kết hoạt động thực tiễn làm phong phú thêm lý luận của nó. Cán bộ xã hội sử dụng các học thuyết trong tâm lý học, xã hội học và các khoa học khác để tìm kiếm, giải thích những ảnh h¬ởng và tác động của các vấn đề xã hội tới thực tiễn đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân gia đình hay cộng đồng. Họ sử dụng các kỹ năng CTXH vào giúp đỡ giải quyết khó khăn mà cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp phải trên nền tảng thái độ đạo đức nghề nghiệp đã được thấm nhuần ngay từ khi còn là sinh viên theo học ngành nghề này. Do vậy, chương trình đào tạo CTXH bao gồm cả lý luận và thực hành. Người học CTXH để được cấp bằng CTXH dù là cử nhân hay thạc sỹ đều phải thực hành để rèn luyện các kỹ năng làm việc với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng. Trong chương trình đào tạo của các trường CTXH trên thế giới thời lượng thực hành cho hệ cử nhân không dưới 450 giờ, cho đào tạo thạc sỹ trên dưới 900 giờ. Đơn cử tại trường đại học Regina Canada sinh viên CTXH hệ cử nhân ít nhất phải có 700 giờ thực hành t¬ơng đ¬ơng với 20 tuần. Thời gian giành cho thực hành chiếm 35% toàn thời gian của các môn chuyên nghiệp.
Ngay trong thời gian học tập, thực hành, thực tập CTXH đã giúp sinh viên hình thành và phát triển thái độ đạo đức nghề nghiệp một cách vững chắc. Chỉ khi thâm nhập vào thực tiễn người học mới kiểm nghiệm được chính xác điều gì nên và không nên làm và theo đuổi nó trong quá trình hành nghề.
Khi thực hành phương pháp làm việc với cá nhân, gia đình trên cơ sở kiến thức nền tảng về hành vi con người sinh viên rèn luyện những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trợ giúp cá nhân, gia đình, các kỹ năng đánh giá vấn đề, kỹ năng tham vấn, kỹ năng truyền thông, vãng gia, ghi chép phúc trình... trong các hoạt động trợ giúp trục tiếp.
Trong quá trình thực hành phương pháp CTXH nhóm sinh viên ứng dụng những hiểu biết về năng động nhóm vào các hoạt động thực tiễn để phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm, học hỏi cách thức tổ chức và vận hành hoạt động nhóm, sử dụng kỹ thuật t¬ơng tác nhóm để tạo ra thay đổi cho mỗi cá nhân trong nhóm và toàn bộ nhóm...
Việc thâm nhập cộng đồng giúp cho sinh viên nối kết những lý thuyết về phát triển cộng đồng vào các hoạt động tìm hiểu đánh giá nhu cầu cộng đồng, điều phối người dân tự xác định được vấn đề ¬u tiên cần đựơc giải quyết, trợ giúp người dân xây dựng dự án cộng đồng, giúp người dân thay đổi, giúp cộng đồng đi từ một cộng đồng yếu kém thành cộng đồng mà người dân được trang bị năng lực hợp tác, biết phát huy tiềm năng nội lực để cùng nhau giải quyết vấn đề.
Học CTXH là sinh viên phải học ở cả trên giảng đ¬ờng và học tại cơ sở. Do vậy người thầy giảng dạy cho sinh viên bao gồm cả người thầy trên lớp học – người th¬ờng được gọi là các giảng viên, giáo s¬ và người thầy tại hiện trường – người th¬ờng được gọi là người hướng dẫn thực hành hay kiểm huấn viên cơ sở. Vai trò của cả hai người thầy này cũng nh¬ những điều kiện thiết yếu cho học tập lý thuyết cũng nh¬ thực tiễn đều quan trọng nh¬ nhau. Thiếu một trong hai khía cạnh trên cơ sở đào tạo sẽ không đạt được mục tiêu của đào tạo CTXH, người học sẽ không thu nhận được những kiến thức, kỹ năng CTXH cần có. Chính vì vậy, khi triển khai đào tạo các trường CTXH trên thế giới không chỉ chú trọng tới giáo trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên mà còn đặc biệt coi trọng việc xây dựng chương trình, quy trình, qui định về thực hành, thực tập cùng với đội ngũ cán bộ hướng dẫn, kiểm huấn viên và mạng l¬ới cơ sở thực hành.
ở Việt Nam nghề Công tác xã hội còn là khái niệm khá mới mẻ, hoạt động đào tạo CTXH theo hướng chuyên nghiệp cũng mới thực sự khởi sắc trong một vài năm gần đây. Hiện trên cả nước đã có gần 30 trường đào tạo CTXH ở trình độ cao đẳng và đại học.
Nhìn chung nội dung chương trình đào tạo CTXH của chúng ta hiện nay đã mang tính hội nhập quốc tế. Những kiến thức cơ bản của CTXH nh¬ hành vi con người và môi trường, quy luật t¬ơng tác xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng, chính sách an sinh xã hội, kỹ năng giao tiếp, phương pháp CTXH với cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng... đều được thiết kế trong chương trình đào tạo. Số tiết cho thực hành và thực tập công tác xã hội cũng đã được ghi nhận trong chương trình khung và được điều chỉnh tăng lên ở từng trường. Tuy nhiên về thực chất, hoạt động thực hành kỹ năng CTXH ch¬a đáp ứng được yêu cầu, do vậy các cử nhân CTXH của chúng ta ch¬a thực sự có được kỹ năng nghề nghiệp nh¬ mong muốn. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau:
- Tr¬ớc hết, đội ngũ giáo viên giảng dạy CTXH của chúng ta còn thiếu và yếu. Trên cả nước tiến sỹ CTXH hầu nh¬ ch¬a có, số thạc sỹ CTXH cũng rất khiêm tốn – ch¬a tới 50 người. Nội dung và phương pháp giảng dạy nặng về tính hàn lâm và giáo thuyết khiến cho việc gắn kết lý luận và thực tiễn rất hạn chế.
- Giáo viên hướng dẫn thực hành (kiểm huấn viên) thiếu trầm trọng cả về số lượng cả về chất lượng. Phần lớn số họ không những ch¬a được đào tạo bài bản về CTXH mà còn thiếu cả kiến thức kỹ năng kiểm huấn.
- Số lượng sinh viên đào tạo quá đông. Tuyển sinh hàng năm lên tới hàng trăm. Số sinh viên mỗi lớp học không dưới 50 thậm chí hàng trăm. Điều này khiến cho việc hướng dẫn kèm cặp trong quá trình thực hành, thực tập rất khó khăn trong điều kiện thiếu giáo viên hướng dẫn.
- Việc tuyển sinh viên ngành CTXH còn mang tính đại trà không theo phương thức tuyển chọn dựa trên thái độ và tâm huyết nghề nghiệp nên có những sinh viên sau khi trúng tuyển đã không yên tâm học tập và theo học chỉ để có tấm bằng đại học.
- Hệ thống mạng l¬ới cơ sở thực hành, thực tập rất mỏng đặc biệt là những cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp có tính chuyên nghiệp.
- Mặc dù đã có học phần thực hành và thực tập trong chương trình khung của Bộ GD và ĐT đã ban hành nh¬ng thời lượng cho thực hành kể cả thực tập đúng nghĩa còn ch¬a đảm bảo. Hiện không ít trường đang bối rối trong triển khai thực hiện bởi thiếu nhiều điều kiện nh¬ cán bộ hướng dẫn, cơ sở thực hành, qui trình tổ chức...
- Sự hợp tác giữa các trường, giữa các trường với các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp ch¬a chặt chẽ nên sự chia sẻ thông tin, tài liệu, kinh nghiệm còn hạn chế.
Sau đây là một số đề xuất về giải pháp góp phần giải quyết những v¬ớng mắc trong tổ chức thực hành thực tập trong đào tạo CTXH ở nước ta:
1. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ ít nhất thạc sỹ CTXH và đào tạo bồi d¬ỡng cán bộ kiểm huấn tại cơ sở. Khuyến nghị với bộ GD và ĐT tăng c¬ờng chỉ tiêu học bổng thạc sỹ, tiến sỹ ngành CTXH cho các trường. Bên cạnh đó các trường tích cực tìm kiếm nguồn lực trợ giúp quốc tế để đào tạo thạc sỹ CTXH trong nước đặc biệt cho những giảng viên đã có kinh nghiệm và nền tảng kiến thức kỹ năng CTXH qua các khoá tập huấn tr¬ớc đây. Cần xác định đây là nhiệm vụ trọng yếu của đào tạo CTXH ở nước ta hiện nay.
2. Nghiên cứu, tổ chức hội thảo để điều chỉnh nội dung chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận cũng nh¬ thực hành nhằm gắn kết hơn nữa nội dung các môn lý thuyết với thực tiễn đồng thời giúp cho thực hành CTXH diễn ra với đúng ý nghĩa của nó.
3. Lãnh đạo các trường, khoa CTXH cần nhận thức hơn nữa tầm quan trọng của thực hành, thực tập trong đào tạo CTXH để trợ giúp và đ¬a ra hành động thực tiễn cho sự phát triển thực hành thực tập CTXH. Đơn cử nh¬ xem xét vấn đề tuyển sinh và bố trí số lượng học viên trong mỗi lớp học, vấn đề tổ chức bộ môn thực hành thực tập trong mỗi khoa và những hỗ trợ khác.
4. Từng trường cần xây dựng cho mình một mạng l¬ới cơ sở thực hành, thực tập. Bên cạnh đó cũng tăng c¬ờng sự liên kết, hợp tác giữa các trường trong xây dựng và phát triển mạng l¬ới cơ sở thực hành, thực tập. Tăng c¬ờng gắn kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực tập qua công tác bồi d¬ỡng nâng cao trình độ kiến thức kỹ năng CTXH cho cả hai phía.
5. Từng trường hay các trường phối hợp mở các khoá tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ kiểm huấn, cán bộ hướng dẫn thực hành, và hàng năm tiến hành đánh giá, tổng kết kết quả hợp tác trong tổ chức thực hành, thực tập.
6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết với các trường đào tạo nước ngoài, đặc biệt chú trọng công tác thông tin quảng bá sản phẩm đào tạo để gắn kết việc sử dụng sinh viên trong khi học và sau khi tốt nghiệp với các hoạt động trợ giúp của nhiều tổ chức NGO trong và ngoài nước hiện đang hoạt động ở Việt Nam vì hiện nay không ít tổ chức NGO quốc tế chủ yếu sử dụng những người có trình độ ngoại ngữ vào quản lý, tổ chức các chương trình dịch vụ xã hội.
7. Sớm thành lập Hội các trường đào tạo CTXH Việt Nam nhằm chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm và làm cơ sở để phát triển tổ chức có vai trò pháp lý trong kiểm định các chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo CTXH tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:
1. Đề án nghiên cứu Đánh giá thực trạng và định hướng chiến l¬ợc phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam ĐH LĐ-XH và UNICEF -2005
2. Doug Durst- Đại học Regina Canada “Đào tạo thự c hành thực tập – phần thiết yếu của đảm bảo chất lượng Công tác xa xhội chuyên nghiệp” Hội thảo Thực hành, thực tập trong đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam Hà Nội 17-18/10/2006
3. Hepworth D.J. (1997), Direct social work practice - theory and skills, Brooks/Cole publishing Company.
4. “Phát triển công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp - một đòi hỏi khách quan trong quá trình đổi mới của nước ta”, Tạp chí Lao động-Xã hội, (số 307 tháng 3/2007).

Hành trình của Nhà công tác xã hội qua chông gai của khả năng hiểu biết văn hoá


Hành trình của Nhà công tác xã hội qua chông gai của khả năng hiểu biết văn hoá

Tác giả: B. Tuyết Brown, Thạc sĩ công tác xã hội, Nhà công tác xã hội được cấp bằng hành nghề độc lập lâm sàng
Hànội, VN, Tháng 05/2008

Bản Tóm Tắt
Sự thành công hay thất bại trong mối quan hệ trị liệu của một nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) và thân chủ khác nhau về văn hoá đòi hỏi NVCTXH chẳng những thông hiểu sắc tộc, phong tục, niềm tin và cảm xúc của thân chủ mà NVCTXH phải tự thừa nhận thêm “liệu mình đã đủ thông hiểu vể văn hoá của thân chủ.” (Giáo sư Ruth) Dean (2001) nêu quan điểm rằng nếu chúng ta không tự nhận ra có sự thiếu sót hiểu biết này, chúng ta có thể không đánh giá đúng những khó khăn phải đương đầu khi làm việc với thân chủ trong khung cảnh trị liệu, và làm sao để đạt được mục tiêu mà chúng ta (và thân chủ) đã đặt ra.
Trong hiện trạng đó, NVCTXH cũng được trông đợi thông hiểu về hệ thống xã hội, luật pháp và những tiêu chuẩn đưa đến những khúc mắc gây cản trở cho thân chủ khiến họ không đạt được ước muốn để có những thay đỗi cần thiết và phù hợp của cuộc sống cá nhân trong xã hội. Nhưng thành công của cán sự xã hội trong khi làm việc với thân chủ khác về văn hóa, kể cả đã được dự định tốt như thế nào, cũng sẽ trở thành vấn đề (hay thất bại.) Điều nầy cũng tương tợ như sự “trao quyền” (empower) cho thân chủ, khi họ không thấu cảm với những khó khăn mà người cán sự xã hội chuyên nghiệp gặp phải hàng ngày.
Chúng ta có nên quy hết khó khăn và trách nhiệm thất bại trong môi trường trị liệu xuyên văn hóa (thân chủ và NVCTXH khác nhau về văn hóa) cho NVCTXH, hay trong trường hợp thành công thì chỉ ca ngợi NVCTXH mà thôi? Liệu có thể hợp lý hơn nếu chúng ta nhìn nhận khả năng hiểu biết trong môi trường trị liệu xuyên văn hóa là một quá trình đòi hỏi sự tương tác tích cực và tin cậy của cả hai bên, như một đôi bạn khiêu vũ với nhau, khi thân chủ thử thách chúng ta và chính họ, dựa trên quan niệm của họ về sắc tộc, văn hóa và niềm tin của NVCTXH?

Để quá trình tương tác được tốt đẹp, chúng ta nên nghĩ về định hướng tích cực của cả hai phía, như là khi “nhà tham vấn và thân chủ gặp . . . [đễ NVCTXH] khai thác về nhận thức, suy nghĩ, biểu hiện cảm xúc và hànnh vi nhằm giúp đỡ cho chân chủ cải thiện cuộc sống của mình. (Lê Vân Anh và cộng sự, 2007).

Nói cách khác, dù NVCTXH có hay không hiểu biết thấu đáo về các vấn đề xuyên văn hóa, chúng ta có thể đưa ra câu hỏi có thể điều quan trọng nhất đối với kết quả trị liệu của cán sự xã hội là thái độ của thân chủ. Sự chấp nhận và hiểu biết một cách tích cực hay những cảm nghỉ đã đẩy vào vô thức của thân chủ, đưa qua quá trình “chuyển dịch tâm lý ”(transference) đến cán sự xã hội sẻ có thể ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong việc trợ giúp thân chủ.

Phần bài viết

Năng lực hiểu biết xuyên văn hóa: Ai chịu trách nhiệm, NVCTXH hay thân chủ cho sự thành công hay thất bại của trị liệu?

Theo quan niệm truyền thống thì sự thành công trong trị liệu phụ thuộc vào hiểu biết và nhận thức sâu sắc của nhà tham vấn NVCTXH về nền văn hóa riêng biệt, sắc tộc và niềm tin của thân chủ. “. . . việc nhà tham vấn hiểu thái độ và niềm tin của thân chủ của mình, hiểu biết cơ bản về những nền văn hóa khác nhau, và biết những kỹ năng tham vấn xuyên văn hóa nếu họ muốn làm việc có hiệu quả với những thân chủ, người khác họ về văn hóa, đó là vai trò quan trọng nhất.” (Neukrug, 1999, p. 347)
Quan niệm này cũng cho rằng, để vượt qua được chông gia của mối quan hệ trị liệu trong đó nhà trị liệu và thân chủ khác nhau về văn hóa và quy chuẩn xã hội, NVCTXH phải gánh trách nhiệm hiểu biết về những điều như thân chủ muốn gì trong cuộc sống hàng ngày của họ, cách họ nhìn nhận thế giới, họ diễn giải hành vi ứng xử của người khác như thế nào và trông đợi để người khác hiểu ứng xử của mình theo cách như thế nào.
Quan niệm truyền thống có vẻ cho rằng thân chủ như một “cái bình rỗng” có khả năng tiếp nhận sự tham vấn tốt và phù hợp văn hóa mình. Khi NVCTXH thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về văn hóa và niềm tin của thân chủ, họ sẽ thất bại trong việc trợ giúp thân chủ, và sự thất bại đó được coi là chỉ do trách nhiệm của nhà tham vấn.
Và cũng theo chiều hướng đó, khi mục tiêu đã đạt được--trị liệu thành công, thì nhà tham vấn lại được coi là người hiểu biết sâu rộng về văn hóa và chính là người duy nhất đưa trị liệu đến thành công. Can theo suy nghĩ nay, chúng ta có thể bỏ qua thành phần quan trọng nhất của quá trình trị liệu -- điều mà tôi gọi là “đôi bạn khiêu vũ hợp tác” của trị liệu.

Đôi bạn khiêu vũ hợp tác nhằm có trách nhiệm tương đương và bình đẳng giữa nhà trị liệu và thân chủ, và quyền của họ trong quá trình trị liệu, phụ thuộc vào những cố gắng tích cực từ cả hai phía. Trong quá trình khiêu vũ, nếu hai bên không cùng sức mạnh, kỹ năng và sự sẵn sàng, điều hy vọng tốt nhất cho trị liệu chỉ là NVCTXH “dẫn dắt” thân chủ (ngoài sự đồng ý cũa thân chủ), và kết quả xấu nhất sẽ là hai bên sẽ không muốn cộng tác với nhau, theo cách đó, họ sẽ “phá hoại ngầm” nhau đi chệch hướng khỏi mục tiêu chung – một người dậm chân người kia và hai bên sẽ lắc lư lảo đảo trên sàng nhẩy!
Rất có thể trong quan niệm của thân chủ, “sự hiểu biết văn hóa” dường như là để thách thức NVCTXH rằng thân chủ không không dể dàng “được dẫn dắt” – có lẽ bởi vì có vấn đề, vùng vẫy đấu tranh và thành kiến của chính họ, dù trị liệu có tốt bao nhiêu. Do đó không thể cho rằng thân chủ là một người bạn nhảy khách quan và luôn sẵn sàng, người đang đợi “NVCTXH có phép màu” để giúp đỡ họ giải quyết ngay được vấn đề của họ. Thân chủ hầu hết trong trường hợp, là người bị đưa đến dịch vụ công tác xã hội khi họ cần (bị ép buộc) dịch vụ để sửa đổi điều ở họ mà xã hội cho rằng có vấn đề.

Cũng tương tự như vậy, cách mà nhà tham vấn công tác xã hội nghĩ về tư thế cái “bình rỗng” cũng vậy, ví dụ, thừa nhận sự thiếu năng lực của mình về hiểu biết văn hóa trong khi làm việc với thân chủ? Để đạt được thành công, NVCTXH có nên sẵn sàng chấp nhận hầu hết những gì mà thân chủ đặt ra để đạt được cho bản thân mình, dù những mục tiêu đó phù hợp với văn hóa với thân chủ?

Theo suy nghĩ cũa tôi, điểu kiện không quan trọng nhiều khi NVCTXH có hiểu biết và có đủ năng lực về văn hóa, hay ngược lại là thiếu những hiểu biết thấu đáo cũng như nhận thức sâu sắc về tình huống văn hóa của thân chủ. Trị liệu công tác xã hội là một quá trình hai chiều đi trên một con đường, phụ thuộc vào quá trình chuyển dịch tâm lý của thân chủ đối với văn hóa, niềm tin và phong tục của NVCTXH nhiều hay ít. Yếu tố quan trọng là mức độ tin tưởng và chấp nhận lẫn nhau giữa thân chủ có vấn đề, và NVCTXH, dù hai bên có thể đem đến sự hiểu biết văn hóa khác nhau trong tình huống trị liệu.
Hãy cùng xem xét ý kiến sau đây; Vace, DeVaney & Wittmer (1995) cho rằng một nhà tham vấn có năng lực hiểu biết văn hóa tin rằng “sự chủ động thường không được khuyến khích hay ủng hộ tại châu Á và Đông Dương,” nhưng họ đề nghị “nhiệm vụ quan trọng nhất là khuyến khích, hướng dẫn và dạy [khách hàng] cách trở nên chủ động hơn.” Nếu đây là sự thật mong ước, ta tự hỏi tại sao dạy dỗ thân chủ đối phó lại những chuẩn mực xã hội khó chấp nhận được của thân chủ, liệu chúng ta có nên trông đợi một trị liệu thành công? Hay tốt hơn là chúng ta nên xác định và khám phá những gò ép từ phía xã hội lên thân chủ, nhằm tiến đến những lựa chọn có thể được dể trở nên chủ động hơn?

Một thương lượng quá tốt không thể bỏ qua?
Một trị liệu xuyên văn hóa hiệu quả trong công tác xã hội giống như là sự giao dịch tốt trong kinh doanh; nhà tham vấn công tác xã hội “người bán” sẽ không bao giờ buôn được món hàng nếu như thân chủ “người mua” không nhìn nhận đó là sự thương lượng hợp lý ở một mức “có giá tốt vừa phải.”

Khái niệm được chấp nhận rộng rãi về năng lực hiểu biết văn hóa trong công tác xã hội là tình huống mà nhà tham vấn công tác xã hội tự kết luận là có hiểu những điều gì mà thân chủ làm có thể phù hợp với chuẩn mực của nền văn hóa của chính họ. Nói cách khác, đây là một mặt (mặt tốt) của đồng xu rập khuôn, nơi mà NVCTXH cho rằng họ đã biết được chính xác những gì mà thân chủ trong hoàn cảnh văn hóa riêng biệt đó nghĩ và hành động như thế nào. Do đó NVCTXH có thể hiểu sai, và thiếu sự chấp nhận tại sao thân chủ muốn hay không muốn việc nên làm, vì đang nghĩ có thể vì sự khác biệt văn hóa, việc đã dẫn thân chủ đến trị liệu ở giai đoạn đầu tiên.

Giả sử thân chủ sinh sống và làm ăn cả đời ở một thành phố lớn, có vấn đề khó khăn vì vấn đề bạo lực gia đình, và vấn đề đó được đưa đến nhờ sự hổ trợ cũa hai NVCTXH (khác nhau), hai nhân viên này cũng có nền tảng kinh tế-xã hội, tín ngưỡng và sắc tộc khác hẳn nhau. Cứ cho thêm rằng cả hai NVCTXH đã được đào tạo rất kỹ càng tại một trường đại học KCTXH nào đó, và có cùng kinh nghiệm chuyên môn lâu dài. Cả hai NVCTXH đó cùng có năng lực hiểu biết như nhau về nền tảng văn hóa của thân chủ, đã cùng có thời gian đã nghiên cứu hồ sơ của thân chủ, và đã được chuẩn bị tích cực về vấn đề của thân chủ trước khi gặp thân chủ.

Nhà tham vấn công tác xã hội đầu tiên, giả sử là “Cô Hoa” xuất thân từ một cộng đồng nhỏ làm trang trại, nói cùng ngôn ngữ giống với thân chủ, nhưng dáng người nhỏ hơn. Nhà tham vấn thứ hai là “Ông Minh”, cao hơn, trông vạm vỡ hơn, và xuất thân từ một thành phố lớn phức tạp; ông ta cùng giới với thân chủ. ông Minh nói với giọng nói và ngôn ngữ hơi “khó nghe.”
Liệu thân chủ có phản ứng cùng một cách giống nhau với cả hai nhà tham vấn đó? Nếu câu trả lời là “không”, thì chúng ta dễ đi đến kết luận là thân chủ sẽ làm việc tốt hơn với cô Hoa, người mà mới nhìn thì có vẻ là cùng nền tảng văn hóa với thân chủ, và có thể thông cãm với vấn đề thân chủ tốt hơn, mặc dù cô ấy xuất thân từ nơi nông trang “kém sang trọng, văn minh”? Hay, ngược lại, liệu ông Minh có được lòng tin và sự chấp nhận nhiều hơn từ phía thân chủ bởi ông Minh xuất thân từ môi trường hiện đại hơn và ngoài ra còn hiểu biết thân chủ ỡ thành phố này tốt hơn, dù rằng ông ta ăn nói với một giọng và ngôn ngữ “lạ lẫm”?

Nếu chỉ nhìn bề ngoài (đơn giản) thì không thể đoán biết ai sẽ làm việc tốt nhất với thân chủ. Nhưng sẽ lôgic hơn nếu nói rằng nhà NVCTXH Minh sẽ không làm tốt lắm bởi ông ta có thể mang đến cảm giác khó chịu (mặc cảm) cho thân chủ--người có vấn đề bạo lực gia đình--từ khía cạnh nam giới tốt và thành niên xấu. Trong lúc đó, cũng có thể cô Hoa sẽ làm việc rất tệ với thân chủ bởi vì thân chủ chuyển dịch sự giận dữ của mình cho đến một nhà tham vấn công tác xã hội nữ, vấn đề khó khăn mà anh ta đã có với vợ mình. Cô Hoa cũng có thể bị cho rằng có ít sự thời lưu cần thiết vì cô xuất thân từ nông thôn, và coi như “quê mùa” không xứng đáng (làm việc với thân chủ.)
Chúng ta muốn nói điều gì về việc sử dụng các khái niệm liên quan đến khả năng hiểu biết văn hóa của NVCTXH? Để hiểu tốt hơn về cái được cho là “hiểu biết văn hóa”, tôi xin đưa ra ví dụ, khả năng đoán biết điều gì làm cho người khác thấy thoải mái khi gặp NVCTXH. Hay khi chúng ta thừa nhận rằng chúng ta thiếu kỹ năng hiểu biết về văn hóa, liệu chúng ta có thực sự muốn nói rằng chúng ta không có một ý tưởng gì hết để làm việc với thân chủ này? Vì vậy, chúng ta nên xem xét hiểu biết văn hóa và các thuật ngữ liên quan, như dưới đây.
Liệu ngôn ngữ có thể chia rẽ ra những người có cùng mục đích (về cuộc sống)?

Ông Winston Churchill có nói một câu rất nổi tiếng về dân tộc Mỹ và Anh là hai dân tộc bị chia rẽ bởi một ngôn ngữ giống nhau. Sự xãy ra đó, rất quá thông thường, và có thể là một ẩn dụ diễn tả sự trị liệu tâm lý.
Khi nhà tham vấn công tác xã hội nhắc đến “tôn trọng sự khác biệt”, liệu chúng ta có thể nói rằng chúng ta chấp nhận tất cả những hành vi khác biệt của thân chủ? Liệu “tôn trọng khác biệt” có dẫn đến sự hiểu nhầm và sự không khoan dung một cách tiêu cực?

Dựa theo khái niệm “công nhận sự khác biệt,” có thể nói rằng chúng ta có sự suy nghĩ khác nhau, nhưng điều tốt nhất có thể là chúng ta đồng ý về sự chúng ta không đồng ý với nhau, hoặc có thể điều tệ nhất là chúng ta sẽ nói “công nhận”, mặc dù chúng ta không chắc chắn là có thể chấp nhận. Theo nghĩa truyền thống, sự giống nhau sẽ dẫn tới sự chấp nhận, chấp nhận không phải (sinh ra) từ sự khác biệt. Vì là con người, đặc biệt khi chúng ta xác định sự khác biệt giữa chúng ta, liệu chúng ta có thể nói đơn giản là chúng ta thực sự thoải mái chỉ khi chúng nghĩ và làm những điều tương tự nhau, hay mặt khác, chúng ta có thể chỉ có nhận ra sự khác biệt với ý niệm lập lên rào chắn, vì không chấp nhận sự khác biệt của người khác như quan điểm gì đó chúng ta có thể hợp tác trong đời sống.

Chuyển dịch tâm lý trong trị liệu, ví dụ, quan niệm của thân chủ về sắc tộc, tầng lớp, giáo dục của người cung cấp dịch vụ v. v . . ., có ảnh hưởng đến kết quả trị liệu như thế nào? Nói cách khác, nếu thân chủ hiểu biết sâu sắc văn hóa của NVCTXH, sẽ ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của trị liệu như thế nào, nếu họ biết điều hòa chịu đựng những sự khác biệt giữa bản thân họ và của NVCTXH?

Sự hiểu biết văn hóa trong môi trường tham vấn trị liệu có thể và nên cố gắng để đạt được được sự tin tưởng lẫn nhau, chuyển dịch tâm lý, chuyển dịch tâm lý ngược (counter-transference), sự phơi bài (tiếc lộ) trong khi trị liệu tâm lý, thấu cảm và đồng cảm. Những điều này rất quan trọng để có thể đạc được thành công của trị liệu bằng sự chấp nhận được từ cả hai phía thân chủ và NVCTXH.

Khi chúng ta suy ngẫm về sự khác biệt văn hóa, chúng ta nghĩ về sự khác biệt với những người khác. Sự ‘khác biệt’ trong khung cảnh công tác xã hội thường gây nên những sự không thống nhất, khó chịu và chối bỏ lẫn nhau. Như đã nêu lên ví dụ cũa Ông Minh, người sẽ có thể thất bại khi làm việc với thân chủ, vì hai bên khác biệt văn hóa, và ý niệm về quyền lợi giới, nếu chúng ta không quan tâm đến chuyển dịch tâm lý cũa thân chủ đối với NVCTXH. Là một NVCTXH, công việc làm của chúng ta khác nhau từ hành động là một người giúp đỡ thân thiện, cho đến việc là một người biện hộ, một người bảo vệ quyền cho thân chủ để họ có thể sống thoải mái nhất trong môi trường xã hội. Tuy nhiên, dù chúng ta có nhiệt tình bao nhiêu, chuyển dịch tâm lý cũa thân chủ có thể sẽ thay đỗi kết quả trị liệu đó.

Là một người giúp đỡ, NVCTXH ao ước trở nên có ích cho thân chủ; để làm tốt điều này, chúng ta cần yêu cầu và nhận được niềm tin tưởng của thân chủ. Khi có những sự khác biệt về màu da, giới tính, bản chất lịch sử và sinh học, hay khác nhau về cách sống, tôn giáo, phong tục, chính trị, kinh tế và tình trạng xã hội, chúng ta có thể phải nỗ lực để tìm ra một điểm tương đồng để xây dựng lên mối quan hệ cộng tác tốt đẹp, khi (chắc chắn) nhận ra sự khác biệt.

Nhà tham vấn công tác xã hội thường không có cơ hội để giúp những người ở địa vị xã hội cao hơn, giàu vể mặt kinh tế, và cao hơn về địa vị chính trị. Là một người biện hộ, nhiều nhà tham vấn được cho rằng họ có thể thương lượng với các hệ thống xã hội khi đại điện cho những thân chủ có ít khả năng hơn vì không đủ quyền lợi.

Về lý tưởng, ta có thể cho rằng các hệ thống xã hội đều hợp lý, luôn sẵn sàng chấp nhận và đón nhận những nỗ lực của NVCTXH để chuyển giao những dịch vụ cần thiết cho thân chủ của họ. Thân chủ sẽ tất yếu có sự nghi ngờ một NVCTXH có vẻ ít quyền lực trong hệ thống xã hội mà thân chủ phải đương đầu. Do đó điều đầu tiên hiện ra là thân chủ chê trách, là sắc tộc hay văn hóa của NVCTXH, điều đã hay sẽ ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu mà nhà tham vấn và thân chủ cùng muốn đạc được kết quả.

Thân chủ có thể đặt niềm tin vào nhà tham vấn bảo vệ luật lệ xã hội như thế nào?
Trên đây, tôi đã đề cập đến hai vai trò quan trọng của một NVCTXH có năng lực phải thực hiện để làm việc hiệu quả với thân chủ, đó là trở thành một người cung cấp dịch vụ thân thiện và người biện hộ đại diện cho thân chủ.

Một vấn đề khác, nhưng cũng quan trọng tương tợ là NVCTXH có vai trò của một người bảo vệ cho các quy tắc và luật lệ xã hội (trong khi làm việc với thân chủ.)

Vai trò của một người bảo vệ cho các quy tắc và luật lệ xã hội đặt NVCTXH vào trong tình huống rất khó khăn. Theo trong suy nghĩ của thân chủ, người cần hổ trợ vì có vấn đề. Sự bảo vệ cho luật lệ và luật pháp thường được nhìn nhận như thứ gì đó cần thiết để duy trì sự bình yên trong xã hội đó. Sự bảo vệ cho các phép tắc thường được nhìn nhận như là chống lại mong ước của thân chủ được tự do sống như mong muốn, dù có vấn đề, và có thể bởi vì những mâu thuẫn chống đối này khiến cho một người cần trợ giúp từ dịch vụ công tác xã hội.

Khi một NVCTXH và thân chủ có cùng sắc tộc và cùng tiêu chuẩn văn hóa, thân chủ thường kỳ vọng rằng nhà tham vấn sẽ trở thành một người bạn – một người nhân hậu, biết thấu cảm và đồng cảm một cách phù hợp. Xét ở góc độ xuyên văn hóa, thật khó để một nhà tham vấn công tác xã hội xuất thân từ một nhóm thiểu số trở thành một người giúp đỡ thân thiện, một người bảo vệ luật lệ, có lẽ bởi cách nhìn của thân chủ về sự khác nhau giữa bản thân mình và NVCTXH. Sự chuyển dịch và chuyển dịch tâm lý ngược có thể đem đến những khó khăn không chỉ cho nhiệm vụ bảo vệ luật lệ xuyên văn hóa, nhưng cũng cho quá trình giúp đỡ và biện hộ khi đại diện cho thân chủ. Vì vậy, phản ứng của thân chủ với sắc tộc và văn hóa của NVCTXH thường đóng một vai trò tích cực và quan trọng ảnh hưởng tới thành công của quá trình trị liệu trong công tác xã hội.
Khi có những sự khác biệt văn hóa giữa NVCTXH và thân chủ, câu hỏi về việc NVCTXH thực sự có khả năng hay không, có thể sẽ xuất hiện trong đầu của thân chủ. Nếu thân chủ thấy rằng nhà tham vấn công tác xã hội hiểu biết, và có khả năng cung cấp dịch vụ một cách thực sự, thì sự thành công trong trị liệu sẽ có thể đảm bảo. Nhưng nếu thân chủ cho NVCTXH quá khác biệt với mình – thuộc một nền văn hóa khác có ưu thế hơn, thì quá trình giúp đỡ cũa NVCTXH, trong lúc cùng bảo vệ luật pháp và biện hộ xã hội nói chung, sẽ không có thể đạt được kết quả tốt cho thân chủ dù NVCTXH có làm tốt đến đâu công việc của mình. Sự chuyển dịch tâm lý của thân chủ đến NVCTXH sẽ ảnh hưởng đến thành công của can thiệp trị liệu.

Trong ngữ cảnh này, việc thừa nhận rằng NVCTXH thiếu sự hiểu biết sâu sắc về những quy chuẩn văn hóa của thân chủ cũng đồng nghĩa với việc tự đánh bại mình, và nó chỉ làm tăng thêm sự chống đối lại ý muốn hỗ trợ NVCTXH mà thôi.
Trong xã hội mà vai trò NVCTXH không được xác định rõ ràng và không được công nhận việc làm đó là gì, như trong nhiều trường hợp tham vấn công tác xã hội xuyên văn hóa, sự thất bại thường được coi là ít, phụ thuộc hơn vào sự hiểu biết văn hóa, hay sự sẵn sàng của NVCTXH thừa nhận rằng họ không hiểu hay không nhận thức được sự khác biệt văn hóa.
Nếu như thân chủ nhận thấy NVCTXH không đủ quyền lực để ứng phó lại hệ thống mà nhà tham vấn đang biện hộ giúp thân chủ, thì sự chuyển dịch tâm lý được đề cập ở trên – thân chủ sẽ đỗ sự thất bại xuyên văn hóa của NVCTXH, và không phải vấn đề của thân chủ khán cự sự thay đổi mới vể cuộc sống, vì vậy liên quan trị liệu này sẽ có thể xãy ra trên sàn khiêu vũ . . . lung lay này.

Rút cục thì, mối quan hệ “bạn khiêu vũ hợp tác” đối với thành công của trị liệu có thể đạt được khi một NVCTXH hiểu và ý thức sâu sắc về văn hóa, và thân chủ cũng sẵn sàng thay đổi để tìm lối sống mới, và cả hai phía cùng nhìn nhận dù họ có những sự khác nhau giữa họ, trong nhằm đạt mục tiêu trị liệu, đã được đặt ra và cam kết với nhau, là trách nhiệm một cách bình đẳng từ hai phía.

Tóm tắt:
Công tác xã hội chuyên nghiệp phù hợp văn hóa và đủ năng lực đòi hòi sự cân bằng giữa vai trò người biện hộ và người giúp đỡ tin cậy. Thành công của công tác xã hội và tham vấn trị liệu phụ thuộc vào sự tương tác ‘văn hóa khiêu vũ hợp tác’ tác đọng với nhau giữa thân chủ và nhà công tác xã hội, vào lòng tin, sự khoan dung, và sự chấp nhận bởi cả hai bên thân chủ và nhà tham vấn công tác xã hội.
Thân chủ và NVCTXH phải tận tâm cùng chí để tìm đến kết quả đã đồng ý và đặc ra. Hơn nữa, NVCTXH nên tránh ngã vào cạm bẫy suy nghĩ chỉ có mình mà thôi, là nhân viên thay đổi tất cả, nếu không ta sẽ không có hữu ích gì cho thân chủ mình.
Tài liệu tham khảo:
Dean, Ruth G, Families in Society;The Myth of Cross-cultural Competence, Nov/Dec 2001; 82, 6; PsycINFO®, pg. 623
Lê, Vân Anh, Phan, Thị Ngọc Anh, Nguyễn, Thị Quyên, Nguyễn, Thi Minh Hằng Education, Psychology and Mental Health Problems of Vietnamese Children – Theoretical and Applyed Interdisciplinary Research: A Proposed Model For School Counseling in General School, Chapter 11, pg. 461. Hanoi National University, Hai Ba Truong, Hanoi, Vietnam
Neukrug, Ed, (1999) The World of the Counselor, An introduction to the Counseling Profession. Brooks/Cole Publishing Company, an International Thomson Publishing Company, Pacific Grove, CA.
Vace, Nicholas A., DeVaney, Susan B., Wittmer, Joe. (1995) Experiencing and Counseling Multicultural and Diverse Populations, 3rd Edition, pg. 285. Accelerated Development: Bristol, PA, USA

QUÁ TRÌNH CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO SỰ ƯU TÚ TRONG GIÁO DỤC CÔNG TÁC XÃ HỘI


QUÁ TRÌNH CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO SỰ ƯU TÚ TRONG GIÁO DỤC CÔNG TÁC XÃ HỘI

Laurie Drabble, Thạc sĩ CTXH, Thạc sĩ Sức khỏe Cộng đồng, Tiến sĩ, Phó Giáo sư,
Khoa Công tác Xã hội, Đại học San Jose State

Lịch sử công nhận chất lượngcủa đại học bang San Jose

Khoa công tác xã hội tại đại học bang San Jose bao gồm chương trình đào tạo cứ nhân công tác xã hội (CNCTXH) và thạc sĩ công tác xã hội (ThS CTXH). Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội đã công nhận chương trình ThS CTXH từ năm 1973 và chương trình CNCTXH từ năm 1976. Khoa Công tác Xã hội đã xin công nhận lại vào đầu năm 2008 và chúng tôi được đề nghị công nhận tiếp trong thời gian 8 năm. Dựa trên những kinh nghiệm của chúng tôi về quá trình công nhận, bài thuyến trình này sẽ xem xét:

 Mục đích của công nhận chất lượng và lịch sử của hoạt động công nhận chất lượng tại Mỹ
 Các tiêu chuẩn và quá trình được các tổ chức công nhận chất lượng sử dụng để đảm bảo chất lượng đào tạo công tác xã hội
 Các vấn đề đang nổi lên về việc công nhận chất lượng
 Tổng quan về các tổ chức trong nước và quốc tế chịu trách nhiệm về sự phát triển của hoạt động đào tạo công tác xã hội

Mục đích của công nhận chất lượngvà Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội
Nhìn chung, mục đích công nhận chất lượng là để tăng cường chất lượng giáo dục bằng việc thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá mức độ chuyên nghiệp.Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội (CSWE) là tổ chức quốc gia phi lợi nhuận đại diện cho hơn 3000 thành viên cũng như các chương trình đại học và sau đại học về đào tạo công tác xã hội chuyên nghiệp. Thành lâp năm 1952, Hội đồng là đối tác của các tổ chức giáo dục và chuyên nghiệp, các cơ sở phúc lợi xã hội và cá nhân, và được Hội đồng về công nhận chất lượng đào tạo sau đại học công nhận là tổ chức công nhận chất lượng duy nhất giành đối với hoạt động đào tạo công tác xã hội tại Mỹ.
Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội điều hành bởi một ban giám đốc được bầu ra. Ban này bao gồm 29 thành viên trên khắp đất nước và đại diện cho các chương trình giáo dục, các khoa, các cá nhân trong ngành, nhóm dân cư thiểu số, và các công dân. Thành viên của CSWE bao gồm các cá nhân thuộc mọi lĩnh vực của công tác xã hội: các chương trình giáo dục đại học và sau đại học, các tổ chức công, các tổ chức tình nguyện, các nhà giáo dục công tác xã hội, cán bộ hướng dẫn thực tập và những cá nhân quan tâm. Các thành viên tình nguyện sử dụng kiến thức và thời gian bằng cách tham gia các ủy ban, hội đồng, và lực lượng chuyên trách của CSWE.
Một trong các ủy ban quan trọng nhất của CSWE là Ủy ban Công nhận Chất lượng. Ủy ban công nhận chất lượng công nhận chất lượng cho các trường công tác xã hội cấp bằng cử nhân và thạc sĩ về công tác xã hội. Ủy ban chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn và chính sách về công nhận chất lượng. Những”Tiêu chuẩn công nhận chất lượng và chính sách giáo dục” này nêu rõ các tiêu chuẩn cụ thể được dùng để xác định khả năng được công nhận chất lượng đối với một chương trình đào tạo. Ủy ban cũng chịu trách nhiệm xác định các tiêu chí và quá trình đánh giá xem liệu các trường công tác xã hội có đạt được tiêu chuẩn đưa ra không.

Quá trình công nhận chất lượng
Toàn bộ quá trình công nhận chất lượng cho chương trình công tác xã hội tương tự như quá trình công nhận chất lượng của các trường đại học và cho các chương trình đào tạo chuyên nghiệp khác. Các bước cơ bản của quá trình công nhận chất lượng bao gồm:

1. Xác định tư cách của tổ chức giáo dục trong việc xây dựng và duy trì chương trình đào tạo công tác xã hội. Tư cách để công nhận chất lượng tại Mỹ bao gồm một loạt các yêu cầu cụ thể. Ví dụ, các viện/trường đại học lớn phải được công nhận trong việccấp bằng cử nhân và thạc sĩ, có chính sách bằng văn bản ngăn chặn sự phân biệt đối xử, phân loại và mô tả chương trình công tác xã hội trong danh mục chương trình học, chỉ định một nhà quản lý có trình độ cho chương trình công tác xã hội.

2. Soạn tài liệu “tự đánh giá”. Tự đánh giá vừa là quá trình và vừa là kết quả. Tự đánh giá được coi như quá trình khi liên quan đến khả năng tự kiểm tra của chương trình, tạo ra một văn bản tự đánh giá. Văn bản tự đánh giá miêu tả chi tiết chương trình và thể hiện tính nhất quán với Chính sách Giáo dục và Tiểu chuẩn Công nhận Chất lương. Quá trình tự đánh giá và việc soạn tài liệu thường kéo dài hai năm. Quá trình này chỉ thành công nhất nếu được coi như một cơ hội để lập kế hoạch chiến lược và cải thiện chất lượng chương trình.

3. Kiểm tra thực tế. Sau khi nộp tài liệu tự nghiên cứu, thành viên của ủy ban về công nhận chất lượng sẽ đến kiểm tra thực tế. Mục tiêu của chuyến đi là để xác minh rằng tài liệu tự đánh giá đã mô tả chính xác chương trình. Nhóm kiểm tra thực tế sẽ phỏng vấn giảng viên, sinh viên, các nhà quản lý, và các đối tượng liên quan khác. Nhóm kiểm tra thực tế cũng có thể yêu cầu cung cấp thông tin thêm liên quan tới quá trình công nhận. Nhóm kiểm tra thực tế sẽ làm báo cáo về chuyến kiểm tra thực tế và đề xuất cho Ủy ban Công nhận Chất lượng.

4. Ủy ban xem xét và ra quyết định. Dựa trên tài liệu tự đánh giá, báo cáo của nhóm kiểm tra thực tế và các tài liệu quan trọng khác, Ủy ban có thể đưa ra một trong 6 quyết định sau: 1) tiếp tục công nhận thêm 8 năm, 2) tiếp tục được công nhận trong vòng 8 năm kèm theo báo cáo tiến bộ, 3) tạm hoãn quyết định công nhận, 4) đưa chương trình vào nhóm được công nhận có điều kiện, 5)bãi bỏ quyết định công nhận trước đây, hoặc 6) yêu cầu đi kiểm tra thực tế một lần nữa để điều chỉnh.

Các tiêu chuẩn được các tổ chức công nhận chất lượng dùng để đảm bảo chất lượng đào tạo công tác xã hội
Tiêu chuẩn công nhận chất lượng được đưa ra để xác định các yêu cầu tạo điều kiện so sánh các chương trình đồng thời cũng cho phép các chương trình có tính linh động để ứng phó với nhu cầu cụ thể của cộng đồng địa phương. Các tiêu chuẩn dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quát về các tiêu chuẩn được CSWE sử dụng trong những năm gần đây.
Nhiệm vụ và mục tiêu chương trình
Tiêu chuẩn công nhận chất lượng đầu tiên tập trung vào nhiệm vụvà mục tiêu của chương trình. Các chương trình phải có nhiệm vụ công bố rõ ràng và phải chứng tỏ mức độ phản ánh mục đích đào tạo công tác xã hội trong nhiệm vụ chương trình, nằm trong giá trị chuyên môn cơ bản, và gắn liền với nhu cầu và cơ hội địa phương. Chương trình cũng phải xác định các mục tiêu chương trình cụ thể và mức độ liên hệ với nhiệm vụ chương trình.
Chương trình đào tạo
Phần quan trọng nhất của tài liệu tự đánh giá và một trong những nhân tố được kiểm tra nhiều nhất trong quá trình công nhận chất lượng là chương trình đào tạo. Nhìn chung, các chương trình đào tạo đại học chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp có thể làm công việc chuyên môn thông thường nhờ nắm vững các kĩ năng kiến thức nòng cốt. Các chương trình đào tạo thạc sĩ về công tác xã hội chuẩn bị học viên tốt nghiệp có thể làm công việc chuyên môn nâng cao nhờ nắm vững các kĩ năng kiến thức nòng cốt bên cạnh kiến thức và kỹ năng riêng của một “chuyên ngành tập trung”. Mỗi trường công tác xã hội xác định mức độ chuyên ngành cho bậc học thạc sĩ của trường. Như các bạn đã biết, Khoa Công tác Xã hội của trường đại học San Jose State giành một năm thực hành chuyên ngành tập trung theo quan điểm đa hệ thống và đa văn hóa với nhiều lớp học đặc biệt trong nhiều lĩnh vực thực hành khác nhau như sức khỏe/sức khỏe tâm thần, lão hóa, trẻ em, thanh niên và gia đình; công tác xã hội trường học. Tất cả các khoa công tác xã hội cũng phải liên quan tới các yêu cầu cơ bản về thực tập thực tế và phải thể hiện cách thức liên hệ giữa thực hành trên thực tế và việc học lý thuyết và khái niệm của sinh viên trên lớp.
Các kĩ năng và kiến thức cơ bản được Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội đưa ra trong cuốn Tiêu chuẩn công nhận chất lượng và Chính sách giáo dục mới như sau:
 Được xem là nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và hành xử theo đúng chức danh
 Áp dụng các nguyên tắc đạo đức công tác xã hội chỉ đạo hoạt động chuyên môn trên thực tế
 Áp dụng lối suy nghĩ tích cực để để thông báo và truyền đạt kết luận chuyên môn
 Thể hiện tính đa dạng và khác biệt trong thực hành
 Tăng cường quyền con người và công bằng xã hội và kinh tế
 Áp dụng kiến thức về hành vi con người và môi trường xã hội
 Thực hiện chính sách trên thực tế để mang lại cuộc sống ấm no và công bằng xã hội và thực hiện công tác xã hội hiệu quả
 Ứng phó với các hoàn cảnh và có hành động phù hợp
 Tham gia, nhận định, can thiệp và đánh giá các cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng
Là một phần của toàn bộ chương trình đào tạo, chương trình cũng phải nêu rõ các vấn đề sau:
 Cách thức gắn hoạt động thực hành thông thường (đối với chương trình đào tạo cử nhân) và hoạt động thực hành nâng cao (đối với chương trình thạc sỹ) với mục tiêu và nhiệm vụ
 Định nghĩa và mô tả chuyên ngành tập trung của thạc sĩ công tác xã hội
 Mô tả cách thức thể hiện các nội dung kiến thức và thực hành trong thiết kế và đánh giá chương trình đào tạo
 Đánh giá tình hình chung cho việc thiết kế chương trình đào tạo, trình bày cách thức sử dụng đánh giá này trong việc xây dựng một chương trình đào tạo có tính lồng ghép, gắn kết cho cả hoạt động trên lớn và thực hành.

Cơ cấu quản lý
Trong lĩnh vực này, chương trình phải thể hiện rằng nó có tính độc lập và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của chương trình. Cụ thể, chương trình phải mô tả cách thức cán bộ giảng dạy công tác xã hội có quyền xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với Các tiêu chuẩn công nhận chất lượngvà Chính sách giáo dục và khả thi khi tính đến các nguồn lực của khoa như quĩ lương cho cán bộ giảng dạy, nguồn thư viện, phòng học và máy tính trong việc thực hiện các mục tiêu của chương trình. Chương trình cũng mô tả sự gắn kết với các tiêu chuẩn khác như bằng cấp tối thiểu đối với quản lí chương trình, chủ nhiệm chương trình thực hành và các vị trí quan trọng khác.

Giảng viên
Các chương trình phải chứng minh cách thức phân công cán bộ giảng dạy (số lượng và thành phần) trong chương trình. Thêm vào đó, chương trình phải đề cập đến khả năng và trình độ chuyên môn của của đội ngũ giảng viên toàn thời gian và đáp ứng các yêu cầu quan trọng khác. Các tiêu chuẩn công nhận chất lượng nêu ra một loạt các yêu cầu khác cần có trong nội dung tự đánh giá của phần này. Ví dụ, giảng viên hướng dẫn thực hành công tác xã hội phải có bằng thạc sĩ từ một chương trình công tác xã hội được công nhận và phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm thực hành.

Phát triển sinh viên
Một trong những thành tố quan trọng khác trong bản tự đánh giá là phần mô tả các hình thức hỗ trợ, các chính sách và hoạt động dành cho sinh viên. Cụ thể, quá trình và tài liệu tự đánh giá yêu cầu các chương trình mô tả các chính sách và hoạt động liên quan tới việc tuyển sinh, tư vấn sinh viên trong quá trình học, sử dụng sinh viên , và giải quyết các vấn đề trong việc học tập và chuyên môn. Chương trình cũng 1)chứng minh cách thưc tạo cơ hội cho sinh viên thành lập các tổ chức theo sở thích và 2) mô tả các chính sách và thủ tục liên quan tới quyền và trách nhiệm của sinh viên.

Tính đa dạng
Chương trình mô tả các hoạt động cụ thể và liên tục trong chương trình nhằm tạo ra một môi trường học tập sự tôn trọng tất cả mọi người và tăng cường hiểu biết về tính đa dạng và khác biệt. Trong mục này, chương trình mô tả cách thức cụ thể để trường đại học và chương trình công tác xã hội có thể khẳng định và và tôn trọng tính đa dạng. Ví dụ, tôn trọng tính đa dạng được phản ảnh như thế nào trong việc lựa chọn các cơ sở thực hành, các chương trình và seminar đặc biệt, hoạt động nghiên cứu và các sáng kiến khác, và thành phần cán bộ giảng dạy, nhân viên và sinh viên.

Cập nhật chương trình
Ngày trước, các hướng dẫn công nhận chất lượng cũng yêu cầu các khoa về công tác xã hội mô tả cách thức khoa tham gia trao đổi với các đối tác khác trương trường đại học và cộng đồng để cập nhật chương trình đào tạo. Các chương trình cũng ghi lại thành văn bản những đóng góp của họ đối với khả năng lãnh đạo và học thuật trong ngành công tác xã hội.

Đánh giá
Một nhân tố quan trọng khác của công nhận chất lượng xây dựng và thực hiện các kế hoạch nhằm đánh giá hoạt động học của sinh viên trong việc thực hiện các mục tiêu hoặc kiến thức/kĩ năng của chương trình. Các yêu cầu cụ thể trong lĩnh vực này bao gồm:

 Chương trình trình bày kế hoạch đánh giá việc trau dồi kiến thức/kĩ năng. Kế hoạch ghi rõ các bước tiến hành, các biện pháp khác nhau và các chuẩn để đánh giá mức độ tiếp thu và trau dồi từng kiến thức/kĩ năng trong chương trình.
 Chương trình cung cấp bằng chứng về việc thu thập và phân tích dữ liệu hiện có và mô tả cách thức sử dụng các dữ liệu đánh giá để tiếp tục thực hiện và/hoặc thay đổi chương trình giảng dạy để nâng cao thành tích học tập của sinh viên.
 Chương trình chỉ rõ bất kỳ thay đổi nào trong chương trình đào tạo dựa trên việc phân tích dữ liệu đánh giá.
 Chương trình mô tả cách thức thông báo cho các thành viên trong chương trình về kết quả đánh giá.
 Chương trình cung cấp số liệu tóm tắt cho từng biện pháp được dùng để đánh giá mỗi nhóm kiến thức/kĩ năng.

Các vấn đề đang nổi lên trong hoạt động công nhận chất lương
Có một vài xu thế đáng chú ý về công nhận chất lượng trong ngành công tác xã hội và các lĩnh vực khác. Hai xu thế đáng chú ý là việc nhấn mạnh nhiều hơn vào 1)sự phát triển của các kĩ năng/kiến thức cụ thể và 2) đánh giá hoạt động học của sinh viên. Trong phiên bản mới nhất của Các tiêu chuẩn công nhận chất lượngvà Chính sách giáo dục, có sự chuyển đổi sang việc nêu rõ những kiến thức/kỹ năng cụ thể sinh viên phải có khi học xong. Điều này phản ánh một xu hướng tương tự trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực nghề nghiệp khác cho phép chúng ta xác định các kĩ năng cốt yếu để có thể thực hành thành thạo.

Các trung tâm công nhận chất lượng cũng đang không ngừng đòi hỏi các chương trình giáo dục phải chứng tỏ cách đánh giá việc học của sinh viên và cách sử dụng các thông tin đánh giá hiện nay để nâng cao chất lượng chương trình. Mặc dù các chương trình giáo dục nói chung đều tiến hành đánh giá việc học tập của từng sinh viên, hoạt động đánh giá của một chương trình thương bao gồm tập hợp số liệu của toàn bộ chương trình để kết luận xem liệu chương trình có đạt được các mục tiêu về việc học tập của sinh viên hay không và lĩnh vực nào trong chương trình cần phải củng cố. Nhiều chương trình đã từng đánh giá hoạt động của mình bằng các công cụ như điều tra ý kiến sinh viên khi học xong nhằm đánh giá cảm nhận và mức độ hài lòng của sinh viên đối với quá trình học tập. Những chiến lược này được xem là các biện pháp “gián tiếp” vì chúng chỉ đánh giá suy nghĩ cảm nhận của sinh viên về việc học chứ không phải thành quả học tập của sinh viên. Các biện pháp gián tiếp có thể có giá trị nào đó, nhưng không đủ đảm bảo để đánh giá toàn bộ chương trình. Các cơ sở công nhận chất lượng muốn các chương trình để lập kế hoạch và tiến hành đánh giá chương trình bằng biên pháp trực tiếp. Các biện pháp trực tiếp về việc học tập của sinh viên bao gồm đo kiến thức hoặc kỹ năng của sinh viên thông qua các bài kiểm tra khách quan, phân tích công trình nghiên cứu hoặc bài tiểu luận của sinh viên và sự thể hiện của sinh viên trong thực hành.

Các tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm về giáo dục công tác xã hội

Hiệp hội Quốc tế Các Trường Đào tạo Công tác Xã hội (IASSW) là hiệp hội quốc tế của các trường đào tạo công tác xã hội, các chương trình giáo dục công tác xã hội ngắn hạn và các giảng viên về công tác xã hội. IASSW thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đào tạo công tác xã hội trên toàn thế giới, thiết lập các tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội, khuyến khích trao đổi quốc tế, cung cấp các diễn đàn cho việc chia sẻ các nghiên cứu và học bổng về công tác xã hội, cải thiện quyền con người và phát triển xã hội thông qua chính sách và các vận động xã hội. Hiệp hội có thành viên trên khắp thế giới; 5 tổ chức khu vực tại Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương; Châu Âu, Mỹ Latin, Bắc Mỹ và vùng biển Caribe có quan hệ chặt chẽ với IASSW và có đại diện trong Ban quản trị.
Các tài liệu quan trọng về chính sách hiện hành bao gồm Định nghĩa về công tác xã hội, Tiêu chuẩn toàn cầu về đào tạo và bồi dưỡng công tác xã hội; Đạo đức trong công tác xã hội; Các nguyên tắc (tất cả được viết bởi Liên đoàn quốc tế của những người làm công tác xã hội)
Các tiêu chuẩn toàn cầu về đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp công tác xã hội tương tự như các lĩnh vực đã được mô tả ở trên. Các tiêu chuẩn được đưa ra bởi IASW đòi hỏi các chương trình đào tạo phải các thành tố sau:
 Mục đích chính hoặc sứ mệnh đào tạo của trường
 Mục tiêu và kết quả đầu ra của chương trình
 Chương trình đào tạo bao gồm cả thực hành
 Chương trình đào tạo chính:
- Nghề công tác xã hội
- Tính chuyên nghiệp của công tác xã hội
- Phương pháp thực hành công tác xã hội
- Cơ chế của nghề công tác xã hội
 Đội ngũ cán bộ giảng dạy công tác xã hội
 Sinh viên công tác xã hội
 Cơ cấu, bộ máy hành chính, quản lý và các nguồn lực
 Đa dạng văn hóa và sắc tộc
 Hệ thống giá trị và hành xử đạo đức của nghề công tác xã hội

Nguồn:
Hiệp hội Quốc tế các Trường Đào tạo Công tác Xã hội
www.iassw-aiets.org
Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội
http://www.cswe.org/CSWE/

Toạ đàm “Hoàn thiện đề cương chi tiết môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ Công tác xã hội”


Toạ đàm diễn ra từ ngày 19 đến 30 tháng 8/2008 tại Trường ĐHKHXH&NV với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu Việt Nam về Công tác xã hội, một số chuyên gia đến từ Đại học New South Wales Sydney (Australia) và tổ chức UNICEF tại Việt Nam.

Đây là một hoạt động trong tiến trình phát triển của Đề án xây dựng chuyên ngành khoa học về Công tác xã hội giai đoạn 2010-2015, trước hết là đào tạo thạc sĩ và tiếp sau đó là đào tạo tiến sĩ ngành Công tác xã hội (CTXH).

Trong hai phiên thảo luận vào ngày 19/8/2008, các đại biểu đã được nghe giới thiệu về định hướng và quá trình xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ ngành CTXH tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN; giới thiệu về khung chương trình đào tạo thạc sĩ ngành CTXH cũng như những điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động đào tạo thạc sĩ CTXH tại trường. Tiếp đó, đến từ Đại học New South Wales Sydney cũng trình bày những kinh nghiệm đào tạo sau đại học về CTXH tại nhiều quốc gia trên thế giới và bà Lê Hồng Loan, đến từ UNICEF tại Việt Nam thì có một tham luận về vai trò và những đóng góp của tổ chức UNICEF Việt Nam với các dự án phát triển CTXH ở Việt Nam.

Từ ngày 20 cho đến hết ngày 30/8, toạ đàm sẽ chia thành các phiên thảo luận nhóm để nghiên cứu và thảo luận kĩ hơn về khung chương trình và đề cương chi tiết các môn học. Phiên tổng kết bế mạc sẽ diễn ra vào sáng ngày 30/8/2008 tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

• Thanh Hà
Theo ussh.edu.vn

21 tháng 8, 2008

Sống giản đơn

Sống giản đơn



“Bí quyết của hạnh phúc không phải là sở hữu thật nhiều mà là giảm thiểu nhu cầu và sự ham muốn” - Ảnh: T.T.D.
TTCT - “Sống giản đơn” (simple living hay living simply) là trào lưu đang lan rộng ở các nước công nghiệp hóa. Khái niệm này thường được đề cập trong sách báo viết về hạnh phúc hay chất lượng sống: “Muốn hạnh phúc, bạn hãy sống giản đơn”.
Nguồn gốc của trào lưu này là sự chán nản, mệt mỏi đối với cuộc sống thừa mứa tiền bạc, sùng bái vật chất không còn ý nghĩa mà kinh tế thị trường đã tạo ra. Vì để nuôi nền kinh tế, bằng mọi giá phải kích thích tiêu dùng bằng cách luôn tạo ra sản phẩm mới, rồi quảng cáo, khuyến mãi, cung ứng tín dụng tiêu dùng... Điều này đánh trúng tâm lý tiêu dùng của dân chúng.
Tâm lý tiêu dùng
Người ta mua sắm không vì cần mà bị mê hoặc bởi cái mới, cái lạ. Mua chỉ để mua, vì ghiền mua. Ở Mỹ có câu “Hãy mua sắm tới khi bạn ngã gục” (Shop until you drop). Tín dụng tiêu dùng khiến người ta xài thả ga như của chùa, đến lúc phải trả nợ mới tá hỏa. Sở hữu căn hộ là một ước mơ lớn, và người ta lập cả một hội những người sở hữu nhà gọi là “Home owners association” được Việt kiều dịch là “Hội ôm nợ”! Quả thật, trong bối cảnh kinh tế Mỹ hiện nay không ít người dở khóc dở cười vì nhà không bán được nhưng nợ nhà nước thì vẫn phải trả.
Có hai yếu tố tâm lý trói buộc người tiêu dùng. Đó là “mua sắm giải sầu” và “xài lấy le”. Các nhà tâm lý đã khẳng định nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, khi có chuyện buồn hay đi mua sắm để tự an ủi. Tôi có một người bạn hễ thất tình thì đi mua đồ. Tôi cũng biết một bà cụ gần 80 tuổi vẫn đi sắm đồ, nhất là quần áo, để chật nhà vì cô đơn. Bà nói: không biết sống sao nếu không có mấy thứ đó! Xài sang để chứng tỏ đẳng cấp phổ biến trong cả nam giới. Vào thập niên 1950, các nhà xã hội học Mỹ đã nghiên cứu cái gọi là “biểu tượng của vị trí xã hội”. Người ta ăn thua nhau ở ngôi nhà, chiếc xe, cái ví hay chiếc váy thời trang. Hiện nay hiện tượng này không chỉ rõ nét ở những “nhà giàu mới” (TTCT 32-8-2008) mà còn phổ biến rộng rãi, nhất là trong giới trẻ.
Người ta không cưỡng lại nổi với đồ vật vì nó khỏa lấp những thiếu thốn không nhận ra được. Đó là ý thức về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống. Do đó một tác giả viết rằng: “Con người thay vì sở hữu đồ vật lại trở thành nô lệ của nó”.
Những căn bệnh của thời đại
Càng mua sắm người ta càng cần tiền. Muốn có tiền càng phải làm việc nhiều hơn. Từ đó phải sống vội, ăn nhanh, giải trí mạnh. Nếp sống này dẫn tới các căn bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, tim mạch, tiểu đường, béo phì... Ngay cả ở VN, stress trở thành từ thông dụng. Có người ví von đây là những căn bệnh của 4M: money (tiền), mobile (điện thoại di động), mercedes (xe hơi cao cấp), McDonald (thức ăn nhanh). Trong lúc phương Tây bắt đầu tẩy chay thức ăn nhanh và cổ vũ ăn chậm thì tuổi trẻ VN tới các nhà hàng Kentucky, McDonald... không phải vì chất lượng thực phẩm mà ít nhiều theo mốt. Thật ra Tây lại mê “fast food” của ta vừa ngon bổ rẻ là phở, bún đủ loại... và cả bánh mì kẹp thịt!
Sống giản đơn là như thế nào?
Đó là xác định lại mục đích và ý nghĩa cuộc sống hầu loại bỏ những phù phiếm đang che đậy nó để sống nhẹ nhàng, thanh thản và tích cực. Câu chuyện dưới đây sẽ minh họa vấn đề.
Một người thầy già mời đám học trò cũ là những người thành đạt tới nhà uống cà phê. Ông bày ra những cái tách đủ loại: sang trọng, bình thường, đẹp, xấu và cả đồ nhựa. Khách chọn toàn những cái tách sang trọng, bỏ lại những cái tách tầm thường. Người thầy bèn nói:
“Các bạn thấy không? Ai nấy đều chọn những cái tách tốt nhất, để lại những cái xấu. Giành những điều tốt đẹp nhất cho mình là chuyện bình thường, nhưng đó là nguồn gốc của những vấn đề trong cuộc sống và làm tăng stress. Thực chất các bạn chỉ cần cà phê, nhưng một cách ý thức các bạn chọn những cái tách đẹp nhất. Các bạn còn để ý xem ai có cái tách đẹp nữa. Cái tách không làm tăng chất lượng của cà phê, có khi nó còn che giấu giá trị thật của thức uống, đôi khi nó khiến bạn phải trả tiền nhiều hơn...
Cuộc sống là cà phê. Việc làm, vị trí xã hội là những cái tách. Chúng chỉ là những công cụ chứa đựng cuộc sống. Chúng không xác định hay thay đổi được chất lượng cuộc đời mà ta đang sống. “Quá tập trung vào cái tách, ta quên thưởng thức cà phê. Hãy tận hưởng cuộc sống và nhớ rằng những người hạnh phúc nhất không có những điều tốt nhất nhưng họ biết làm ra những điều tốt nhất từ những gì họ có”.
Còn một tác giả khác khẳng định rằng: “Bí quyết của hạnh phúc không phải là sở hữu thật nhiều mà là giảm thiểu nhu cầu và sự ham muốn”.
Sống giản đơn luôn đi đôi với các trào lưu tiến bộ khác
Sống giản đơn luôn đi đôi với chia sẻ. Bill Gates, Warren Buffet và nhiều tỉ phú khác, thay vì phung phí của cải, đã dành những số tiền lớn cho hoạt động xã hội, từ thiện. Vì sống giản đơn là cách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên thế giới khi (theo số liệu của Liên Hiệp Quốc 1998) 20% dân số thế giới tiêu dùng 86% sản phẩm và dịch vụ trên Trái đất.
Ngày nay, nhiều người dân thuộc tầng lớp trung lưu ở Thụy Sĩ, New Zealand, Anh, Đức, Mỹ... tự nguyện sống giản đơn “với những niềm vui nho nhỏ, sống chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau, quay lưng với lối sống tiêu thụ và bảo vệ môi trường” (TTCT 13-8-2008).
Warren Buffet (tỉ phú 5 tỉ đôla) vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ đã mua 50 năm trước đây. Không sử dụng điện thoại di động, tự lái ôtô, không có bảo vệ... (TT 12-11-2007). Tỉ phú 3 tỉ đôla Bergruen, 46 tuổi, đã bán hai căn nhà, chiếc xe hơi duy nhất của mình rồi thuê khách sạn ở. Ông dự định dành toàn bộ gia tài của mình cho mục đích từ thiện. Trong khi chờ đợi ông chuyển sang sản xuất ethanol (thay thế xăng) cũng vì mục đích bảo vệ môi trường.
“Tiêu dùng xanh” là khẩu hiệu của nhiều tỉ phú trẻ ở Mỹ: trồng rau trong vườn, không sử dụng hàng hiệu, tập trung làm từ thiện (báo Yêu Con số 6-2008).
Một trào lưu khác là “sống chậm”. Người ta đua nhau học yoga, thiền để tĩnh tâm, để nhìn lại mình và cuộc sống. Những hiệp hội “sống chậm” đã ra đời không chỉ ở Âu, Mỹ mà cả ở châu Á nhằm thoát khỏi sự mê hoặc của vật chất và cuộc sống vội. Những “thành phố chậm” đã hình thành (với dân số không quá 50.000 dân), cam kết sản xuất sạch, ít ô nhiễm, yên tĩnh và không có xe hơi ở khu vực trung tâm. Ở đây, các ngành thủ công và ẩm thực truyền thống của địa phương được phát triển. Chưa đầy mười năm từ khi xuất hiện đã có 65 thành phố trên thế giới ủng hộ phong trào này. “Ngày không vội” khởi xướng ở Ý năm 2007, năm nay có 90 thành phố thuộc 11 quốc gia tham gia. (TT 7-3-2008).
Ý nghĩa của sống giản đơn
Được nêu lên trong các khẩu hiệu như:
- Đơn giản bên ngoài, giàu có bên trong (http://www.simpleliving.net/).
- Mọi thứ ta sở hữu sẽ quay lại sở hữu ta. Nếu chúng làm lợi cho cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của bạn thì tốt. Nhưng nếu chúng trở thành gánh nặng và là động cơ sống của bạn thì điều đó có còn ý nghĩa gì không?
Còn Warren Buffet thì khuyên:
- Tránh xa thẻ tín dụng và đầu tư vào bản thân.
- Tiền không làm nên con người, mà con người làm ra tiền.
- Đừng làm những gì người ta nói. Lắng nghe họ nhưng hãy làm những điều mà bạn thấy hài lòng.
- Đừng phát cuồng vì hàng hiệu. Hãy mặc loại quần áo mà bạn cảm thấy thoải mái.
- Cuộc sống là của bạn. Tại sao lại để người khác có cơ hội kiểm soát đời bạn?
Sống giản đơn đã là một hiện thực xã hội
Nếu thập niên trước sống giản đơn là điều tôi chỉ nghe qua sách vở thì ngày nay tôi đã gặp ngay cả ở những gia đình trẻ Việt kiều cảm thấy “đủ rồi” với chuyện làm ăn và dừng lại để hoạt động từ thiện hướng về VN. Có người sống giản đơn kết hợp với bảo vệ môi trường và chuyên nghiên cứu về năng lượng mặt trời để giúp vùng sâu vùng xa. Sống giản đơn không còn là độc quyền của tỉ phú nữa. Tôi đã gặp nhiều gia đình không có tivi, nhiều cá nhân không sử dụng điện thoại di động. Đồ dùng trong nhà, quần áo dư thừa họ cho bớt đi. Họ tiết kiệm cả thời gian đi mua sắm để... làm vườn, trồng rau và sống thảnh thơi...
Một đại diện tổ chức phi chính phủ tại TP.HCM không sử dụng điện thoại di động và ví von: “Để rồi bạn xem, tôi đi sau mà sẽ về trước”. Một giáo sư trong phái đoàn chuyên gia công tác xã hội thăm VN trong tháng sáu vừa qua khoe: “Tôi đi vắng mấy tuần phải nhờ nhà hàng xóm ăn giùm rau trong vườn nhà tôi”.
Còn ở VN chúng ta?
Cách đây hai tháng tôi có một buổi nói chuyện về đề tài này. Tôi ngạc nhiên khi thấy một cử tọa trên 80 người đủ mọi thành phần: sinh viên, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, nhà văn... Tôi càng lý thú trước những tranh luận sôi nổi.
Tuy nhiên, đối với số đông mới bước vào mê hồn trận “tiền - đồ - làm nhiều - sống nhanh - ganh đua vì đẳng cấp”, tự giải phóng mình không phải dễ dàng. Bởi lẽ, để thay thế những cái bên ngoài cần những chân giá trị để tự khẳng định. Và chân giá trị không thể hình thành ngày một ngày hai.
Dù sao, vẫn có thể hi vọng rằng trước tấm gương của người, ta có thể đi tắt đón đầu, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
NGUYỄN THỊ OANH
Nguồn: Báo Tuổi trẻ cuối tuần

19 tháng 8, 2008

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI ÂU CHÂU


NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI ÂU CHÂU
GS.TS. Sven Hessle
Đại học Stockholm, Thụy Điển

PHẦN MỞ ĐẦU
Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ lịch sử công tác xã hội, chúng ta có thể thấy nguồn gốc của nhân viên xã hội là người hoạt động theo mục tiêu xã hội (Kendall, 2000). Những người tình nguyện dấn thân vào lãnh vực chính là chống nghèo đói, thường do các tôn giáo tổ chức hay các hình thức tổ chức phi chính phủ có hoặc không có một chủ thuyết (tôn giáo hay chính trị) làm nền tảng cho các hoạt động dưới danh nghĩa đoàn kết. Trách nhiệm xã hội đối với người dân bị thiệt thòi có thể bắt nguồn từ lâu trong lịch sử và ở mỗi quốc gia, các hoạt động vì mục tiêu xã hội này được hình thành một cách riêng biệt (Lorenz, 1995). Như vậy, sự dấn thân cá nhân hay trách nhiệm nhà nước như là điểm xuất phát để tìm ra gốc rễ của công tác xã hội có thể đưa ra kết quả khác nhau. Nhưng, như Lorenz (2001) đã nêu, không một cá nhân tiên phong nào sống riêng biệt. Họ (thường là vậy) luôn hành động trong bối cảnh xã hội, như vậy các hoạt động xã hội luôn có liên quan đến nhà nước. Khi xem xét giáo dục và chuyên nghiệp hóa công tác xã hội, ta có thể dễ dàng khám phá ra một nét chung trong lịch sử. Ở đây hình như có những bước song song được áp dụng tại nhiều nước trong các thập kỷ gần đây đến thế kỷ thứ 20 (Kendall, Ibid). Mọi ý tưởng chung quy là thoát khỏi cảnh nghèo, chủ yếu ở các thành phố lớn, bằng cách đào tạo các tình nguyện viên để họ có thêm kỹ năng trong khảo sát và giúp các gia đình nghèo thay đổi hoặc tăng năng lực cho bối cảnh xung quanh đã giữ họ trong nghèo đói. Trong bài tham luận này, tôi sẽ giới hạn ở sự phát triển của ngành nghề công tác xã hội tại Âu Châu.
Do vấn đề quốc tế hóa và tiến trình di dân đang diễn ra, bối cảnh Âu Châu phải được hiểu từ những quan điểm khác nhau, ví dụ quan điểm phổ quát và quan điểm đa dạng hóa (Lorenz, 2001). Theo quan điểm phổ quát, điều quan trọng là sức mạnh hình thành các tiêu chuẩn công tác xã hội dưới cùng một tiêu chuẩn tối thiểu chung bao trùm để có thể liên thông và đánh giá giữa các đại học và công tác xã hội thực hành tại các nước khác nhau (Lorenz, 1994). Khi mọi người có cùng quan điểm chung về công tác xã hội và cùng một nền giáo dục, có thể dễ dàng trao đổi với nhau, về chương trình đào tạo và kinh nghiệm. Nhưng theo quan điểm đa dạng hóa, điều quan trọng là nêu các nguồn lực đang vận hành để xem xét các truyền thống văn hóa xã hội địa phương và khu vực và các yếu tố bối cảnh đóng góp vào sự hình thành các chính sách và phương pháp công tác xã hội khác nhau (Hessle, Ioka & Yamano, 1995; Lorenz, 2000). Quan điểm đa dạng hóa có vẻ mâu thuẫn với xu thế muốn làm mọi thứ giống nhau ! Tại Âu Châu, chúng tôi phải xem xét cả hai quan điểm trong các vấn đề an sinh xã hội và công tác xã hội.
Trong tham luận này tôi sẽ thảo luận các điểm xuất phát khác nhau để mô tả sự tiến triển của công tác xã hội trong thế giới phương Tây với sự nhấn mạnh về Âu Châu. Vả lại tôi sẽ chú trọng vài đặc điểm chung đã đóng góp cho sự định hình công tác xã hội như là một ngành học, và đề cập tiếp thông qua Walter Lorenz (2001) ba lãnh vực có thể xác định vị trí của công tác xã hội : Mối quan hệ với nhà nước, mức độ chuyên nghiệp hóa và quy chế giảng dạy đại học.

CÁC ĐIỂM XUẤT PHÁT – BA CON ĐƯỜNG TÌM HIỂU SỰ HÌNH THÀNH
CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

Từ điểm xuất phát nào chúng ta sẽ mô tả công tác xã hội ? 1) Từ một định nghĩa được quy định của công tác xã hội; 2) Từ công việc của vài đại diện kỳ cựu của công tác xã hội và những luồng tư tưởng do họ đưa ra hoặc 3) từ mô tả việc đưa công tác xã hội vào thực hành, chính sách và nghiên cứu ? Có những thuận lợi và bất lợi ở những điểm xuất phát khác nhau.

Một định nghĩa như là điểm xuất phát để nắm bắt thực chất của công tác xã hội.

Một vấn đề với điểm xuất phát này là chưa có định nghĩa phổ quát cuối cùng! Theo lý thuyết chúng ta có khoảng 25 định nghĩa hoặc hơn thế nữa khi ứng dụng, hướng tới các lãnh vực khác nhau để hoạt động (Bergmark, 1998). Hơn nữa, đôi khi các định nghĩa có vẻ bỏ qua các loại hình thái an sinh và các bối cảnh văn hóa khác nhau. Ví dụ nếu chúng ta chọn một định nghĩa của Crouch (1979 : 46) về công tác xã hội : “…sự cố gắng hỗ trợ những người không làm chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt được mức độ độc lập cao nhất có thể có được”; áp dụng định nghĩa này tại Châu Á có thể không ổn, ví dụ vì “mức độ độc lập cao nhất” có ý nghĩa khác tại Châu Á. Và nếu chúng ta gắn định nghĩa vào chuyên ngành công tác xã hội như Liên đoàn Quốc tế các Đoàn Chuyên nghiệp Xã hội đã đưa ra định nghĩa trong năm nay tại Montreal thì các hoạt động công tác xã hội sẽ không được công nhận tại các nước chưa có nền giáo dục phát triển cao về công tác xã hội.

Công việc của các đại diện kỳ cựu như là điểm xuất phát.

Có một ít cá nhân kỳ cựu về tư liệu thời lúc ban sơ của công tác xã hội, phần lớn họ là phụ nữ và họ vào cuộc lúc gần cuối thế kỷ19. Octavia Hill là một trong họ, được cho là “mẹ của giáo dục công tác xã hội” (Kendall, 2000). Những người khác được nêu tên thường là Jane Addams và Mary Richmond, cả hai được chọn là những vai trò chính yếu trong sự phát triển công tác xã hội tại Hoa Kỳ. Addams, qua chủ trương an cư của bà, chú trọng đến vấn đề tăng năng lực cho bối cảnh để thay đổi các điều kiện sống của cá nhân còn Richmond thì nhấn mạnh đến sự chẩn đoán trong công tác xã hội cá nhân nhằm để tăng năng lực cho cá nhân. Như thế, cả hai tượng trưng cho hai con đường lịch sử rõ rệt của công tác xã hội, một hướng đến công tác cộng đồng, con đường kia hướng đến công tác xã hội cá nhân. Về Jane Addams và Mary Richmond đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các trào lưu ý tưởng của Âu Châu, có thể cho rằng gốc rễ của công tác xã hội là ở Âu Châu. Trường công tác xã hội đầu tiên trên thế giới bắt đầu hoạt động vào năm 1899 tại Amsterdam Kendall, 2000).
Nhưng điểm xuất phát này có những giới hạn. Nó gạt bỏ những nhân vật kỳ cựu khác của công tác xã hội không được nêu ở đây, và có thể nghiêm trọng hơn, vài phong trào vì thiếu vắng những con người mạnh mẽ ở vị trí lãnh đạo đã bị gạt ra khỏi ánh sáng ngọn đuốc của lịch sử. Ví dụ chẳng hạn phong trào Elberfeld vào giữa thế kỷ 19 đã trở thành một mô hình cho hệ thống Đức để chống nghèo đói và sự phát triển của giáo dục xã hội tại trung Âu và truyền thống văn hóa xã hội của công tác xã hội tại phía Nam Châu Âu (Lorenz, 1994).
Từ thực hành công tác xã hội
Với điểm xuất phát này, chỉ có thể sử dụng khái niệm công tác xã hội lúc nào và tại đâu có hoạt động được mang nhãn hiệu “công tác xã hội”. Từ ngữ công tác xã hội này được sử dụng lần đầu tại Đức vào gần cuối thế kỷ 19 (Sociale Arbeit). Công tác xã hội đã phát triển theo vị trí này vào một giai đoạn bất ổn định tại Châu Âu khi những biện pháp bình thường để giải quyết nghèo đói và các tầng lớp người dễ bị tổn thương trở nên không đủ. Tình trạng an sinh hiện đại xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đến 1960 với tự do và kỷ luật như là các cực chống chọi nhau theo một chuỗi liên tục. Tình trạng an sinh hiện đại phải chống lại sự gia tăng đô thị hóa cùng với những mức độ điều kiện sống cùng cực, di dân và thiếu an toàn dẫn đến những biểu lộ bất mãn tại địa phương, ở cấp vùng và quốc tế (Howe, 1996). Các nhân viên xã hội cần cho việc kiểm soát hành vi của người dân cũng như chữa trị các vấn đề của họ. Thông qua lý thuyết khoa học xã hội, các điều kiện sống phải được cải thiện.
Với điểm xuất phát này, những giới hạn là tất yếu nếu chúng ta chỉ bằng lòng với những hoạt động này được gọi là hoạt động công tác xã hội, chúng ta khá sớm tìm thấy một số khái niệm được dùng để bao hàm các hoạt động và những ngành nghề đúng ra là có thể kể đến trong công tác xã hội.
Cuối cùng, nhiều điểm xuất phát khác nhau để tìm hiểu nguồn gốc công tác xã hội, tất cả đều có những mặt giới hạn. Nói công tác xã hội là gì hay không phải là gì có những khó khăn của nó. Nhưng sự đa dạng lớn của các hoạt động công tác xã hội là đáng được ghi chép thành tư liệu (Lorenz, 1994). Và ngay cả nếu chúng ta nhìn mọi kỷ nguyên lịch sử và mọi loại xã hội là độc nhất, vấn đề so sánh giữa chúng gây lúng túng nếu chúng ta không hiểu rằng có nhiều vấn đề và các mâu thuẫn là vĩnh viễn và phổ quát, đòi hỏi một giải pháp bằng sự can thiệp của công tác xã hội.
VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Dưới đầu đề này tôi sẽ đưa ra vài giả thuyết về các nét đặc trưng của công tác xã hội đang đóng góp định hình cho một chuyên ngành học đại học và giúp cho nhân viên xã hội một lai lịch nghề nghiệp. Có 6 đặc điểm được quan tâm trong phân tích, không phải là các phương pháp xã hội, mà 5 của 6 đặc điểm này sẽ được kể như là những công cụ phân tích.
1) Công tác xã hội tùy thuộc vào bối cảnh
Chúng ta vừa nhấn mạnh rằng công tác xã hội sẽ được triển khai khác nhau tại những nơi khác nhau trên thế giới.
(1) Định nghĩa là không tuyệt đối, ví dụ Công tác xã hội được định nghĩa khác nhau trong lịch sử và tùy vùng. Công tác xã hội sẽ cho thấy một bộ mặt khác tại Châu Á so với Châu Âu. Và cách công tác xã hội vận hành trong tương lai sẽ khác với công tác xã hội trong thế kỷ 20.
(2) Tổ chức công tác xã hội tùy thuộc vào chính sách an sinh, nghĩa là công tác xã hội có những vai trò riêng biệt và vận hành khác trong những hệ thống an sinh tương phản. Khi nhà nước nhận lãnh trách nhiệm lớn về an sinh của công dân, như tại Thụy Điển, vai trò của công tác xã hội là tiến hành cải cách để công dân thực hiện quyền của họ. Khi nhà nước không muốn xen vào đời tư của người dân, như tại Hoa Kỳ, vai trò của công tác xã hội sẽ là chẩn đoán sự tổn thương của những người không thể thích nghi theo những quy tắc.
(3) Sự tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa xã hội, có nghĩa là các truyền thống lịch sử vùng và quốc gia, đã tạo những điều kiện khác nhau cho sự hình thành công tác xã hội. Gia đình truyền thống mạnh tại Nhật Bản chẳng hạn là nguồn gốc của tổ chức an sinh nhi đồng nhấn mạnh đến một vai trò cố vấn của nhân viên xã hội cho cha mẹ. Nhân viên xã hội không có quyền can thiệp vào các gia đình một khi đứa trẻ bị lạm dụng, ngay cả khi luật pháp cho phép họ. (Hessle, Ioka & Yamano, 1995).
2. Công tác xã hội tùy thuộc vào các ảnh hưởng bên ngoài
(1) Chiến tranh, động đất và các thiên tai khác đòi hỏi đặc biệt đối với công tác xã hội về sự chuẩn bị, tổ chức và chuyên môn. Xã hội công dân là đích cơ bản của công tác xã hội: Khi xã hội công dân bị tàn phá bởi tai nạn do người gây ra như chiến tranh hoặc thiên tai như động đất, công tác xã hội là một phần hỗ trợ người bị thương, nạn nhân ly tán và tham gia tái thiết xã hội.
(2) Những ảnh hưởng khác, như toàn cầu hóa, di dân, đang thay đổi dần các điều kiện của công tác xã hội. Toàn cầu hóa đang thúc đẩy các quốc gia đến sự lệ thuộc lẫn nhau. Các mối quan hệ quốc tế trở thành cần thiết nhằm phân tích các vấn đề xã hội đang vượt qua khỏi các biên giới quốc gia và những giải pháp cho các vấn đề xã hội có thể là kết quả của sự hợp tác quốc tế hơn là một cố gắng của địa phương. Sự gia tăng di dân rộng lớn qua các biên giới quốc gia là một ví dụ cho sự cần thiết trong hợp tác.
3. Công tác xã hội hướng mối quan tâm đến các tầng lớp loại trừ trong người dân
Nghèo đói và dễ bị tổn thương tại cộng đồng địa phương cũng như các tầng lớp người dân, những cá nhân là mục tiêu chủ yếu của công tác xã hội. Mối quan tâm này dẫn đến sự phát triển các công cụ phân tích cũng như sự dấn thân của nhân viên xã hội. Một nhân viên xã hội phải có khả năng tìm hiểu cá nhân, nhóm và tầng lớp có nguy cơ, tại lớp học cũng như tại nhà máy và cộng đồng. Và có khả năng thảo luận và đề xuất những biện pháp để thay đổi và tăng cường khả năng của người bị ảnh hưởng. Những từ chính là: tăng năng lực, quyền con người.
4. Công tác xã hội là đa ngành
Công tác xã hội như là một chuyên ngành đào tạo đại học tùy thuộc vào các chuyên ngành khác, như Xã hội học, Dân tộc học, Giáo dục học, Tâm lý học, Kinh tế học và Khoa học chính trị. Nhưng công tác xã hội đưa ra những câu hỏi riêng biệt vào điều tra khoa học. Ví dụ như khi chúng ta muốn tìm hiểu xu hướng riêng biệt về dân số trong một vùng, Xã hội học sẽ đưa ra câu trả lời, nhưng công tác xã hội sẽ đưa ra những câu hỏi về các tầng lớp dân cư nào tại địa phương là dễ bị tổn thương nhất do phát triển và loại tổn thương gì. Công tác xã hội sẽ cố gắng khám phá những biện pháp nào để chống lại sự tổn thương ?
5. Công tác xã hội hướng về thực hành
Phân tích và giải quyết các vấn đề (tâm lý) xã hội ở nhiều mức độ là trọng tâm của công tác xã hội. Một con đường của công tác xã hội là hướng đến việc công nhận hành nghề chuyên nghiệp. Con đường khác hướng đến công nhận nó như một khoa học. Điều này có những hệ lụy cho việc đào tạo nhân viên xã hội. Việc công nhận thực hành cần một đường lối giáo dục bao gồm đào tạo dưới sự kiểm huấn trong một chương trình đào tạo cấp đại học. Việc công nhận giảng dạy tại đại học cần có một nền tảng kiến thức cần thiết ở cấp đại học về các kỹ năng khoa học và tư liệu hóa cho trình độ sinh viên đã tốt nghiệp đại học và cả sau đại học.
6. Phương pháp công tác xã hội trong thực hành được phát triển từ ít nhất 3 cấp độ phân tích
Xuất phát từ quan điểm lịch sử, một tập quán thực hành trong công tác xã hội được hình thành để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động xã hội từ 3 cấp độ trong xã hội. Trong ý nghĩa phân tích, vấn đề xã hội phải được xem xét từ mọi cấp độ nhưng các hình thức phương pháp luận và các kỹ năng khác nhau trong công tác xã hội hình thành ở từng cấp độ. Các cấp độ liệt kê dưới đây và một vài ví dụ của hoạt động công tác xã hội được trình bày ở từng cấp độ:
(1) Cấp độ mang tính cấu trúc: kế hoạch xã hội; công tác tổ chức dự phòng, kế hoạch dự phòng tại các thành phố; kế hoạch cấp cứu.
(2) Cấp độ nhóm và tổ chức: thúc đẩy hoạt động của các tổ chức thiện nguyện hoặc các nhóm thay đổi xã hội tại cộng đồng và thành phố. Công tác cộng đồng, phát triển cộng đồng và xã hội. Tăng năng lực cho những cộng đồng địa phương và khu xóm bị tổn thương. Các nhóm tự giúp.
(3) Cấp độ cá nhân và gia đình : công tác tâm lý xã hội cho cá nhân và gia đình có nguy cơ bị tổn thương. Điều tra nghiên cứu bảo vệ trẻ em và các điều tra nghiên cứu khác. Huy động mạng lưới xã hội, xây dựng cơ cấu gia đình. Trị liệu cá nhân và gia đình tại gia, hỗ trợ xã hội cho cá nhân hoặc gia đình. Chăm sóc và gởi đến cơ sở chăm sóc cá nhân và gia đình. Nuôi hộ, chăm sóc tập trung, nhà mở với sự giám sát đặc biệt.
Những chiều kích để đánh giá vị trí của công tác xã hội.
Cuối cùng, tóm lại các điểm đặc trưng của công tác xã hội đã được nêu, và có thể cần thiết áp dụng mô hình thanh lịch do Walter Lorenz (2001) xác định vị trí công tác xã hội ở cả 3 cấp độ. Bất kỳ nơi nào mà các hoạt động xã hội phát triển, có thể xác định vị trí công tác xã hội theo mối quan hệ của nó với nhà nước, mức độ chuyên nghiệp và quy chế đào tạo của nó. Đó có thể là công cụ cơ bản cho những so sánh nội tại liên quan đến sự phát triển công tác xã hội trong xã hội, cũng như qua so sánh quốc tế về sự phát triển công tác xã hội trên thế giới.
Chiều kích thứ nhất chú trọng đến sự kiện công tác xã hội phải thương lượng giữa thái cực viễn cảnh chính trị về an sinh liên kết các hoạt động cơ bản của nó với nhà nước, và thái cực qua đó an sinh là mối quan tâm hàng đầu của riêng từng cá nhân.
Quan hệ với nhà nước
Riêng tư ……………………………………………Chính trị
Không có nước nào tại Châu Âu mà công tác xã hội hoàn toàn là một phần của bộ máy quan liêu nhà nước đến mức nhân viên xã hội phải hành động như cán bộ nhà nước can thiệp một cách cứng ngắt và theo luật định. Công tác xã hội cũng không hoàn toàn nằm trong lãnh vực xã hội dân sự, đối tác một cách tự do với cá nhân như là một dịch vụ riêng tư. Như chúng ta đã nêu ra, các mô hình an sinh nhà nước khác nhau có thể chú trọng đến các vị trí khác nhau của công tác xã hội.
Phạm vi thứ hai chú trọng đến sự căng thẳng giữa một bên là những cá nhân tình nguyện và một bên là các chuyên gia được đào tạo bậc cao. Một điều mơ hồ là hiện công tác xã hội có thể đòi hỏi hay không quy chế nghề nghiệp thích hợp cho những hoạt động mà các thiện nguyện viên đã thực hiện và họ được gọi là “bán chuyên nghiệp”. Phong trào tự giúp lý luận rằng những lý thuyết gia và nhân viên xã hội với những tiêu chuẩn chuyên môn chính thức là những người chuyên nghiệp quá xa rời đối với người dân mà họ phải phục vụ.
Mức độ chuyên nghiệp hóa
Các phong trào xã hội ……………………… Phát triển lớp chuyên nghiệp ưu tú
Hai xu hướng khác nhau có thể được phân biệt trên những con đường chuyên nghiệp. Một xu hướng của những người được đào tạo chuyên nghiệp bậc cao có vẻ dành kiến thức và kỹ năng của mình một cách quên mình cho những người mà họ phục vụ. Loại người chuyên nghiệp khác lại muốn duy trì đặc quyền trong lãnh vực của họ và kiểm soát chặt chẽ sự tiếp cận và cạnh tranh để nắm giữ vị trí ưu thế của họ. Từ đó nhân viên xã hội phần lớn là một “người tổng quát” hơn là “một chuyên sâu”, không con đường đã mô tả nào đưa đến chuyên nghiệp hóa đã dẫn đến đích. Nhưng có một cuộc tranh luận giữa kiến thức và chuyên môn chống so sánh với phẩm chất cá nhân, nơi mà cả hai cực có thể được lợi bằng cách mở rộng các ranh giới để thảo luận đến nỗi không bên nào dám đòi thế độc quyền.
• Phạm vi thứ ba liên quan đến quy chế công tác xã hội như là một ngành đào tạo đại học. Về mặt lịch sử, công tác xã hội đi vào giới học viện thông qua các ngành khoa học khác, như Xã hội học hoặc Kinh tế học. Công tác xã hội tại vài nơi ở Châu Âu lại là một phần của ngành khác, như Giáo dục (tại Ý) hoặc Sư phạm (Đức). Tại Cộng Hòa Liên Bang Nga, con đường đưa đến việc được công nhận tại đại học thông qua Xã hội học, Sư phạm xã hội hoặc cả Y khoa. Công tác xã hội tại nhiều nước vẫn còn chưa có quy chế đào tạo đại học, như Đan-mạch, Pháp, Na-uy. Tại Anh quốc, công tác xã hội đã có quy chế tại các đại học. Sự thiếu vắng một định nghĩa phổ quát và sự tùy thuộc bối cảnh của công tác xã hội dẫn đến sự chậm trễ trên con đường đại học chung. Hơn nữa, nền tảng thực hành có định hướng trong công tác xã hội mang nguy cơ bị xem như là một khoa học ứng dụng, “xã hội học ứng dụng” hoặc “tâm lý học ứng dụng”. Nhưng công tác xã hội phải thuyết phục là nó vận hành cả ở mức độ xã hội và tâm lý (tâm lý xã hội).
Quy chế đại học
Ưu thế của các ngành khoa học khác ……………… Tự trị đại học
• Tại Thụy Điển, công tác xã hội là một ngành đào tạo đại học độc lập bên trong các khoa học xã hội, và khi so sánh với các nước khác, nguy cơ nhỏ hơn, đó là các nhân viên xã hội đôi khi cảm nhận vị trí thấp kém của mình và cảm nhận này cũng được nhận thấy ở cấp đại học. Ngược lại, quy chế đại học của công tác xã hội đã mang đến cho nhân viên xã hội tại Thuy Điển tính chính thống cao. Nhưng, mức độ đánh giá đó có thể dễ dàng tàn lụi nếu công tác xã hội thất bại trong việc công nhận sự tùy thuộc của mình vào các ngành khoa học khác, như Xã hội học, Nhân chủng học, Giáo dục học, Tâm lý học, Kinh tế học và Khoa học chính trị. Và nếu công tác xã hội là một ngành đào tạo đại học thất bại trong việc công nhận sự tùy thuộc của mình vào thực hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bergmark,.(1998). Nyckelbegrepp i socialt arbete.[key concepts in social work] Lund: Studentlitteratur.
Crouch, R. C. (1979). Social work defined. Social Work. 24:46-48
Hessle, S, Ioka, B & Yamano, N.(1995). Family policy and Child welfare in Japan and Sweden. Stockholm studies in social work, 11, Stockholm University: Department of social work.
Howe, D. (1996). Surface and depth in social work practice. In Parton, N.(Ed). Social theory, social change and social work. The State of welfare N.Y: Routledge
Kendall, K. A .(2000). Social work education - its origins in Europe. Alexandria: Council on Social Work Education
Lorenz, W. (1994). Social work in a changing Europe. London: Routledge
Lorenz, W. (2001). (Forthcoming) Social work in Europe - Portrait of a diverse professional group. In Hessle, S (Ed).International Standard Setting of Higher Social Work Education. Stockholm Studies on Social Work, No xx. Stockholm University: Department of Social Work: xx-xx.