27 tháng 8, 2008

TỔ CHỨC THỰC HÀNH THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI - TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN


TỔ CHỨC THỰC HÀNH THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI - TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN
TS. Bùi Thị Xuân Mai, Trưởng khoa Công tác xã hội
Trường Đại học Lao động – Xã hội

Con người là tổng thể của 3 yếu tố: Sinh lý - Tâm lý - Xã hội. Khi mắc phải bệnh về sinh lý con người cần sự can thiệp của bác sỹ với chuyên môn nghề y. Khi có khủng hoảng về tâm lý con người cần tới can thiệp của nhà tâm thần học với chuyên môn nghề tâm lý. Khi con người có vấn đề về quan hệ xã hội, thiếu việc làm, thất học, khó khăn về kinh tế, sự già nua hay khuyết tật… thì họ cần tới cán bộ xã hội với chuyên môn nghề công tác xã hội.
Công tác xã hội là một nghề, hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi và phát triển xã hội. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng c¬ờng năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội giúp con người phát triển hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân (Đại hội liên đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế, Canada năm 2004).
Công tác xã hội phát triển theo hướng chuyên nghiệp qua một chiều dài lịch sử. Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX công tác xã hội mới chỉ sơ khai nh¬ những hoạt động từ thiện và nó dần cải tiến các kỹ năng trợ giúp (đặc biệt ở Anh và Mỹ). B¬ớc sang giai đoạn từ 1981 đến 1940 dưới tác động của sự cải tổ xã hội một xu hướng chuyển đổi từ những hoạt động trợ giúp cá nhân sang phúc lợi xã hội do chính phủ can thiệp đã tạo nên cơ sở cho việc chuyên môn hoá công tác xã hội. Các dịch vụ trợ giúp xã hội hỗ trợ các cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vấn đề được thực hiện bởi những người được gọi là cán bộ xã hội hoặc nhân viên xã hội (tiếng anh là Social worker). Họ là người được đào tạo, trong hoạt động thực tiễn họ ứng dụng lý thuyết khoa học hành vi con người và kiến thức xã hội khác để trợ giúp các nhóm đối t¬ợng có hoàn cảnh khó khăn thu thập thông tin, đánh giá và khám phá giải pháp. Từ sau những năm 1940 sự phát triển nhanh chóng của khoa học xã hội và hệ thống an sinh xã hội ở nhiều nước đã góp phần phát triển kinh tế và giảm bớt tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời bấy giờ. Điều này đặt ra yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động trợ giúp xã hội. Vai trò nghề công tác xã hội và đào tạo công tác xã hội ngày càng được khẳng định. Hiệp hội Công tác xã hội Quốc tế chuyên nghiệp (International Federation of Social Work - IFSW) hiện có trên 500.000 thành viên là cán bộ xã hội chuyên nghiệp từ 78 nước trên thế giới, Hiệp hội các trường đào tạo Công tác xã hội thế giới (International Association of Social Work Schools - IASSW) với sự tham gia của hàng trăm trường từ 80 quốc gia là minh chứng cho sự chuyên môn hoá và phát triển nhanh chóng của nghề nghiệp này. Các cán bộ xã hội chuyên nghiệp làm việc ở nhiều lĩnh vực trong xã hội như¬ các cơ quan an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bệnh viện, trường học, cơ quan tư¬ pháp (toà án, nhà tù..) đã và đang góp phần tạo nên sự bền vững và tính phòng ngừa cao của các chính sách, chương trình hay dịch vụ an sinh xã hội. Họ được trang bị các kiến thức về chính sách xã hội, an sinh xã hội, lý thuyết về hành vi con người và môi trường, các kỹ năng trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng, thái độ đạo đức nghề nghiệp. Họ được đào tạo ở các trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ.
Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng, do vậy đào tạo CTXH là đào tạo tay nghề chứ không phải là đào tạo khoa học hàm lâm. Lịch sử CTXH cho thấy, hoạt động CTXCH phát triển từ thực tiễn trợ giúp xã hội. Những đúc kết hoạt động thực tiễn làm phong phú thêm lý luận của nó. Cán bộ xã hội sử dụng các học thuyết trong tâm lý học, xã hội học và các khoa học khác để tìm kiếm, giải thích những ảnh h¬ởng và tác động của các vấn đề xã hội tới thực tiễn đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân gia đình hay cộng đồng. Họ sử dụng các kỹ năng CTXH vào giúp đỡ giải quyết khó khăn mà cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp phải trên nền tảng thái độ đạo đức nghề nghiệp đã được thấm nhuần ngay từ khi còn là sinh viên theo học ngành nghề này. Do vậy, chương trình đào tạo CTXH bao gồm cả lý luận và thực hành. Người học CTXH để được cấp bằng CTXH dù là cử nhân hay thạc sỹ đều phải thực hành để rèn luyện các kỹ năng làm việc với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng. Trong chương trình đào tạo của các trường CTXH trên thế giới thời lượng thực hành cho hệ cử nhân không dưới 450 giờ, cho đào tạo thạc sỹ trên dưới 900 giờ. Đơn cử tại trường đại học Regina Canada sinh viên CTXH hệ cử nhân ít nhất phải có 700 giờ thực hành t¬ơng đ¬ơng với 20 tuần. Thời gian giành cho thực hành chiếm 35% toàn thời gian của các môn chuyên nghiệp.
Ngay trong thời gian học tập, thực hành, thực tập CTXH đã giúp sinh viên hình thành và phát triển thái độ đạo đức nghề nghiệp một cách vững chắc. Chỉ khi thâm nhập vào thực tiễn người học mới kiểm nghiệm được chính xác điều gì nên và không nên làm và theo đuổi nó trong quá trình hành nghề.
Khi thực hành phương pháp làm việc với cá nhân, gia đình trên cơ sở kiến thức nền tảng về hành vi con người sinh viên rèn luyện những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trợ giúp cá nhân, gia đình, các kỹ năng đánh giá vấn đề, kỹ năng tham vấn, kỹ năng truyền thông, vãng gia, ghi chép phúc trình... trong các hoạt động trợ giúp trục tiếp.
Trong quá trình thực hành phương pháp CTXH nhóm sinh viên ứng dụng những hiểu biết về năng động nhóm vào các hoạt động thực tiễn để phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm, học hỏi cách thức tổ chức và vận hành hoạt động nhóm, sử dụng kỹ thuật t¬ơng tác nhóm để tạo ra thay đổi cho mỗi cá nhân trong nhóm và toàn bộ nhóm...
Việc thâm nhập cộng đồng giúp cho sinh viên nối kết những lý thuyết về phát triển cộng đồng vào các hoạt động tìm hiểu đánh giá nhu cầu cộng đồng, điều phối người dân tự xác định được vấn đề ¬u tiên cần đựơc giải quyết, trợ giúp người dân xây dựng dự án cộng đồng, giúp người dân thay đổi, giúp cộng đồng đi từ một cộng đồng yếu kém thành cộng đồng mà người dân được trang bị năng lực hợp tác, biết phát huy tiềm năng nội lực để cùng nhau giải quyết vấn đề.
Học CTXH là sinh viên phải học ở cả trên giảng đ¬ờng và học tại cơ sở. Do vậy người thầy giảng dạy cho sinh viên bao gồm cả người thầy trên lớp học – người th¬ờng được gọi là các giảng viên, giáo s¬ và người thầy tại hiện trường – người th¬ờng được gọi là người hướng dẫn thực hành hay kiểm huấn viên cơ sở. Vai trò của cả hai người thầy này cũng nh¬ những điều kiện thiết yếu cho học tập lý thuyết cũng nh¬ thực tiễn đều quan trọng nh¬ nhau. Thiếu một trong hai khía cạnh trên cơ sở đào tạo sẽ không đạt được mục tiêu của đào tạo CTXH, người học sẽ không thu nhận được những kiến thức, kỹ năng CTXH cần có. Chính vì vậy, khi triển khai đào tạo các trường CTXH trên thế giới không chỉ chú trọng tới giáo trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên mà còn đặc biệt coi trọng việc xây dựng chương trình, quy trình, qui định về thực hành, thực tập cùng với đội ngũ cán bộ hướng dẫn, kiểm huấn viên và mạng l¬ới cơ sở thực hành.
ở Việt Nam nghề Công tác xã hội còn là khái niệm khá mới mẻ, hoạt động đào tạo CTXH theo hướng chuyên nghiệp cũng mới thực sự khởi sắc trong một vài năm gần đây. Hiện trên cả nước đã có gần 30 trường đào tạo CTXH ở trình độ cao đẳng và đại học.
Nhìn chung nội dung chương trình đào tạo CTXH của chúng ta hiện nay đã mang tính hội nhập quốc tế. Những kiến thức cơ bản của CTXH nh¬ hành vi con người và môi trường, quy luật t¬ơng tác xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng, chính sách an sinh xã hội, kỹ năng giao tiếp, phương pháp CTXH với cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng... đều được thiết kế trong chương trình đào tạo. Số tiết cho thực hành và thực tập công tác xã hội cũng đã được ghi nhận trong chương trình khung và được điều chỉnh tăng lên ở từng trường. Tuy nhiên về thực chất, hoạt động thực hành kỹ năng CTXH ch¬a đáp ứng được yêu cầu, do vậy các cử nhân CTXH của chúng ta ch¬a thực sự có được kỹ năng nghề nghiệp nh¬ mong muốn. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau:
- Tr¬ớc hết, đội ngũ giáo viên giảng dạy CTXH của chúng ta còn thiếu và yếu. Trên cả nước tiến sỹ CTXH hầu nh¬ ch¬a có, số thạc sỹ CTXH cũng rất khiêm tốn – ch¬a tới 50 người. Nội dung và phương pháp giảng dạy nặng về tính hàn lâm và giáo thuyết khiến cho việc gắn kết lý luận và thực tiễn rất hạn chế.
- Giáo viên hướng dẫn thực hành (kiểm huấn viên) thiếu trầm trọng cả về số lượng cả về chất lượng. Phần lớn số họ không những ch¬a được đào tạo bài bản về CTXH mà còn thiếu cả kiến thức kỹ năng kiểm huấn.
- Số lượng sinh viên đào tạo quá đông. Tuyển sinh hàng năm lên tới hàng trăm. Số sinh viên mỗi lớp học không dưới 50 thậm chí hàng trăm. Điều này khiến cho việc hướng dẫn kèm cặp trong quá trình thực hành, thực tập rất khó khăn trong điều kiện thiếu giáo viên hướng dẫn.
- Việc tuyển sinh viên ngành CTXH còn mang tính đại trà không theo phương thức tuyển chọn dựa trên thái độ và tâm huyết nghề nghiệp nên có những sinh viên sau khi trúng tuyển đã không yên tâm học tập và theo học chỉ để có tấm bằng đại học.
- Hệ thống mạng l¬ới cơ sở thực hành, thực tập rất mỏng đặc biệt là những cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp có tính chuyên nghiệp.
- Mặc dù đã có học phần thực hành và thực tập trong chương trình khung của Bộ GD và ĐT đã ban hành nh¬ng thời lượng cho thực hành kể cả thực tập đúng nghĩa còn ch¬a đảm bảo. Hiện không ít trường đang bối rối trong triển khai thực hiện bởi thiếu nhiều điều kiện nh¬ cán bộ hướng dẫn, cơ sở thực hành, qui trình tổ chức...
- Sự hợp tác giữa các trường, giữa các trường với các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp ch¬a chặt chẽ nên sự chia sẻ thông tin, tài liệu, kinh nghiệm còn hạn chế.
Sau đây là một số đề xuất về giải pháp góp phần giải quyết những v¬ớng mắc trong tổ chức thực hành thực tập trong đào tạo CTXH ở nước ta:
1. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ ít nhất thạc sỹ CTXH và đào tạo bồi d¬ỡng cán bộ kiểm huấn tại cơ sở. Khuyến nghị với bộ GD và ĐT tăng c¬ờng chỉ tiêu học bổng thạc sỹ, tiến sỹ ngành CTXH cho các trường. Bên cạnh đó các trường tích cực tìm kiếm nguồn lực trợ giúp quốc tế để đào tạo thạc sỹ CTXH trong nước đặc biệt cho những giảng viên đã có kinh nghiệm và nền tảng kiến thức kỹ năng CTXH qua các khoá tập huấn tr¬ớc đây. Cần xác định đây là nhiệm vụ trọng yếu của đào tạo CTXH ở nước ta hiện nay.
2. Nghiên cứu, tổ chức hội thảo để điều chỉnh nội dung chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận cũng nh¬ thực hành nhằm gắn kết hơn nữa nội dung các môn lý thuyết với thực tiễn đồng thời giúp cho thực hành CTXH diễn ra với đúng ý nghĩa của nó.
3. Lãnh đạo các trường, khoa CTXH cần nhận thức hơn nữa tầm quan trọng của thực hành, thực tập trong đào tạo CTXH để trợ giúp và đ¬a ra hành động thực tiễn cho sự phát triển thực hành thực tập CTXH. Đơn cử nh¬ xem xét vấn đề tuyển sinh và bố trí số lượng học viên trong mỗi lớp học, vấn đề tổ chức bộ môn thực hành thực tập trong mỗi khoa và những hỗ trợ khác.
4. Từng trường cần xây dựng cho mình một mạng l¬ới cơ sở thực hành, thực tập. Bên cạnh đó cũng tăng c¬ờng sự liên kết, hợp tác giữa các trường trong xây dựng và phát triển mạng l¬ới cơ sở thực hành, thực tập. Tăng c¬ờng gắn kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực tập qua công tác bồi d¬ỡng nâng cao trình độ kiến thức kỹ năng CTXH cho cả hai phía.
5. Từng trường hay các trường phối hợp mở các khoá tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ kiểm huấn, cán bộ hướng dẫn thực hành, và hàng năm tiến hành đánh giá, tổng kết kết quả hợp tác trong tổ chức thực hành, thực tập.
6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết với các trường đào tạo nước ngoài, đặc biệt chú trọng công tác thông tin quảng bá sản phẩm đào tạo để gắn kết việc sử dụng sinh viên trong khi học và sau khi tốt nghiệp với các hoạt động trợ giúp của nhiều tổ chức NGO trong và ngoài nước hiện đang hoạt động ở Việt Nam vì hiện nay không ít tổ chức NGO quốc tế chủ yếu sử dụng những người có trình độ ngoại ngữ vào quản lý, tổ chức các chương trình dịch vụ xã hội.
7. Sớm thành lập Hội các trường đào tạo CTXH Việt Nam nhằm chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm và làm cơ sở để phát triển tổ chức có vai trò pháp lý trong kiểm định các chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo CTXH tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:
1. Đề án nghiên cứu Đánh giá thực trạng và định hướng chiến l¬ợc phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam ĐH LĐ-XH và UNICEF -2005
2. Doug Durst- Đại học Regina Canada “Đào tạo thự c hành thực tập – phần thiết yếu của đảm bảo chất lượng Công tác xa xhội chuyên nghiệp” Hội thảo Thực hành, thực tập trong đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam Hà Nội 17-18/10/2006
3. Hepworth D.J. (1997), Direct social work practice - theory and skills, Brooks/Cole publishing Company.
4. “Phát triển công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp - một đòi hỏi khách quan trong quá trình đổi mới của nước ta”, Tạp chí Lao động-Xã hội, (số 307 tháng 3/2007).

Không có nhận xét nào: