27 tháng 8, 2008

Hành trình của Nhà công tác xã hội qua chông gai của khả năng hiểu biết văn hoá


Hành trình của Nhà công tác xã hội qua chông gai của khả năng hiểu biết văn hoá

Tác giả: B. Tuyết Brown, Thạc sĩ công tác xã hội, Nhà công tác xã hội được cấp bằng hành nghề độc lập lâm sàng
Hànội, VN, Tháng 05/2008

Bản Tóm Tắt
Sự thành công hay thất bại trong mối quan hệ trị liệu của một nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) và thân chủ khác nhau về văn hoá đòi hỏi NVCTXH chẳng những thông hiểu sắc tộc, phong tục, niềm tin và cảm xúc của thân chủ mà NVCTXH phải tự thừa nhận thêm “liệu mình đã đủ thông hiểu vể văn hoá của thân chủ.” (Giáo sư Ruth) Dean (2001) nêu quan điểm rằng nếu chúng ta không tự nhận ra có sự thiếu sót hiểu biết này, chúng ta có thể không đánh giá đúng những khó khăn phải đương đầu khi làm việc với thân chủ trong khung cảnh trị liệu, và làm sao để đạt được mục tiêu mà chúng ta (và thân chủ) đã đặt ra.
Trong hiện trạng đó, NVCTXH cũng được trông đợi thông hiểu về hệ thống xã hội, luật pháp và những tiêu chuẩn đưa đến những khúc mắc gây cản trở cho thân chủ khiến họ không đạt được ước muốn để có những thay đỗi cần thiết và phù hợp của cuộc sống cá nhân trong xã hội. Nhưng thành công của cán sự xã hội trong khi làm việc với thân chủ khác về văn hóa, kể cả đã được dự định tốt như thế nào, cũng sẽ trở thành vấn đề (hay thất bại.) Điều nầy cũng tương tợ như sự “trao quyền” (empower) cho thân chủ, khi họ không thấu cảm với những khó khăn mà người cán sự xã hội chuyên nghiệp gặp phải hàng ngày.
Chúng ta có nên quy hết khó khăn và trách nhiệm thất bại trong môi trường trị liệu xuyên văn hóa (thân chủ và NVCTXH khác nhau về văn hóa) cho NVCTXH, hay trong trường hợp thành công thì chỉ ca ngợi NVCTXH mà thôi? Liệu có thể hợp lý hơn nếu chúng ta nhìn nhận khả năng hiểu biết trong môi trường trị liệu xuyên văn hóa là một quá trình đòi hỏi sự tương tác tích cực và tin cậy của cả hai bên, như một đôi bạn khiêu vũ với nhau, khi thân chủ thử thách chúng ta và chính họ, dựa trên quan niệm của họ về sắc tộc, văn hóa và niềm tin của NVCTXH?

Để quá trình tương tác được tốt đẹp, chúng ta nên nghĩ về định hướng tích cực của cả hai phía, như là khi “nhà tham vấn và thân chủ gặp . . . [đễ NVCTXH] khai thác về nhận thức, suy nghĩ, biểu hiện cảm xúc và hànnh vi nhằm giúp đỡ cho chân chủ cải thiện cuộc sống của mình. (Lê Vân Anh và cộng sự, 2007).

Nói cách khác, dù NVCTXH có hay không hiểu biết thấu đáo về các vấn đề xuyên văn hóa, chúng ta có thể đưa ra câu hỏi có thể điều quan trọng nhất đối với kết quả trị liệu của cán sự xã hội là thái độ của thân chủ. Sự chấp nhận và hiểu biết một cách tích cực hay những cảm nghỉ đã đẩy vào vô thức của thân chủ, đưa qua quá trình “chuyển dịch tâm lý ”(transference) đến cán sự xã hội sẻ có thể ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong việc trợ giúp thân chủ.

Phần bài viết

Năng lực hiểu biết xuyên văn hóa: Ai chịu trách nhiệm, NVCTXH hay thân chủ cho sự thành công hay thất bại của trị liệu?

Theo quan niệm truyền thống thì sự thành công trong trị liệu phụ thuộc vào hiểu biết và nhận thức sâu sắc của nhà tham vấn NVCTXH về nền văn hóa riêng biệt, sắc tộc và niềm tin của thân chủ. “. . . việc nhà tham vấn hiểu thái độ và niềm tin của thân chủ của mình, hiểu biết cơ bản về những nền văn hóa khác nhau, và biết những kỹ năng tham vấn xuyên văn hóa nếu họ muốn làm việc có hiệu quả với những thân chủ, người khác họ về văn hóa, đó là vai trò quan trọng nhất.” (Neukrug, 1999, p. 347)
Quan niệm này cũng cho rằng, để vượt qua được chông gia của mối quan hệ trị liệu trong đó nhà trị liệu và thân chủ khác nhau về văn hóa và quy chuẩn xã hội, NVCTXH phải gánh trách nhiệm hiểu biết về những điều như thân chủ muốn gì trong cuộc sống hàng ngày của họ, cách họ nhìn nhận thế giới, họ diễn giải hành vi ứng xử của người khác như thế nào và trông đợi để người khác hiểu ứng xử của mình theo cách như thế nào.
Quan niệm truyền thống có vẻ cho rằng thân chủ như một “cái bình rỗng” có khả năng tiếp nhận sự tham vấn tốt và phù hợp văn hóa mình. Khi NVCTXH thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về văn hóa và niềm tin của thân chủ, họ sẽ thất bại trong việc trợ giúp thân chủ, và sự thất bại đó được coi là chỉ do trách nhiệm của nhà tham vấn.
Và cũng theo chiều hướng đó, khi mục tiêu đã đạt được--trị liệu thành công, thì nhà tham vấn lại được coi là người hiểu biết sâu rộng về văn hóa và chính là người duy nhất đưa trị liệu đến thành công. Can theo suy nghĩ nay, chúng ta có thể bỏ qua thành phần quan trọng nhất của quá trình trị liệu -- điều mà tôi gọi là “đôi bạn khiêu vũ hợp tác” của trị liệu.

Đôi bạn khiêu vũ hợp tác nhằm có trách nhiệm tương đương và bình đẳng giữa nhà trị liệu và thân chủ, và quyền của họ trong quá trình trị liệu, phụ thuộc vào những cố gắng tích cực từ cả hai phía. Trong quá trình khiêu vũ, nếu hai bên không cùng sức mạnh, kỹ năng và sự sẵn sàng, điều hy vọng tốt nhất cho trị liệu chỉ là NVCTXH “dẫn dắt” thân chủ (ngoài sự đồng ý cũa thân chủ), và kết quả xấu nhất sẽ là hai bên sẽ không muốn cộng tác với nhau, theo cách đó, họ sẽ “phá hoại ngầm” nhau đi chệch hướng khỏi mục tiêu chung – một người dậm chân người kia và hai bên sẽ lắc lư lảo đảo trên sàng nhẩy!
Rất có thể trong quan niệm của thân chủ, “sự hiểu biết văn hóa” dường như là để thách thức NVCTXH rằng thân chủ không không dể dàng “được dẫn dắt” – có lẽ bởi vì có vấn đề, vùng vẫy đấu tranh và thành kiến của chính họ, dù trị liệu có tốt bao nhiêu. Do đó không thể cho rằng thân chủ là một người bạn nhảy khách quan và luôn sẵn sàng, người đang đợi “NVCTXH có phép màu” để giúp đỡ họ giải quyết ngay được vấn đề của họ. Thân chủ hầu hết trong trường hợp, là người bị đưa đến dịch vụ công tác xã hội khi họ cần (bị ép buộc) dịch vụ để sửa đổi điều ở họ mà xã hội cho rằng có vấn đề.

Cũng tương tự như vậy, cách mà nhà tham vấn công tác xã hội nghĩ về tư thế cái “bình rỗng” cũng vậy, ví dụ, thừa nhận sự thiếu năng lực của mình về hiểu biết văn hóa trong khi làm việc với thân chủ? Để đạt được thành công, NVCTXH có nên sẵn sàng chấp nhận hầu hết những gì mà thân chủ đặt ra để đạt được cho bản thân mình, dù những mục tiêu đó phù hợp với văn hóa với thân chủ?

Theo suy nghĩ cũa tôi, điểu kiện không quan trọng nhiều khi NVCTXH có hiểu biết và có đủ năng lực về văn hóa, hay ngược lại là thiếu những hiểu biết thấu đáo cũng như nhận thức sâu sắc về tình huống văn hóa của thân chủ. Trị liệu công tác xã hội là một quá trình hai chiều đi trên một con đường, phụ thuộc vào quá trình chuyển dịch tâm lý của thân chủ đối với văn hóa, niềm tin và phong tục của NVCTXH nhiều hay ít. Yếu tố quan trọng là mức độ tin tưởng và chấp nhận lẫn nhau giữa thân chủ có vấn đề, và NVCTXH, dù hai bên có thể đem đến sự hiểu biết văn hóa khác nhau trong tình huống trị liệu.
Hãy cùng xem xét ý kiến sau đây; Vace, DeVaney & Wittmer (1995) cho rằng một nhà tham vấn có năng lực hiểu biết văn hóa tin rằng “sự chủ động thường không được khuyến khích hay ủng hộ tại châu Á và Đông Dương,” nhưng họ đề nghị “nhiệm vụ quan trọng nhất là khuyến khích, hướng dẫn và dạy [khách hàng] cách trở nên chủ động hơn.” Nếu đây là sự thật mong ước, ta tự hỏi tại sao dạy dỗ thân chủ đối phó lại những chuẩn mực xã hội khó chấp nhận được của thân chủ, liệu chúng ta có nên trông đợi một trị liệu thành công? Hay tốt hơn là chúng ta nên xác định và khám phá những gò ép từ phía xã hội lên thân chủ, nhằm tiến đến những lựa chọn có thể được dể trở nên chủ động hơn?

Một thương lượng quá tốt không thể bỏ qua?
Một trị liệu xuyên văn hóa hiệu quả trong công tác xã hội giống như là sự giao dịch tốt trong kinh doanh; nhà tham vấn công tác xã hội “người bán” sẽ không bao giờ buôn được món hàng nếu như thân chủ “người mua” không nhìn nhận đó là sự thương lượng hợp lý ở một mức “có giá tốt vừa phải.”

Khái niệm được chấp nhận rộng rãi về năng lực hiểu biết văn hóa trong công tác xã hội là tình huống mà nhà tham vấn công tác xã hội tự kết luận là có hiểu những điều gì mà thân chủ làm có thể phù hợp với chuẩn mực của nền văn hóa của chính họ. Nói cách khác, đây là một mặt (mặt tốt) của đồng xu rập khuôn, nơi mà NVCTXH cho rằng họ đã biết được chính xác những gì mà thân chủ trong hoàn cảnh văn hóa riêng biệt đó nghĩ và hành động như thế nào. Do đó NVCTXH có thể hiểu sai, và thiếu sự chấp nhận tại sao thân chủ muốn hay không muốn việc nên làm, vì đang nghĩ có thể vì sự khác biệt văn hóa, việc đã dẫn thân chủ đến trị liệu ở giai đoạn đầu tiên.

Giả sử thân chủ sinh sống và làm ăn cả đời ở một thành phố lớn, có vấn đề khó khăn vì vấn đề bạo lực gia đình, và vấn đề đó được đưa đến nhờ sự hổ trợ cũa hai NVCTXH (khác nhau), hai nhân viên này cũng có nền tảng kinh tế-xã hội, tín ngưỡng và sắc tộc khác hẳn nhau. Cứ cho thêm rằng cả hai NVCTXH đã được đào tạo rất kỹ càng tại một trường đại học KCTXH nào đó, và có cùng kinh nghiệm chuyên môn lâu dài. Cả hai NVCTXH đó cùng có năng lực hiểu biết như nhau về nền tảng văn hóa của thân chủ, đã cùng có thời gian đã nghiên cứu hồ sơ của thân chủ, và đã được chuẩn bị tích cực về vấn đề của thân chủ trước khi gặp thân chủ.

Nhà tham vấn công tác xã hội đầu tiên, giả sử là “Cô Hoa” xuất thân từ một cộng đồng nhỏ làm trang trại, nói cùng ngôn ngữ giống với thân chủ, nhưng dáng người nhỏ hơn. Nhà tham vấn thứ hai là “Ông Minh”, cao hơn, trông vạm vỡ hơn, và xuất thân từ một thành phố lớn phức tạp; ông ta cùng giới với thân chủ. ông Minh nói với giọng nói và ngôn ngữ hơi “khó nghe.”
Liệu thân chủ có phản ứng cùng một cách giống nhau với cả hai nhà tham vấn đó? Nếu câu trả lời là “không”, thì chúng ta dễ đi đến kết luận là thân chủ sẽ làm việc tốt hơn với cô Hoa, người mà mới nhìn thì có vẻ là cùng nền tảng văn hóa với thân chủ, và có thể thông cãm với vấn đề thân chủ tốt hơn, mặc dù cô ấy xuất thân từ nơi nông trang “kém sang trọng, văn minh”? Hay, ngược lại, liệu ông Minh có được lòng tin và sự chấp nhận nhiều hơn từ phía thân chủ bởi ông Minh xuất thân từ môi trường hiện đại hơn và ngoài ra còn hiểu biết thân chủ ỡ thành phố này tốt hơn, dù rằng ông ta ăn nói với một giọng và ngôn ngữ “lạ lẫm”?

Nếu chỉ nhìn bề ngoài (đơn giản) thì không thể đoán biết ai sẽ làm việc tốt nhất với thân chủ. Nhưng sẽ lôgic hơn nếu nói rằng nhà NVCTXH Minh sẽ không làm tốt lắm bởi ông ta có thể mang đến cảm giác khó chịu (mặc cảm) cho thân chủ--người có vấn đề bạo lực gia đình--từ khía cạnh nam giới tốt và thành niên xấu. Trong lúc đó, cũng có thể cô Hoa sẽ làm việc rất tệ với thân chủ bởi vì thân chủ chuyển dịch sự giận dữ của mình cho đến một nhà tham vấn công tác xã hội nữ, vấn đề khó khăn mà anh ta đã có với vợ mình. Cô Hoa cũng có thể bị cho rằng có ít sự thời lưu cần thiết vì cô xuất thân từ nông thôn, và coi như “quê mùa” không xứng đáng (làm việc với thân chủ.)
Chúng ta muốn nói điều gì về việc sử dụng các khái niệm liên quan đến khả năng hiểu biết văn hóa của NVCTXH? Để hiểu tốt hơn về cái được cho là “hiểu biết văn hóa”, tôi xin đưa ra ví dụ, khả năng đoán biết điều gì làm cho người khác thấy thoải mái khi gặp NVCTXH. Hay khi chúng ta thừa nhận rằng chúng ta thiếu kỹ năng hiểu biết về văn hóa, liệu chúng ta có thực sự muốn nói rằng chúng ta không có một ý tưởng gì hết để làm việc với thân chủ này? Vì vậy, chúng ta nên xem xét hiểu biết văn hóa và các thuật ngữ liên quan, như dưới đây.
Liệu ngôn ngữ có thể chia rẽ ra những người có cùng mục đích (về cuộc sống)?

Ông Winston Churchill có nói một câu rất nổi tiếng về dân tộc Mỹ và Anh là hai dân tộc bị chia rẽ bởi một ngôn ngữ giống nhau. Sự xãy ra đó, rất quá thông thường, và có thể là một ẩn dụ diễn tả sự trị liệu tâm lý.
Khi nhà tham vấn công tác xã hội nhắc đến “tôn trọng sự khác biệt”, liệu chúng ta có thể nói rằng chúng ta chấp nhận tất cả những hành vi khác biệt của thân chủ? Liệu “tôn trọng khác biệt” có dẫn đến sự hiểu nhầm và sự không khoan dung một cách tiêu cực?

Dựa theo khái niệm “công nhận sự khác biệt,” có thể nói rằng chúng ta có sự suy nghĩ khác nhau, nhưng điều tốt nhất có thể là chúng ta đồng ý về sự chúng ta không đồng ý với nhau, hoặc có thể điều tệ nhất là chúng ta sẽ nói “công nhận”, mặc dù chúng ta không chắc chắn là có thể chấp nhận. Theo nghĩa truyền thống, sự giống nhau sẽ dẫn tới sự chấp nhận, chấp nhận không phải (sinh ra) từ sự khác biệt. Vì là con người, đặc biệt khi chúng ta xác định sự khác biệt giữa chúng ta, liệu chúng ta có thể nói đơn giản là chúng ta thực sự thoải mái chỉ khi chúng nghĩ và làm những điều tương tự nhau, hay mặt khác, chúng ta có thể chỉ có nhận ra sự khác biệt với ý niệm lập lên rào chắn, vì không chấp nhận sự khác biệt của người khác như quan điểm gì đó chúng ta có thể hợp tác trong đời sống.

Chuyển dịch tâm lý trong trị liệu, ví dụ, quan niệm của thân chủ về sắc tộc, tầng lớp, giáo dục của người cung cấp dịch vụ v. v . . ., có ảnh hưởng đến kết quả trị liệu như thế nào? Nói cách khác, nếu thân chủ hiểu biết sâu sắc văn hóa của NVCTXH, sẽ ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của trị liệu như thế nào, nếu họ biết điều hòa chịu đựng những sự khác biệt giữa bản thân họ và của NVCTXH?

Sự hiểu biết văn hóa trong môi trường tham vấn trị liệu có thể và nên cố gắng để đạt được được sự tin tưởng lẫn nhau, chuyển dịch tâm lý, chuyển dịch tâm lý ngược (counter-transference), sự phơi bài (tiếc lộ) trong khi trị liệu tâm lý, thấu cảm và đồng cảm. Những điều này rất quan trọng để có thể đạc được thành công của trị liệu bằng sự chấp nhận được từ cả hai phía thân chủ và NVCTXH.

Khi chúng ta suy ngẫm về sự khác biệt văn hóa, chúng ta nghĩ về sự khác biệt với những người khác. Sự ‘khác biệt’ trong khung cảnh công tác xã hội thường gây nên những sự không thống nhất, khó chịu và chối bỏ lẫn nhau. Như đã nêu lên ví dụ cũa Ông Minh, người sẽ có thể thất bại khi làm việc với thân chủ, vì hai bên khác biệt văn hóa, và ý niệm về quyền lợi giới, nếu chúng ta không quan tâm đến chuyển dịch tâm lý cũa thân chủ đối với NVCTXH. Là một NVCTXH, công việc làm của chúng ta khác nhau từ hành động là một người giúp đỡ thân thiện, cho đến việc là một người biện hộ, một người bảo vệ quyền cho thân chủ để họ có thể sống thoải mái nhất trong môi trường xã hội. Tuy nhiên, dù chúng ta có nhiệt tình bao nhiêu, chuyển dịch tâm lý cũa thân chủ có thể sẽ thay đỗi kết quả trị liệu đó.

Là một người giúp đỡ, NVCTXH ao ước trở nên có ích cho thân chủ; để làm tốt điều này, chúng ta cần yêu cầu và nhận được niềm tin tưởng của thân chủ. Khi có những sự khác biệt về màu da, giới tính, bản chất lịch sử và sinh học, hay khác nhau về cách sống, tôn giáo, phong tục, chính trị, kinh tế và tình trạng xã hội, chúng ta có thể phải nỗ lực để tìm ra một điểm tương đồng để xây dựng lên mối quan hệ cộng tác tốt đẹp, khi (chắc chắn) nhận ra sự khác biệt.

Nhà tham vấn công tác xã hội thường không có cơ hội để giúp những người ở địa vị xã hội cao hơn, giàu vể mặt kinh tế, và cao hơn về địa vị chính trị. Là một người biện hộ, nhiều nhà tham vấn được cho rằng họ có thể thương lượng với các hệ thống xã hội khi đại điện cho những thân chủ có ít khả năng hơn vì không đủ quyền lợi.

Về lý tưởng, ta có thể cho rằng các hệ thống xã hội đều hợp lý, luôn sẵn sàng chấp nhận và đón nhận những nỗ lực của NVCTXH để chuyển giao những dịch vụ cần thiết cho thân chủ của họ. Thân chủ sẽ tất yếu có sự nghi ngờ một NVCTXH có vẻ ít quyền lực trong hệ thống xã hội mà thân chủ phải đương đầu. Do đó điều đầu tiên hiện ra là thân chủ chê trách, là sắc tộc hay văn hóa của NVCTXH, điều đã hay sẽ ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu mà nhà tham vấn và thân chủ cùng muốn đạc được kết quả.

Thân chủ có thể đặt niềm tin vào nhà tham vấn bảo vệ luật lệ xã hội như thế nào?
Trên đây, tôi đã đề cập đến hai vai trò quan trọng của một NVCTXH có năng lực phải thực hiện để làm việc hiệu quả với thân chủ, đó là trở thành một người cung cấp dịch vụ thân thiện và người biện hộ đại diện cho thân chủ.

Một vấn đề khác, nhưng cũng quan trọng tương tợ là NVCTXH có vai trò của một người bảo vệ cho các quy tắc và luật lệ xã hội (trong khi làm việc với thân chủ.)

Vai trò của một người bảo vệ cho các quy tắc và luật lệ xã hội đặt NVCTXH vào trong tình huống rất khó khăn. Theo trong suy nghĩ của thân chủ, người cần hổ trợ vì có vấn đề. Sự bảo vệ cho luật lệ và luật pháp thường được nhìn nhận như thứ gì đó cần thiết để duy trì sự bình yên trong xã hội đó. Sự bảo vệ cho các phép tắc thường được nhìn nhận như là chống lại mong ước của thân chủ được tự do sống như mong muốn, dù có vấn đề, và có thể bởi vì những mâu thuẫn chống đối này khiến cho một người cần trợ giúp từ dịch vụ công tác xã hội.

Khi một NVCTXH và thân chủ có cùng sắc tộc và cùng tiêu chuẩn văn hóa, thân chủ thường kỳ vọng rằng nhà tham vấn sẽ trở thành một người bạn – một người nhân hậu, biết thấu cảm và đồng cảm một cách phù hợp. Xét ở góc độ xuyên văn hóa, thật khó để một nhà tham vấn công tác xã hội xuất thân từ một nhóm thiểu số trở thành một người giúp đỡ thân thiện, một người bảo vệ luật lệ, có lẽ bởi cách nhìn của thân chủ về sự khác nhau giữa bản thân mình và NVCTXH. Sự chuyển dịch và chuyển dịch tâm lý ngược có thể đem đến những khó khăn không chỉ cho nhiệm vụ bảo vệ luật lệ xuyên văn hóa, nhưng cũng cho quá trình giúp đỡ và biện hộ khi đại diện cho thân chủ. Vì vậy, phản ứng của thân chủ với sắc tộc và văn hóa của NVCTXH thường đóng một vai trò tích cực và quan trọng ảnh hưởng tới thành công của quá trình trị liệu trong công tác xã hội.
Khi có những sự khác biệt văn hóa giữa NVCTXH và thân chủ, câu hỏi về việc NVCTXH thực sự có khả năng hay không, có thể sẽ xuất hiện trong đầu của thân chủ. Nếu thân chủ thấy rằng nhà tham vấn công tác xã hội hiểu biết, và có khả năng cung cấp dịch vụ một cách thực sự, thì sự thành công trong trị liệu sẽ có thể đảm bảo. Nhưng nếu thân chủ cho NVCTXH quá khác biệt với mình – thuộc một nền văn hóa khác có ưu thế hơn, thì quá trình giúp đỡ cũa NVCTXH, trong lúc cùng bảo vệ luật pháp và biện hộ xã hội nói chung, sẽ không có thể đạt được kết quả tốt cho thân chủ dù NVCTXH có làm tốt đến đâu công việc của mình. Sự chuyển dịch tâm lý của thân chủ đến NVCTXH sẽ ảnh hưởng đến thành công của can thiệp trị liệu.

Trong ngữ cảnh này, việc thừa nhận rằng NVCTXH thiếu sự hiểu biết sâu sắc về những quy chuẩn văn hóa của thân chủ cũng đồng nghĩa với việc tự đánh bại mình, và nó chỉ làm tăng thêm sự chống đối lại ý muốn hỗ trợ NVCTXH mà thôi.
Trong xã hội mà vai trò NVCTXH không được xác định rõ ràng và không được công nhận việc làm đó là gì, như trong nhiều trường hợp tham vấn công tác xã hội xuyên văn hóa, sự thất bại thường được coi là ít, phụ thuộc hơn vào sự hiểu biết văn hóa, hay sự sẵn sàng của NVCTXH thừa nhận rằng họ không hiểu hay không nhận thức được sự khác biệt văn hóa.
Nếu như thân chủ nhận thấy NVCTXH không đủ quyền lực để ứng phó lại hệ thống mà nhà tham vấn đang biện hộ giúp thân chủ, thì sự chuyển dịch tâm lý được đề cập ở trên – thân chủ sẽ đỗ sự thất bại xuyên văn hóa của NVCTXH, và không phải vấn đề của thân chủ khán cự sự thay đổi mới vể cuộc sống, vì vậy liên quan trị liệu này sẽ có thể xãy ra trên sàn khiêu vũ . . . lung lay này.

Rút cục thì, mối quan hệ “bạn khiêu vũ hợp tác” đối với thành công của trị liệu có thể đạt được khi một NVCTXH hiểu và ý thức sâu sắc về văn hóa, và thân chủ cũng sẵn sàng thay đổi để tìm lối sống mới, và cả hai phía cùng nhìn nhận dù họ có những sự khác nhau giữa họ, trong nhằm đạt mục tiêu trị liệu, đã được đặt ra và cam kết với nhau, là trách nhiệm một cách bình đẳng từ hai phía.

Tóm tắt:
Công tác xã hội chuyên nghiệp phù hợp văn hóa và đủ năng lực đòi hòi sự cân bằng giữa vai trò người biện hộ và người giúp đỡ tin cậy. Thành công của công tác xã hội và tham vấn trị liệu phụ thuộc vào sự tương tác ‘văn hóa khiêu vũ hợp tác’ tác đọng với nhau giữa thân chủ và nhà công tác xã hội, vào lòng tin, sự khoan dung, và sự chấp nhận bởi cả hai bên thân chủ và nhà tham vấn công tác xã hội.
Thân chủ và NVCTXH phải tận tâm cùng chí để tìm đến kết quả đã đồng ý và đặc ra. Hơn nữa, NVCTXH nên tránh ngã vào cạm bẫy suy nghĩ chỉ có mình mà thôi, là nhân viên thay đổi tất cả, nếu không ta sẽ không có hữu ích gì cho thân chủ mình.
Tài liệu tham khảo:
Dean, Ruth G, Families in Society;The Myth of Cross-cultural Competence, Nov/Dec 2001; 82, 6; PsycINFO®, pg. 623
Lê, Vân Anh, Phan, Thị Ngọc Anh, Nguyễn, Thị Quyên, Nguyễn, Thi Minh Hằng Education, Psychology and Mental Health Problems of Vietnamese Children – Theoretical and Applyed Interdisciplinary Research: A Proposed Model For School Counseling in General School, Chapter 11, pg. 461. Hanoi National University, Hai Ba Truong, Hanoi, Vietnam
Neukrug, Ed, (1999) The World of the Counselor, An introduction to the Counseling Profession. Brooks/Cole Publishing Company, an International Thomson Publishing Company, Pacific Grove, CA.
Vace, Nicholas A., DeVaney, Susan B., Wittmer, Joe. (1995) Experiencing and Counseling Multicultural and Diverse Populations, 3rd Edition, pg. 285. Accelerated Development: Bristol, PA, USA

Không có nhận xét nào: