23 tháng 6, 2008

Lời khuyên phụ huynh chăm sóc con trẻ khuyết tật tại nhà


Lời khuyên phụ huynh chăm sóc con trẻ khuyết tật tại nhà
Việc sinh ra trong một gia đình một đứa trẻ khuyết tật, dù khuyết tật gì đi nữa, cũng là một bi kịch. Sự chào đời đau đớn ấy làm đảo lộn sự thăng bằng của tế bào gia đình và gia đình sẽ rất nhanh chứng kiến sự cô đơn kinh khủng của đứa trẻ trước những khó khăn của nó. Nó phải đối diện với thực tế và trải qua thời điểm không tránh khỏi của sự loại trừ và sự suy sụp, chống trả để không lôi kéo bi kịch đó như viên đạn súng đại bác.

Để bắt đầu, các phụ huynh phải lột bỏ mọi mặc cảm tội lỗi. Các phụ huynh không phải là nguồn gốc của khuyết tật của con mình và mọi sự tìm tòi trách nhiệm đều vô ích.

Phản ứng đầu tiên, ôi sao nó đúng và trong sáng quá, là nghĩ đến phải chăng việc sinh đứa con này không nên có và như vậy là loại bỏ chính đứa trẻ khi nó tượng trưng cho một gánh nặng. Và khi nghĩ đến tương lai mơ hồ của đứa trẻ, một câu hỏi ghê gớm đưa tới :” Khi chúng ta không còn nữa, nó sẽ ra sao ? “. Tất cả các phụ huynh đều nghĩ thế, và không ai mong muốn sinh con như vậy trong gia đình.

Thế thì các bạn hãy gỡ bỏ mặc cảm tội lỗi đó đi. Những suy nghỉ đó là bình thường. Bạn hãy nói ra cơn giận của bạn, sự nổi dậy của bạn, sự đau đớn của bạn đi và nên là số các phụ huynh “ bất bình thường trong gia đình có con trẻ khuyết tật không nhiều hơn ở các gia đình khác.

Tôi luôn nói với các phụ huynh: “Bạn hãy là chính bạn. Không ai hành động thay thế bạn.”

Bạn phải đối đầu nhanh.

Càng sớm càng tốt, bạn đi gặp các chuyên gia, bác sỹ, giáo dục viên để họ giúp bạn những lời khuyên.

Bác sỹ trị liệu của bạn sẽ hướng dẫn bạn những bước phải thực hiện với những tổ chức khác nhau, họ sẽ giúp bạn cách chăm sóc con bạn vì giáo dục chuyên biệt đòi hỏi nhiều chi phí và xã hội chúng ta có nhiều giải pháp thích hợp cho từng trường hợp.

Nhân viên xã hội của địa phương bạn sẽ hướng dẫn bạn đến những cơ quan có liên quan. Đó là một trung gian tuyệt vời. Bạn đừng do dự đến với họ càng sớm càng tốt.

Cũng nơi đó có nhiều thất vọng đang chờ đón bạn, bạn sẽ bị ức chế, không thỏa mãn, có khi tức giận trước những đề nghị giải pháp. Nhưng bạn chỉ chấp nhận những gì phù hợp với bạn và gia đình bạn.

Bạn cũng nên gặp các phụ huynh khác : với họ, bạn trao đổi về các phản ứng của bạn và bạn sẽ có một thời gian rất hữu ích; thông thường nhờ vào nó mà bạn biết ai phải nhờ cậy, con đường nào phải theo và thực hiện như thế nào. Tôi luôn xúc động khi thấy sự đoàn kết vô bến bờ của các phụ huynh trẻ khuyết tật, và chất lượng của các cuộc trao đổi.

Khi tự bạn sẽ quyết định loại can thiệp nào đó, bạn phải làm thế nào để sự chăm sóc con của bạn được hòa nhập vào cuộc sống gia đình bạn mà không hủy hoại nó. Đó là yếu tố đầu tiên của sự thành công và hiệu quả.

Bạn hãy sống bình thường, bạn nên ra ngoài, đừng sống ngoài lề xã hội, bạn nên giao con bạn cho cô giữ trẻ. Tôi luôn sẵn sàng giao cho các phụ huynh danh sách các cô gái hoặc chàng trai trẻ sẵn sàng đảm nhận công việc này. Như thế các bạn có thể tham dự các lời mời, đi xem hát, tóm lại thưởng thức thời điểm thoải mái.

Một đứa trẻ khuyết tật không thể là “aó trói người điên” của bạn. Nếu bạn thay đổi cách sống, những sở thích và thói quen của bạn, cả gia đình bạn sẽ gánh chịu hậu quả : vợ hay chồng bạn không thể chịu khổ về việc đó; bạn rất cần cả hai người trong cuộc chiến này, và cả các con khác của bạn không thể đánh mất niềm vui của cuộc sống.

Học sống hạnh phúc là nhiệm vụ đầu tiên của bạn. Vậy bạn hãy chọn chất lượng cuộc sống của bạn, và đồng thời cung ứng mọi cơ may có thể được cho con bạn. Bạn sẽ thấy hai yếu tố đi song song với nhau.

Để được như thế, phải tận dụng tối đa khả năng của trẻ; một mục tiêu duy nhất : đi đến sự độc lập toàn diện mà đứa trẻ hy vọng. Tùy theo bản chất của khuyết tật, sự độc lập đó sẽ tất nhiên linh hoạt, nhưng bạn hãy chắc chắn rằng trẻ càng biết tự lo liệu một mình thì trẻ sẽ có nhiều cơ hội hạnh phúc hơn và bạn cũng thế.

Những lời khuyên mà tôi đưa ra trong quyển sách này có thể được xem như là một công việc quá lớn. Đừng xem đó là công việc vất vả, nhưng hội nhập nó vào một giai đoạn của cuộc sống gia đình

và trong bầu không khí của trò chơi. Có người lên án các phương pháp rèn luyện đó, ví nó như là phương pháp huấn luyện thú vật. Họ quên mục đích là mang đến cho trẻ khuyết tật một sự độc lập tối đa.

Có cần chăng một con người hoàn toàn lệ thuộc và được giúp đỡ mà tương lai sẽ là trong một cơ sở hoặc một bệnh viện tâm thần, hay là một đứa trẻ sẽ thành công trong việc phát triển tối đa các khả năng của nó? Mọi cá nhân được sinh ra với tiềm năng phải được tận dụng và phát triển tối đa. Nếu chúng ta xem những người có khả năng kém được hưởng lòng thương hại, chúng ta kết án họ vào một cuộc sống đáng thương.

Vậy chính bạn là người chọn lựa. Nếu sự chọn lựa đó là không can thiệp và mặc kệ nó, chính con bạn sẽ lãnh những hậu quả (nhưng bạn cũng thế).

Tương lai của trẻ là trong tay bạn. Chính bạn mở cho nó vài chân trời mà không bao giờ không thực tế.

Vài người không may mắn bị khuyết tật, nhưng có nhiều khả năng làm giảm các khuyết tật đó. Bạn càng tin vào đó thì sự can thiệp của bạn sẽ hiệu quả hơn. Tiếp cận mỗi trở ngại, từng trở ngại này đến trở ngại khác; bạn sẽ thấy con bạn tiến bộ dựa trên đường đi lên của sơ đồ : “ Mỗi ngày nó tiến một ít “. Đó là viễn cảnh tích cực tương lai của trẻ.

Bạn biết rằng chỉ khi nào bạn bắt đầu sớm cuộc chiến thì bạn càng sớm đạt nhiều kết quả.

Claude Della-Courtiade( Elever un enfant handicappe)

Không có nhận xét nào: