23 tháng 4, 2008

Tiết kiệm Tín Dụng Cộng đồng


Tiết kiệm Tín Dụng Cộng đồng


Diana Mitlin

Giới thiệu

Chương trình tín dụng – tiết kiệm cộng đồng đã trở thành một trong những công cụ mạnh nhất nhằm tập hợp người dân và các nhóm khác nhau tồn tại trong các cộng đồng nghèo. Do người dân cộng đồng tự quản lý, các chương trình TK –TD được hình thành dựa vào nguồn lực của chính họ. Người dân có thể phát triển và cung cấp theo nhu cầu của họ, kể cả cá nhân và nhóm, thông qua tiến trình xây dựng nội quy, đưa ra các quyết định cụ thể đó chính là bản chất tự nhiện trong quản lý tập thể của chương trình TK-TD.

Một trong các vấn đề mà người nghèo đô thị luôn phải đương đầu chính là thiếu khả năng tiếp cận được các dịch vụ nhà ở và đất đai với sự sở hữu hợp pháp. Tại nhiều thành phố ( đặc biệt tại các đô thị lớn), người nghèo không đủ khả năng để mua đất thông qua các hệ thống thị trường chính quy. Nguồn thu nhập không chính quy của họ thấp hơn nhiều so với yêu cầu cần thiết để mua nhà. Mâu thuẫn gay gắt giữa 2 hệ thống chính quy và phi chính quy, đặc biệt nhưng không phải là sự ngoại lệ trong lĩnh vực liên quan đến nhà ở. Chẳng hạn người nghèo gặp rất nhiều khó khăn khi phải trả khoản vay tín dụng nhà với thời hạn định kỳ. Thậm chí ngay khi hệ thống chính quy cho người nghèo vay tín dụng, việc trả định kỳ hàng tháng sẽ gây khó khăn cho những người có nguồn thu nhập không chính quy. Đồng thời các khu đất khả thi và có vị trí tốt thường rất hiếm hoi. Một khi có được một miếng đất an toàn và gần nơi làm việc, người nghèo có thể xây dựng dần dần theo khả năng của họ. Tuy nhiên, do sự chênh lệch quá lớn giữa mức thu nhập bất công và sự đầu cơ, giá cả của các khu đất có vị trí tốt thường rất cao ở nhiều các thành phố lớn. Đầu cơ có nghĩa là đất sẽ bị bỏ trống nhưng thiếu phương tiện an toàn, làm cản trở cho những người chiếm dụng muốn đầu tư phát triển. Trái lại, có thể tồn tại các khu đất nhưng có vị trí không hấp dẫn hoặc là khu vực nguy hiểm, hoặc rất xa thành phố. Vì vậy không hề có sự tương đồng giữa các hệ thống nhà ở chinh quy và phi chính quy. Trong hoàn cảnh như vậy, ngươié nghèo khó có thể xác định và nắm giữ việc cải thiện địa phương.

Các chương trình nhà ở của chính phủ thường tìm kiếm sự phân phát bao cấp các phúc lợi. Tuy nhiên các chương trình bao cấp này thường gặp nhiều vấn đề. Cơ chế tập trung tạo ra bộ máy quan liêu với nhiều bước và thủ tục, mất nhiều thời gian và chi phí cao; cũng thường đẻ ra bệnh tham ô. Do thiếu sự hiểu biết về cuộc sống của người nghèo, kết quả là các hệ thống này thường không với tới các nhóm mục tiêu cần hỗ trợ. Thay vào đó, sự phân phối nhà ở thường dành cho nhóm người không quá nghèo. Ngay trong chương trình bao cấp nhà ở, đa số các hộ nghèo không đủ khả năng tài chính để theo các dự án phúc lợi làm họ bị cô lập ra khỏi các hỗ trợ quan trọng từ cộng đồng, chỗ dựa trong cuộc sống của người nghèo. Do số lượng người nghèo cùng các vấn đề của họ ngày một tăng lên, các tổ chức hỗ trợ và sự quan tâm của chính phủ cũng tăng lên nhằm giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên có rất ít các tổ chức hay chuyên gia quốc tế nghiên cứu các giải pháp mà người nghèo đang sử dụng. Vì vậy tác động của các giải pháp này còn ở mức hạn hẹp.

Ở khắp nơi, người nghèo thường bị cô lập: sống phân tán, thiếu tổ chức nên họ không có sức mạnh để thương thuyết hay tham gia ra quyết định trong cuộc sống của mình. Kết quả là người nghèo không có nguồn lực đảm bảo, cũng không thể gây ảnh hưởng đến các chính sách. Thậm chí ngay trong các trường hợp họ được quyền cùng tổ chức thực hiện, còn rất nhiều giới hạn về năng lực để đem lại sự thành công. Họ có thể có được sự nhượng bộ của chính phủ, nhưng ít khi phát huy được tất cả những ưu thế của mình; có vẻ như được sự cam kết nhưng lại không được đưa vào thực thi. Chỉ khi nào các tổ chức của người dân phát triển được khả năng quản lý và kinh nghiệm phát triển cộng đồng, họ mới không còn tiếp tục bị lãng quên.

Ở nhiều quốc gia, sự yếu kém trong phát triển tài chính cũng có nghĩa làcó rất ít cơ hội chính thức cho các hoạt động TK-TD trong các khu thu nhập thấp. Tuy nhiên bản thân tài chính chưa phải là câu trả lời, sự thiếu hụt vốn đầu tưcòn bao hàm nhiều vấn đề khác. Bên cạnh việc tạo cơ hội củng cố các tổ chức cộng đồng và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, các hoạt động TK-TD có thể là sự khởi đầu cho các tổ chức tài chính trong cộng đồng nghèo. Một khi các nhóm TK được nối kết với các tổ chức cung cấp vốn thì cũng đồng thời tạo ra một xu thế phát triển mạnh mẽ hơn nhằm mở rộng các hoạt động tài chính của địa phương. Nó cũng cung cấp cho các cộng đồng nghèo một khả năng thanh toán tiền mặt theo yêu cầu của sự phát triển.

Bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi làm thế nào và tại saoTK-TD có thể hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp giúp đỡ hiệu quả cho các thành viên nghèo nhất của cộng đồng thu nhập thấp. Bài viết sẽ đưa ra các kinh nghiệm đặc biệt nhưng không ngoại lệ của Văn phòng PTCĐ đô thị Thái Lan.

Phần 2 sẽ thảo luận tiến trình lien quan đến TK-TD một cách chi tiết và diễn giải làm thế nào các hoạt động này có thể trở thành cầu nối với các nguồn lực bên ngoài đến người nghèo và vì sao nó chứng minh được là một hình thức cụ thể can thiệp hỗ trợ phát triển.

Phần 3 sẽ xem xét một cách đặc biệt việc sử dụng vốn vay phát triển nhà ở và các tổ chức bên ngoài có thể ảnh hưởng bằng cách sử dụng các hình thức tín dụng và những điều kiện đặc biệt.

Phần 4 tìm hiểu tiến trình cộng đồng được thúc đẩy thông qua TK-TD

phần 5 sử dụng các kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan để khám phá một số các tiến trình quản lý quan trọng hơn có liên quan.

PHẦN 2 - VÌ SAO CẦN TIẾT KIỆM VÀ TÍN DỤNG

Các hoạt động TK-TD dựa trên cộng đồng đem lại rất nhiều lợi ích.

Trước hết, nó tập hợp người dân lại với nhau một cách định kỳ và liên tục. Nó tạo cơ hội cho các thành viên trong các khu thu nhập thấp phát triển dần dần sức mạnh của họ thông qua tiến trình lập quyết định tập thể cho các hoạt động cụ thể của cộng đồng.

Thứ 2 là, cơ chế tài chính xây dựng dựa trên haọt động tiết kiệm ngày; tiết kiệm và cho vay nhanh, đơn giản và thiết thực cho các nhu cầu hàng ngày của người nghèo đô thị– do chính người nghèo xác định.

Ba là, các hoạt động TK-TD cung cấp cho người nghèo đô thị nguồn lực của chính họ nhằm giải quyết các các nhu cầu cơ bản của mình.

Bốn là điều này hết sức quan trọng, tiến trình tạo ra sự lien tục tìm hiểu lẫn nhau về cuộc sống của mọi người trong cộng đồng, về cách thức cùng nhau quản lý và nối kết với hệ thống bên ngoài, tạo ra sức mạnh tài chính lớn hơn đem lại hiệu quả và thành công cao hơn không chỉ đáp ứng các nhu cầu hang ngày. Nó là một tiến trình mà mỗi thành viên cộng đồng đều được tham gia cùng kiểm soát. Nó là một tiến trình dần từng bước đem lại cho cộng đồng những năng lực và sự tự tin cần thiết cho một tiến trình tự phát triển một cách thực sự. Từ đó người nghèo có thể tự hào để trở thành người chủ của tiến trình, chứ không còn là người thụ hưởng, trông chờ sự giúp đỡ nhân đạo từ bên ngoài.

Các hoạt động TK-TD không chỉ là cái đích cuối cùng mà đó là một phương tiện nhằm củng cố tiến trình cộng đồng. Qua đó người dân có thể cùng NHAU THỰC hiện đáp ứng các nhu cầu đa dạng của mình. Một khi người dân cùng ngồi lại với nhau, đó là cơ hội để nối kết TK với các vấn đề cần giải quyết có liên quan. Ví dụ nếu mục tiêu muốn đạt là nhà ở, thường sẽ vượt quá khả năng cấp thời của cộng đồng, lúc ấy nhu cầu của nhóm sẽ là tìm hiểu các yêu cầu đòi hỏi liên quan đến nhà ở. Họ cần phải phát triển đồng thời một tiến trình khác, TK và TD song song nhằm tìm kiếm đất đai, tìm kiếm sự hỗ trợ, thương thảo về giá cả và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Với phương thức này, toàn bộ các yếu tố quan trọng trong tranh đấu tìm kiếm chỗ ở sẽ được đem ra cùng nhau thảo luận và xem xét.
nhằm củng cố tiến trình cộng đồng. Qua đó người dân có thể cùng nhau thực hiện đáp ứng các nhu cầu đa dạng của mình. Một khi người dân cùng ngồi lại với nhau, đó là cơ hội để nối kết TK với các vấn đề cần giải quyết có liên quan. Ví dụ nếu mục tiêu muốn đạt là nhà ở, thường sẽ vượt quá khả năng cấp thời của cộng đồng, lúc ấy nhu cầu của nhóm sẽ là tìm hiểu các yêu cầu đòi hỏi liên quan đến nhà ở. Họ cần phải phát triển đồng thời một tiến trình khác, TK và TD song song nhằm tìm kiếm đất đai, tìm kiếm sự hỗ trợ, thương thảo về giá cả và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Với phương thức này, toàn bộ các yếu tố quan trọng trong tranh đấu tìm kiếm chỗ ở sẽ được đem ra cùng nhau thảo luận và xem xét.

Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á cho thấy rằng các nhóm TK-TD rải rác phân tán khi được hỗ trợ để học hỏi lẫn nhau và có được sự xúc tác thích hợp để nối kết giữa các nhóm khác nhau tạo thành mạng lưới, họ sẽ trưởng thành hơn. Các mạng lưới này tạo cơ hội cùng nhau góp vốnTK thành một quỹ vốn chung. Mạng lưới cũng tạo điều kiện để các nhóm có thể tiếp cận nguồn tài chính lớn hơn và củng cố tư cách pháp nhân của nhóm nhằm thương thuyết sự hỗ trợ từ bên ngoài. Bởi vì mạng lưới làm cho các nhóm trở nên mạnh hơn, nên càng thúc đẩy họ mở rộng hơn sự hợp tác nối kết giữa các cộng đồng nghèo đô thị.

Tiến trình này mang ý nghĩa chính trị sâu sắc bởi vì nó chỉ ra một đặc điểm quan trọng của sự thiếu quyền lực của dân nghèo đô thị - sự cô lập. Việc nâng cao vai trò mạng lưới rộng lớn tạo điều kiện để ngươì nghèo có khả năng ứng phó với các vấn đề mang tinh hệ thống thực tiễn hơn – các vần đề trước đây ngoài tầm khả năng của họ. Mạng lưới nâng cao vị trí thương thảo của người nghèo, bởi vì họ có thể chứng tỏ tính khả thi, tiến trình tự quản của cộng đồng. Trong 2 – 3 năm qua (bài viết này thực hiện năm 2001, cập nhật các mạng lưới TK-TD cộng đồng, xem), đã có hơn 100 mạng lưới như vậy hình thành ở Thái Lan. Kết quả là đã mở rộng các hoạt động và vai trò trong các cộng đồng nghèo đô thị ; và sự tồn tại của họ được chấp nhận rộng rãi hơn trong các chính quyền địa phương và cấp trên. Các mạng lưới này cũng đã bắt đầu hợp tác với chính quyền thành phố và các tổ chức địa phương trên các vấn đề thiết yếu liên quan đến cuộc sống của các thành viên như : quyền công dân, quyền nhà ở, dịch vụ phúc lợi, tổ chức kinh tế cộng đồng, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Nếu như các tiến trình cộng đồng này trở nên mạnh mẽ hơn có thể liên kết với các nguôn bên ngoài về tài chính tín dụng, thì các cộng đồng thu nhập thấp có khả năng tiếp cận và quản lý các nguồn tài chính mà họ cần để hỗ trợ các tiến trình phát triển của người dân.

Dưới đây là những giới thiệu về tổ chức Văn Phòng Phát Triển Cộng Đồng Đô Thị Thái Lan, đã cố gắng trở thành một nguồn lực bên ngoài như vậy. Các nhóm TK-TD hay các tổ chức cộng đồng khác chẳng hạn các hợp tác xã cộng đồng có thể giúp nối kết các hệ thống chính quy và phi chính quy – chính quy bên ngoài và phi chính quy bên trong cộng đồng – làm cho các nguồn tài chính được chuyển giao thuận tiện dễ dàng từ nơi này sang nơi kia, cùng sự thay đổi cơ chế giữa hai hệ thống khác biệt. Chức năng cầu nối này rất quan trọng, để nguồn tài chính bên ngoài được người nghèo sử dụng không làm tăng thêm khả năng tổn hại của họ. Ví dụ, một cá nhân làm việc trong thành phần kinh tế không chính quy sẽ gặp khó khăn phải trả định kỳ hàng tháng, nhưng một nhóm lớn có thể giúp các thành viên mở rộng khả năng trả cuả họ. Tiết kiệm cộng đồng được sử dụng nhằm cầu nối tài chính đặc biệt cho những tháng gặp khó khăn. Hai nguồn lực kết hợp với nhau : tiết kiệm cộng đồng và các hoạt động cho vay kết hợp với nguồn tín dung bên ngoài tạo ra một sự xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển.

UCDO được thành lập vào năm 1992 như một sự cố gắng của chính phủ Thái Lan nhằm thực hiện một phương thức mới và phát triển một tiến trình mới nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói đô thị Chính phủ đã cung cấp một quỹ quay vòng 1,250 triệu Baht (khoảng 32 triệu đô la Mỹ) thông qua Bộ Nhà Ở (National Housing Authority ) nhằm thiết lập một chương trình đặc biệt và một văn phòng độc lập, Văn Phòng Phát triển Cộng Đồng Đô thị (Urban Community Development Office) nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói đô thị quy mô quốc gia. Chương trình cố gắng cải thiện điều kiện sống và nâng cao năng lực tổ chức của các cộng đồng nghèo bằng việc khuyến khích phát triển các nhóm TK-TD cộng đồng và cung cấp tín dụng tổng hợp với lãi suất thích hợp như một khoản vay trọn gói cho các tổ chức cộng đồng. Nguồn Quỹ Phát Triển Cộng Đồng Đô thị này giúp cho tất cả các nhóm nghèo đô thị, các nhóm dược tổ chức, đều có thể tiếp cận và đăng ký vay tín dụng cho các dự án phát triển của họ. Tổ chức bao gồm một Ban Quản trị chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định về chính sách của UCDO. Mặc dù UCDO là một bộ phận đặc biệt nằm dưới Bộ Nhà Ở, Ban Quản trị UCDO có thẩm quyền ra các quyết định độc lập. Điểm mấu chốt là sự kết hợp các thanh viên của Ban QT bao gồm 4 vị từ các tổ chức cơ quan chính phủ (Ngân Hàng Thái Lan, Bộ Tài Chính, NESDB, Văn Phòng Nâng Cấp đô thị , Bộ Nhà Ở) ; 4 vị lãnh đạo cộng đồng, 1 vị đại diện NGOs và 3 vị chuyên viên và khu vực tư nhân. Ông Bộ trưởng Nhà Ở làm Chủ tịch và Giám đốc Quản Lý UCDO là thư ký của Ban. Dự án cung cấp một « hệ thống tín dụng tổng hợp » nhằm mục đích phát triển cộng đồng. Điều này nhằm loại bỏ cách tiếp cận rời rạc cũng như sự thu hút các nhu cầu tổng hợp của cộng đồng. Các hình thức tín dụng bao gồm từ các hoạt động tăng thu nhập đến quỹ quay vòng nhà ở. Vì vậy, cộng đồng có thể tiến hành xây dựng một Quy Hoạch Phát Triển Cộng Đông nhằm thực hiện trong một giai đoạn nhất định, dựa vào đó UCDO hỗ trợ tín dụng. Các hoạt dộng của UCDO càng mở rộng , các hình thức tín dụng càng đa dạng xuất phát từ nhu cầu đa dạng của cộng đồng. Các hình thức tín dụng hiện có của tổ chức bao gồm :
Loại hình tín dụng
Lãi suất (%)
Thời hạn vay tối đa

PHẦN 3 - TÍN DỤNG NHÀ Ở

Trên thực tế, người nghèo đô thị đã từ lâu đầu tư vào nhà ở dù dưới hình thức hợp pháp hay không hợp pháp, tạm bợ hay lâu dài, bằng tiền mặt hay vay mượn không chính thức. Người nghèo đô thị và thành phần phi chính quy đã tạo được sản phẩm nhà ở lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác trong vùng Châu Á, thông qua sự sáng tạo, hiệu quả, một phôi hợp chặt chẽ giữa nhà ở và khả năng tài chinh, kết hợp cùng cơ hội việc làm và các nhu cầu phức tạp khác của người nghèo. Tuy nhiên do hầu hết những ngôi nhà này đều bất hợp pháp, việc chiếm hữu của họ là không an toàn, luôn bị đe dọa bởi các thế lực nấp bóng tham nhũng của hệ thống chính quy. Đây là sự thật hai mặt trong vấn đề định cư của người nghèo, hàng loạt các vấn đề và khả năng to lớn cùng tồn tại song song.

Rất đáng tiếc là hầu hết các tổ chức nhà ở và phúc lợi lạc hậu đều không nhìn thấy khả năng này của các cộng đồng thu nhập thấp. Các giải pháp chuyên môn làm cho người dân trở thành phụ thucộ và cô lập. Họ khuyến khích người dân để họ phải nhận lãnh một gánh nặng tài chính lớn hơn trong việc cung cấp nhà ở cho người nghèo theo phương thức lạc hậu. Hậu quả là người dân thường không đủ khả năng mua nhà định cư. Vai trò quan trọng của tín dung cho việc định cư là nhằm hỗ trợ tiến trình nhà ở của chính người dân, tăng cường khả năng có sẵn một cách có tổ chức.

Liên quan đến các hỗ trợ bên ngoài đối với các hoạt động TK-TD về nhà ở, một số các kinh nghiệm khác nhau ở Châu Á đưa đến một số các kết luận sau :

a. Nhất thiết cần có một tiến trình nhóm

Các nhóm tiết kiệm cộng đồng giúp tập hợp người dân ngồi lại cùng nhau trong một tiến trình mà tất cả cùng tham gia và cùng nhau tổ chức. Sau một thời gian nhóm mở rộng việc cho vay đến các thành viên. Cho vay về nhà ở là một tiến trình đặc biệt quan trọng được bao hàm trong đó. Khi một cộng đồng có nhu cầu vay định cư – để sửa chữa hay xây dựng nhà, để mua một khu đất mới hay hiện hữu và xây dựng nhà mới – điều này có thể giúp phát triển năng lực của nhóm. Nhóm như một phương tiện vận chuyển chung và một tiến trình kết hợp thông qua đó mỗi thành viên nghèo đô thị có thể đạt dược sự tiếp cận các nguồn tài chính, nó giúp hấp thụ và thay đổi hệ thống tài chính chính quy với những bước chuẩn bị phi chính quy giữa các thành viên cộng đồng.

b. Cần có sự bao cấp trong tín dụng nhà ở cho người nghèo

NHà ở cho người nghèo cần một vài sự bao cấp giúp cho người nghèo có khả năng thanh toán. Đối với tín dụng nhà ở, bao cấp trong lãi suất là hình thức áp dụng phổ biến. Hầu hết các nguồn tín dụng cho nhà ở hiện có ở Châu Á đều có lãi suất thấp hơn thị trường. Ngân hàng Grameen cung cấp tín dụng nhà ở với lãi suất 8 %, so với lãi suất khoảng 18% đối với các khoản cho vay khác. Tín dụng của CMP có lãi suất là 6%, tín dụng của UCDO có lãi suất là 3% và các khoản vay khác có lãi suất từ 8 đến 10%. Một số chương trình của chính phủ có thể có lãi suất không thấp hơn nhưng bao cấp nhà ở dưới hình thức khác – thông qua việc cung cấp đất và cơ sở hạ tầng, hay bằng bao cấp có đầu tư hạch toán lãi hoặc bao cấp chi phí hành chính. Trong một số trường hợp các khu vực giácả chênh lệch hay kích thước lô đất khác nhau được áp dụng trong một dự án/một chương trình nhằm tự hạch toán thu chi đảm bảo tất cả các nhóm thu nhập đều có khả năng thanh toán Có rất nhiều yếu tố và khả năng có thể áp dụng để bao cấp nhà ở cho người nghèo thông qua tiến trình cân đối tài chính trong mối quan hệ gần gũi với hệ thống tín dụng về nhà ở. Nhóm và mạng lưới đóng một vai trò quan trọng để giài quyết các vấn đề này theo một cách thích hợp nhất.

c. Người nghèo sẽ gặp khó khăn và không đủ khả năng để mua cả hai tín dụng nhà và đất

Kinh nghiệm của UCDO của Thái Lan cho thấy các khoản vay bao cấp có sẵn dễ dàng (với lãi suất cho tín dụng dự án nhà ở là 3% năm cho nhóm), một số cộng đồng bị giải tỏa đã đăng ký các khoản vay để mua đất và xây dựng nhà mới. Điều này tương tự như đa số các dự án phát triển kinh doanh nhà. Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy nếu người nghèo phải trả cả tiền đất và nhà, chỉ có khoảng một nửa số gia đình nghèo đô thị tại các cộng đồng hiện hữu có đủ khả năng thanh toán. Nếu họ có thể mua một khu đất giá rẻ thì sẽ thường là rất xa khu ở hiện tại và xa thành phố. Công ăn việc làm trở thành một vấn đề nan giải và họ sẽ không thể trụ lại nơi ấy. Vì vậy, điểm quan trọng là tín dụng nhà ở rất phụ thuộc vào khả năng thanh toán của những người vay tiền. Một giải pháp tích cực sẽ là chính phủ cần cung cấp đất cho các nhóm cộng đồng và họ sẽ phát triển nhà ở với các khoản tín dụng hợp tác chung.


d. Tín dụng nhỏ và đơn giản cho xây dựng cơ bản nhà ở

Các phụ nữ ở Mahila Milan, Ấn Độ đã trải qua một tiến trình lâu dài để phát triển một mô hình nhà ở đơn giản và rẻ tiền, hiện trở thành mẫu nhà cơ bản cho tất cả các thành viên của tổ chức. Trong tiên trình kế hoạch cộng đồng giúp tạo ra các mô hình nhà, giá cả, tính toán cho tất cả loại hình xây dựng nhà cũng như thảo luận kỹ càng về các chức năng kế hoạch nhà ở. Đây chính là tiến trình nhà ở của cộng đồng nó tạo ra các mẫu thiết kế nhà phù hợp gần gũi với khả năng chi trả. Một hệ thống tín dụng đòi hỏi phải có nhiều lựa chọn các hình thức nhà ở linh hoạt phù hợp cho các đối tượng khác nhau. Mỗi đối tượng đều tìm kiếm các giải pháp khác nhau với giá cả khác nhau. Tuy nhiên, đối với người dân trong các cộng đồng nghèo, việc cùng nhau tạo ra loại hình nhà ở đơn giản, cơ bản là điều hợp lý hơn và là mong muốn chung. Nhằm đảm bảo tiền vay chỉ được sử dụng vào việc đầu tư thiết yếu và tạo điều kiện có khả năng mở rộng nếu họ mong muốn, phù hợp với khả năng tài chính của những người nghèo nhất.

e. Kết hợp với việc phát triển cần thiết khác

Một khi cộng đồng bắt đầu thành lập các nhóm TK-TD, đó cũng là điểm thuận lợi nhằm huy động hàng loạt các hoạt động tín dụng khác. Các cộng đồng cũng bắt đầu học cách kết hợp các kế hoạch xây dựng nhà ở và các nhu cầu có liên quan khác, chẳng hạn nhu cầu các hoạt động tăng thu nhập, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường. Nhóm có thể tìm kiếm được các hỗ trợ hay được bao cấp một phần từ các tổ chức bên ngoài thông qua sự kết hợp với các cơ hội vay tín dụng để giải quyết các nhu cầu phát triển của cộng đồng một cách tổng hợp hơn mặc dù vẫn dưạ trên cơ sở dần từng bước một. Đây là tiến trình thực hiện qua đó các vấn đề liên quan đến nhà ở được kết hợp với tất cả vấn đề phát triển và nhà ở giúp người nghèo hiểu rõ hơn các vấn đề có liên quan và các lựa chọn của họ. Làm việc với tiến trình này cũng tạo điều kiện giúp người nghèo đô thị tự tổ chức các khu định cư an toàn cho chính họ.

f. Một vài giới hạn cho chi phí của nhóm

Cần có một thể chế qua đó các nhóm cộng đồng có thể tìm được nguồn giới hạn để trang trải các chi phí cần thiết của nhóm liên quan đến sự quản lý và thúc đẩy tiến trình. Phát triển nhà ở đòi hỏi nhiều bước phức tạp và sự hợp tác – cần nhiều chuyến công tác để làm việc với chính quyền địa phương và các chi phí di chuyển, rất nhiều các kế hoạch cần được thực hiện, các giấy tờ tài liệu cần sao y. Đồng thời, một số người nghèo đô thị phải đối phó với các vấn đề gia đình hay vấn đề công việc nếu thu nhập của họ bị gián đoạn. tất cả những chi phí này cần có một khoản tiền nhất định để bao cấp trang trải. Vì vậy một giới hạn cho chi phí quản lý nhóm như trên là rất cần thiết. Một điểm quan trọng là mọi sự sao nhãng bỏ qua có thể tạo ra các vấn đề khó giải quyết.

Trong trường hợp của UCDO, tín dụng nhà ở cho nhóm có lãi suất 3%, các nhóm có thể cộng thêm một khoản lãi suất chênh lệch 3 – 5% cho các loại chi phí quản lý nhóm. Lãi suất đối với các thành viên sẽ là 6 – 8%.

PHẦN 4 - TIẾN TRÌNH CỘNG ĐỒNG – công cụ và chìa khóa

Tiến trình mà các tổ chức Châu A đang sử dụng ở cấp cộng đồng và tại các tổ chức chính phủ đã và đang hỗ trợ các nhóm TK – TD cộng đồng.

Đối với tổ chức của những người dân đường phố và Mahila Milan ở Bombay, các hoạt động tiết kiệm nhà ở hàng ngày đã liên kết người dân với một mục đích cụ thể là nhà ở và họ bắt đầu tiến trình làm việc cùng nhau nhằm đạt được sự đảm bảo một yếu tố rất khó khăn, đó là đất và cơ sở hạ tầng. Tiết kiệm ngày gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu tại Thái Lan. Giá trị của nó rất ít khi được chấp nhận. Như sự trình bày tại khung 2, hiện nay nó đã được chấp nhận một cách rộng rãi và đã chứng minh sức mạnh trong cơn khủng hoảng tài chính.

Ý tưởng tiết kiệm ngày được phát sinh trước hết từ các cộng đồng nghèo của Ấn Độ và Nam Phi và nó đã được mở rộng thực hiện ở cấp quốc gia. Người dân cộng đồng rất ủng hộ nhưng các chuyên viên UCDO thì không đồng tình. Sau hai năm đã có sự thay đổi chuyển dần sang việc khuyến khích tiết kiệm ngày, được xem như một phần quan trọng để tìm kiếm những hệ thống hiệu quả hỗ trợ người nghèo. Mạng lưới của Thái lan hiện đang mong muốn áp dụng tiết kiệm ngày nhằm giải quyết các khó khăn trong chi trả và cũng nhằm đạt tới một tiến trình rộng rãi hơn. Vì sao nó hiệu quả hơn ?

Tiết kiệm ngày là phương tiện giải quyết sự khủng hoảng trong chi trả
Nếu người dân không có khả năng chi trả tín dung hàng tháng, điều đó gây khó khăn cho cả cá nhân và nhóm. Việc tiết kiệm và chi trả nợ vay hàng ngày có thể giúp cho họ trả dần. Người dân có thể thấy rằng món nợ của họ đang giảm dần mỗi ngày. Nó cũng hợp lý khuyến khích người dân trả mỗi khi họ có tiền trong túi. Nếu họ luôn tìm nguồn thu nhập sinh sống hàng ngày, cũng có nghĩa là mỗi ngày !

Tiết kiệm ngày là một phương thức nhằm với tới người nghèo nhất
Tiết kiệm ngày làm hấp dẫn nhóm nghèo nhất và giúp họ tiếp cận vào tiến trình. Đối với những ai không còn hi vọng nào khác để tiếp cận các hệ thống tài chính, tiết kiệm ngày giúp những người nghèo nhất có thể tiếp cận được. Nó cũng giúp các cộng đồng tiếp tục các hoạt động trao dổi tài chính. Nó cũng tự thay đổi tiến trình của mình bởi những người khá giả sẽ không còn cảm thấy hấp dẫn với những món tiền nhỏ và công việc mỗi ngày như vậy. Đối với những người có khả năng tiết kiệm 500 đến 1000 Baht một tháng, 5 Baht một ngày là quá ít ỏi và đáng chán.

Tiết kiệm ngày là một hệ thống đơn giản và phù hợp với cuộc sống
Nếu tiến trình tiết kiệm là hàng tuần hay hàng tháng, các gia đình nghèo nhất sẽ gặp khó khăn bởi nguồn thu nhập của họ phi chính quy và họ phải thay đổi tìm kiếm mỗi ngày. Trong tiếng Thái tiết kiệm ngày cũng có nghĩa là sự thương thuyết. Ở hầu hết các nhóm, người dân chọn lựa hình thức tiết kiệm tuần hay tháng tùy thuộc hình thức thu nhập. Điều này không bắt buộc. Trong một số nhóm, các thành viên tiết kiêm ngày tự hình thành một tô riêng cùng nằm chung dưới nhóm.

Tiết kiệm ngày là một hình thức thách đố chống lại những bất công kiểu cũ. Các chương trình TK có thể bị cản trở bởi các lãnh đạo kiểu cũ. Khi UCDO bắt đầu chương trình TK ngày đã có một hi vọng là các lãnh đạo kiểu cũ sẽ bị thách thức và một sự lãnh đạo dân chủ hơn được thay thế. Tuy nhiên các lãnh đạo này đã níu chặt lấy quyền lực. TK ngày đã giúp các nhóm nhỏ hình thành theo cách thức không chống lại một cách trực tiếp. Một khi các thách thức chín muồi, các nhóm mới này liên kết lại và trở nên mạnh mẽ đủ để hình thành một hệ thống quyền lực mới tại các cộng đồng.

Phát triển cộng đồng bắt đầu bằng một tiến trình tự điều nghiên của cộng đồng và tiếp tục thông qua việc nghiên cứu các khu đất công cộng bỏ hoang dùng cho nhà ở. Nhóm Mahila đầu tiên ở Byculla đã phải thu thập nhiều kinh nghiệm và bài học trong việc thương thuyết với các tổ chức có liên quan về đất đai trong nhiều năm qua để có được một khu đất công với vị trí thích hợp do nhóm chọn lựa. Các nhóm đang tiến hành thương thuyết về đất cũng đồng thời làm việc trên các mô hình nhà ở nhằm thiết kế , thử nghiệm và trình bày những gì họ mong muốn. Mỗi một dự án phát triển đất đòi hỏi việc lắp đặt cơ sở hạ tầng và các nhóm cộng đồng phải làm việc trên các lựa chọn bao gồm các kiểu nhà vệ sinh công cộng, hệ thống nước thải. Tiến trình và những thanh tựu ở Thái lan tại các nhóm UCDO đã tạo ra một tác động mạnh đến các nhóm cộng đồng nghèo khác giúp nhân rộng. Một vài những điển hình cụ thể có thể dẫn đến việc thay dổi chính sách nếu chúng được đánh giá như những giải pháp mới, hiệu quả hơn, rẻ tiền hơn và khả thi hơn những giải pháp đang thực hiện.

UCDO đã và đang cho vay tín dụng nhà ở từ 1993. Suốt giai đoạn này, việc xem xét làm thế nào tín dụng phát triển nhà ở có thể hỗ trợ người nghèo luôn được tiến hành. Trong trường hợp UCDO, sau 3 -4 năm đầu thực hiện cho vay tín dụng nhà ở cho thấy rằng việc bao cấp lãi suất riêng lẻ là không hiệu quả, không tạo điều kiện để các hộ nghèo nhất được tiếp cận vào tiến trình, bởi vì thu nhập của họ quá thấp so với giá thị trường. Một cuộc lượng giá dựa trên cộng đồng được thực hiện năm 1997 đã cung cấp một cái nhìn thú vị làm thế nào hỗ trợ nhà ở cho người nghèo đô thị do chính các nhóm cộng đồng tự quản sẽ hữu hiệu hơn.

Các nhóm cộng đồng đang phải đối mắt với việc giải tỏa không chỉ chấp nhận sự giải tỏa và nhận tiền vay cho các dự án di dời , mua đất và xây dựng nhà mới. Họ cần có thời gian để chuẩn bị tốt hơn các chương trình TK và lập kế hoạch cho tiến trình phát triển mở rộng nhà ở. Đồng thời họ cần tìm kiếm sự thương thuyết với chủ đất nhằm trì hoãn việc giải tỏa và đạt được tiền đền bù thỏa đáng của chủ đất có thể hoàn trả toàn bộ hay một phần khu đất mới. Nếu các cộng đồng cùng nhau hợp lực đề thương thuyết với chủ đất và làm chậm trễ việc giải tỏa hoặc/và tìm kiếm các cơ quan có liên quan sẵn sàng hỗ trợ họ tìm kiếm giải pháp họ sẽ trở nên mạnh hơn. Các hoạt động này củng cố tinh thần nhóm và tạo thuận lợi để phát triển một tiến trình nhà ở tự quyết định thông qua việc quản lý tín dụng nhà ở.

Về mặt tài chính, các dự án nhà ở cần khả thi để tất cả các thành viên, ngay cả những người nghèo nhất, được tham gia vào dự án nhà ở mới, càng nhiều càng tốt. Như trình bày ở trên, trong tiến trình nhà ở mới, mỗi thành viên cộng đồng cần tham gia vào mọi bước thực hiện bao gốm từ việc tìm kiếm đất đai, giá cả, lập kế hoạch cộng đồng, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà và hợp tác với các tổ chức có liên quan.

Dự án nhà ở nên nhỏ và đơn giản để cộng đồng có thể quản lý thành công. Với ý tưởng này, kích thước gợi ý là không nên quá 4 acres (đơn vị đo của Anh, 1 acres = khoảng 4050 mét vuông).

Các kinh nghiệm này đã đem lại sự thay đổi trong tiến trình hỗ trợ nhà ở của UCDO. Qua đó các mạng lưới cộng đồng và nhà ở ngày càng được quan tâm cùng sự hợp tác với các nhóm địa phương khác. Trong tiến trình mới này, các mạng lưới cộng đồng tổ chức các cuộc điều nghiên cộng đồng và phối hợp với các nhóm trong cùng một quận nhằm tìm kiếm các kế hoạch phát triển nhà ở cho tất cả các cộng đồng. Mạng lưới cũng giúp thảo luận với các tổ chức khác chẳng hạn chính quyền địa phương. Bằng cách này các cộng đồng tạo ra khả năng thương thuyết mạnh hơn. Các mạng lưới đề xuất các khoản mục trọn gói, qua đó các cộng đồng có thể có được hạng mục cải thiện cơ sở hạ tầng, cộng đồng khác thì được chia xẻ đất đai, cộng đồng khác nữa thì có việc di dời trong quận. Khu đất công trong quận được nhận diện nhằm xác định đất công dành cho nhà ở cho người nghèo. Đối với UCDO, tín dụng nhà ở có thể hỗ trợ cho cmạng lưới cho tất cả các dự án phát triển nhà ở trong cùng một quận. Khoản tín dụng này có thể do mạng lưới cộng đồng cùng các tổ chức địa phương cùng nhau quản lý.

Kết luận

Các hoạt động TK-TD đóng một vai trò quan trọng nhằm tập hợp các cộng đồng ngồi lại cùng nhau, giúp họ giải quyết các nhu cầu một cách thiết thực đồng thời cũng tạo ra sự thay đổi quyền lực chính trị trong chính tại cộng đồng. KInh nghiệm từ nhiều quốc gia và ở Thái Lan đa cho thấy các nhóm TK – TD có xu hướng tập trung nguồn lực của họ để tạo ra một quỹ lớn hơn, linh hoạt hơn giúp nhận được hỗ trợ từ các cộng đồng đang thực hiện hoạt động tương tự. Các mạng lưới giúp mở rộng tiến trình cộng đồng để cùng kết hợp hỗ trợ và kiểm tra. Mạng lưới cũng giúp các nhóm tập hợp để cùng nhau giải quyết một vấn đề, chẳng hạn quyền sử dụng đất.

NHằm khuyến khích các sáng kiến này, cần thiết lập một tổ chức như Quỹ Người Nghèo Đô thị nhằm hỗ trợ trực tiếp các hoạt động cải thiện có quy mô lớn trong tiến trình nhà ở và các phát triển có liên quan của người nghèo đô thị. Các kinh nghiệm của UCDO ở Thai Lan trong việc tổ chức Quỹ Người nghèo Đô thị thông qua các hoạt động TK-TD ở cấp quốc gia đả cho thấy sự tồn tại của nguồn quỹ quay vòng như vậy rõ ràng hỗ trơ sự phát triển của người nghèo đô thị. Quỹ quay vòng cũng giúp nối kết hệ thống tài chính và kinh tế chính quy với tới các nhóm TK-TD của người nghèo. Qua đó tiến trình cộng đồng quy mô rộng có thể dược phát triển đáp ứng các nhu cầu đa dạng và tiến trình phát triển của các nhóm cộng đồng. Quỹ tạo điều kiện tiếp cận cho các nhóm cộng đồng đang có nhu cầu nhất và đáp ứng ngay lập tức. Đồng thời cũng tạo ra một tiến trình nối kết với các tiến trình phát triển cộng đồng khác bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều quan trọng cần có sự tham gia của các cộng đồng ở nhiều mức độ quản lý khác nhau. Với quan điểm là người sử dụng có thể can thiệp vào điều kiện và thời hạn của món vay, giúp đảm bảo tính thích hợp, tạo mối quan hệ gần gũi giữa người quản lý quỹ và các thành viên cộng đồng, làm tăng khả năng phân tích của các lãnh đạo.

Sau hơn 2 năm, các nhóm TK-TD của Thái Lan đã có cơ hội nối kết với 2 chương trình hỗ trợ kinh tế của chính phủ dành cho người nghèo đô thị. Cả 2 nguồn quỹ đều nhằm giúp các cộng đồng vượt qua cơn khủng hoảng tài chính. Cả hai cùng bắt đầu bằng sử dụng chiến lược cổ truyền là đòi hỏi các đề xuất nhu cầu. Các mang lưới TK-TD cộng đồng đã tạo cho họ cơ hội thay đôi thực hiện. Thay vì đề nghị các cộng đồng cạnh tranh lẫn nhau, thông qua hợp tác với UCDO, Quỹ đã chấp thuận việc xác định các cộng dồng nghèo do chính họ thực hiện và đề nghị họ cùng nhau lập kế hoạch làm thế nào để nguồn quỹ được sử dụng hiệu quả nhất. Chỉ không đến 1 năm 61 mạng lưới đã trình đề xuất của họ.

Tiến trình xét duyệt được tiến hành theo cách việc xét duyệt cũng chính là tiến trình lập kế hoạch do mạng lưới đề xuất và tiến hành. Tiến trình lập kế hoạch được thiết kế nhằm cung cấp sự kiểm soát và cân đối đảm bảo các dự án hợp lý và hiệu quả. Hơn nữa, yêu cầu tham vấn với các mạng lưới khác cũng đảm bảo việc học hỏi kinh nghiệm được thực hiện và những nối kết mang lưới được củng cố.
(Nguồn ACHR.Vn)

Không có nhận xét nào: