10 tháng 4, 2008
TIẾP CẬN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA THÂN CHỦ VÀ CAN THIỆP TOÀN DIỆN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TIẾP CẬN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA THÂN CHỦ VÀ CAN THIỆP TOÀN DIỆN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI
I. TIẾP CẬN DỰA TRÊN CƠ SỞ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC
Tiếp cận dựa trên tăng cường năng lực xuất phát từ triết lý cho rằng thân chủ đến làm việc với nhân viên xã hội (NVXH) đem theo những khả năng giải quyết hiệu quả vấn đề của họ mà chưa nhận ra hoặc chưa biết cách vận dụng nó, mặc dù (và trong một số trường hợp) những vấn đề đó tồn tại ngay trong cuộc sống của họ. Điều quan trọng là NVXH cần phải nhận biết:
- Khả năng của thân chủ
- Năng lực của thân chủ
- Những kỹ năng thân chủ có
Ngược lại với cách tiếp cận dựa tăng cường năng lực là cách tiếp cận khiếm khuyết của thân chủ. Phương pháp tiếp cận khiếm khuyết nhìn nhận thân chủ như những người chỉ có các vấn đề mà không có năng lực, khả năng hay kỹ năng đóng góp vào giải quyết vấn đề của mình. Phương pháp tiếp cận khiếm khuyết khuyến khích NVXH "bỏ qua" thân chủ và tự định hướng quá trình thay đổi cho thân chủ. Trong trường hợp đó, thân chủ sẽ cảm thấy mình không có giá trị, có nguy cơ làm tăng các vấn đề trong cuộc sống của họ.
Phương pháp tiếp cận dựa tăng cường năng lực (mặt mạnh của thân chủ) xuất phát từ các nghiên cứu và Solomon (1976) có 6 nguyên tắc cơ bản:
1. Thân chủ là là nguồn để hiểu các vấn đề của chính họ - chỉ có thân chủ mới xác định được những vấn đề nào là quan trọng đối với họ, họ hiểu vấn đề đó ra sao và ý nghĩa của chúng đối với họ, với mọi người quan trọng như thế nào?
2. Thân chủ là nguồn cho các giải pháp để giải quyết vấn đề của họ: thân chủ xác định được giải pháp nào họ chuẩn bị sử dụng và cam kết giành năng lượng, nguồn lực của mình cho những giải pháp đó.
3. Nhấn mạnh điểm mạnh, chứ không phải điểm yếu của thân chủ: can thiệp cần tập trung vào thân chủ đã làm những gì "đúng" trong cuộc sống của họ, không phải những gì họ làm "sai". Nếu tập trung vào những "thất bại" trong cuộc sống của thân chủ, sẽ tạo ra cảm giác " thất vọng" cho cả thân chủ và NVXH về khả năng có cơ hội thay đổi.
4. Xem xét các vấn đề của thân chủ trong bối cảnh xã hội rộng hơn. Các vấn đề trong cuộc sống của thân chủ ít khi tách rời khỏi bối cảnh xã hội rộng lớn trong môi trường sống của họ. Việc đặt vấn đề vào bối cảnh hệ thống với gia đình, hàng xóm, cộng đồng, xã hội hỗ trợ thân chủ và NVXH hiểu và đối phó với các áp lực rộng lớn hơn ảnh hưởng đến các vấn đề trong cuộc sống của thân chủ.
5. "Tập thể hóa" vấn đề: thường không chỉ một mình cá nhân đối mặt với các loại vấn đề. NVXH giúp thân chủ hiểu rằng những người khác cũng gặp vấn đề như vậy và họ đã tìm ra các giải pháp có kết quả, mở rộng phạm vi các giải pháp của thân chủ cho vấn đề của họ và giúp giảm bớt cảm nhận bị cô đơn trong xã hội cho thân chủ.
6. Làm cho thân chủ có cảm nhận về khả năng thay đổi. Thường thân chủ chỉ cảm thấy vấn đề của mình khó tìm ra giải pháp và họ dễ "đầu hàng" trong tìm kiếm lối ra. NVXH cần truyền đạt cho thân chủ cảm giác có hy vọng có thể thay đổi được, giúp họ tập trung "năng lượng" để tìm ra giải pháp.
II. CAN THIỆP TOÀN DIỆN LÀ GÌ?
Để giải quyết một cách căn cơ những vấn đề của thân chủ, NVXH phải can thiệp một cách toàn diện, xem xét các hệ thống cốt lõi ảnh hưởng đến thân chủ và mối liên hệ giữa các hệ thống này như:
- Hệ thống gia đình
- Hệ thống trẻ em
- Hệ thống sức khỏe tâm thần của người cha
- Hệ thống kinh tế gia đình
- Hệ thống bạo lực
- Hệ thống họ hàng
- Hệ thống hàng xóm
- Hệ thống trường học
NVXH cần xác định từng phạm vi của hệ thống để qua xác định này hiểu được trường hợp nào được hỗ trợ và định hướng như thế nào để phục vụ cho việc can thiệp. NVXH cùng với thân chủ thiết lập Sơ đồ để giúp thể hiện "bức tranh lớn" của trường hợp và xác định mối liên hệ của các lĩnh vực khác nhau trong từng trường hợp đó.
Sơ đồ toàn bộ của trường hợp có ý nghĩa quan trọng giúp NVXH và thân chủ xác định các nguồn lực có thể hỗ trợ cho giải quyết các vấn đề. Mạng lưới hỗ tợ có thể xuất phát từ:
- Với từng cá nhân
- Với gia đình
- Với cộng đồng
Với cá nhân, sơ đồ toàn bộ có thể xác định những hệ thống mạnh từ người mẹ, từ đó tạo ra khả năng giải quyết vấn đề trong gia đình.
Với sơ đồ toàn bộ gia đình có thể xác định những điểm mạnh của gia đình để quản lý và giải quyết các vấn đề. Khi phân tích sơ đồ hệ thống gia đình, NVXH có thể phát hiện các tài nguyên và các mặt tích cực:
Tình yêu của mẹ và sự quan tâm đến con
Khả năng của người mẹ và sự quan tâm đến con
Mong muốn đảm bảo cuộc sống gia đình của người mẹ
Sự hỗ trợ từ bên ngoài cho người mẹ
Gia đình vẫn sống cùng nhau mặc dù có những biểu hiện xấu đi ở người cha
Sự tốt đẹp của gia đình
Nghĩa vụ gia đình và cam kết giữa các thành viên
Trước đây gia đình đã quản lý tốt các vấn đề
Sơ đồ toàn bộ có thể sử dụng để xác định các hệ thống xung quanh gia đình như họ hàng, hàng xóm và cộng đồng. NVXH cần xác định việc gắn kết các hệ thống này như thế nào để cùng nhau hỗ trợ gia đình.
Sơ đồ toàn diện giúp NVXH xác định phạm vi của hệ thống với những lĩnh vực quan tâm và việc sử dụng các hệ thống này như thế nào cho giải quyết vấn đề cần thiết. NVXH cần có những kỹ năng can thiệp trong khi làm việc với các trường hợp. Có 3 chiến lược can thiệp cơ bản mà NVXH có thể sử dụng là:
- Công tác xã hội với cá nhân
- Công tác xã hội với nhóm
- Công tác xã hội với cộng đồng
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN:
Có sự tham gia sử dụng hoạt động can thiệp trực tiếp với cá nhân, với đôi lứa và gia đình. Nhìn chung được sử dụng khi:
- Các vấn đề và sự quan tâm rất riêng biệt cho trường hợp - những người khác có vấn đề và sự quan tâm không giống trường hợp này.
- Vấn đề và sự quan tâm có bản chất nhạy cảm và có thể là nguyên nhân gây phiền phức nếu được công khai.
- Thân chủ có yêu cầu tập trung vào các cảm xúc và hành vi đặc biệt đối với NVXH trong thời gian can thiệp.
- Thân chủ có quyền giữ kín vấn đề quan tâm.
- Các vấn đề đòi hỏi NVXH tập trung vào kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nguồn lực trong thời gian can thiệp tập trung vào cá nhân, vợ chồng và gia đình.
- Vấn đề quan tâm mang tính pháp lý
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
Phương pháp sử dụng cơ cấu nhóm và năng động trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi cho các vấn đề và nội dung mà thân chủ quan tâm. Loại hình phổ biến nhất mà NVXH sử dụng là NHÓM TỰ GIÚP - ở đó mọi ngươi có chung sự quan tâm cùng tập hợp với nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm và dùng nguồn lực để giải quyết vấn đề của họ.
NVXH nhóm thường được sử dụng khi:
- Những vấn đề và sự quan tâm có thể chia sẻ với người khác.
- Thân chủ có cách thức giao tiếp cần thiết và có điểm mạnh để hiểu, điều khiến và đáp ứng tâm trạng suy nghĩ khi nhìn thấy người khác có vấn đề, có tình cảm, hành vi giống mình đưa ra.
- Có nhóm người có chung vấn đề và sự quan tâm chung
- NVXH có kiến thức và kỹ năng làm việc với nhóm một cách chuyên nghiệp.
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CỘNG ĐỒNG
Phương pháp sử dụng các kỹ thuật về kế hoạch xã hội phát triển "NGUỒN LỰC XÃ HỘI" để:
- Phòng ngừa các vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng có thể nảy sinh trong tương lai.
- Giải quyết những vấn đề hiện tại.
- Lựa chọn cách can thiệp, xác định thông qua đặc điểm và hoàn cảnh riêng biệt của từng trường hợp.
Cũng cần quan tâm đến mức độ chú ý của vấn đề đang đặt ra.
Có 3 mức độ :
Mức độ 1: Khi cá nhân, cặp vợ chồng hoặc gia đình, cộng đồng trải qua vấn đề đòi hỏi chú ý ngay lập tức. Ví dụ: 3 đứa con đòi hỏi có dịch vụ ngay để tránh khỏi sự lo lắng, sợ hãi bạo lực trong gia đình
Mức độ 2: Khi cá nhân, cặp vợ chồng hoặc gia đình, cộng đồng có nguy cơ tiềm ẩn có thể để xảy ra vấn đề. Ví dụ: trẻ em chứng kiến bạo lực trong gia đình có nguy cơ lớn lên trở thành những người có vấn đề về tâm lý.
Mức độ 3: Khi các vấn đề có thể xuất hiện nếu các nguyên nhân, các vấn đề của cá nhân không được giải quyết. Ví dụ: cách giáo dục của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến bạo lực đối với trẻ em.
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CỘNG ĐỒNG là phát triển và sử dụng nguồn lực trong cộng đồng để đáp ứng các nhu cầu trước mắt của thân chủ, những nhu cầu trong tương lai hoặc ngăn ngừa các vấn đề xuất hiện trong tương lai.
- Các chương trình cộng đồng được phát triển để cải thiện tình trạng XH, giảm những khủng hoảng trong gia đình và nguy cơ của các vấn đề sức khỏe tâm thần.
- Các chương trình giáo dục cộng đồng được phát triển để tăng cường kiến
thức và sự hiểu biết về bạo hành gia đình, quan tâm đến sức khỏe tâm thần.
Cộng đồng hợp sức với nhau để hỗ trợ nguồn lực cho các gia đình khó khăn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét