11 tháng 4, 2008

Kỹ năng vấn đàm trong công tác xã hội


Kỹ năng vấn đàm trong công tác xã hội
Trong kỹ năng vấn đàm, nhân viên xã hội vận dụng các kỹ năng sau:

Kỹ năng thấu hiểu

Kỹ năng thấu hiểu là khả năng thông tin cho người khác rằng anh (chị) hiểu họ nói gì hoặc trải qua như là anh/chị đang ở trong thế giới của họ. Thấu hiểu là yếu tố cơ bản của giao tiếp xã hội của con người.
Ví dụ:
" Chị không chắc phải nói với chồng mình thế nào về sự lo lắng của chị đối với anh ấy"
" Nghe như chị đang bối rối xem làm thế nào tốt nhất cho gia đình họ"
Yêu cầu về kỹ năng:
1. Thân mật
2. Lắng nghe
3. Mẫn cảm

Kỹ năng lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là hướng tới giao tiếp với thân chủ hơn là đến cán bộ xã
hội.. Khả năng nhận biết chính xác các thông tin của thân chủ cả qua giao tiếp
bằng lời và không bằng lời. Hiểu chính xác ý nghĩa mà thân chủ muốn thể hiện. Phản hồi của nhân viên xã hội đối với thân chủ trong giao tiếp xác định rằng nhân viên xã hội đang lắng nghe một cách phù hợp.
Ví dụ:
"Chị vừa nói là vài tháng gần đây chồng chị có những hành vi khó khăn hơn trước".
" Tôi nhận thấy giọng chị nhỏ hơn khi nói về tác hại của các hành vị của chồng chị đối với các con"
Yêu cầu về kỹ năng:

1. Tập trung sự chú ý
2. Khiêm tốn: không khái quát hết những gì thân chủ muốn truyền đạt hay ý nghĩa cái gì được truyền đạt
3. Cách giao tiếp không lời tốt nhất là lắng nghe.
4. Nhưng phản hồi bằng lời và không lời một cách chính xác

Kỹ năng đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là yêu cầu có thêm thông tin và làm rõ trong quá trình giao tiếp 2 loại câu hỏi:
Câu hỏi đóng:
1. Khi nào hành vi của chị F bắt đầu thay đổi?
2. Sử dụng các câu hỏi ngắn, rõ ràng.
3. Nhấn mạnh những gì

- Đóng: để lấy những phần thông tin đặc biệt.
VD: bao nhiêu tuổi, có mấy con.
- Mở: cho phép tự do có mức độ trả lời câu hỏi bằng nhiều cách.
VD: chị lo lắng những gì có thể xảy ra phải không?
- Câu hỏi mở - đóng: có tác dụng hơn vì nó cho phép thân chủ nói về các vấn đề quan tâm mà không bị trói buộc bởi những yêu cầu riêng biệt thông qua câu hỏi.
Anh/chị có ai trong gia đình ở gần không?
Câu hỏi mở:
1. Hôm nay anh/chị cảm thấy trong người như thế nào?
2. Chị lo lắng những gì về ảnh hưởng các hành vi của chồng chị đối với các con?
3. Tạo điều kiện cho thân chủ tập trung vào câu hỏi và trả lời nhân viên xã hội cần tránh xen vào các câu hỏi khác.

Kỹ năng phản ánh
Phản ánh Là sự truyền đạt trở lại cho thân chủ những nội dung và cảm xúc mà thân chủ đã truyền đi bằng những lời trong sáng
Ví dụ :
" Những gì tôi đã nghe thấy chị nói là con chị rất lo lắng về các hành vi của chồng chị có thể là nguyên nhâ của cái gì đó nghiêm trọng hơn khối u ở não"...
Yêu cầu về kỹ năng:
1. Truyện đạt cả nội dung và cảm xúc
2. Thể hiện là NVXH lắng nghe những gì thân chủ nói.
3. Tạo cơ hội cho thân chủ nghe lại những gì họ truyền đạt cho NVXH và về những gì họ đã trao đổi.

Kỹ năng khái quát
Khái quát là quá trình NVXH "tổng hợp" lại các thông tin và cảm xúc mà thân chủ đã truyền đạt như những điểm chính trong một khoảng thời gian.
Ví dụ:
" Cho phép tôi tóm lại những gì chị đã nói với tôi. Chị lo lắng về rất nhiều thứ: chồng chị có những hành vi lạ có thể do có khối u; con chị chứng kiến bạo lực trong gia đình, và làm thế nào để có tiền ăn nữa."
Yều cầu về kỹ năng:
1. 1.Thể hiện là NVXH chú ý đến thông tin và cảm xúc
2. Nhấn mạnh các điểm chính trong trường hợp
3. Xác định các lĩnh vực trong trường hợp cần cùng nhau tác động.
4. Tạo cho NVXH chỉnh lại chính xác các thông tin và cảm xúc hiểu chưa chính xác.

Kỹ năng đối chất
Đối chất là quá trình đưa vào nhận thức của thân chủ các thông tin và cảm xúc mà thân chủ không muốn thừa nhận. Việc đối chất cần phải phù hợp với tình huống của thân chủ và thực hiện một cách tinh tế phù hợp.
Sử dụng câu hỏi "chân thật"thường là cách phù hợp để đối chất thân chủ.
Ví dụ:
"Chị F, tôi rất bối rối về việc chị đã nói với tôi rằng chị thấy hành vi của chồng chị nguy hiểm, đe dọa cuộc sống của chị và các con chị. Tuy nhiên chị lại cho rằng việc chị và các con chị sống ở nhà là không sao."
Sử dụng đối chất khi:
1. Thân chủ lảng th về vấn đề liên quan đến trường hợp.
2. Thân chủ có hành vi phá hoại tổn hại cho mình.
3. Thân chủ không cảm thấy hậu quả nghiêm trọng của cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của họ.
4. Trao đổi của thân chủ rất vòng vo.
5. Thân chủ chú trọng nói về quá khứ.
6. Thể hiện giao tiếp bằng lời và không bằng lời mâu thuẫn nhau.

CÁC LỖI THƯỜNG MẮC TRONG GIAO TIẾP
Khi giao tiếp, NVXH cần nhận thức mình như người liên lạc. Yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi NVXH phải có "nhận thức" như vậy. Có một số lỗi thông thường hay mắc phải:

Đưa lời khuyênThường NVXH bắt đầu nói thân chủ cần phải làm gì.
Cách thể hiện:
1. Thiếu sự lắng nghe
2.Thiếu hiểu thấu
3.Làm như đã biết những gì thân chủ muốn.
Ví dụ:
“Chị F chị cần phải đưa chồng chị đi đến bác sĩ tâm thần.”
Ở đây NVXH xác định ngay cái gì là phù hợp, không nhạy cảm với cái gì
quan trọng là phải hiểu cái nhìn của thân chủ.
Kinh nghiệm tốt:
Tôi mong muốn được biết chị đang nghĩ về điều này có thể giúp đỡ được
chồng chị?
Cách này giúp chị F bắt đầu cởi mở với những suy nghĩ của chị.

Phán xétNVXH áp đặt cách nhìn của mình đối với thân chủ
Cách thể hiện:
1. NVXH vi phạm qui điều đạo đức
2. Áp đặt giá trị của mình.
3. Không có khả năng thể hiện vai trò nghề nghiệp
Ví dụ:
“Chị không phải là người vợ tốt đối với chồng mình, vì vậy chồng chị đánh chị.”
Ở đây NVXH phán xét chị F và áp đặt giá trị riêng của mình vào trường hợp.
Kinh nghiệm tốt:
"Chị có thể nói với tôi chị nghĩ gì về tương lai?"
Ở đây NVXH tạo cơ hội mở cho chị F hiểu và phản hồi về hôn nhân của chị.

Không tập trungNVXH không tập trung trong giao tiếp với thân chủ.
NVXH bị lôi kéo bởi các suy nghĩ riêng tư hoặc các sự việc khác diến ra xung quanh việc giao tiếp.
Cách thể hiện:
1.Thiếu sự cam kết đối với nhu cầu của thân chủ.
2.Thiếu sự tôn trọng trong giao tiếp.
3.Thiếu sự quan tâm đến những gì thân chủ nói.
Ví du:
" Tôi xin lỗi đã không theo dõi những gì chị đã nói"
Thể hiện cho thân chủ biết NVXH không tập trung.
Kinh nghiệm tốt:
" Có vẻ đây là thời kỳ khó khăn đối với chị".
Thể hiện NVXH lắng nghe, suy nghĩ về những gì thân chủ đã nói phản hồi
có tập trung

Lấn ápNVXH nói phần lớn thời gian trong giao tiếp với thân chủ
Cách thể hiện:
1. NVXH đặt mình quan trọng hơn thân chủ
2. NVXH đưa ra những suy nghĩ và ý kiến trong giao tiếp.
Ví dụ:
Chị F tôi nhận thấy rằng có rất nhiều vấn đề ở gia đình chị: con chị sợ hãi,
chị thiếu tiền, hành động của chồng chị rất bất ngờ và bạo lực"
" Chị có thể nói với tôi về những gì xảy ra trong gia đình chị được
không?"

Kết thúc không phù hợp với giao tiếp
NVXH hỗ trợ thân chủ thảo luận về việc xảy ra quan trọng đối với họ nhưng sau đó không hoàn thành cuộc giao tiếp thông qua việc kết thúc không phù hợp
Cách thể hiện:
1. Thiếu sự chú ý đến trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.
2. Thiếu sự hoàn thiện trong giao tiếp can thiệp
NVXH nhận thấy thân chủ buồn chán.
Ví dụ:
"Tôi đi đây. Tạm biệt"
Kinh nghiệm tốt:
“Tôi sẽ phải đi sau 10 phút nữa tới cuộc làm việc khác (báo trước về thời gian kết thúc). Tôi biết hôm nay chúng ta đã thảo luận nhiều vấn đề mà chị quan tâm (thừa nhận trạng thái cảm xúc của thân chủ) và điều này có thể làm cho chị thêm buồn nản lo lắng. Tôi muốn nói rằng chị ở thời điểm khó khăn những đã thể hiện điểm mạnh là mong muốn làm những gì tốt cho gia đình chị tôi muốn biết tìm sự hỗ trợ khác nếu có ai trong gia đình hay bạn bè có thể nói chuyện với chị khi chị buồn chán và lo lắng.".

Không có nhận xét nào: