11 tháng 4, 2008

Can thiệp trong công tác xã hội


Can thiệp trong công tác xã hội

Can thiệp là sự chủ động tập trung năng lượng để tạo ra một quá trình thay đổi đối với những vấn đề quan tâm. Can thiệp là quá trình do người cung cấp dịch vụ (nhân viên xã hội) tham gia vào một mối quan hệ tương tác với thân chủ hay một nhóm thân chủ sử dụng một loạt các chiến lược, phương pháp, vai trò và kỹ năng can thiệp để tạo ra những sự thay đổi trong cuộc sống của thân chủ.
Can thiệp vào cuộc sống của thân chủ có thể có một số mục đích thay đổi. Đó là những thay đổi trong:
- Tính cách đặc trưng của thân chủ
- Đặc trưng của mối quan hệ của thân chủ với những người khác.
- Đặc trưng môi trường xung quanh thân chủ
- Đặc trưng mối quan hệ của thân chủ với môi trường xung quanh
Có 4 phần quan trọng trong hành động can thiệp:
1. Chiến lược can thiệp
2. Phương pháp can thiệp
3. Vai trò can thiệp
4. Kỹ năng can thiệp

Chiến lược can thiệp là chức năng nổi trội của cách thức can thiệp được sử dụng trong thực hành. Có 5 chiến lược can thiệp chính:
1. Tiến hành trực tiếp – làm việc trực tiếp với thân chủ
2. Liên kết hệ thống – liên kết thân chủ với những người khác có thể giúp đỡ được họ
3. Xây dựng hệ thống – tạo ra những hệ thống mới có thể hỗ trợ thân chủ
4. Tăng cường hệ thống – làm việc nhằm nâng cao năng lực của hệ thống gốc nhằm đạt được mục tiêu tốt hơn
5. Nghiên cứu – thu thập thong tin và dự liệu về bản chất của các vấn đề mà thân chủ phải đối mặt và tác động của những vấn đề đó lên cuộc sống của họ
(Hepworth và Larsen, 1986)

Các phương pháp can thiệp và “các phương pháp” thực hành sẵn có nhằm đáp lại những mối quan tâm của thân chủ;
Có 3 phương pháp thực hành chính:
1. Nghiên cứu đối tượng điển hình – hướng cách thực hành đối mặt với một thân chủ hoặc một cặp hoặc một gia đình
2. Làm việc nhóm – làm việc với ba người trở lên
3. Làm việc với cộng đồng – làm việc với các cơ sở cộng đồng và các nguồn nhằm cung cấp môi trường sống tích cực và hỗ trợ cho thân chủ

Các vai trò can thiệp là những hành vi can thiệp của những người thực hành. Có một số vai trò mà người thực hiện có thể đảm nhận khi thực hiện hoạt động:
- Nhà giáo dục – cung cấp thông tin và sự hiểu biết mà thân chủ cần
- Người môi giới – thương lượng tiếp cận các nguồn lực
- Truyền thông – thuyết phục những người khác để cung cấp các nguồn lực
- Người hỗ trợ
- Tham vấn – đem lại sự sáng suốt và hiểu biết rõ hơn về vấn đề

Các kỹ năng can thiệp là khả năng được thực hiện vai trò của thực hành thành những hành động can thiệp, bao gồm các kỹ năng vận dụng:
Lắng nghe là khả năng thông hiểu, thấu hiểu những căng thẳng, cảm xúc, mối quan tâm, suy nghĩ của thân chủ, khả năng khuyến khích, an ủi và hỗ trợ
Xác định mạng lưới hỗ trợ

Không có nhận xét nào: