23 tháng 4, 2008

Nguồn nhân lực tại cộng đồng nông thôn và năng lực thể chế


Nguồn nhân lực tại cộng đồng
nông thôn và năng lực thể chế
Những đúc kết kinh nghiệm gần đây trong việc thúc đẩy phát triển theo định hướng cộng đồng tại Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực cấp cơ sở. Tuy nhiên, vẫn có xu hướng phần nào cho rằng các cán bộ xã và thôn bản tại những xã nghèo không thể đảm nhận hoàn toàn về lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và một số hoạt động phát triển khác bởi vì các cán bộ này không có đủ năng lực. Tuy nhiên, quan điểm này đã không được ủng hộ. Và rõ ràng quan điểm cố hữu này - đặc biệt về năng lực của các cán bộ địa phương vùng dân tộc thiểu số - đã trở thành rào cản cho các sự phát triển. Kinh nghiệm từ một số dự án và chương trình dài hạn cho thấy rằng trên thực tế, các chương trình đào tạo tại chỗ sẽ cung cấp đầy đủ hướng dẫn cho học viên và nhờ đó năng lực của họ sẽ tăng lên. Kinh nghiệm từ những chương trình này cho thấy tăng
cường năng lực không chỉ đơn thuần thông qua đào tạo mà liên quan nhiều hơn đến quá trình phát triển tổ chức, chính sách, cơ chế thực hiện, và phát triển nguồn nhân lực cùng với chiến lược hỗ trợ phát triển địa phương một
cách hiệu quả.
Nhiều kinh nghiệm đã thu được khi thực hiện các chương trình NGO và các dự án tài trợ không hoàn lại theo phương pháp đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ xã và thôn bản, cán bộ khuyến nông, các tổ chức của nông dân và các nhóm phụ nữ. Tuy nhiên, phần
lớn những hoạt động này đã thực hiện bên ngoài các hệ thống đào tạo thường xuyên của Chính phủ. Chỉ một vài dự án là có kết quả được nhân rộng một cách có hệ thống trong hệ thống đào tạo của Chính phủ và lồng ghép được các phương pháp đã được xây dựng
trong các dự án vào các chương trình của các cơ quan đào tạo cấp tỉnh. Có xu hướng cho thấy các dự án chỉ tiến hành các dịch vụ đào tạo cấp tốc đáp ứng những yêu cầu ngắn hạn mà không giúp giải quyết những khó khăn cơ bản và lâu dài về tăng cường năng lực quản lý và kỹ thuật tại các xã và thôn bản vùng sâu vùng xa. Đây là một vấn đề quan trọng cần phải xem xét cẩn thận khi thiết kế các chương trình trong tương lai. Tăng cường các năng lực chuyên môn tại cấp xã là một nhân tố chủ yếu của Chương trình Cải cách Hành chính của Chính phủ. Để vươn đến được với những xã vùng sâu vùng xa này, cần thiết phải thông qua các cơ quan đào tạo và cung cấp dịch vụ của tỉnh và điều này cũng cần thiết cho việc kết hợp hiệu quả các đầu tư. Các tổ chức đào tạo và các tư vấn trong nước khó có thể cung cấp những loại tập huấn tiếp theo và thường xuyên theo dõi để đào tạo tiếp cho các cán bộ xã và thôn bản nhằm xây dựng các kỹ năng chính (trong quản lý, giám sát kỹ thuật, quản lý tài chính và dân chủ cấp cơ sở). Trong các chương trình trong tương lai, cần xem xét trực tiếp và hỗ trợ tập trung hơn cho những tổ chức đào tạo này. Một khía cạnh đặc biệt quan trọng của việc nâng cao năng lực là tăng cường thể chế để thực hiện chủ yếu ở cấp xãm và thôn bản. Ở những vùng hẻo lánh và vùng dân tộc ít người, các phương tiện thông tin thông thường như dán thông cáo tại các văn phòng UBND xã hoặc thông báo trên loa phóng thanh và sử
dụng tivi có thể ít hiệu quả và khó tổ chức. Kinh nghiệm cho thấy việc đào tạo các phương pháp và kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng thực hiện chương trình đơn lẻ không hiệu quả lắm. Để cải tiến, cần phải kết hợp với việc đào tạo các kỹ năng kỹ thuật và ứng dụng chúng vào trong những tình huống công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm; và khi cần
cũng phải đào tạo bổ túc văn hoá.
Một vấn đề cơ bản liên quan tới việc cung cấp dịch vụ trong bối cảnh phát triển theo định hướng cộng đồng là làm thế nào để các dịch vụ khác nhau tương hỗ với nhau ở cấp cộng đồng để mang lại lợi ích tối đa cho cả nam giới và nữ giới ở địa phương. Mặc dù các cơ quan cung cấp dịch vụ có thể nhằm vào cùng nhóm người, nhưng họ thường không
hợp tác một cách hiệu quả để đảm bảo rằng việc hỗ trợ mang lại những lợi ích
tối đa cho những người dự kiến được hưởng lợi. Xây dựng tính hiệp lực tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ có nghĩa là: (i) xác định những lĩnh vực liên kết quan trọng nhất mà có tác động và mang lại lợi ích nhất về sinh kế ở một vùng cụ thể hoặc trong một bối cảnh kinh tế xã hội cụ thể, (ii) xem xét nội dung các dịch vụ này - bao gồm các trình tự và cơ chế chuyển giao - được làm như thế nào để bổ sung cho nhau
có hiệu quả hơn, (iii) xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt hơn giữa các cơ quan, bao gồm cả những nhà cung cấp dịch vụ công và tư nhân và các tổ chức trung gian khác, (iv) tại cấp cộng đồng, tăng cường năng lực các cá nhân và tổ chức địa phương để làm cho các dịch vụ này trở nên hiệu quả.Các nghiên cứu đánh giá đói nghèo được thực hiện bởi Nhóm Công Tác nghiên cứu về nghèo đã chỉ ra hàng loạt các nhu cầu khác nhau giữa nam giới và nữ giới ở các vùng nông thôn nghèo về các cơ hội đào tạo dạy nghề và đào tạo
các kỹ năng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn về công tác tăng cường năng lực thể chế để cung cấp những khoá đào tạo như thế đặc biệt là ở các vùng cao. Trong những năm gần đây một số các nhà tài trợ (ví dụ như ADB và SDC) đã chủ động hỗ trợ đào tạo dạy nghề và doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tiếp cận với hệ thống đào tạo dạy nghề chính
thống phụ thuộc vào yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp trung học và những yêu cầu về ngoại ngữ và đây là một rào cản đối với đa số người nghèo ở vùng cao đặc biệt là phụ nữ nghèo. Cần xem xét những vấn đề này trong các chương trình mới để đưa ra được các khởi xướng và cách tiếp cận thích hợp cho việc giáo dục dựa vào cộng đồng và đào
tạo các kỹ năng cho những người sống ở vùng cao để không phải phụ thuộc vào những yêu cầu bằng cấp tối thiểu và hướng vào các cơ hội tăng thu nhập qui mô nhỏ và nhu cầu đặc biệt của giới nữ.
Hiện nay nhiều xã vùng cao hẻo lánh thiếu năng lực kỹ thuật trong cộng đồng để xây dựng và duy trì một số dạng cơ sở hạ tầng nhất định. Vấn đề ở đây là làm thế nào để những nhóm người địa phương được “đào tạo tại chỗ qua công việc” (ví dụ làm cống nước và đường) để phát triển được những năng lực này.Đây là vấn đề cơ bản vừa nhằm đảm
bảo tính bền vững trong việc duy trì và vận hành những hệ thống này, vừa để tối đa hoá các lợi ích của chương trình cho cộng đồng địa phương. Có thể làm điều này bằng cách, ví dụ gắn các công trình của xã gần hơn với các chương trình đào tạo dạy nghề dựa vào cộng đồng và hệ thống “đội ngũ lao động làm việc trẻ”. Trong tương lai, những
nhóm này có thể ký hợp đồng để nhận duy trì đường sá và nếu thành công thì có thể phát triển thành doanh nghiệp qui mô nhỏ hoặc các hình thức hợp tác khác để họ có thể nhận được hợp đồng đảm nhận bảo trì đường sá thường xuyên.

Cuối cùng cũng cần chú ý đưa vào các chương trình sắp để làm sao có thể nâng cao khả năng cũng như sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp hộ gia đình, các hợp tác xã và các cá nhân và thợ thủ công địa phương thông qua các kiểu hợp đồng
phụ với cộng đồng. Tuy nhiên, việc này cần kết hợp và đảm bảo rằng các thủ tục hợp đồng và mua sắm phải được đơn giản hoá và có những cơ chế khuyến khích thích hợp để khuyến khích khu vực tư nhân địa phương.Kinh nghiệm trong Chương trình 135 ở Tuyên Quang cho thấy rằng có thể làm được việc này. Trong quá trình lựa chọn công trình ở tỉnh này, dân làng được tham vấn là công trình nào họ thấy rằng họ có thể quản lý được
tại địa phương và công trình nào cần hợp đồng với công ty. Hợp đồng phụ với cộng đồng có thể dưới một số hình thức như: hợp đồng với nhóm người dân địa phương, hợp tác xã
hoặc những thợ thủ công trong một xã hoặc từ các xã lân cận. Các kiểu tổ
chức này đã được thực hiện thành công, ví dụ như trong việc xây dựng và trang bị dụng cụ bàn ghế đồ đạc cho các trường học và các nhà trẻ làng
và trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi qui mô nhỏ
(Nguồn: /www.agro.gov.vn)

Không có nhận xét nào: