7 tháng 4, 2008

Định nghĩa "công tác xã hội"của IFSW


Definition of Social Work


International Federation of Social Workers


DEFINITION*
The social work profession promotes social change, problem solving in human relationships and the empowerment and liberation of people to enhance well-being. Utilising theories of human behaviour and social systems, social work intervenes at the points where people interact with their environments. Principles of human rights and social justice are fundamental to social work.


COMMENTARY
Social work in its various forms addresses the multiple, complex transactions between people and their environments. Its mission is to enable all people to develop their full potential, enrich their lives, and prevent dysfunction. Professional social work is focused on problem solving and change. As such, social workers are change agents in society and in the lives of the individuals, families and communities they serve. Social work is an interrelated system of values, theory and practice.


Values
Social work grew out of humanitarian and democratic ideals, and its values are based on respect for the equality, worth, and dignity of all people. Since its beginnings over a century ago, social work practice has focused on meeting human needs and developing human potential. Human rights and social justice serve as the motivation and justification for social work action. In solidarity with those who are dis-advantaged, the profession strives to alleviate poverty and to liberate vulnerable and oppressed people in order to promote social inclusion. Social work values are embodied in the profession’s national and international codes of ethics.


Theory
Social work bases its methodology on a systematic body of evidence-based knowledge derived from research and practice evaluation, including local and indigenous knowledge specific to its context. It recognises the complexity of interactions between human beings and their environment, and the capacity of people both to be affected by and to alter the multiple influences upon them including bio-psychosocial factors. The social work profession draws on theories of human development and behaviour and social systems to analyse complex situations and to facilitate individual, organisational, social and cultural changes.


Practice
Social work addresses the barriers, inequities and injustices that exist in society. It responds to crises and emergencies as well as to everyday personal and social problems. Social work utilises a variety of skills, techniques, and activities consistent with its holistic focus on persons and their environments. Social work interventions range from primarily person-focused psychosocial processes to involvement in social policy, planning and development. These include counselling, clinical social work, group work, social pedagogical work, and family treatment and therapy as well as efforts to help people obtain services and resources in the community. Interventions also include agency administration, community organisation and engaging in social and political action to impact social policy and economic development. The holistic focus of social work is universal, but the priorities of social work practice will vary from country to country and from time to time depending on cultural, historical, and socio-economic conditions.


* This international definition of the social work profession replaces the IFSW definition adopted in 1982. It is understood that social work in the 21st century is dynamic and evolving, and therefore no definition should be regarded as exhaustive.


Adopted by the IFSW General Meeting in Montréal, Canada, July 2000
Định nghĩa Công tác xã hội

Bản dịch
ĐỊNH NGHĨA

Nghề công tác xã hội tìm cách tạo sự thay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề trong bối cảnh các mối quan hệ con người, năng lực và sự giải phóng con người nhằm cải thiện an sinh tổng quát. Do sử dụng các lý thuyết về hành vi và các hệ thống xã hội, Công tác xã hội can thiệp vào giao điểm giữa con người và môi trường của họ. Các nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là nền tảng của công tác xã hội.
NHẬN ĐỊNH
Trong các hình thức rất đa dạng, công tác xã hội phải đương đầu với nhiều phương cách giải quyết phức tạp giữa con người và môi trường của họ. Sứ mệnh của công tác xã hội là giúp đỡ con người phát huy tiềm năng của mình, làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và phòng ngừa được những lệch lạc. Công tác xã hội chuyên nghiệp có mục đích chính là giải quyết vấn đề và sự thay đổi. Trong khuôn khổ này, các nhân viên xã hội là những nhân tố xúc tác sự thay đổi, trong xã hội cũng như trong cuộc sống con người, gia đình và cộng đồng mà họ đang phục vụ. Công tác xã hội là một hệ thống phức tạp các giá trị, lý thuyết và thực hành.

CÁC GIÁ TRỊ

Công tác xã hội phát xuất từ những lý tưởng nhân bản và dân chủ và các giá trị của nó được dựa trên sự tôn trọng công bằng, giá trị và lòng tự trọng của tất cả mọi người. Từ lúc công tác xã hội hình thành, đã hơn một thế kỷ, thực hành công tác xã hội nhắm vào các nhu cầu của con người cũng như vào sự phát triển tiềm năng của họ. Quyền con người và công bằng xã hội tạo ra vừa động lực và vừa hợp pháp hoá cho các hoạt động của mình. Bằng phương cách gắn kết với những thành phần bị thiệt thòi, nghề công tác xã hội nhằm xoa dịu đói nghèo và giải phóng những người bị tổn thương, bị loại và bị áp bức để tăng cường năng lực hành động và tham gia của họ vào cuộc sống xã hội. Các giá trị của công tác xã hội là cốt lõi của quy điều đạo đức nghể nghiệp của quốc gia cũng như của quốc tế.

CÁC LÝ THUYẾT

Phương pháp luận của công tác xã hội dựa trên một tổng hợp các kiến thức được chứng minh thông qua nghiên cứu và đánh giá kinh nghiệm thực hành, bao hàm cả các kiến thức địa phương và riêng biệt của bản địa trong một bối cảnh nhất định. Công tác xã hội quan tâm đến sự phức tạp của các mối tương tác giữa người và người và môi trường của họ và năng lực của họ để có thể vừa bị tác động bởi nhiều ảnh hưởng khác nhau từ bên ngoài và có khả năng biến đổi nó bao gồm các yếu tố tâm sinh lý xã hội. Nghề công tác xã hội dựa trên các lý thuyết của sự phát triển và của hành vi con người cũng như trên các hệ thống xã hội để phân tích các hoàn cảnh phức tạp và khuyến khích cho những thay đổi về mặt cá nhân, tổ chức, xã hội và văn hoá.

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

Công tác xã hội chú tâm vào những rào cản, những bất công tồn tại trong xã hội. Công tác xã hội tìm cách giải quyết các khủng hoảng và những trường hợp khẩn cấp cũng như các vấn đề cá nhân và xã hội hằng ngày. Công tác xã hội sử dụng nhiều cách thức thực hành, nhiều kỹ thuật và những hoạt động thích hợp với khuynh hướng chính thống này tập trung vừa vào con người vừa vào môi trường của họ. Khuôn khổ can thiệp của công tác xã hội thể hiện trước từ các tiến trình tâm lý xã hội dựa trên con người đến sự liên đới của chính sách xã hội, kế hoạch và phát triển xã hội. Vậy các can thiệp bao gồm các chức năng tư vấn, công tác xã hội y tế, công tác nhóm, công tác xã hội giáo dục, công tác xã hội gia đình và trị liệu gia đình cũng như những cố gắng giúp con người có được những dịch vụ và tài nguyên cần thiết trong cộng đồng. Đồng thời các can thiệp bao gồm cả quản lý cơ sở, các dịch vụ và tổ chức cộng đồng, và hành động chính trị và xã hội với mục đích tạo sự tác động đến chính sách xã hội và phát triển kinh tế. Mục tiêu và nội dung công tác xã hội mang tính phổ quát và chính thống, nhưng các ưu tiên trong thực hành công tác xã hội có thể thay đổi theo từng quốc gia và các giai đoạn tuỳ thuộc vào các điều kiện văn hoá, lịch sử và kinh tế xã hội.

* Định nghĩa quốc tế này của nghề công tác xã hội thay thế định nghĩa của IFSW (Liên đoàn quốc tế các nhân viên xã hội chuyên nghiệp) đưa ra vào năm 1982. Cho rằng công tác xã hội của thế kỷ 21 là năng động và tiến hoá, không có định nghĩa nào có thể được xem là thấu đáo và cuối cùng cà.
Được chấp thuận trong buổi họp toàn thể của IFSW, Montréal, Québec, Canada, tháng 7 năm 2000

Không có nhận xét nào: