24 tháng 4, 2008

Phẩm chất của Nhà tham vấn


Phẩm chất của Nhà tham vấn
Sau đây tôi xin trích bài viết của các Chuyên gia tham vấn của Trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng Nhân (Website: tuvanhoangnhan.com) để mọi người cùng trao đổi và góp ý kiến để làm sáng tỏ những phẩm chất này.

Để có thể trở thành một nhà tham vấn tâm lý cần có nhiều phẩm chất, những phẩm chất này thuộc về tư cách đạo đức, nhận thức...hình thành trong khoảng thời gian khá dài là sự phấn đấu của mỗi nhà tham vấn. Trong đó về cơ bản có những phẩm chất như sau:

- Chấp nhận: Là sự nhiệt tình tôn trọng thân chủ không xét đến điều kiện, hành vi hay địa vị... của họ. Mà theo như Carl Roger – nhà tham vấn nổi tiếng của Hoa Kỳ theo trường phái Nhân Văn thì khả năng chấp nhận thân chủ là “không gán các điều kiện ràng buộc” của thân chủ trong cuộc tham vấn. Khi nhà tham vấn có được thái độ nồng nhiệt tích cực và chấp nhânj đối với những gì thuộc về thân chủ. Nhà tham vấn chấp nhận thân chủ với một thái độ không dè dặt, không phòng vệ không phê phán không giả tạo của nhà tham vấn.

- Trung Thực: Nhà tham vấn thể hiện là một con người đồng nhất nguyên vẹn, tự nhiên không phòng vệ, nhà tham vấn trung thực ngay chính bản thân mình trên cơ sở thống nhất bình diện kinh nghiệm, ý thức, và biểu hiện ra bên ngoài.

- Thấu cảm: Là trải nghiệm những điều mà thân chủ đang trải nghiệm , hiểu được những tình cảm và suy nghĩ bên trong của thân chủ. Có khả năng hiểu thân chủ như chính họ hiểu bản thân mình. Phẩm chất này giúp nhà tham vấn có thể hiểu được cảm giác của thân chủ. Tuy nhiên nhà tham vấn hiểu những cảm xúc của thân chủ mà không hề có cảm xúc giống như thân chủ. Do vậy nhà tham vấn với có được cách nhìn khách quan trong vấn đề của thân chủ.

Ngoài 3 phẩm chất cơ bản trên nhà tham vấn còn bổ xung những phẩm chất khác nữa đó là:

- Không định kiến : định kiến là thái độ sẵn có, một chiều dùng để nhìn nhận ngưòi khác theo quan điểm của mình. Định kiến được thể hiện rõ khi có những khác biệt hoặc bất đồng. Nhà tham vấn không có định kiến với thân chủ thể hiện ở sự cởi mở, sự nồng nhiệt khẳ năng chấp nhận thân chủ mà không buộc thân chủ phải giống mình, cũng như nhà tham vấn không cố gắng thuyết phục thân chủ làm theo quan điểm niềm tin của mình. Chính phẩm chất này ảnh hưởng khả năng chấp nhận của thân chủ.

- Tin tưởng ở bản thân: Nhà tham vấn thể hiện tính nội tâm cao, có sự kiểm soát bản thân từ bên trong hơn sự ảnh hưởng từ bên ngoài. Họ tin rằng số phận của họ nằm trong chính tay họ. Nguời có lòng tự tin có khả năng phê và tự phê, họ biết đánh giá ý kiến của người khác và tiếp nhận ý kiến của người khác với sự cân nhắc kỹ lưỡng. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong tham vấn là giúp cho thân chủ tự đương đầu với vấn đề của chính mình. Điều này chỉ có thể xảy ra ở những nhà tham vấn tự tin và có khả năng đương đâù với vấn đề của chính mình.

- Nhà tham vấn phải có một tinh thần khoẻ mạnh: Một nhà tham vấn chuyên nghiệp là một nhà tham vấn mà có một đời sống tinh thần khoẻ mạnh và khi gặp khó khăn tinh thần họ biết cách tự trị liệu cho bản thân, hoặc tìm sự giúp đỡ tích cực từ nhà tham vấn khác. Bởi nếu một nhà tham vấn có một tinh thần mệt mỏi và tiêu cực chắc chắn có ảnh hưởng đến những thân chủ của mình:

+ Họ sẽ phóng chiếu những cảm xúc âm tính của mình lên thân chủ.

+ Họ sẽ không có khả năng hiểu được vấn đề của thân chủ.

+ Nhà tham vấn không có khả năng thấu hiểu và giúp thân chủ có khả năng đương đầu với vấn đề của chính mình.

- Có khả năng xây dựng sự hợp tác: Phẩm chất này nói lên tính liên kết chấp nhận và trách nhiệm của nhà tham vấn với đồng nghiệp của mình. Mà khả năng xây dựng sự hợp tác phụ thuộc vào nhân cách của nhà tham vấn và quan điểm tiếp cận trong tham vấn. Hai yếu tố này đồng nhất để đạt được hiệu quả.

- Nhà tham vấn phải có năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn là một trong những phẩm chất quan trọng dẫn tới sự thành công trong tham vấn. Họ phải là người có kiến thức về tâm lý học về tham vấn, là người vận dụng tốt các kiến thức và nguyên tắc đạo đức, pháp lý trong tham vấn. Họ là người được thường xuyên tham gia các khoá học đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn. Các nhà tham vấn có năng lực thường chỉ chấp nhận làm việc ơ rnhững vị trí tương đương khả năng của họ và họ tham gia vào các hiệp hội các tổ chức tham vấn chuyên nghiệp.

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy là để trở thành một nhà tham vấn có những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này không phải được tạo dựng ngày một ngày hai mà là một quá trình học tập, phấn đấu và rèn luyện của mỗi nhà tham vấn
(nguồn: Nhathamvan)

Không có nhận xét nào: