11 tháng 4, 2008
Hành vi đạo đức nghề nghiệp trong công tác xã hội
Hành vi đạo đức nghề nghiệp trong công tác xã hội
Hành vi đạo đức nghề nghiệp diễn ra khi một nhân viên xã hội, qua quá trình tiếp cận tình huống tác động trường hợp, trong chừng mực nào đó, thực hiện hành động phù hợp với chuẩn mực đạo đức của hành vi theo chuẩn mực nghề nghiệp. Chuẩn mực đạo đức của hành vi định hướng cho nhân viên xã hội như thế nào thì được coi là hành động đúng tiêu chuẩn khi làm việc với những người gặp vấn đề khó khăn. Chuẩn mực đạo đức của hành vi báo cho nhân viên xã hội biết làm thế nào để:
- Hiểu vấn đề của thân chủ
- Phản ứng với thân chủ
- Xác định mục tiêu can thiệp
- Cung cấp dịch vụ can thiệp
Chuẩn mực đạo đức của hành vi dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa nhân văn (Kant) ví dụ:
1. Người ta ai cũng có giá trị của mình
2. Hãy đối xử với người khác như mình mong muốn được người khác đối xử với mình (Mình mong muốn người khác đối xử với mình thế nào thì hãy đối xử với người khác như thế)
Hai nguyên tắc chỉ rõ hai mong muốn quan trọng của hành vi của nhân viên xã hội:
1. Phản ứng vô điều kiện
2. Điều chúng ta mong muốn cho bản thân trở thành điểm tham khảo cho việc chúng ta đối xử với người khác như thế nào.
Phản ứng không điều kiện:
Mặc dù thân chủ đối xử với những người khác một cách tiêu cực và có vấn đề (ví dụ bạo lực), thân chủ đó vẫn có phẩm chất và giá trị của một con người, đơn giản bởi vì họ là một con người. Hành vi tiêu cực và có vấn đề của họ không làm mất đi quyền được tôn trọng họ và được đáp lại như một con người có giá trị. Nếu họ cảm thấy không có giá trị như một con người, khi cách cư xử của họ càng tiêu cực và có vấn đề nếu nhân viên xã hội đối xử không tốt với họ.Với những điều kiện như vậy, yếu tố tích cực của phản ứng của nhân viên xã hội sẽ phụ thuộc vào yếu tố tích cực của phản ứng của người có vấn đề. Hành động chuyên nghiệp không thể xảy ra trong trường hợp khi một người có vấn đề phải tử tế/nhã nhặn đối với nhân viên xã hội trước khi nhân viên xã hội tử tế/nhã nhặn đối với con người đó. Ngay cả khi không có được sự tôn trọng trong cách cư xử của thân chủ, nhân viên xã hội vẫn sẽ phải đáp lai thân chủ với một sự tôn trọng và quan tâm.
Điều chúng ta mong muốn cho bản thân trở thành điểm tham khảo cho cách ta đối xử với những người khác
Những người có vấn đề không có gì khác hơn là mong muốn được đối xử như những người bình thường.
Hành vi đạo đức bao gồm những gì?
Hành vi đạo đức là một phần không thể thiếu của những phẩm chất mà nhân viên xã hội chuyên nghiệp cần có. Bởi vì nhân viên xã hội làm việc với những người bị cách ly với xã hội, bị bóc lột, sợ hãi, bị khinh khi, yếu đuối, dễ bị tổn thương, những người có nguy cơ dẫn đến hành vi thương hại từ những người khác.
Thân chủ luôn mong muốn họ sẽ:
- Được xem như một con người có giá trị
- Được đối xử với thái độ tôn trọng
- Có sự chân thành trong mối quan hệ tương tác
- Không bị đối xử như một sự thương hại
Hành vi đạo đức của nhân viên xã hội phải được thể hiện trong suy nghĩ, tình cảm và mức độ ứng xử của mình. Hành vi đạo đức là một sự mong muốn vô điều kiện về việc bản thân nhân viên xã hội tiến hành hoạt động tương tác của họ như thế nào với mọi người và cũng không phụ thuộc vào hành vi của thân chủ.
Hành vi đạo đức là một quá trình phản ánh và nhận thức mà nhân viên xã hội phải có để giám sát, đánh giá và điều chỉnh những hành vi của họ khi làm việc để đảm bảo đáp ứng chuẩn mực đạo đức của nghề.
Tại sao hành vi đạo đức cần thiết trong hoạt động thực tiễn
Làm việc với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chắc chắn cần đến những phản ứng cảm tính của nhân viên xã hội. Việc chứng kiến trẻ em sống trong nỗi sợ hãi và nghèo đói, những đứa trẻ bị đói, rét, những đứa trẻ chịu đựng bạo lực, những đứa trẻ bị xâm hại tình dục và những đữa trẻ chứng kiến bạo lực có thể gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ nhân viên xã hội đối với những người lớn mà họ thấy phải có trách nhiệm về những gì mà trẻ em phải chịu đựng. Nhân viên xã hội đều có những cảm xúc riêng. Không thể trở thành một nhân viên xã hội tốt, làm việc hiệu quả và phù hợp nếu nhân viên xã hội đó không có một cảm giác gì đối với hoàn cảnh của trẻ em và thái độ của người lớn mà họ chứng kiến. Những nhân viên xã hội bước vào thế giới thực tiễn với vai trò cá nhân, với quan điểm và cảm giác riêng về thế nào là một hành vi tốt đối với bản thân họ và những người khác. Trong khi làm việc với những
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhân viên xã hội sẽ gặp phải những cá nhân có hành vi trái ngược với điều mà họ tin là sẽ diễn ra. Rất nhiều hành vi của thân chủ sẽ gây cảm giác buồn bã, tức giận, thất vọng, ghê tởm, chỉ trích đối với nhân viên xã hội. Hoạt động sẽ không hiệu quả và phù hợp nếu nhân viên xã hội có cảm giác tiêu cực về một người mà họ đang cùng làm việc và để cảm giác này ảnh hưởng đến hành vi chuyên nghiệp của họ.
Hành vi đạo đức rất cần thiết trong công tác xã hội chuyên nghiệp bởi vì với hành vi đạo đức, nhân viên xã hội chuyên nghiệp làm việc với trẻ em có hòan cảnh đặc biệt sẽ không phán xét về đời sống và hành động của những người họ đang cùng làm việc.
Với hành vi đạo đức, nhân viên xã hội sẽ không phán xét và sẽ đánh giá thân chủ về một “tiềm tàng sức mạnh”của họ, điều này sẽ giúp họ xác định được khả năng và tính tích cực ở con người. Một “tiềm tàng sức mạnh” xác định năng lực của con người nhằm thay đổi hoàn cảnh sống của họ cho dù có những khó khăn và sức ép trong hoàn cảnh hiện tại.
Hành vi đạo đức rất cần thiết trong hoạt động xã hội chuyên nghiệp do bản chất phức tạp của những vấn đề khó khăn mà nhân viên xã hội phải đối diện trong thực tế. Hoạt động xã hội về cơ bản liên quan đến công việc với không chỉ một người mà là hai, ba, bốn hay nhiều người có nhu cầu và lợi ích lớn nhất đòi hỏi được nhân viên xã hội quan tâm. Thường thì trong thực tế, nhu cầu của một hoặc hai người có thể mâu thuẫn với nhu cầu của những người khác. Hoặc trong thực tế, có sự mâu thuẫn về nhu cầu ngay cả trong mỗi con người.
Hành vi đạo đức cần thiết trong hoạt động thực tiễn bởi vì những người có vấn đề trong cuộc sống sẽ không hợp tác với những nhân viên xã hội, những người họ cảm thấy luôn tiêu cực, phán xét và chỉ trích họ. Nếu như vậy, thân chủ sẽ né tránh không muốn gặp nhân viêc xã hội như vậy hoặc nếu có gặp thì không có thái độ hợp tác.
Hành vi đạo đức cần thiết như một phần của nhân viên xã hội bởi vì nhân viên xã hội hoạt động với vai trò làm mẫu cho hành vi đúng hay say, thái độ tốt hay xấu. Nếu người nhân viên xã hội chỉ bắt chước hành vi tiêu cực của người đang cần sự giúp đỡ thì những người có vấn đề đó sẽ không có cơ hội biết rằng còn có những cách mang tính tích cực và xây dựng hơn để họ có thể giao tiếp với những người khác, suy nghĩ về những vấn đề của họ và giải quyết những vấn đề đó.
Hành vi đạo đức rất cần thiết như một phần yêu cầu đối với nhân viên xã hội bởi vì nó chính là chuẩn mực của hành vi đòi hỏi do Liên đoàn quốc tế những nhân viên xã hội chuyên nghiệp (IFSW) và tất cả các hiệp hội công tác xã hội quốc gia khác. Đó là hành vi mà những nhân viên làm công tác xã hội chuyên nghiệp cần phải có, bất kể họ chuyên về lĩnh vực nào ( trẻ em, người già, người nghiện ma túy và nghiện rượu, tâm thần, tội phạm…).
Có 3 phần thuộc về hành vi chuẩn của nhân viên xã hội khi họ làm việc là:
Bước 1: Nguyên tắc triết lý đạo đức
Bước 2: Các giá trị
Bước 3 : Hành vi đạo đức
Nhân viên xã hội được hướng dẫn làm thế nào để bản thân họ xâm nhập vào thực tế qua mối quan hệ qua lại giữa các nguyên tắc triết lý đạo đức được vận dụng trong nghề nghiệp của họ, qua các giá trị xuất phát từ các nguyên tắc này và qua hành vi đạo đức do các giá trị được xác định đòi hỏi.
Một nhân viên xã hội không làm tốt công tác bởi vì họ đơn giản chỉ học để làm theo một loạt những quy tắc về việc họ phải hành động thế nào. Hành vi đạo đức phải phản ánh toàn diện con người nhân viên xã hội như một nhân viên chuyên nghiệp chứ không phải đề cập đến hành vi đơn thuần của họ.
Các nguyên tắc đạo đức
Các nguyên tắc đạo đức là những thái độ cơ bản mà con người có hoặc có thể có. Những nguyên tắc này được các nhóm chuyên nghiệp định hướng ở thái độ đạo đức liên quan đến:
- Giá trị của con người
- Thế nào là một người tốt?
- Thế nào là một kẻ xấu?
- Thế nào là một hành vi tốt trong một mối quan hệ với mọi người?
- Thế nào là một hành vi xấu trong mối quan hệ với mọi người?
Các nguyên tắc đạo đức không bao giờ có thể chứng minh được điều đó, nhưng nó được chấp nhận như là một cách thích hợp để nhận biết và hiểu mọi người và mối quan hệ của họ.
Nguyên tắc đạo đức là các hướng dẫn/quy tắc thành văn chung chung cho hành vi đạo đức được đồng thuận bởi một nhóm nghề nghiệp nhất định. Nguyên tắc đạo đức luôn phản ánh những nguyên tắc và các giá trị đạo đức của nhóm nghề nghiệp. Nguyên tắc đạo đức phản ánh những mối quan tâm trong thực hành chuyên môn của nhóm nghề nghiệp có xét đến:
- Người ta được hiểu như thế nào
- Người ta được đối xử như thế nào
- Những nhân viên thực hành thực hiện công tác như thế nào
- Mục tiêu nghề nghiệp là gì
Chức năng tiên quyết của Nguyên tắc đạo đức hay tiêu chuẩn đạo đức là nhằm lập ra những hướng dẫn cho hành vi nghề nghiệp và để hỗ trợ các thành viên nghề nghiệp trong việc lập ra bản sắc nghề nghiệp (Woodside & McClam, 2002) bằng việc cung cấp cho nhân viên hành nghề một “mô hình” mong muốn về hành vi nghề nghiệp đối với những người tác nghiệp.
Có nhiều Nguyên tắc đạo đức đã được đưa ra trên thế giới, có thể từ các Hiệp hội quốc gia về các nghề về dịch vụ con người (ví dụ như nhân viên công tác xã hội, chuyên gia tâm lý, nhân viên tham vấn, y tá, chuyên gia trị liệu) hoặc có thể bởi các liên đoàn nghề nghiệp quốc tế (ví dụ ngành công tác xã hội).
Hiệp hội nhân viên Công tác xã hội Quốc gia (NASW) tại Hoa Kỳ đưa ra một số các hướng dẫn hay quy tắc thực tiễn cho các nhân viên làm công tác xã hội áp dụng trong thực hành, những hướng dẫn này có thể áp dụng để làm việc tại Việt nam.
- Mục tiêu trước tiên của việc can thiệp là nhằm giúp đỡ những người có nhu cầu và nhằm giải quyết các vấn đề của cá nhân hay xã hội qua những nhu cầu của họ
- Mong muốn nhân viên hành nghề tranh đấu với bất công xã hội
- Nhân viên hành nghề phải tôn trọng nhân phẩm và giá trị con người
- Nhân viên hành nghề phải nhận biết được tầm quan trọng trung tâm của các mối quan hệ con người như là phương tiện qua đó con người được khuyến khích tự nhìn nhận và thay đổi hành vi của mình
- Nhân viên hành nghề cư xử theo cách đáng tin cậy
- Nhân viên hành nghề có những giá trị, kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc được yêu cầu (NASW -1999- Nguyên tắc đạo đức)
Nhân viên hành nghề cần phải được hướng dẫn trong việc can thiệp của họ bằng một số các nguyên tắc qua đó chỉ dẫn và hướng dẫn họ cách tác động trong thực hành công tác bất chấp hành vi của thân chủ. Một số các nguyên tắc được nêu ra như sau:
1. Quyền được tôn trọng – Thân chủ có vấn đề và có nhu cầu có quyền mong đợi nhân viên hành nghề đối xử với họ như là con người với giá trị và nhân phảm cố hữu
2. Quyền được tiếp cận dịch vụ – Thân chủ có vấn đề và có nhu cầu có quyền mong đợi họ có thể tiếp cận với dịch vụ bất kể họ thuộc sắc tộc, văn hoá, giới tính hay độ tuổi nào
3. Quyền được tiếp cận năng lực - Thân chủ có vấn đề và có nhu cầu có quyền mong đợi nhân viên hành nghề sẽ giúp họ được tiếp cận với công tác có năng lực một cách chuyên nghiệp
4. Quyền từ chối - Thân chủ có vấn đề và có nhu cầu có quyền mong đợi nhân viên hành nghề sẽ không tác động bằng những giá trị, thái độ, và định kiến cá nhân của họ trong việc cung cấp dịch vụ
5. Quyền được áp dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn - Thân chủ có vấn đề và có nhu cầu có quyền mong đợi nhân viên hành nghề sẽ áp dụng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của họ vào công tác
6. Quyền tự quyết - Thân chủ có vấn đề và có nhu cầu có quyền mong đợi họ có thể tham gia vào quá trình tự ra quyết định về trọng tâm và định hướng của việc can thiệp cũng như việc tự quyết không làm phương hại đến sự an toàn, quyền lợi và nhu cầu của người khác
7. Quyền có được sự tin tưởng của nhân viên hành nghề - Thân chủ có vấn đề và có nhu cầu có quyền mong đợi nhân viên hành nghề sẽ tiến hành công tác với trách nhiệm, sự thành thật và nhất quán như đã được vạch ra bởi Nguyên tắc đạo đức của IFSW.
8. Quyền thông tin - Thân chủ có vấn đề và có nhu cầu có quyền mong đợi nhân viên hành nghề sẽ cởi mở và minh bạch trong việc tìm hiểu, lập kế hoạch và định hướng trường hợp cũng như việc đó sẽ không làm phương hại đến sự an toàn, quyền lợi và nhu cầu của người khác
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét