23 tháng 4, 2008

Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho Người nghèo (M4P)


Giới thiệu tóm tắt về M4P
www.markets4poor.org

Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID)
Giới thiệu tóm tắt về khái niệm
Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho Người nghèo (M4P)
Khung M4P đang tiến triển được mô tả bao gồm những cơ sở gốc của M4P cũng như những nỗ lực gần đây trong việc ứng dụng khung M4P vào những quốc gia cụ thể. M4P là công việc vẫn đang tiếp diễn. Mục đích của bài giới thiệu này là cung cấp hiểu biết tốt hơn về khái niệm M4P và khuyến khích thảo luận về những phương pháp hoàn thiện và cải tiến để giúp M4P trở thànhmột công cụ có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo.
Bối cảnh Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ. Khi chỉ còn một thập kỷ nữa để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ về việc giảm một nửa số người sống chỉ với ít hơn 1 đô la mỗi ngày, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến tỷ lệ tăng thu nhập của người nghèo. Việc thị trường hoạt động có hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua khả năng tạo ra những động lực khuyến khích đầu tư và thương mại, và qua việc phân phối các nguồn lực trong phạm vi nền kinh tế. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy mức độ tăng thu nhập của người nghèo như là kết quả của tăng trưởng lại rất khác nhau giữa các nước.
Nói cách khác, kiểu mẫu tăng trưởng cũng quan trọng đối với việc giảm nghèo. Sự tham gia của người nghèo vào thị trường và những điều kiện cho sự tham gia của họ là những yếu tố mang tính then chốt quyết định xem việc tăng trưởng đó có lợi cho người nghèo hay không.
Hiểu rõ hơn về vai trò của các thị trường trong việc tạo ra tăng trưởng có lợi cho người nghèo sẽ giúp hình thành các chính sách và chương trình có hiệu quả hơn trong công cuộc giảm nghèo.
Thất bại của Thị trường và Nhà nước. Theo truyền thống, khi các kết quả thị trường chưa có lợi cho người nghèo, thì trách nhiệm thuộc về chính phủ - với nội lực hoặc nhờ sự trợ giúp của các nhà tài trợ - trong việc tự cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Thông thường, kết quả của sự can thiệp này là làm lệch lạc thị trường và “xua đuổi” khối tư nhân. Và vì nguồn lực của Chính phủ và các nhà tài trợ là hạn chế, những can thiệp trực tiếp này hoặc đã thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của người nghèo, hoặc chỉ tạo ra một nguồn cung mang tính chất tạm thời và không bền vững. Trong trường hợp xấu nhất, việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ trở thành một hình thức bảo trợ. Vào những năm 1980, các vấn đề “ thất bại của nhà nước” - những can thiệp kém hiệu quả của nhà nước vào thị trường – lan rộng đã tạo cơ sở cho “Sự đồng thuận Washington” - một sự quay trở lại với khung chính sách kinh tế dựa trên sự vận động của thị trường tự do. Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (M4P) mở ra một phương pháp tiếp cận mới để hỗ trợ tăng trưởng có lợi cho người nghèo, dựa trên những điều học hỏi được từ các vấn đề được nhiều người biết đến về thất bại của cả nhà nước và thị trường. M4P có mục đích thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo bằng cách cải thiện những kết quả thị trường có ý nghĩa với người nghèo trong vai trò của họ là các doanh nghiệp, người lao động hay người tiêu dùng.
M4P tập trung vào việc làm thay đổi cấu trúc và các đặc tính của thị trường để làm tăng sự tham gia của người nghèo vào những lĩnh vực mang lại lợi ích cho họ. M4P chú trọng vào những hoạt động của khối doanh nghiệp tư nhân và vì thế củng cố những sức mạnh của hệ thống thị trường chứ không làm tổn hại nó.
Ý tưởng về M4P có thể được tìm thấy từ quan điểm Kinh tế học Thể chế Mới và những tư
tưởng gần đây về việc làm thế nào để sử dụng hệ thống thị trường vào việc đáp ứng nhu cầu của người nghèo và hỗ trợ khối kinh tế tư nhân thông qua cơ chế thị trường. Một tài liệu khung mang tên “nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” được DFID/OPM giới thiệu vào năm 2000. Khung ban đầu này trình bày 4 phạm vi phân tích thị trường, bao gồm (a) Môi trường thuận lợi, (b) Thất bại thị trường, (c) Quan hệ quyền lực đối nghịch và (d) Các kết nối liên-thị trường. Công trình này đã mở đường cho các hoạt động mang tên M4P tại Nam Phi, Nigeria, Bangladesh, Lào, Campuchia và Việt Nam và một số nước khác. Thêm vào đó, những phát triển có tính lý thuyết mới trong một loạt các lĩnh vực có liên quan bao gồm: Vai trò của thể chế, phân tích kinh tế chính trị (“Động lực thúc đẩy thay đổi”), lý thuyết Phát triển (“Phát triển như là Tự Do”), việc cung cấp dịch vụ kinh doanh qua hệ thống thị trường (“Sách Xanh”; CGAP, “sách
vỡ lòng” của ILO) và các chuỗi giá trị đã làm giàu thêm khung M4P đang tiến triển.
M4P với vai trò là một khung nhận thức. Trước khi một thị trường có thể vận động vì người nghèo, trước hết, nó phải có khả năng vận động. Những nỗ lực ban đầu nhằm hiện thực hóa những khái niệm M4P giúp nghiên cứu những yếu tố chính trong sự vận động của thị trường một cách có hệ thống hơn. Những yếu tố này được xác định là (a) “thị trường nòng cốt” bao gồm nhà sản xuất và người tiêu dùng, (b) các lớp dịch vụ và cơ sở hạ tầng bên ngoài và (c) các thể chế . Một thị trường vận động vì người nghèo là thị trường mở rộng lựa chọn cho người nghèo và đạt được những thành quả có lợi cho người nghèo. Những thành quả này bao gồm cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, lợi nhuận bán hàng khá hơn, có khả năng thanh toán các sản phẩm và dịch vụ quan trọng. Xét về mặt đóng góp cho sự tăng trưởng giảm nghèo, tiêu chí chính của sự thành công là tốc độ tăng trưởng trung bình trong thu nhập của người nghèo.
Một đặc điểm quan trọng của thị trường vận động vì người nghèo là tốc độ mở rộng thị trường cùng với sự tham gia ngày càng tăng của người nghèo vào thị trường.
Ranh giới tiếp cận,được định nghĩa là ‘tỷ lệ khả dụng tối đa công nghệ, hạ tầng và quy chế theo những điều kiện cấu trúc hiện hành về công nghệ, cơ sở hạ tầng và quy định’, là một công cụ phân tích hữu ích.
Vị trí của Ranh giới, và tốc độ tiến về phía ranh giới này, phản ánh cả chiều sâu của thị trường và mức độ vì người nghèo của thị trường. Những vấn đề chính sách chính thường liên quan đến việc liệu nhà nước có muốn tăng mức độ sử dụng của loại hàng hóa và dịch vụ nhất định ở phía bên kia Ranh giới tiếp cận (được gọi theo thuật ngữ “khu vực siêu thị trường”), và tăng cường những phương tiện can thiệp của mình hay không - điều này có thể làm nảy sinh những vấn đề về ngân sách và làm lệch lạc thị trường.
Những thay đổi mang tính thể chế và hệ thống trong sự vận động của thị trường có vai trò quan trọng đối với người nghèo là lĩnh vực tập trung chính của M4P. Mối tương tác phức tạp giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, thể chế và xã hội giải thích tại sao có những thu xếp hợp đồng nhất định, và xác định mức độ tác động của chúng đối với khả năng tiếp cận thị trường và sinh kế của người nghèo.
Động lực thúc đẩy Thay đổi là cách nhận thức về mặt kinh tế chính trị của tăng trưởng và giảm nghèo tập trung vào những vấn đề cơ bản và lâu dài có ảnh hưởng
đến biện pháp khuyến khích và năng lực thay đổi giảm nghèo, cũng như những triển vọng đổi mới. Phương pháp tiếp cận này bắt đầu từ tình hình ở địa phương và xem xét vai trò tương ứng của các tác nhân thay đổi, các thể chế và các vấn đề cấu trúc.
M4P với vai trò là một khung hành động. Phương pháp tiếp cận M4P có thể được ứng dụng
như một công cụ phân tích để làm sáng tỏ vấn đề phát triển chính sách và thiết kế chương trình, và cũng có thể được ứng dụng như một công cụ can thiệp.
M4P với vai trò là một công cụ phân tích có 3 khía cạnh chính:
a) Phân tích chiến lược sinh kế và đói nghèo bao gồm việc hiểu rõ hơn hệ thống thị
trường mà trong đó có người nghèo và hiểu rõ về các chiến lược sinh kế. Những chiến
lược sinh kế chính của người nghèo được xác định là:
• ‘Duy trì hay ‘treo’ - bảo vệ mức độ phúc lợi hiện tại với những danh mục công
việc hiện tại.
• ‘Bước lên’ – nâng cao năng suất và thu nhập trong những ngành nghề mà
người nghèo hiện đang mưu sinh.
• ‘Bước ra” - chuyển đổi sang những hình thức sinh kế mới mà có thể mang lại mức thu nhập cao hơn, nhất là những công việc tự doanh hoặc làm công ăn lương trong ngành sản xuất hoặc dịch vụ.
b) Phân tích thị trường - những chức năng của thị trường quan trọng với người nghèo, cả trực tiếp và gián tiếp; mức độ có lợi của những kết quả thị trường đối với người nghèo và những lĩnh vực can thiệp tiềm năng.
c) Phân tích sự thay đổi kinh tế mang tính thể chế và chính trị M4P với vai trò là một bộ công cụ thực hành can thiệp. Tiếp sau những phân tích trên đây, sẽ có thể có trường hợp cần đến một hoặc nhiều can thiệp phát triển kinh tế. Những can thiệp
này cần phải được sàng lọc thông qua “lăng kính giảm nghèo” M4P, có nghĩa là phải xem xét số lượng người nghèo sẽ được hưởng lợi từ những can thiệp đó, cũng như khả năng đóng góp cho công cuộc tăng trưởng giảm nghèo trong mối tương quan với quy mô của can thiệp. Ngoài ra, cần phải xác định rõ lý do tại sao hàng hóa và dịch vụ đang bị đặt dấu hỏi lại được cung cấp một cách dưới-mức-tối ưu. Không phải lúc nào thất bại thị trường cũng xảy ra, và không phảilúc nào thất bại thị trường cũng có thể được sửa chữa một cách dễ dàng và ít tốn kém. Có ba lĩnh vực hạn chế mà có thể làm nản lòng các nhà đầu tư thuộc khối tư nhân, và ở đó những biện pháp can thiệp thích hợp đã được xác định:
a) “Nền tảng” yếu kém, ví dụ như mức cầu thấp, giá cả thấp, chi phí sản xuất cao và
xa giá thị trường. Phạm vi phát triển thị trường bị hạn chế rất lớn nếu không có sự
đầu tư mạnh của nhà nước vào cơ sở hạ tầng và thay đổi công nghệ hoặc các hình
thức Hợp tác Nhà nước – Tư nhân khác nhau.
b) Thất bại lớn của thị trường và/hoặc chính quyền đòi hỏi các cơ chế để giảm nhẹ
và kiềm chế thiệt hại, ví dụ như bảo hiểm, bảo lãnh và các công cụ tài chính khác,
nhưng cũng có thể thông qua việc tăng cường thể chế, các hình thức hợp tác mới
và các sắp xếp hợp đồng.
c) Khó tiếp cận với các khoản vay và tài trợ vốn, đòi hỏi phải có các biện pháp tăng
cường khối tài chính nông thôn, bao gồm cả việc tăng cường thể chế và thiết kế các
sản phẩm tài chính mới.
Mức độ lệch lạc của thị trường cũng cần được cân nhắc, bởi vì các biện pháp can thiệp có thể là:
a) Trung lập – Tháo dỡ những lệch hiện tại, cải thiện môi trường đầu tư.
b) Trung gian. Những biện pháp can thiệp phi-giao dịch nhằm nâng cao cung cầu
hàng hoá và dịch vụ thông qua giáo dục và đào tạo, cải thiện nguồn thông tin, và các
biện pháp mang tính thể chế nhằm giảm chi phí giao dịch.
c) Có nguy cơ lệch lạc – Các biện pháp can thiệp ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
hàng hoá và dịch vụ thông qua một số hình thức bao cấp. Những biện pháp đó nếu
được duy trì vô thời hạn sẽ làm lệch hướng những quyết định về tiêu dùng và đầu
tư.
Tiếp tục tiến triển và hoàn thiện. Còn một số công việc cần làm để cải thiện hơn nữa tính hữu ích của khái niệm M4P, trong đó có:
• Tiếp tục hoàn thiện định hướng M4P thông qua phát triển đối thoại.
• Tiếp tục hợp nhất “các động lực thúc đẩy thay đổi” và những phương pháp kinh tế chính trị khác vào hạt nhân của phương pháp tiếp cận M4P.
• Xác định những thể chế thích đáng cần thiết để thị trường hoạt động hiệu quả.
• Các thị trường và mối liên hệ của chúng với các hình thức trao đổi kinh tế khác, trong đó có các hệ thống phân cấp quản lý, các chuỗi giá trị và việc hội nhập theo chiều dọc.
• Có được sự tham gia thực sự của thành phần kinh tế tư nhân. Thành công của phương
pháp tiếp cận M4P được đoán trước dựa vào việc thành phần kinh tế tư nhân đảm
nhiệm các chức năng thị trường trên một quy mô lớn hơn khả năng của họ nhờ vào sự
hỗ trợ của chính phủ và các nhà tài trợ.
• Có được năng lực quản lý tri thức, truyền đạt thông tin và vận động ủng hộ tốt hơn và chuyên nghiệp hơn để hỗ trợ cho việc truyền bá M4P.

Không có nhận xét nào: