15 tháng 5, 2008

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG DỰA TRÊN NGUỒN LỰC SẲN CÓ


TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG DỰA TRÊN NGUỒN LỰC SẲN CÓ

Phát triển cộng đồng dựa trên nguồn lực sẳn có (asset-based community development – ABCD) là gì?

Đây là phương pháp phát triển cộng đồng, dựa trên các nguyên tắc:

- Đánh giá cao và vận động những nguồn lực năng lực, kĩ năng và những nguồn vốn của chính cộng đồng thay vì tập trung khai thác các vấn đề khó khăn và yêu câu của cộng đồng.

- Cộng đồng đóng vai trò định hướng cho sự phát triển chứ không phải các tổ chức bên ngoài cộng đồng.

Nó được xây dựng dựa trên:

- Yêu cầu đánh giá cao (appreciative inquiry) trong đó cần phải xác định và phân tích các thành công từng có của cộng đồng trong quá khứ. Điều này giúp củng cố long tự tin của người dân đối với khả năng củ a chính họ và thúc đẩy họ hành động.

- Nhận ra vốn xã hội (social capital) của cộng đồng và tầm quan trọng cũa nguồn vốn này, xem nó là một nguồn lực. Đây là lí do tại sao ABCD tập trung khai thác sức mạnh của các nhóm hội và những mối liên hệ không chính thức trong cộng đồng, và nhừng mối quan hệ được hình thành theo thời gian giữa các nhóm hội của cộng đồng và các viện, tổ chức bên ngoài.

- Những phương pháp tiếp cận phát trểin bằng tham gia. Các cách tiếp cận này dựa trên những nguyên tắc về vấn đề chuyển giao quyến lực và quyền sở hữu của quá trình phát triển

- Những kiểu mẫu phát triển kinh tế cộng đồng ưu tiên cho những nỗ lực hợp tcá phát triển mà có thể sử dụng tốt nhất những nguồn vốn có sẳn của chính cộng đồng đó..

- Những nỗ lực củng cố xã hội công dân (civil society. Những nỗ lực này tập trung vào làm thế nào đề người dân tham gia với tư cách là công dân (citizens) thay vì là những khách hàng (clients) trong sự phát triển cộng đồng của chính họ, là làm thế nào để làm cho chính quyền địa phương hoạt động có hiệu quả và nhanh nhạy hơn.

ABCD được thực hiện như thế nào?

ABCD là một quá trình tự vận động và tổ chức để tạo ra sự thay đổi. Quá trình này đã diễn ra một cách tự phát ở nhiều cộng đồng. Nhiệm vụ khó khăn của một tổ chức náo đó bên ngoài cộng đồng chẳng hạn như một NGO là kích thích quá trình này ở các cộng đồng mà không tạo ra hậu quả ngược lại là làm cho cộng đồng trở nên lệ thuộc. Có một nhóm các phương pháp có thể được sử dụng, nhưng điều qua trọng là không nên xem nó là một bản kế hoạch mà tốt hơn nên xem nó như lá một bản hướng dẫn giúp đạt được mục tiêu “cộng đồng tự phát triển cộng đồng”. Chúng tôi đã được thấy các biến thể đa dạng tong cách sử dụng phương pháp ABCD của các tổ chức NGO khác nhau.

Thu thập các câu chuyện (collecting stories)
Tổ chức nhóm nòng cốt (organizing a core group)
Lập bản đồ những năng lực, nguồn vốn của các cá nhân, nhóm hội và các tổ chức của địa phương.
Xây dựng kế hoạch và mục tiêu phấn đấu cho cộng đồng.
Vận động và liên kết các nguồn vốn lại với nhau để phục vụ cho phát triển kinh tế
Các hoạt động đòn bẩy, đầu tư và nguồn lực từ các tổ chức bên ngoài cộng đồng.

1. Thu thập các câu chuyện (collecting stories)

Để bắt đầu xây dựng lòng tự tin cho cộng đồng, những hoạt động thảo luận và phỏng vấn thân mật để rút ra những câu chuyện, những hoạt động thành công trong kinh nghiệm của họ sẽ giúp làm sáng tỏ những tài năng, những năng lực và nguồn vốn mà họ đang có. Điều này không những giúp họ phát hiện những điểm mạnh của mình mà trước đây họ không biết, mà còn củng cố niềm tự hào của họ đối với những thành công của mình. Sự biểu dương những thành quả và nhận thức về những gì họ có để đóng góp sẽ vun đắp sự tự tin đối với khả năng của họ rằng họ hoàn toan có thể đóng vai trò là người chịu trách nhiệm, chủ động chứ không đóng vai trò bị động trong quá trình phát triển.

2. Tổ chức nhóm nòng cốt (organizing a core group)

Trong quá trình tập họp các câu chuyện, một vài nhân vật nào đó sẽ nổi lên như là những người lãnh đạo trong cộng đồng - Ngưới chứng tỏ sự tận tâm và dẫn đầu trong thời gian qua hoặc những người đang nắm vai trò dẫn đầu hiện nay. Bước tiếp theo là tổ chức một nhóm bao gồm nhựng nhân vật nhiệt tình đó, những người quan tâm tới việc khám phá những nguồn lực của cộng đồng và nắm lấy những cơ hội được tìm ra. Mỗi cá nhân này sẽ có một mạng lưới quan hệ trong cộng đồng mà họ có thể thu hút vào trong quá trình. Mỗi cá nhân này sẽ có những mối quan tâm riêng giúp họ có động lực để hành động.

3. Lập bản đồ hoàn chỉnh những năng lực, nguồn vốn của các cá nhân, nhóm hội và các tổ chức của địa phương.

Lập bản đồ bao gồm việc thu thập số liệu và hơn thế nữa. Người dân và các nhóm hôi của họ tự mình lập nên các bản đề về các nguồn vốn của mình là rất quan trọng vì như thế họ có sẽ có thể tự mình xây dựng lên các mối quan hệ mới, học được nhiều hơn về những sự đóng góp, những năng lực của các thành viên trong cộng đồng, và xác định nhựng mối liên hệ tiềm năng (potential linkage) giữa các nguồn lực.

Xác định những kĩ năng, năng lực và khả năng của các cá nhân

Có nhiều cách để khơi gợi ra các kĩ năng, năng lực và khả năng của các cá nhân. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo đây không chỉ đơn thuần là một bài tập thu thập số liệu, mà là một cách giúp người ta cảm thấy những khả năng và những đóng góp của họ được đánh giá cao. Cuối cùng bản đánh giá về khả năng (capacity inventory) được thực hiện, liệt kê các khả năng này theo nhóm như “nhóm các kĩ năng về xây dựng cộng đồng”, “nhóm các kĩ năng về kinh doanh”, “nhóm các kĩ năng về dạy học”, “nhóm các kĩ năng về nghệ thuật”. Một cách tiếp cận đơn giản hơn là phân laọi các kĩ năng theo tình cảm (heart), trí óc (head) và chân tay (hand).

Xác định các nguồn lực của các tổ chức ở địa phương

Các tổ chức này bao gồm các cơ quan của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các thành phần doanh nghiệp tư nhân. Nguồn vốn của các đối tượng này có thể là các dịch vụ và những chương trình, nơi hội họp, thiết bị và những trang bị khác mà họ có thể cung cấp, hoặc những mối quan hệ mà họ có thể có. Các đội ngũ được trả lương hoặc không được trả lương của các tổ chức này có thể là những liên kết quan trọng trong cộng đồng.

Xác định nguồn lực vật chất (physical assets) và tài nguyên thiên nhiên

Đất, nước, khoáng sản, và các nguồn tài nguyên khác thuộc các nguồn lực về vật chất (physical assets). Cần xác định những nguồn nào thuộc quyền sử hữu và quản lí của cộng đồng và của riêng các cá nhân.

Lập bản đồ kinh tế địa phương

Bài tập này giúp người dân trong cộng đồng hiểu được kinh tế ở địa phương họ diễn ra như thế nào, chỉ ra cho họ thấy nhựng tài nguyên địa phương được tận dụng tối đa như thế nào để phục vụ cho lợi ích của địa phương. Những sản phẩm hoặc dịch vụ mua từ bên ngoài có thể được sản xuất tại địa phương hay không?

4. Tập họp nhóm đại diện lớn để xây dựng kế hoạch và tương laicho cộng đồng

Trong phần này của quá trình, những nguồn lực được kết hợp với các cơ hội phát triển theo kế hoạch đã được vạch ra của cộng đồng. Một hành động được lựa chọn theo kế hoạch phát triển đó cho cộng đồng để bắt đầu hoạt động ngay lập tức. Hoạt động cần phải cụ thể (mọi người cận phải biết làm gì để thành công, thành công sẽ như thế nào?), tức thì và khả thi với những nguồn lực mà cộng đồng có, có thể tập họp mọi người lại với nhau và củng cố sức mạnh của cộng đồng (các kĩ năng của mọi người được sử dụng và được đánh giá cao). Quá trình này được kiểm soát như thế nào? Nhóm đại diện được thành lập cần phải [phản ánh được những nguồn năng lượng mà cộng đồng có ở cấp độ nhóm hội là rất quan trọng. Các cơ quan, tổ chức khác chỉ đóng vai trò phụ, dành phần quyết định cho những nhân vật đã được xác định là người lãnh đạo của cộng đồng với những mối quan hệ then chốt với mạng lưới nhóm hội trong cộng đồng.

5. Vận dụng các thế mạnh để phát triển cộng đồng

Quá trình tiếp tục diễn ra như là một sự huy đổng liên tục các nguồn lực của cộng đồng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế và chia sẽ thông tin, được khởi đầu từ nền tảng các nhóm hội. Những nhóm hội được khuyến khích tham gia bằng cách hấp dẫn những mối quan tâm của họ, tìm nền tảng chung và đảm bảo rằng họ đang đóng góp cho các vấn đề của chính họ. Cuối cùng, “nhóm của các nhóm” (an association of associations) đựơc hình thành.

6. Các hoạt động mang tính chất đòn bẩy, đầu tư và nguồn lực từ bên ngoài cộng đồng bắt đầu tham gia vào sự phát triển đã được cộng đồng xác địnhdựa trên nguồn lực sẳn có.

Quá trình thực hiện “vision” của cộng đồng bắt đầu từ các nhóm hội tự đặt câu hỏi đối với chính họ là “Chúng ta có thể làm gì để thực hiện được “vision” đó?” Nhữg nguồn lực từ bên ngoài sẽ không được đề cập đến cho đến khi những nguồn lực của địa phương đã được sử dụng. Điều nàysẽ giúp cộng đồng có được vị thế mạnh mẽ hơn khi bắt đầu tiếp xúc với các tổ chức từ bên ngoài.
From My Ngan

Không có nhận xét nào: