13 tháng 5, 2008

MẪU LƯỢNG GIÁ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN


MẪU LƯỢNG GIÁ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
I. LỊCH SỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH DỰ ÁN
- Vì sao cần có dự án (nguồn gốc) - Nguồn gốc dự án.
- Phương pháp đi vào dự án (mức độ tham gia của những người được hưởng quyền lợi trong dự án, vào những công đoạn nào ?)
- Dự án có ý định giải quyết những vấn đề nào ?
- Những mục tiêu trong dự án về các lãnh vực ?
+ Kinh tế
+ Xã hội
+ Sinh thái
+ Kỹ thuật
+ Chính trị và cách tổ chức
+ Giáo dục và truyền thông
II. MÔ TẢ BỐI CẢNH CỦA VIỆC CAN THIỆP
Những yếu tố này đặc biệt rất quan trọng nếu chúng ta có ý định thực hiện việc phân tích mang tính so sánh các dự án khác nhau, và có khuynh hướng muốn mang những kinh nghiệm rút từ dự án này để đưa sang những dự án khác.
1. Bối cảnh tự nhiên và sinh thái
- Đặc điểm tự nhiên và sinh thái của thành phố, nơi mà dự án sẽ tiếp diễn.
- Đặc điểm tự nhiên và sinh thái của khu vực, nơi mà dự án sẽ tiếp diễn.
- Những vấn đề chính và những nguy cơ sinh thái hiện hữu (lụt, đất trượt, vấn đề sức khỏe của những người đang sống trong môi trường này v.v...).
2. Bối cảnh chính trị
- Chính sách của chính quyền với nhân dân, với thế giới chung quanh và với những tổ chức quần chúng.
- Chính sách đô thị và việc quản lý đô thị (đặc biệt những yếu tố tác động trực tiếp đến dự án). Ví dụ: thái độ của chính quyền đối với những khu ổ chuột.
- Chính sách kinh tế (mô hình kinh tế thống trị, có hoặc không có một kế hoạch chỉnh đốn cơ cấu đã chính thức có một chính sách nào đối với những lãnh vực phi chính qui.
- Mức độ tổ chức của người dân, đặc điểm của những phong trào đô thị xã hội và những đấu tranh về đô thị hóa.
- Những đặc điểm và tầm mức quan trọng của những tổ chức, quần chúng (truyền thống, thay thế...).
3. Bối cảnh kinh tế xã hội
- Các chỉ báo về sự nghèo và những chỉ bảo mức phát triển con người trong nước và ở những vùng đô thị.
- Các chỉ số và / hoặc quan sát về chất lượng của sự nghèo nàn trong khu vực.
- Hiện trạng nghề nghiệp và nạn thất nghiệp.
4. Bối cảnh Hành hánh - Pháp lý và Quy chế
- Đặc điểm của những cơ quan trong thành phố và cấu trúc can thiệp về mặt kỹ thuật xã hội ở những khu vực.
- Các định mức và quy chế (hiện có hoặc không có, đã áp dụng hay không được áp dụng) có liên quan, đến dự án (ví dụ: các quy định về làm sạch, qui chế có liên quan đến người bán rong).
5. Bối cảnh văn hóa
- Các yếu tố văn hóa đang có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án (ví dụ: vị trí của phụ nữ, thái độ mang tính văn hóa về mặt rác và và sự dơ bẩn...).
III. MÔ TẢ NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA DỰ ÁN
(đặc điểm, những loại hỗ trợ được cung cấp)
1. Cộng đồng và cách tổ chức (hoặc không có tổ chức).
2. Những cơ quan nhà nước hoặc địa phương tham gia vào dự án.
3. Những cơ quan hỗ trợ
- Sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ.
- Các cơ quan nghiên cứu / hoặc huấn luyện.
4. Khu vực tư nhân.
5. Các khu vực khác, nêu rõ.
IV. MÔ TẢ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1. Nhắc lại những hoạt động đã ghi trong chương trình (trong tài liệu gốc của dự án).
2. Giới thiệu những hoạt động thực sự đã thực hiện (câu hỏi : chúng ta có nên trình bày những hoạt động này theo thứ tự thời gian hoặc tùy theo loại hoạt độn? Tôi nghiêng về cách trình bày theo từng loại).
- Thực hiện
- Trao đổi các hoạt động
- Hoạt động về huấn luyện và thông tin
3. So sánh những hoạt động đề ra trong chương trình
- Ghi mức độ thực hiện được, những thay đổi đã thực hiện trong tiến trình, xác định lại những thay đổi đó.
4. Giải thích những khó khăn đã gặp, xác định mức độ điều chỉnh đã áp dụng
- Những trở ngại, nhấn mạnh :
+ Những trở ngại về thể chất
+ Những trở ngại để giới thiệu một công nghệ đã chọn
+ Những trở ngại về văn hóa
- Những sai lầm của nhóm thực hiện dự án và biện pháp sửa sai hoặc những giải pháp được.
- Đề nghị sau đó để sửa chữa.

V. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ VÀ THEO DÕI ĐÃ CHỌN
1. Mức độ tham gia của người dân vào việc lượng giá.
2. Lượng giá theo phương pháp cổ điển - Lượng giá thường xuyên.
3. Ai là người lượng giá ? (người trong nội bộ người ngoài cuộc cả hai?) Tại sao ?
4. Chúng ta chờ đợi gì ở phương pháp lượng giá đã chọn ?
5. Những bài học về một phương pháp rút ra từ dự án.
VI. LƯỢNG GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Phần này rất quan trọng, chúng ta nên nêu rõ sự hướng giá của những thành viên khác nhau trong dự án (nhóm thực hiện dự án, cộng đồng thụ hưởng, những cơ quan) và đặc biệt chú trọng đến việc lượng giá cộng đồng thụ hưởng dự án. Phải làm cho rõ những điểm tương đồng và khác biệt trên những quan điểm khác nhau.
1. Tác động kinh tế
- Tạo việc làm (hoặc duy trì việc làm đã có bằng cách sử dụng một giải pháp kỹ thuật khác).
- Tăng thu nhập.
- Tác động về kinh tế tại khu vực, và các trình tự.
- Kinh tế thực hiện bởi hộ gia đình (ví dụ : cấp nước).
- Kinh tế, tỉ lệ % tiền nước so với giá mua nước mà người dân phải trả trước đó.
2. Tác động kỹ thuật
- Đánh giá những kiến thức và các kỹ thuật có sẵn của cộng đồng.
- Đưa vào một kỹ thuật mới.
- Phát triển những công nghệ đơn giản.
- Sự làm quen với công nghệ mới của những người thụ thưởng, những người thợ thủ công tại khu vực.
3. Tác động xã hội
- Giảm sự nghèo đói, cải thiện dinh dưỡng, mức độ thụ hưởng của những người nghèo nhất trong dự án.
- Cải thiện vị trí của những người thụ hưởng (ví dụ: nhìn nhận công việc của những người bị xã hội coi rẻ hoặc đánh giá lại các nhóm ở các tầng lớp xã hội khác nhau - và những thành phần hạ cấp ở Ấn Độ, Zabblen - Caire v.v...).
- Cải thiện vị trí của người phụ nữ, giảm bớt gánh nặng của người phụ nữ và trẻ em.
- Cải thiện được nếp sống của nhóm thụ hưởng.
- Cải thiện những điều kiện về vệ sinh y tế trong môi trường làm việc.
- Cải thiện mức độ tiếp cận với những dịch vụ công cộng.
4. Tác động về sinh thái và sức khỏe tại môi trường
- Sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực hiếm của thành phố hay khu vực (nước, năng lượng, không gian), các lãnh vực kinh tế, việc tái chế...
- Bảo vệ môi trường đô thị.
+ Giám sát sự ô nhiễm.
+ Bảo vệ mặt nước.
+ Giám sát kỹ hơn những nguy cơ về sinh thái: sự sói mòn và hiện tượng đất trượt.
- Bảo vệ và cải thiện môi trường ở địa phương (ví dụ: sản xuất năng lượng —> giảm bớt nạn phá rừng).
- Giảm những rủi ro về bệnh tật vì môi trường.
5. Tác động trong chính sách và thể chế
- Tác động vào chính sách đô thị (thay đổi những chính sách hiện hữu).
- Thay đổi những quan hệ giữa chính quyền và người dân (chấp nhận những hoạt động của người dân, chấp nhận sáng kiến của người dân).
- Củng cố quyền công dân của những người thụ hưởng dự án và tính dân củ ở địa phương.
- Củng cố khái niệm về tài sản chung (trong cộng đồng: trong giới công chức - kỹ thuật viên và đại biểu).
6. Tác động xã hội
- Tác động từ những mối quan hệ về quyền lực bên trong cộng đồng (cải thiện sự đoàn kết nội bộ hay trái lại tạo ra một tầng lớp được ưu đãi).
- Củng cố mức độ tham gia và khả năng sáng tạo của cộng đồng.
- Củng cố mức độ tổ chức trong công đồng.
- Phụ nữ tham gia nhiều hơn trong các quyết định chung.
- Cải thiện khả năng truyền thông cơ bản.
- Cải thiện khả năng thành lập kế hoạch và dự toán của cộng đồng.
- Củng cố khả năng đàm phán của cộng đồng.
7. Tác động về văn hóa
- Đánh giá lại nền văn hóa của cộng đồng.
- Thay đổi thái độ (về rác, về cách sử dụng và tôn trọng không gian chung.
- Tác động về cách ăn uống và cách sống.
- Phổ biến nền văn hóa văn minh, sống khoan dung và lựa lời ăn nói dễ nghe.
Ghi chú : Vấn đề còn lại trong phần này là việc chọn những mục để thay đổi (kinh tế, xã hội...) chắc chắn rằng rất khó để tìm số liệu và tổng kết phân tích các số liệu.
Việc tham khảo các chỉ bảo mang tính chất lượng và xu thế thật sự và là cần thiết.
VI. NHỮNG YẾU TỐ TỔNG QUÁT TRONG VIỆC LƯỢNG GIÁ
1. Tính bền vững
- Kinh tế (tổ chức được những cơ chế tự quản tài chánh).
- Xã hội (tổ chức được một cơ cấu quản lý xã hội lâu dài của dự án).
- Công nghệ (có khả năng bảo quản kỹ thuật).
2. Hiệu quả
- Của việc đầu tư, những lợi ích mà cộng đồng nhận được.
- Kỹ thuật và vận động so với kết quả đạt được và đối với cộng đồng thụ hưởng.
3. Tính tái lập
- Dự án độc lập hay ăn khớp với những hệ thống đã có sẵn trong thành phố.
- Khả năng lập lại và điều kiện lập lại (kỹ thuật v.v...), lập lại dự án y như đã thực hiện ở những nơi khác. Hiện tượng vết dầu loang, việc áp dụng dự án bởi những thành viên khác (cộng đồng, cơ quan, tư nhân). Có thể từ một dự án nhỏ đi đến một dự án lớn.
4. Mức độ đổi mới của dự án
- Đổi mới công nghệ.
- Đổi mới xã hội.
5. Triển vọng của việc lượng giá
- Dự định cải thiện đến mức độ nào xã hội ?
- Ví dụ trong 10 năm, khu vực thực hiện dự án sẽ ra sao ? Những người dân liên quan đến dự án ? Dự án đã ảnh hưởng thực trạng khu vực về mặt nào ?

Không có nhận xét nào: