8 tháng 5, 2008

Tham vấn đối với trẻ em bị lạm dụng tình dục


Tham vấn đối với trẻ em bị lạm dụng tình dục
Các nguyên lý:
1. Việc nhận thức được hầu hết trẻ em sẽ không đến và nói với nhà tham vấn hoặc những người chuyên nghiệp khác rằng chúng bị lạm dụng tình dục là rất quan trọng. Thay vào đó, trẻ sẽ có xu hướng là phàn nàn về sự suy nhược, thái độ tự hủy hoại và những khó khăn trong các mối quan hệ. Những đứa trẻ khác chỉ đến với nhà tham vấn cùng với bố hoặc mẹ hoặc một giáo viên, với một lời than phiền về những vấn đề nghiêm trọng trong cách ứng xử hoặc các biểu hiện của sự giảm sút lòng tự trọng
2. Một đứa trẻ có thể mong muốn kể về sự lạm dụng tình dục sau khi một mối quan hệ tin tưởng và không phán xét được thiết lập với nhà tham vấn
3. Khi trẻ phàn nàn về những suy sụp, thiếu lòng tự trọng, cố gắng tự vẫn, các vấn đề về tình dục hoặc sự thiếu khả năng bảo vệ bản thân, nhà tham vấn cần nghĩ ngay đến vấn đề lạm dụng tình dục.
4. Xây dựng lòng tự trọng là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất cho nhà tư vấn. Điều này được thực hiện bằng cách nhắc đi nhắc lại, trung thực và rõ ràng, rằng trẻ là người hữu ích. Nhà tham vấn giúp trẻ nhận thức được rằng họ có thể tìm được sức mạnh để cùng ngồi làm việc với nhau và vượt qua tổn thương. Nhà tham vấn có thể nói với trẻ rằng sau những sự kiện kinh khủng như vậy, trẻ vẫn tồn tại và điều này thật quan trọng và rất có ý nghĩa. Nó thay đổi viễn cảnh của trẻ từ một nạn nhân trở thành người sống sót. Điều này cũng giúp loại bỏ những hổ thẹn của trẻ và chấp nhận cảm xúc liên quan đến sự lạm dụng trong đó bao gồm cả giận giữ và sợ hãi.
5. Trẻ đã chịu đựng một mất mát lớn lao, là kết quả của sự lạm dụng. Trẻ đã mất đi niềm tin, đôi khi mất đi một người yêu thương và đôi khi mất đi cảm giác an toàn. ý nghĩa sâu sắc của sự an toàn cần phải được trải nghiệm trong một môi trường ấm cúng và cảm thông. Nước mắt và “để cho điều đó đi qua” được chấp nhận một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Việc không đẩy trẻ đến mức độ phải biểu lộ tình cảm là rất cần thiết. Trẻ sẽ khóc, cảm tưởng và thể hiện sự giận giữ nhanh hay chậm tuỳ theo ý muốn của chúng.
6. Khi thái độ tự huỷ hoại hoặc những nỗ lực tự tử thể hiện rõ ràng, nhà tham vấn cần phải đặt một giới hạn chắc chắn và hỗ trợ cho trẻ, lúc này đang ra ngoài tầm kiểm soát của bản thân.
7. Đôi khi trẻ có thể hướng sự giận giữ tới người khác, đôi khi thậm chí chúng trở nên người tự lạm dụng mình. Việc thể hiện sự giận giữ đau khổ này là thái độ thực sự chống lại thủ phạm, và trẻ cần phải tập trung lại vào sự giận giữ đó. Nhà tham vấn có thể trở nên đối tượng của sự giận giữ và có thể phải chấp nhận điều này như là cách thức mà trẻ có thể vượt qua được tổn thương.
8. Việc nhà tham vấn khẳng định lại và giáo dục thân chủ rằng những cảm xúc trẻ đang trải nghiệm, mạnh mẽ và đôi khi lẫn lộn, là một phản ứng hoàn toàn bình thường đối với sự trải nghiệm tổn thương là rất quan trọng. Cường độ của những trải nghiệm này sẽ qua đi.
9. Nếu nhà tham vấn có một số trẻ em trong độ tuổi thiếu niên bị lạm dụng hay bóc lột, trị liệu nhóm có thể trở nên hữu ích. Điều này đặc biệt xảy ra khi những trẻ em ở tuổi thanh thiếu niên này đang ở trong những giai đoạn phục hồi khác nhau và chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau.
Tham vấn cho trẻ em và những người trẻ tuổi, những người đã trải nghiệm qua sự lạm dụng tình dục là một công việc hết sức khó khăn. Nhà tham vấn cần cảm thấy thoải mái và không chịu áp lực bởi những chi tiết không thoải mái, đôi khi là dứt khoát, về những hoạt động tình dục không đúng đắn. Điều này có thể là đau đớn và hoảng loạn . Tuy nhiên, với sự khuyến khích và nhẫn nại, nhà tham vấn có thể mang lại những hỗ trợ đắc lực cho phép sự lạm dụng hòa nhập vào những trải nghiệm khác trong đời và để cho một tiến trình phát triển và hy vọng vào tương lai

Bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng
Phương pháp tiếp cận tốt nhất cho vấn đề lạm dụng tình dục là phòng ngừa nó. Một số gợi ý dưới đây có thể hữu ích cho nhà tham vấn nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh:
1. Khuyến khích trẻ kể thêm với ai đó nếu có người lớn tuổi hơn động chạm vào chúng dưới sắc thái tình dục.
2. Nói với trẻ rằng chúng được yêu thương, chúng rất hữu ích và chúng xứng đáng được an toàn
3. Dạy trẻ tên của các bộ phận trên cơ thể để chúng có thể nói chuyện được một cách rõ ràng
4. Cơ thể của chúng là của chúng và không ai có quyền động chạm hay làm tổn thương
5. Trẻ có thể nói “không” với một yêu cầu của người lớn – dù là họ hàng hay người lạ mà làm trẻ cảm thấy khó chịu
6. Trẻ em nên nói với bố mẹ chúng nếu có người lớn nào yêu cầu chúng giữ một điều gì đó bí mật.
7. Có thể nói với trẻ rằng chúng có thể tin tưởng dựa vào bạn nếu chúng nói với bạn về bất cứ sự lạm dụng nào.

Nhà tham vấn và các bậc phụ huynh cần ghi nhớ các quy tắc sau khi lần đầu tiên nghe về một sự lạm dụng tình dục với trẻ em:
1. Trẻ em thường ít khi nói dối về lạm dụng tình dục
2. Đừng hoảng sợ khi bạn nghe về sự lạm dụng tình dục. Hãy bình tĩnh và cảm thông
3. Đừng gây áp lực buộc trẻ phải nói về sự lạm dụng. Hãy để trẻ tự kể bằng nhịp độ của bản thân chúng.
4. Đừng đối chất người phạm tội trước mặt trẻ.
5. Không bao giờ đổ lỗi cho trẻ. Lạm dụng tình dục không bao giờ là lỗi của trẻ em
6. Nói với trẻ là bạn cảm thấy vui mừng và thậm chí tự hào vì chúng đã dũng cảm nói ra sự thật
7. Lắng nghe một cách hết sức tận tâm và trả lời những câu hỏi của trẻ một cách chân thực và nhẹ nhàng.
8. Tôn trọng sự riêng tư của trẻ. Đừng nói với bất cứ ai, những người không cần biết và sau đó thậm chí bạn cũng nên thảo luận trước với trẻ khi định nói cho ai đó biết (Cảnh sát, các cơ quan chính quyền bảo vệ trẻ em, v.v..)

Không có nhận xét nào: