27 tháng 3, 2008

AN SINH XÃ HỘI


1. An sinh xã hội là gì ?

Hệ thống các biện pháp thực thi bởi các tổ chức xã hội hay Nhà nước, bao gồm chính sách và luật pháp, chương trình, quyền lợi và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con người.
Quá trình liên quan đến việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, sự phát triển tài nguyên nhân lực và cải tiến chất lượng cuộc sống ( cá nhân không những phải được đáp ứng các nhu cầu cơ bản mà còn được phát huy tối đa và hòa nhập một cách tốt đẹp vào xã hội ).

2. Hệ thống an sinh xã hội phát triển như thế nào ?

Hệ thống an sinh xã hội là sản phẩm của hệ thống xã hội, lịch sử, văn hóa của một xã hội. Nó liên quan đến các yếu tố :
- Phát triển kinh tế
- Lịch sử xã hội
- Địa lý
- Hệ thống chính trị và cấu trúc
- Các phương pháp cổ truyền để đáp ứng các nhu cầu xã hội.
- Các giá trị và niềm tin.

3. Các nhu cầu an sinh xã hội được đáp ứng như the nào tại các nước đang phát triển ?

- Nhu cầu cá nhân được xem như là một phần của các nhu cầu của xã hội theo nghĩa rộng.
- Hộ gia đình là trung tâm của nền sản xuất kinh tế, phân phối và tiêu thụ.
- Các nhu cầu được đáp ứng qua sự cố gắng hợp tác liên kết trong gia đình mở rộng , làng xã, cộng đồng. Các thành viên cùng hưởng mức an sinh như nhau.
- Giòng họ có trách nhiệm và bổn phận phải chu tòan.

4. Các quan niệm về an sinh xã hội ở các nước trên thế giới có gì khác nhau không ?

Các quan niệm đều không giống nhau, có thể nêu :

1. Quan niệm hạn hẹp :

Cá nhân và gia đình chịu trách nhiện chính về an sinh.
Nghĩ rằng lo an sinh nhiều thì người dân lệ thuộc vào nhà nước, nên quyền lợi của họ chỉ ở mức tối thiểu.
Chỉ hỗ trợ khi gia đình và cộng đồng không còn khả năng giúp đỡ.
An sinh được xem như là đặc ân hơn là quyền được hưởng.

2. Quan niệm theo định chế :

- Xã hội chịu trách về nền an sinh của người dân.
- An sinh được xem là quyền của mọi người.
- An sinh được quan tâm từ lúc được sinh ra cho đến lúc mất.
- Từ từ chuyển trách nhiệm của nhà nước sang lãnh vực tư nhân.

3. Quan niệm theo phát triển :

- An sinh là quyền cơ bản.
- An sinh là một phần của các định chế xã hội ( sức khỏe, giáo dục, nông nghiệp, việc làm…) có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và trình độ vận hành của xã hội.
- An sinh quốc gia là phương tiện cơ bản để thực hiện công bằng xã hội.
- Khuyến khích các họat động của các nhóm tự giúp và các hợp tác xã kinh tế.
- Nhận thức nhiều hơn về phát triển xã hội và sự liên kết của cộng đồng quốc tế trong việc xóa đói giảm nghèo.

5. Thế nào là công bằng xã hội ?

- Tiếp cận các tài nguyên
- Không bị phân biệt đối xử
- Có cơ hội đồng đều
- Tham gia và dân chủ
- Hoạt động cộng đồng
- Trách nhiệm cộng đồng

Không có nhận xét nào: