27 tháng 3, 2008

KỸ NĂNG THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI


KỸ NĂNG THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI

Thế nào là kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi (tạo động cơ thay đổi)?

Khi ta làm việc với thân chủ, ta thường nghĩ ta đang trong tiến trình hành động thì việc làm của ta không có hiệu quả .Ta nên lùi lại, xem xét các hoạt động thay đổi, xem thân chủ đang ở giai đoạn nào, chứ không phải do cơ quan quyết định mình phải làm gì.

Các giai đoạn thay đổi diễn ra theo từng bước như sau :

- Giai đoạn tiền dự định: Ở giai đoạn này thân chủ chưa nghĩ đến sự thay đổi, có cảm giác không ổn. Đặc điểm chính la không có sự nhận thức. Có lúc khi gặp khó khăn, thân chủ không ý thức được vấn đề là gì? (như trường hợp người nghiện). Chúng ta phải đối diện với thân chủ, buộc họ phải nhìn vấn đề và đặt vấn đề như thế nào. Có thể họ có thái độ phản đối, cố tránh đi. Trong giai đoạn này, nhân viên xã hội cũng có một số việc làm có ích cho thân chủ như :cung cấp thông tin cho họ chứ không đặt vấn đề là họ phải thay đổi vì có thể gây cho họ một mối nghi ngờ. Ta tránh tranh luận, nếu không sẽ dẫn đến đối đầu với thân chủ. Cách làm là lắng nghe một cách có phản hồi, như vậy chúng ta làm cho thân chủ cảm nhận là chúng ta cởi mở nhìn vấn đề. Công việc của chúng ta trong giai đoạn này là tìm hiểu quan điểm của thân chủ và cung cấp thông tin để thân chủ có những nghi ngờ thắc mắc dể họ tự suy nghĩ.

Giai đoạn dự định : Đặc tính chính của giai đoạn này là thân chủ có ý nghĩ thay đổi trong tư tưởng , họ cân nhắc cái được , cái mất trong sự thay đổi .Có khi ta cảm thấy khó chịu trước sự lưỡng lự đó, nhưng đó là bước tốt trong quá trình thay đổi. Công vệc của ta là giúp họ ý thức được sự lưỡng lự đó, giúp họ suy nghĩ và tìm ra những điều nào có lợi và bất lợi khi họ thay đổi hoặc khi họ không thay đổi.Ví dụ: người nghiện rượu, điều tốt cho họ là không gây gỗ trong nhà và có thể họ còn thấy mạnh khoẻ hơn, nhưng họ cũng sợ mất bạn bè.Ta cần khuyến khích họ nói về những cái lợi khi thay đổi, cố gắng nhấn mạnh các điểm này.

Giai đoạn quyết định : đó là khi có chiều hướng nghiên về sự thay đổi khi thân chủ bắt đầu nói về các ý định về những gì họ sẽ làm và nhiệm vụ của ta là thúc đẩy. Vídụ: khi thân chủ nói:”Tôi thực sự không muốn uống nữa, tôi đã ngán cuộc sống nghiện ngập rồi .”Ta phải nói ngay:”Tốt, đây là việc anh phải làm “ và cùng thân chủ bàn về kế hoạch hành động.Ta nên cung cấp cho họ những phương pháp lựa chọn .Họ sẽ cảm thấy họ kiểm soát được quá trình thay đổi này và đây là bước khó nhất.

Giai đoạn hành động : Ta và thân chủ mỗi bên có việc phải làm là thực hiện hành động ở giai đoạn này. Chúng ta cần phải khuyến khích và tăng các điểm mạnh của họ, hướng và theo dõi công việc của họ để giúp họ vượt qua những khó khăn.

Giai đoạn duy trì: Ở giai đoạn này , thân chủ ý thức rõ vấn đề , họ có khả năng nhìn lại vấn đề trong quá khứ .Công việc của ta là tạo phương hướng để giúp họ những phương hướng giải quyết vấn đề.Ta giúp họ những kỹ năng từ chối không trở lại hành vi cũ ( ví dụ họ gặp bạn mời đi nhậu ).

Giai đoạn trở lại: Đặc điểm của giai đoạn này là tái hiện những hành vi cũ. Có nhiều cách ta phản ứng khi điều này xảy ra , thường là ta thất vọng như thân chủ, ta cho là ta thất bại, nhưng không nên để lộ thất vọng trước thân chủ.Ta nên cảm thông họ, xem có điều gì liên quan đến hành động đó và cho họ thấy họ phải làm gì và nói cho họ biết thay đổi là một công việc rất khó khăn .Nếu việc tái hiện hành vi cũ mà gây thiệt hại cho người thứ ba (như đánh vợ khi nhậu trở lại) và phải bảo đảm rằng thân chủ phải chịu những hậu quả do mình gây ra ( có thể có những biện phap chế tài ). Dù sao, cần nên biết rằng thân chủ là những người gặp khó khăn trong thay đổi nên họ mới cần chúng ta, nếu không họ cũng chẳng cần gặp chúng ta để làm gì.
Cũng có nhiều yếu ngoài dự định của thân chủ khiến họ không thể vượt qua, ví dụ họ gặp chuyện buồn, họ uống rượu trở lại.

Thay đổi là khó khăn và thay đổi không theo con đường thẳng.

Để giúp thân chủ thêm sức mạnh khi chuẩn bị thay đổi, cần có kỹ năng giúp thân chủ thao dượt trước hành động của họ, có thể thân chủ sẽ sắm vai của họ về việc thân chủ sẽ làm (ví dụ cách từ chối khi gặp bạn mời đi nhậu ).
Ở các giai đoạn này, chúng ta có thể gặp phải những hành vi đề kháng của thân chủ như thô bạo, tức giận, nhút nhát mắc cở, né tránh,

Ta phải tìm hiểu nguyên nhân đề kháng của họ, có thể thân chủ đã có một kinh nghiệm về ai đó đã giúp đỡ họ không thành công, họ tới mình với thái độ đề kháng. Ta phải hiểu đề kháng là một thông điệp báo cho nhân viên xã hội biết là mình đi quá nhanh hay quá chậm.
Điều khó khăn là nhân viên xã hội thường hay đỗ lỗi, trách móc thân chủ, nói là chính họ không muốn thay đổi hoặc họ không đủ khả năng thay đổi.

Không có nhận xét nào: