13 tháng 3, 2008

Một vài nhận xét và đề nghị về Tham vấn và Huấn luyện tham vấn viên HIV/AIDS ở Việt Nam



Một vài nhận xét và đề nghị về Tham vấn và Huấn luyện tham vấn viên HIV/AIDS ở Việt Nam

Ðỗ Hồng Ngọc * Trương Trọng Hoàng**

Thực trạng:
Những kinh nghiệm thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh:
- Giai đoạn đầu hoạt động còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thay vì người có nhu cầu (Thân chủ) tìm đến Tham vấn viên (TVV) thì TVV phải tìm đến thân chủ (người nhiễm);
- Nhân viên y tế ở Trạm y tế phường xã được nhiều người biết mặt nên khi đến nhà một người nào đó nhiều lần là có thể gây sự nghi ngờ cho cả xóm và người thân trong gia đình;
- Chưa có dịch vụ hỗ trợ xã hội nên TVV gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thân chủ (người nghiện ma túy, người hành nghề mại dâm) vì không giúp đỡ họ cụ thể gì được;
- Khá đông trường hợp không tìm được Thân chủ do khai địa chỉ giả hoặc do sống nay đây mai đó, hoặc do gia đình giấu giếm;
- Có những Thân chủ hung hăng đe dọa TVV, có khi đe dọa cả người nhà, hàng xóm;
- TVV bỏ cuộc: một số TVV bỏ cuộc, vì không có chế độ chính sách thỏa đáng, mà chỉ kiêm nhiệm. Ðơn vị cơ sở chưa ý thức vấn đề Tham vấn, coi như công việc phụ, không dành thời gian và không đánh giá đúng vai trò của TVV. Một số TVV thất vọng vì thấy không hiệu quả, ảo tưởng nghĩ mình có thể làm được nhiều điều hơn cho thân chủ;
- Khó khăn nhất là chính sách xét nghiệm hiện nay. Không phải là xét nghiệm nặc danh và tự nguyện nên không làm tham vấn trước xét nghiệm đầy đủ gây khó khăn cho khi trả kết quả;
- Thiếu quan tâm yếu tố "tố chất" trong tuyển chọn TVV: tuyển chọn TVV không phù hợp, không chọn đúng người có phẩm chất, tố chất có thể làm tham vấn tốt;
- Nội dung huấn luyện Tham vấn không đầy đủ, không tập trung vào kỹ năng. Chương trình còn ôm đồm, do cách suy nghĩ phiến diện, muốn kết hợp dạy nhiều nội dung một lúc;
- Coi thường phương pháp huấn luyện: phương pháp huấn luyện không được quan tâm trong thiết kế chương trình, nhiều khi hời hợt, làm cho có - không thấy ở đây phương pháp cũng quan trọng như nội dung;
- Thiếu tự tin. Chưa quan tâm đầy đủ đến yếu tố văn hóa. Người làm tham vấn- thiếu tự tin - không ý thức rằng tham vấn HIV/AIDS liên quan đến vấn đề văn hóa, còn nghĩ rằng tham vấn là công tác khó khăn phải là chuyên viên nước ngoài mới làm được hoặc mới huấn luyện được;
- Nhầm lẫn Tham vấn với các hoạt động khác: Cho rằng tham vấn là công việc dễ, giống như Giáo dục sức khỏe, thậm chí như công tác theo dõi, thẩm vấn, tư vấn, khuyên nhủ.
Do vậy cần:
- Ðặt đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác Tham vấn trong phòng chống HIV/AIDS. Tham vấn là một "liệu pháp" nhằm hỗ trợ tâm lý xã hội cho thân chủ và ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng.
- Hình thành một chiến lược Tham vấn thống nhất trên cả nước;
- Có chế độ chính sách, quy chế hoạt động , phù hợp, thỏa đáng;
- Lồng ghép các hoạt động- chăm sóc toàn diện cho thân chủ, phối hợp y tế với hỗ trợ xã hội;
- Có chính sách đúng đắn về xét nghiệm giám sát điểm, tập trung vào Tham vấn trước và sau xét nghiệm là chủ yếu;
- Tuyển chọn và đào tạo mạng lưới tham vấn viên với những người có đủ tố chất và có kỹ năng;
- Coi trọng yếu tố văn hóa trong công tác tham vấn, phù hợp với từng vùng, từng địa phương;
- Các lớp huấn luyện có chuyên gia nước ngoài cần phối hợp với chuyên gia trong nước mới đạt hiệu quả cao. Cần tạo được sự tự tin ở học viên. Phương pháp huấn luyện phải được coi trọng như nội dung;
- Có kinh phí thỏa đáng cho công tác tham vấn, có nhân viên chuyên trách, toàn tâm toàn lực cho công tác Tham vấn.
Huấn luyện Tham vấn viên HIV/AIDS
Một số đặc điểm:
- Cần biết rằng người lớn đến lớp có sẵn thành kiến, thái độ, các giá trị xã hội...mà vấn đề HIV/AIDS buộc phải xem xét lại tất cả:
+ Các quan niệm, giá trị, lòng tin cũ.
+ Hiểu, chấp nhận cái mới.
Do vậy cần tập quen cái mới, biết "tôn trọng cá nhân" về nếp sống riêng tư, biết đối đầu với nỗi sợ hãi, lo lắng trong- hoạt động liên quan đến HIV/AIDS;
- Cần sử dụng kiến thức sẵn có;
- Ôn, củng cố, cập nhật thông tin mới có liên quan;
- Ứng dụng kiến thức vào kinh nghiệm riêng của mỗi người:
+ Dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm sống đã có, (kiêng nhịn, chung thủy, bao cao su).
+ Cần nhiều thời gian cho rèn luyện một kỹ năng mới.
Người lớn học tốt nhất khi:
- Thoải mái về tâm lý và thể chất,
- Ðược tôn trọng và đối xử bình đẳng,
- Ðược học những điều thực tiễn liên quan đời sống, kinh nghiệm sống,
- Ðược tham gia vào tiến trình lớp học.
Người lớn nhớ tốt hơn khi:
- Bài học được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau,
- Do chính họ khám phá ra,
- Ðược thực hành, rèn tập (môt kỹ năng mới),
- Ðược ôn lại, củng cố thường xuyên.
Người lớn đi học, thường lo:
- Sợ đối xử không bình đẳng
- Sợ bị chỉ trích, phê bình, làm mất mặt...
Do vậy cần tạo không khí cởi mở, an toàn, chấp nhận và tôn trọng ý kiến, quan điểm riêng của mỗi người (đặc biệt trong các lớp học về phòng chống HIV/AIDS, có thể có những nhận thức, quan điểm, thái độ rất khác nhau ...)
Một chương trình Hội thảo tập huấn kỹ năng Tham vấn viên (đề nghị)
Mục tiêu: Sau khóa hội thảo, hội thảo viên có thể:
- Nắm vững khái niệm tham vấn (TV) về HIV/AIDS;
- Nhận thức vai trò quan trọng của TV trong công tác phòng và chăm sóc về HIV/AIDS;
- Có thái độ thích hợp trong TV về HIV/AIDS
Nâng cao năng lực truyền thông;
Ý thức được TV luôn nằm trong bối cảnh văn hóa xã hội;
Tự tin trong TV;
- Thực hiện tốt một cuộc TV với các loại thân chủ trong những tình huống khác nhau;
- Có thể tổ chức các lớp huấn luyện về TV và xây dựng mạng lưới TV viên ở địa phương.
Phương pháp giáo dục chủ động tạo tham gia:
- Thảo luận nhóm
- Thảo luận hội trường
- Trò chơi
- Sắm vai
- Tiếp xúc thực tế...
Lượng giá mỗi ngày và lượng giá cuối khóa.
Chương trình cụ thể (4ngày): (Bảng 1)
Các bài tập trong khóa hội thảo
Bài tập "Lắng nghe"
Mục đích: Cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực
Mục tiêu:
- Thực- hành lắng nghe chăm chú
- Thấu cảm (không dùng lời)
Tiến hành:
1. Học viên (A) chọn một bạn trong lớp (B)
2. A chọn một vấn đề mà mình đang quan tâm
3. Có 3 - 5 phút để nói về đề tài đó
4. Người bạn (B) lắng nghe chăm chú, tỏ ra thấu cảm (mà không dùng lời nói)
5. Ðảo lại vai trò (A-B)
6. Thảo luận/rút kinh nghiệm
7. Trình bày
Thảo luận chung:
1. A cảm thấy thế nào khi được nói liên tục 3-5 phút mà không bị ngắt lời, không bị cản trở -
2. A có thấy B đã lắng nghe hoặc không lắng nghe bạn chăm chú- Cử chỉ nào tỏ ra điều này -
3. A có thấy B hiểu vấn đề bạn nêu ra không - Nhờ đâu bạn biết -
4. B cảm thấy thế nào khi phải lắng nghe 3-5 phút liền- Im lặng có làm bạn khó chịu - Tại sao-
Có thể thay đổi cách làm khác:
A trình bày, B phản ứng lại bằng lời nói (cản trở, không muốn nghe). Sau đó thảo luận về cảm xúc của A khi bị cản trở, khi bị người đối thoại thờ ơ..
-
Bài tập "truyền thông về một vấn đề tế nhị" (Tình dục an toàn trong HIV/AIDS)
Mục đích: rèn luyện cách truyền thông một vấn đề tế nhị, làm giàu thêm vốn từ.
Tiến hành:
1. Học viên A: Thân chủ; B: Tham vấn viên;----------------- C: Quan sát viên
2. A: Tự đặt mình trong một tình huống, nêu vấn đề vướng mắc về tình dục.
---- B: Sử dụng từ ngữ sao cho A hiểu được thông tin mình muốn truyền đạt.
---- C: Quan sát ghi nhận từ nào, câu nào tốt hay không tốt, tại sao-
3. Nếu đủ thời- gian, đảo ngược vai trò.
4. Thảo luận: Truyền thông vấn đề tế nhị như tình dục là khó, dễ- Tại sao-
5. Sau đó chia nhóm theo Nam, Nữ riêng
6. Mỗi nhóm viết các từ liên quan đến tình dục và an toàn tình dục trên một tờ giấy to (luân chuyển tờ giấy từ nhóm này sang nhóm khác)
--- a. Các từ chỉ cơ quan sinh dục (Nam, Nữ)
--- b. Các từ chỉ quan hệ tình dục (kể cả tiếng lóng, tiếng địa phương càng nhiều càng tốt)
7. Thảo luận: Từ nào khó nói- tại sao-
- Làm cách nào để truyền thông có hiệu quả-
Bài tập "Hỏi câu hỏi mở"
Mục đích: Thực hành hỏi câu hỏi mở
Mục tiêu:- Học viên có thể:
- Biết cách đặt những câu hỏi mở
- Xác định tác động của câu hỏi mở
- Thảo luận vai trò câu hỏi đóng
- Thảo luận lợi ích của câu hỏi mở trong tham vấn
Thực hành:
- Chia lớp thành nhóm 3 người (chia sao cho nhóm không quen biết nhau)
-- Một người sắm vai thân chủ/một người tham vấn viên/ một người quan sát viên.
- Người sắm vai thân chủ suy nghĩ về một vấn đề riêng tư hoặc một mối quan tâm của họ muốn đưa ra thảo luận. Mỗi người có 5 phút trình bày.
- Tham vấn viên đặt câu hỏi.
- Quan sát viên ghi lại những câu hỏi mà tham vấn viên đã hỏi (ghi chú là hỏi đóng hay hỏi mở, tốt không tốt chỗ nào, tại sao -)
- Sau 5 phút, 3 người hội ý trong 2 phút. Câu hỏi nào là câu hỏi mở được hỏi và nó có hiệu quả hay không theo quan điểm mỗi người.
- Ðổi lại vai trò (luân phiên)
- Trở về hội trường , thảo luận chung
Thảo luận chung:
- Với vai trò là thân chủ, bạn thấy thế nào khi được hỏi bằng câu hỏi đóng hay câu hỏi mở -
- Với vai trò tham vấn viên, bạn thấy thế nào khi đặt câu hỏi đóng hay mở -
- Trong trường hợp nào câu hỏi đóng là tốt -
- Câu hỏi mở có ích gì trong tham vấn -
Trò chơi "Lửa loạn"
- Thời gian: 30 phút
- Số lượng: 20 người
- Tiến hành:
Cung cấp đủ thông tin về HIV/AIDS trước khi tiến hành trò chơi
Hướng dẫn cách chơi, các ký hiệu
* Ðứng thành vòng tròn
* Chạm vai: nhiễm HIV
* Khều tay: truyền HIV
Người quản trò linh động tùy tình huống đặt các câu hỏi phù hợp về suy nghĩ, cảm xúc...
Học viên tích cực tham gia vào trò chơi
Lượng giá trò chơi
- Ý nghĩa:
* Củng cố kiến thức:
- Không thể phân biệt ai là người HIV (+) trong cộng đồng
- Ðường lây chủ yếu là đường tình dục
- Tốc độ lây ngoài dự kiến
- Xét nghiệm - thời kỳ cửa sổ
- Vai trò của- mỗi giai đoạn tham vấn
* Phát hiện cảm xúc:
- Muốn biết ai lây cho mình
- Muốn truyền lại cho nhiều người
- Không muốn bị xét nghiệm - sợ xét nghiệm
- Lo- bị bộc lộ bí mật, bị xa lánh
- Hồi hộp, lo lắng đợi kết quả
- Hoang mang HIV (Ơ)
- Nâng cao cảnh giác khi tiếp xúc
Chú ý: Quản trò rút lại HIV ở những người giả định dương tính (+) trong trò chơi.
Tài liệu tham khảo:
1. AIDSCOM AIDS prevention counselling. A guide for training in the Caribbean 1990
2. WHO HIV/AIDS anh The Mass Media, 1994
3. Trung tâm Thông tin & Giáo dục Sức khỏe: Sổ tay Tham vấn HIV/AIDS, 1996
4. Ðỗ Hồng Ngọc. - Tham vấn sức khỏe. Thời Sự Y Dược Học số 12, tháng 12/1996: 46-47.

Không có nhận xét nào: