Lúc nào sử dụng phương pháp nhóm ?
- Khi vấn đề của thân chủ có mối tương quan giữa 2 người hoặc nhiều người ( nhóm gia đình ).
- Khi một số người có cùng vấn đề hoặc nhu cầu giống nhau ( như nhóm trẻ đường phố, nhóm phụ nữ tín dụng, nhóm đồng đẳng…)
- Khi giải quyết vấn đề chung của cộng đồng ( nhóm hành động, nhóm thanh niên tình nguyện…)
Làm thế nào để tác động vào nhóm hiệu quả ?
Vì nhóm nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm lý, tăng trưởng, giáo dục, nâng cao năng lực... các mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội của nó phải thuận lợi. Muốn vậy cần tạo điều kiện để :
- Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng.
- Lấy quyết định một cách dân chủ.
- Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình.
- Xây dựng thói quen hợp tác.
Do đó cần quan tâm đến một số vấn đề, hiện tượng thường xảy ra trong nhóm.
Người phụ trách nhóm là ai ?
Người phụ trách cuối cùng là Nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Có khi người đó trực tiếp điều hành nhóm có khi nhóm có người phụ trách từ các thành viên của mình, nhân viên xã hội hỗ trợ gián tiếp.
Điều đáng ghi nhớ cốt lõi của phương pháp nhóm là nếu trong phương pháp cá nhân, phương tiện chính yếu để tạo ra sự thay đổi là mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ thì trong phương pháp nhóm, phương tiện chính yếu là mối tương tác giữa nhóm viên với nhau. Nhân viên xã hội chủ yếu tác động vào các mối tương tác này
1. Tạo điều kiện để truyền đạt bằng lời, cảm xúc, ý kiến và kinh nghiệm.
2. Phát triển tốt các mối quan hệ giữa nhóm viên.
3. Tăng cường sự gắn bó trong nhóm.
4. Tạo cơ hội để cống hiến cho người khác trong nhóm.
5. Phát triển và củng cố năng lực trong các kỹ năng xã hội khả dĩ giúp cho sự phát triển về mặt tâm sinh lý, văn hóa, lịch sử và ý thức tích cực về bản thân.
6. Kích thích các cuộc thảo luận có suy nghĩ để giải quyết vấn đề, dẫn đến sự hiểu biết bản thân, người khác và các tình huống.
7. Tăng cường khả năng ra quyết định và thực thi quyết định.
8. Giảm căng thẳng và thỏa mãn nhu cầu về sự thch thú, vui vẻ và sáng tạo.
9. Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa nhu cầu và tài nguyên nơi thân chủ.
10. 10.Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa các mối tương tác trong nhóm như là một tổng thể.
Phương pháp nhóm cần các kỹ năng gì ?
1. Kỹ năng lãnh đạo.
2. Kỹ năng điều hòa sự tham gia các nhóm viên.
3. Biết nhìn với cái nhìn mới.
4. Chọn mô hình truyền thông có mục đích.
5. Khuếch đại các thông điệp tinh tế.
6. Giảm nhẹ các thông điệp quá mạnh mẻ.
7. Tạo sự liên kết trong cảm xúc.
8. Chuyển hướng các thông điệp.
9. Hướng các vấn đề để trở lại cho nhóm.
Khi sử dụng một họat động trong phương pháp nhóm, chúng ta cần lưu ý cái gì ?
- Mục đích của họat động sẽ góp phần đạt tới mục tiêu của nhóm.
- Trọng tâm của họat động là yêu cầu và tính chất quan hệ : gần gũi hay khỏang cách, chia sẻ và hợp tác, ganh đua và mâu thuẩn, liên quan đến cá nhân hay nhóm, hoặc cả hai.
- Những kỹ năng cần thiết.
- Tác động trên cách biểu lộ hành vi.
- Cơ hội lấy quyết định cho cá nhân và nhóm.
- Sự phù hợp với tình huống có thật.
- Họat động này có điểm nào tế nhị về mặt văn hóa và lịch sử.
- Có phù hợp về thời điểm không ( trong một buổi sinh họat nhóm và phụ thuộc vào giai đọan phát triển của nhóm ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét