27 tháng 3, 2008

Nhân viên xã hội


Nhân viên xã hội làm gì ?
Nhằm làm cho môi trường đáp ứng được các nhu cầu cho con người, nhân viên xã hội :
- làm việc với cá nhân hoặc nhóm
- làm việc với nhóm có cùng vấn đề
- Giúp cộng đồng nhận diện nhu cầu của mình, phát triển kỹ năng và tìm kiếm tài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu ấy.
Phương cách chính của nhân viên xã hội là tăng năng lực cho cá nhân và nhóm để họ có khả năng tốt hơn và đạt các mục tiêu của mình.

Các mục tiêu của công tác xã hội bao gồm những gì ?

1. Tăng cường chất lượng cuộc sống.
2. Giúp người dân thỏa mãn nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề của họ.
3. Giúp người dân tìm kiếm tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu của họ.
4. Giúp xây dựng một cộng đồng biết đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhân viên xã hội phải làm như thế nào để đạt được các mục tiêu này ?

Tiến trình giải quyết vấn đề :

- Tiến trình giúp thân chủ chọn lựa và trở nên tự quyết hơn vì mọi người đều mong muốn phát triển khả năng, hành động một cách độc lập, tự do và biết lấy quyết định.
- Công việc của NVXH : thảo luận, phân tích vấn đề, hướng dẫn, giúp TC nhận diện vấn đề, cung cấp thông tin, can thiệp ở nhiều cấp độ tùy vào tính chất của vấn đề, quan tâm đến hệ thống thân chủ ( sơ đồ gia tộc )
- NVXH cần quan tâm đến thân chủ như “ con người trong bối cảnh” ( sơ đồ sinh thái ) hay “ con người trong môi trường” vì vấn đề của họ có liên quan đến nhiều yếu tố tác động: gia đình, công việc, cộng đồng hoặc yếu tố sinh lý, sức khỏe, kinh tế, văn hóa xã hội. Tóm lại, đó là sự thiếu thích nghi giữa con người và môi trường xã hội.

Nhân viên xã hội trong tiến trình giải quyết vấn đề nhắm vào các mục tiêu gì ?

1. Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ ( giúp TC có cái nhìn khác nhau về vấn đề, thấy được mặt mạnh của mình và các tài nguyên để giải quyết vấn đề.).
2. Huy động được tài nguyên ( pháp lý, y tế, nước sạch…)
3. Tác động đến các tổ chức để hỗ trợ thân chủ.
4. Thông họat các mối tương tác giữa cá nhân và người khác trong môi trường của họ.
5. Tác động đến các mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức và các định chế.
6. Tác động đến các chính sách xã hội ảnh hưởng đến môi trường sống của họ.

Công tác xã hội trong môi trường xã hội là gì ?

Các cấp độ của môi trường :
1. Cấp vi mô : cấp cá nhân, nhóm nhỏ và gia đình.
2. Cấp trung mô : trường học, đòan thể, tổ chức, cộng đồng.
3. Cấp vĩ mô : gía trị văn hóa, định chế xã hội ( giáo dục, tôn giáo, chính trị, an sinh xã hội, kinh tế ).
Vấn đề là tìm nguyên nhân, tài nguyên và những cản trở ở nhiều cấp độ khác nhau.

Thế nào là một môi trường hỗ trợ ?

Đó là môi trường thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản của con người.
Nhu cầu tối thiểu cho gia đình được sinh tồn ( ăn, mặc, ở…)
Được cung cấp các dịch vụ chủ yếu : nước sạch, vệ sinh, điện, đi lại,sức khỏe, giáo dục.
Tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến chính họ.
Công ăn việc làm vừa là phương tiện vừa là cứu cánh của chiến lược nhu cầu cơ bản.
Thỏa mãn các nhu cầu cơ bản trong mạng lưới thông thóang về quyền con người.

Tại sao nhân viên xã hội phải thiết lập mối quan hệ hỗ trợ tốt với thân chủ ?

- Vì đó là mối quan hệ chính thức, dựa trên vai trò chuyên môn của nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội phải gác sang một bên nhu cầu của bản thân mình để tập trung vào nhu cầu của thân chủ.
- Đặc điểm của mối quan hệ hỗ trợ là : mức độ quan tâm, sự thấu cảm, tôn trọng, chấp nhận và lắng nghe.
- Sự hiểu biết về bản thân mình giúp nhân viên xã hội nhận thức rõ về cách nhìn các vấn đề bên ngoài theo kinh nghiệm bản thân, theo ta cảm thụ thế giới riêng bên ngoài.Cách nhìn vấn đề thường ở 3 mức độ :
- Mức độ cá nhân : cách nhìn tùy theo kinh nghiệm đã trải qua trong qúa khứ và đó cũng là cách ta nhìn thế giới bên ngoài.
- Mức độ văn hoá :mỗi người cảm thụ thế giới bên ngoài theo cách riêng của mình và do ảnh hưởng văn hoáa khác nhau,
- Mức độ nghề nghiệp : do được đào tạo chuyên nghiệp, nên nhân viên xã hội đã thay đổi cách nhìn :
* Nhìn nhận một cách khách quan, dẹp bỏ cái tôi sang một bên.Nhân viên xã hội cần biết nhiều điều và phải sẳn sàng với những điều mà mình chưa biết .

* Nhìn cái cũ với con mắt mới.
* Nhìn vấn đề từ nhiều gốc cạnh khác nhau.Chúng ta nên thay đổi chổ đứng để nhìn vấn đề và thay đổi nhận thức trong đầu để nhìn vấn đề.Đồng thời, nhân viên xã hội cũng giúp thân chủ có một cái nhìn từ góc độ mới đối với mình cũng như với những người có liên hệ đến thân chủ.
Nguyễn Ngọc Lâm

Không có nhận xét nào: