21 tháng 2, 2008

Quỹ tín dụng nhỏ do cộng đồng quản lý



Chiều ngày 28, tớ bắt đầu lại sự sáng tạo đầy cảm hứng của mình. Một ý tưởng theo đuổi từ tháng 9 về luân chuyển nguồn tiền cho các nhóm cộng đồng - sau khi các tổ dân phố nghèo đã chứng tỏ khả năng quản lý và thực hiện các hoạt động phát triển thì sẽ được vay tiền để phát triển tiếp. Vay chứ không phải cho (việc cho không thì quá đơn giản, nhưng số tiền vay này là sự bảo tồn tài chính cho những cộng đồng khó khăn khác - và lúc này CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ chứng tỏ NIỀM TIN vào năng lực của cộng đồng).
Ý tưởng này của tớ xuất phát từ 2 điểm:
- Thấy người dân quản lý tự quản một vốn tin dụng rất thành công và đảm bảo, không phải phức tạp và mất nhiều sự quản lý, thủ tục của ngân hàng, các tổ chức đoàn thể, nên Hội phụ nữ của một phường đã cho tổ cộng đồng đó vay thêm 12 triệu.
Vậy thì, nếu một cơ quan nhà nước họ mạnh dạn như vậy, các ngân hàng, các nhà hảo tâm có thể yên tâm tin tưởng giao tiền cho dân đi. Và VAY chứ không cho không nhé
- mỗi tổ dân phố của bọn tớ khi áp dụng các kỹ năng quản lý - và được giao cho một quỹ (tài trợ không hoàn lại) 20 triệu đồng để thực hành. Ban đầu, hầu hết họ đầu tư vào các tiểu dự án hoạt động xây dựng, mua sắm trang thiết bị “consuming fund”. Dần dần, người dân ý thức tiền của cả tổ (không phải tiền của “dự án”), nên chuyển sang các dự án cho vay (vay bán rau, chữa xe đạp, chăn nuôi, đi học…), thậm chí tính toán để lấy lãi suất quay lại tái đầu tư hoặc bỏ vào các hoạt động xã hội, môi trường. Quỹ tiền thành “saving fund” và luân chuyển dưới những hình thức sáng tạo.
Vậy thì một tổ chức, một dự án phát triển cũng nên xây dựng “saving fund” để tài trợ/cho vay như vậy (cho dù xuất phát điểm và bản chất không phải là một tổ chức tín dụng). Nên coi mình như một cộng đồng lớn, và các tổ, cộng đồng mục tiêu là một thành viên để luân chuyển các “saving fund” này!
Nhưng, vấn đề là bọn tớ đang kết thúc một giai đoạn, sang giai đoạn mới. Nên hôm qua tớ lại mang một sự đau đầu khác cho chị Senior Advisor - vì rủi ro, vì chị ấy lo lắng bọn tớ đã quá nhiều việc, nhiều áp lực. Rồi sẽ phải hỏi nhà tài trợ để chuyển đổi tính chất công việc… Cái bọn tớ làm từ trước tới giờ toàn là Viện trợ không hoàn lại mà! (Tớ trao đổi điều này từ tháng 9, nhưng chị ấy nghĩ là “saving fund” tại mỗi tổ, chứ không tưởng tượng bọn tớ cũng có “saving fund”, cho vay). Cho dù ý tưởng rất hay và bền vững!
Túm lại, cái ý tưởng sáng tạo này đang bị đình lại! Tớ cũng hiểu cái tính chất cứng nhắc trong thiết kế dự án và chương trình.
Cho nên, bây giờ tớ vác ý tưởng ra đây, để tìm cách, tìm nguồn đi raise fund từ các nguồn khác, không muốn phụ thuộc vào một nhà tài trợ. Và Việt Nam nhiều người giàu, nên muốn giúp dân, áp dụng mô hình Cộng đông quản lý của bọn tớ. Cộng đồng quản lý, chứ không phải Quản lý Cộng đồng nhé!
Trước mắt tớ cần một khoản quỹ là 150 triệu VND, để cho các tổ dân phố vay. Các cộng đồng sẽ cho đối tượng khó khăn vay (nhu cầu từ người bán rau, bán bánh mì đến nhu cầu vay đi học nghề… rất nhiều). Và sau 1 năm, bọn tớ sẽ nhận lại tiền, và tiếp tục một chu kỳ cho các tổ mới vay (tất nhiên những tổ này đã học và thực hành tốt mô hình CĐQL mà bọn tớ hỗ trợ)!
Mọi thứ đều công khai, minh bạch tới từng con số và do người dân quản lý, xây dựng, giám sát như thế này:
Ví dụ về các hoạt động dự án tại một phường (5 tổ dân phố)
Người dân giải ngân quỹ tín dụng cho phụ nữ nghèo vay.
Một chị phụ nữ trong nhóm tín dụng dùng tiền vay để đầu tư mở hàng chè, bánh rán.
Một bác trong nhóm tín dụng vay nuôi cá.
Hai bác bán bánh mỳ (vay tiền ban đầu 500.000 một người, hiện nay vay 1.000.000 một người), và họ đang đi trên con đường mới xây của tổ - một hoạt động khác của quĩ CĐQL.
Bảng tóm tắt số tiền tài trợ, tiền và công sức đóng góp của người dân và số người hưởng lợi.
Tác giả: Đỗ Vân Nguyệt
http://www.laxanhvn.com/blog/2007/11/30/104/

Không có nhận xét nào: