4 tháng 2, 2008
Phát triển CTXH trong trường học
Phát triển Công tác xã hội trong trường học – Một yêu cầu bức thiết hiện nay
Theo Từ điển Bách khoa Xã hội, “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội”. Trên một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn công tác xã hội đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người.
Đến nay, công tác xã hội có mặt tại 80 nước trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại bình đẳng và công bằng xã hội. Với ý nghĩa quan trọng đó, công tác xã hội đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếm thế (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật,…) trong bệnh viện, toà án và đặc biệt là trong trường học.
Trong tiến trình đổi mới, hội nhập hiện nay ở Việt Nam, công tác xã hội được xem là một lĩnh vực quan trọng trong việc tăng cường an sinh xã hội và hỗ trợ cho sự phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững, tuy nhiên nó mới được đưa vào giảng dạy ở một số trường trong thời gian gần đây.
Để minh chứng cho sự cần thiết của việc xem xét và đưa công tác xã hội vào trường học ở Việt Nam, theo tôi cần phải trả lời các câu hỏi sau: Vai trò của công tác xã hội trong ngành giáo dục là gì? Cần có các dịch vụ công tác xã hội như thế nào? Và làm thế nào để phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục?
Vai trò của công tác xã hội học đường
Các dịch vụ công tác xã hội học đường được đưa vào trường học ở Anh vào năm 1871, sau đó là các trường học tại New York, Boston và Hartfort vào năm 1906 trong nỗ lực hỗ trợ chương trình xoá mù chữ trong các gia đình ở Mỹ. Tiếp đó là sự phát triển công tác học đường ở Thuỵ Điển năm 1950, các nước Canađa, Australia vào những năm 1940, các nước châu Âu như Phần Lan, Đức vào những năm 1960, New Zeland, Singapore, Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kông) vào thập kỷ 70, cho đến những năm 80 và 90 tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, ả Rập Xê út… Qua Đại hội quốc tế lần thứ nhất tại Chicago năm 1999 và lần thứ hai tại Stockholm năm 2003, vai trò của công tác xã hội học đường đã dần được củng cố và khẳng định, cụ thể là sự tác động vào 4 đối tượng ở trường học sau:
- Với học sinh: Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh; tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí; giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập; có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; không đi học thường xuyên; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử; căng thẳng thần kinh…
- Với các bậc phụ huynh: Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ; tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng; hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; tăng cường kỹ năng làm cha mẹ.
- Với thầy cô giáo: Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả; tìm hiểu những nguồn lực mới; tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt; hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ;
- Với các cán bộ quản lý giáo dục khác: Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng ngừa; đảm bảo thực hiện đúng một số luật, đặc biệt với trẻ em.
Nói tóm lại, nhân viên xã hội học đường là cầu nối giữa học sinh, gia đình, nhà trường để giúp các em có được điều kiện và phát huy hết khả năng học tập tốt nhất. Họ làm việc với cá nhân học sinh, gia đình, với giáo viên, những nhà quản lý giáo dục khác và các cán bộ trong trường học. Ngoài ra, họ cũng là người hỗ trợ kết nối trường học và cộng đồng thông qua việc đánh giá, giới thiệu và điều phối các dịch vụ giữa trường học với cộng đồng. Vai trò của nhân viên xã hội học đường được thể hiện trong các dịch vụ đánh giá, biện hộ cho phụ huynh được tiếp cận các nguồn lực; tạo lập các nhóm nhỏ giải quyết các vấn đề tình cảm xã hội; hỗ trợ cá nhân học sinh trong chương trình giáo dục đặc biệt; liên hệ với địa phương; can thiệp khủng hoảng; giám sát các chương trình phòng ngừa; cộng tác hỗ trợ với giáo viên.
Nhu cầu công tác xã hội học đường tại nước ta hiện nay
Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang phải đương đầu với những thách thức lớn về chất lượng cũng như cách thức đào tạo con người có ích cho xã hội. Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh vấn đề làm thế nào để thúc đẩy nền giáo dục như nâng cao chất lượng giáo viên, cải cách phương pháp giảng dạy, cải tiến nội dung, chương trình… Đó là những ý kiến rất đúng, tuy nhiên, theo tôi, để có thể thực sự nâng cao chất lượng, bên cạnh những sáng kiến hiện nay thì việc đưa vào áp dụng các dịch vụ hỗ trợ giáo dục là rất cần thiết. Các dịch vụ công tác xã hội sẽ là một trong những dịch vụ có tác động đáng kể vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Bởi lẽ:
- Đối với cá nhân học sinh, sinh viên: Nhân viên công tác xã hội sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội, khai thác những điểm mạnh để các em có thể tham gia một cách hiệu quả nhất vào quá trình học tập. Gần đây, chúng ta phải chứng kiến nhiều em học sinh bị căng thẳng thần kinh, trầm cảm và cả những vụ tự tử do sức ép của học hành, thi cử ( như vụ một nữ sinh nhảy cầu tử tự vì trượt đại học năm 2006... và nhiều hiện tượng tiêu cực khác). Nhiều em học sinh bỏ học không những vì lý do kinh tế mà còn do không có hứng thú trong học tập. Nhiều em gặp phải những khó khăn về tâm lý, không được cai khuyên giải, tham vấn hỗ trợ nên quá bức xúc, quẩn bách và đi đến tự tử. Thật đau xót khi chúng ta đã phải chứng kiến 5 em học sinh ở Hải Dương rủ nhau tự tử tập thể do những bất ổn về tâm lý với gia đình không được giải toả. Có thể sẽ không có những cái chết và những vòng hoa trắng nếu các em được một ai đó ở trường chăm sóc, hỗ trợ tinh thần.
- Đối với mối quan hệ nhà trường, gia đình và cộng đồng: Nhân viên xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho quá trình giáo dục và đào tạo. Như chúng ta đã biết, giáo dục và đào tạo con người không chỉ nằm ở một khâu trong nhà trường, mà đó còn là trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. Hiện nay, mối liên kết giữa các cấu thành trên còn lỏng lẻo. Đâu đó vẫn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm nếu như một học sinh hư, học kém thì gia đình đổ lỗi cho nhà trường, nhà trường lại đổ lỗi cho gia đình, cộng đồng xã hội. Vậy tại sao lại không có dịch vụ hỗ trợ làm cầu nối giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng? Hơn thế nữa, dịch vụ công tác xã hội có thể giúp khai thác tối đa những nguồn lực có sẵn trong cộng đồng cho quá trình giáo dục.
Một số đề xuất
Thứ nhất, cần hiểu rõ tầm quan trọng và ích lợi của công tác xã hội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các nhà quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo cần đưa dịch vụ công tác xã hội vào chính sách, chiến lược phát triển giáo dục. ở Singapore, trong chính sách giáo dục đã quy định mỗi trường học ít nhất phải có một nhân viên xã hội. Do vậy, cần mở rộng các lớp tập huấn, hội thảo trao đổi về công tác xã hội học đường cho các trường học để giúp học sinh và giáo viên nâng cao nhận thức về sự hỗ trợ quá trình học tập, làm việc.
Thứ hai, cần chú trọng công tác đào tạo nhân viên xã hội học đường. Để có thể làm việc trong các trường học, thông thường nhân viên xã hội phải có ít nhất một bằng cử nhân công tác xã hội, ở một số nước như Australia, Mỹ hay Canađa thì yêu cầu là bằng thạc sỹ. Mặc dù công tác xã hội chỉ mới được chính thức đưa vào đào tạo đại học từ tháng 10/2004, nhưng đến nay ở nước ta đã có gần 20 trường được phép đào tạo ngành công tác xã hội. Để có thể cung cấp đội ngũ cán bộ làm việc trong trường học, nên chăng ngoài chương trình đào tạo công tác xã hội tổng quát (general social worker), cần có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu công tác xã hội học đường.
Thứ ba, chính thức hoá nghề công tác xã hội, trong đó có công tác xã hội học đường. Sẽ là rất khó phát triển công tác xã hội trong trường học nếu như công tác xã hội chưa được coi là một nghề vì như thế rất khó để quy định mỗi nhà trường cần có “biên chế” hay vị trí cho nhân viên xã hội.
Nhân viên xã hội là một thành viên trong nhóm hỗ trợ phát triển giáo dục. Vai trò của nhân viên xã hội là rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giáo dục và đào tạo, nhất là trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. Họ không chỉ hỗ trợ cá nhân, học sinh, sinh viên vượt qua những cản trở về tâm lý xã hội, khám phá những tiềm năng của các em mà còn là người bắc cầu giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng tạo ra những điều kiện học tập tốt nhất. Vì vậy, trong công cuộc cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, bên cạnh những thành tố trực tiếp như giáo viên, nội dung chương trình đào tạo, sách giáo khoa và tài liệu học tập, rất cần phải quan tâm đến những thành tố hỗ trợ để quá trình đào tạo diễn ra hiệu quả và chất lượng hơn, đó là dịch vụ công tác xã hội. Vì vậy, phát triển công tác xã hội trong trường học là việc làm cần thiết để góp phần vào “sự nghiệp trồng người” của dân tộc ta.
Molisa Net (21/03/2007)
Theo Từ điển Bách khoa Xã hội, “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội”. Trên một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn công tác xã hội đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người.
Đến nay, công tác xã hội có mặt tại 80 nước trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại bình đẳng và công bằng xã hội. Với ý nghĩa quan trọng đó, công tác xã hội đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếm thế (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật,…) trong bệnh viện, toà án và đặc biệt là trong trường học.
Trong tiến trình đổi mới, hội nhập hiện nay ở Việt Nam, công tác xã hội được xem là một lĩnh vực quan trọng trong việc tăng cường an sinh xã hội và hỗ trợ cho sự phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững, tuy nhiên nó mới được đưa vào giảng dạy ở một số trường trong thời gian gần đây.
Để minh chứng cho sự cần thiết của việc xem xét và đưa công tác xã hội vào trường học ở Việt Nam, theo tôi cần phải trả lời các câu hỏi sau: Vai trò của công tác xã hội trong ngành giáo dục là gì? Cần có các dịch vụ công tác xã hội như thế nào? Và làm thế nào để phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục?
Vai trò của công tác xã hội học đường
Các dịch vụ công tác xã hội học đường được đưa vào trường học ở Anh vào năm 1871, sau đó là các trường học tại New York, Boston và Hartfort vào năm 1906 trong nỗ lực hỗ trợ chương trình xoá mù chữ trong các gia đình ở Mỹ. Tiếp đó là sự phát triển công tác học đường ở Thuỵ Điển năm 1950, các nước Canađa, Australia vào những năm 1940, các nước châu Âu như Phần Lan, Đức vào những năm 1960, New Zeland, Singapore, Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kông) vào thập kỷ 70, cho đến những năm 80 và 90 tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, ả Rập Xê út… Qua Đại hội quốc tế lần thứ nhất tại Chicago năm 1999 và lần thứ hai tại Stockholm năm 2003, vai trò của công tác xã hội học đường đã dần được củng cố và khẳng định, cụ thể là sự tác động vào 4 đối tượng ở trường học sau:
- Với học sinh: Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh; tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí; giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập; có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; không đi học thường xuyên; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử; căng thẳng thần kinh…
- Với các bậc phụ huynh: Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ; tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng; hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; tăng cường kỹ năng làm cha mẹ.
- Với thầy cô giáo: Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả; tìm hiểu những nguồn lực mới; tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt; hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ;
- Với các cán bộ quản lý giáo dục khác: Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng ngừa; đảm bảo thực hiện đúng một số luật, đặc biệt với trẻ em.
Nói tóm lại, nhân viên xã hội học đường là cầu nối giữa học sinh, gia đình, nhà trường để giúp các em có được điều kiện và phát huy hết khả năng học tập tốt nhất. Họ làm việc với cá nhân học sinh, gia đình, với giáo viên, những nhà quản lý giáo dục khác và các cán bộ trong trường học. Ngoài ra, họ cũng là người hỗ trợ kết nối trường học và cộng đồng thông qua việc đánh giá, giới thiệu và điều phối các dịch vụ giữa trường học với cộng đồng. Vai trò của nhân viên xã hội học đường được thể hiện trong các dịch vụ đánh giá, biện hộ cho phụ huynh được tiếp cận các nguồn lực; tạo lập các nhóm nhỏ giải quyết các vấn đề tình cảm xã hội; hỗ trợ cá nhân học sinh trong chương trình giáo dục đặc biệt; liên hệ với địa phương; can thiệp khủng hoảng; giám sát các chương trình phòng ngừa; cộng tác hỗ trợ với giáo viên.
Nhu cầu công tác xã hội học đường tại nước ta hiện nay
Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang phải đương đầu với những thách thức lớn về chất lượng cũng như cách thức đào tạo con người có ích cho xã hội. Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh vấn đề làm thế nào để thúc đẩy nền giáo dục như nâng cao chất lượng giáo viên, cải cách phương pháp giảng dạy, cải tiến nội dung, chương trình… Đó là những ý kiến rất đúng, tuy nhiên, theo tôi, để có thể thực sự nâng cao chất lượng, bên cạnh những sáng kiến hiện nay thì việc đưa vào áp dụng các dịch vụ hỗ trợ giáo dục là rất cần thiết. Các dịch vụ công tác xã hội sẽ là một trong những dịch vụ có tác động đáng kể vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Bởi lẽ:
- Đối với cá nhân học sinh, sinh viên: Nhân viên công tác xã hội sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội, khai thác những điểm mạnh để các em có thể tham gia một cách hiệu quả nhất vào quá trình học tập. Gần đây, chúng ta phải chứng kiến nhiều em học sinh bị căng thẳng thần kinh, trầm cảm và cả những vụ tự tử do sức ép của học hành, thi cử ( như vụ một nữ sinh nhảy cầu tử tự vì trượt đại học năm 2006... và nhiều hiện tượng tiêu cực khác). Nhiều em học sinh bỏ học không những vì lý do kinh tế mà còn do không có hứng thú trong học tập. Nhiều em gặp phải những khó khăn về tâm lý, không được cai khuyên giải, tham vấn hỗ trợ nên quá bức xúc, quẩn bách và đi đến tự tử. Thật đau xót khi chúng ta đã phải chứng kiến 5 em học sinh ở Hải Dương rủ nhau tự tử tập thể do những bất ổn về tâm lý với gia đình không được giải toả. Có thể sẽ không có những cái chết và những vòng hoa trắng nếu các em được một ai đó ở trường chăm sóc, hỗ trợ tinh thần.
- Đối với mối quan hệ nhà trường, gia đình và cộng đồng: Nhân viên xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho quá trình giáo dục và đào tạo. Như chúng ta đã biết, giáo dục và đào tạo con người không chỉ nằm ở một khâu trong nhà trường, mà đó còn là trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. Hiện nay, mối liên kết giữa các cấu thành trên còn lỏng lẻo. Đâu đó vẫn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm nếu như một học sinh hư, học kém thì gia đình đổ lỗi cho nhà trường, nhà trường lại đổ lỗi cho gia đình, cộng đồng xã hội. Vậy tại sao lại không có dịch vụ hỗ trợ làm cầu nối giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng? Hơn thế nữa, dịch vụ công tác xã hội có thể giúp khai thác tối đa những nguồn lực có sẵn trong cộng đồng cho quá trình giáo dục.
Một số đề xuất
Thứ nhất, cần hiểu rõ tầm quan trọng và ích lợi của công tác xã hội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các nhà quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo cần đưa dịch vụ công tác xã hội vào chính sách, chiến lược phát triển giáo dục. ở Singapore, trong chính sách giáo dục đã quy định mỗi trường học ít nhất phải có một nhân viên xã hội. Do vậy, cần mở rộng các lớp tập huấn, hội thảo trao đổi về công tác xã hội học đường cho các trường học để giúp học sinh và giáo viên nâng cao nhận thức về sự hỗ trợ quá trình học tập, làm việc.
Thứ hai, cần chú trọng công tác đào tạo nhân viên xã hội học đường. Để có thể làm việc trong các trường học, thông thường nhân viên xã hội phải có ít nhất một bằng cử nhân công tác xã hội, ở một số nước như Australia, Mỹ hay Canađa thì yêu cầu là bằng thạc sỹ. Mặc dù công tác xã hội chỉ mới được chính thức đưa vào đào tạo đại học từ tháng 10/2004, nhưng đến nay ở nước ta đã có gần 20 trường được phép đào tạo ngành công tác xã hội. Để có thể cung cấp đội ngũ cán bộ làm việc trong trường học, nên chăng ngoài chương trình đào tạo công tác xã hội tổng quát (general social worker), cần có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu công tác xã hội học đường.
Thứ ba, chính thức hoá nghề công tác xã hội, trong đó có công tác xã hội học đường. Sẽ là rất khó phát triển công tác xã hội trong trường học nếu như công tác xã hội chưa được coi là một nghề vì như thế rất khó để quy định mỗi nhà trường cần có “biên chế” hay vị trí cho nhân viên xã hội.
Nhân viên xã hội là một thành viên trong nhóm hỗ trợ phát triển giáo dục. Vai trò của nhân viên xã hội là rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giáo dục và đào tạo, nhất là trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. Họ không chỉ hỗ trợ cá nhân, học sinh, sinh viên vượt qua những cản trở về tâm lý xã hội, khám phá những tiềm năng của các em mà còn là người bắc cầu giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng tạo ra những điều kiện học tập tốt nhất. Vì vậy, trong công cuộc cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, bên cạnh những thành tố trực tiếp như giáo viên, nội dung chương trình đào tạo, sách giáo khoa và tài liệu học tập, rất cần phải quan tâm đến những thành tố hỗ trợ để quá trình đào tạo diễn ra hiệu quả và chất lượng hơn, đó là dịch vụ công tác xã hội. Vì vậy, phát triển công tác xã hội trong trường học là việc làm cần thiết để góp phần vào “sự nghiệp trồng người” của dân tộc ta.
Molisa Net (21/03/2007)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét