Ở Mỹ, trong sự ngược đãi có sự ngược đãi về thể chất, không được chăm sóc đầy đủ, không có được những dịch vụ y tế chăm sóc, không được khuyến khích và giúp đỡ để học, bị bóc lột để làm những công việc nặng nhọc hoặc nhiều giờ, tiếp xúc với những tình huống xã hội xấu: những vấn đề chúng ta thường nói là những vấn đề trẻ em không được quan tâm, bị bỏ bê, ngoài ra còn có những trẻ em bị ngược đãi, bị lạm dụng tình dục.
Vấn đề trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, nội dung chính là do thiếu nguồn tài nguyên, hoặc là lỗi của cha mẹ hay người chăm sóc có khả năng nhưng không hoàn thành trách nhiệm để cho đứa trẻ có được sự chăm sóc tối thiểu, người chăm sóc không thực hiện được cho trẻ hưởng thụ được nguồn tài nguyên như y tế, dinh dưỡng, nhà ở, sự hướng dẫn, tình thương, và sự quan tâm. Đó là tình trạng trẻ hoàn toàn không có người chăm sóc hay không được chăm sóc đầy đủ. Đó không phải là hành động cố tình tạo nên sự thiệt hại cho trẻ và đó là việc thiếu hành động cần thiết cho trẻ.
Trẻ thiếu nguồn để sống sót, bao gồm cả việc thiếu sự theo dõi và hướng dẫn, thí dụ như khuyến khích trẻ đi học mỗi ngày và sự ủng hộ về mặt tình cảm đó là những vấn đề do ảnh hưởng nạn nghèo đói, cái nghèo làm cho cha mẹ thiếu khả năng cung cấp. Trẻ không được chăm sóc là trẻ tự kiếm sống lang thang, không ai kiểm soát, một số trường hợp khác trẻ không được ai giám sát, ta thấy trẻ không được ăn mặc sạch sẽ, dơ bẩn trông mất vệ sinh, những yêu cầu về sức khỏe, về nha khoa, về dinh dưỡng không được đáp ứng và từ đó dẫn đến những hậu quả về thể chất nếu trẻ không được chăm sóc ở mức độ nghiêm trọng.
Một trong những hậu quả của sự thiếu chăm sóc là trẻ không có khả năng lớn hơn. Trẻ lớn không nổi khi còn trong nôi. Nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển tâm lý, vận động và một ảnh hưởng khác lên trẻ em là trẻ bé hoài không phát triển đầy đủ về mặt tâm lý xã hội, và điều này có thể ảnh hưởng trẻ từ 18 tháng đến 16 tuổi. Và người ta nghĩ rằng trẻ bị bỏ rơi về tình cảm tạo ra cho trẻ lớn chậm (được gọi những chú lùn tâm lý xã hội, khi trẻ nhỏ hơn sự phát triển của trẻ bình thường, thấp nhất là 5%) có những trẻ bị bỏ bê nên bộ xương không tăng trưởng, sự trưởng thành về xương, qui trình lớn lên và cứng cáp của xương chậm. Ngoài ra, trẻ có hành vi phản xã hội như hành vi hoạt động một cách thoái hóa, chúng có thể có những khó khăn trong khi nói chuyện, trong giao tiếp. Đó là những dấu hiệu của những trường hợp nghiêm trọng. Có những đặc điểm biểu hiện của cha mẹ bỏ bê con cái là cha mẹ bị sống cô đơn, cô lập. Vì sống cô độc nên cha mẹ có khó khăn trong việc tiến hành công việc hàng ngày một mình không ai giúp đỡ, đặc biệt thứ hai là họ còn giận dữ tức tối là lúc nhỏ họ không được chăm sóc đầy đủ. Vì vậy cha mẹ rất khó khăn để nhìn thấy những nhu cầu của con cái. Những cha mẹ này thường sống một tâm trạng rất trầm cảm, không đáp ứng được những nhu cầu của con cái.
Bạo hành trẻ em:
Bạo hành trẻ em là đánh đập đến nỗi trẻ bị thương tích. Cái lý do mà cha mẹ đánh là quan trọng bởi vì có sự phân chia mơ hồ giữa kỷ luật con cái và đánh đập con cái, giữa cố tình làm hại đứa nhỏ và lỡ đập con cái. Nếu cha mẹ lỡ tay thì không kéo dài, còn cố tình thì sự đánh đập kéo dài.
Hậu quả là những vết bầm trên cơ thể, những lằn xước lên da trẻ, và đôi khi cả dấu răng cắn và xương bị nứt, những vết thương trên đầu và những nội thương bên trong của ngũ tạng đứa trẻ. Ở Mỹ có những trường hợp những đứa trẻ mới sanh hay khóc làm cha mẹ bực bội, cha mẹ có thể lắc đứa trẻ quá mạnh thì đứa trẻ có thể bị tổn thương cổ, não bộ lúc lắc, có thể bị tổn thương về não và đứa trẻ có thể chết. Hiện có một cas, cha là bác sĩ, bị đưa ra toà (người mẹ sau khi sinh con đứa trẻ mới sanh khóc hoài). Hiện giờ người ta chưa xác định được ai là thủ phạm gây ra cái chết cho con, cha hay mẹ. Cas này bị lôi ra ánh sáng vì có sự nghi ngờ gắn liền khi cặp vợ chồng nầy đã yêu cầu cố giữ nó sống bằng hệ thống nhân tạo; đến khi đứa bé chết, người ta mổ xác đứa bé để xét nghiệm thì thấy não bị vỡ vụn.
Với tư cách là nhà công tác xã hội để quyết định đứa trẻ có bị bạo hành hay không chúng ta nên nghĩ đến những câu hỏi sau đây:
Điều thứ nhất:
- Có phải là đứa trẻ ở lứa tuổi đó bị đánh đập quá thường xuyên đối với lứa tuổi đó hay không?
- Có phải là đứa trẻ không chỉ bị một vết thương mà thôi, mà cùng một lúc có nhiều loại vết thương
- Có phải là loại thương tích đứa nhỏ bị là một mẫu mà thường được lập đi lập lại hay không? (thí dụ như vết phỏng)
- Vết thương mà đứa trẻ bị, có thể cha mẹ cắt nghĩa một cách không hợp lý không?
- Hãy lắng nghe kỹ cách cha mẹ cắt nghĩa (lối giải thích của cha mẹ có hợp lýkhông?)
Điều thứ hai là quan sát đến hành vi của đứa trẻ, đây là những hành vi mang tính cực đoan.
- Đứa trẻ có hành vi quá sức tuân thủ ý kiến cha mẹ: thí dụ đứa trẻ lúc nào cũng ngồi yên lặng một chỗ, đứa trẻ tránh mọi sự đụng chạm xung đột với cha mẹ, tránh không làm cha mẹ giận, lúc nào cũng quan sát canh chừng cha mẹ.
- Đứa nhỏ có tính hay gây hấn, rất đòi hỏi, sống động và đứa trẻ làm bất cứ điều gì để cha mẹ quan tâm đến nó.
- Hành vi đứa trẻ bị thay đổi vai trò, nó có những hành vi như cha mẹ lo lắng cho con cái.
- Trẻ có những hành vi rất là phụ thuộc cha mẹ để cha mẹ không có phản ứng gì cả.
Những đứa trẻ thuộc 4 dạng vừa rồi, sự phát triển năng lực của nó chậm vì năng lực của nó đã dồn vào sự đối phó với cha mẹ. (Ví dụ như ngôn ngữ của nó không được phát triển tốt).
Những đứa trẻ bị bạo hành có cách ứng đối với người lạ bằng một trong hai cách:
- Có thể đối với mọi người nó rất thân thiện hoặc hay gây hấn, nó dễ dàng làm quen với mọi người.
- Nó ngồi yên lặng thinh không tiếp xúc với ai, nó nghi ngờ mọi người.
Dấu hiệu về vấn đề ăn uống bị rối loạn.
Ta có thể thấy hành vi ăn uống của trẻ rất bình thường. Thí dụ đứa trẻ ngồi ăn uống rất lịch sự, rất hợp lý chỉ vì nó sợ bị đòn.
Cách chơi của trẻ có thể cho thấy nó bị bạo hành. Nó có thể diễn tả tình cảm của nó xuyên qua các trò chơi, nó có thể ngồi yên một chổ, tránh giao tiếp vơi trẻ khác, hoặc là chơi nhưng có tính gây hấn như để diễn tả những bực tức mà nó mang đến từ nhà. Một dấu hiệu đó là nó không thể kiểm soát được sự tiểu tiện của nó (tiểu trong quần hay đái dầm vào đêm) hoặc nó không thể kềm chế được những sự bực tức, nằm vạ, làm mình làm mẩy, làm trận làm thượng và có thể có những hành động rất bất thường.
Đặc điểm của những cha mẹ hay đánh đập con cái:
Những người này thường có những nhu cầu quan trọng là được chăm sóc vì họ chưa được chăm sóc. Họ tự đánh giá mình rất thấp, họ khiến cho người khác ruồng bỏ họ, khinh thường họ, vì họ không biết làm sao để kiếm được sự hỗ trợ và họ thấy họ không xứng đáng nhận được sự hỗ trợ khác.
Tình trạng của họ là tình trạng của cha mẹ mong muốn sự hỗ trợ của người khác. Trong khó khăn đó, họ không thể đáp ứng nhu cầu của con cái. Thường những cha mẹ này lúc bé, chính họ bị bạo hành hay bỏ rơi, họ sống cô độc, họ tự đánh giá họ thấp, họ không có được sự hỗ trợ nên sự căng thẳng này càng ngày càng cao và đổ trút sự căng thẳng lên đầu trẻ con. Và có khi cha mẹ bạo hành khó khăn nghiêm khắc với con cái, đứa nhỏ bị kiểm soát ngặt nghèo và khó khăn, đó là một phần cha mẹ tự muốn kiểm soát mình thông qua đứa nhỏ. Trong trường hợp những cha mẹ như vậy, những đứa trẻ bị tàn tật thì nếu đứa trẻ này có nguy cơ bị bạo hành nhiều hơn vì cha mẹ phải lo âu trong sự đáp ứng của trẻ này nhiều hơn. Thêm vào đó cha mẹ thường bị bạo hành lúc nhỏ cho nên họ cũng không biết cách để đáp ứng nhu cầu của trẻ như thế nào. Nếu họ không được chăm sóc lúc nhỏ thì bây giờ họ cũng không biết cách chăm sóc đứa nhỏ. Trong môi trường sống cũng có những ảnh hưởng đến những cha mẹ bạo hành trẻ con. Và trong mối liên hệ vợ chồng cũng có ảnh hưởng đến trẻ con, thường là mối quan hệ tay ba, mối liên hệ hai vợ chồng không tốt đẹp, họ dùng đứa con coi như vật tế thần để giải quyết vấn đề của họ. Trong trường hợp sự căng thẳng đến mức độ tột đỉnh và có những biến cố rất nghiêm trọng (nghèo đói triền miên, cha mẹ đơn thân, mất việc...) Trong trường hợp căng thẳng như vậy cha mẹ cảm thấy căng thẳng và bạo hành con cái. Có khi cha mẹ bạo hành con cái vì họ chưa được học kỹ năng cần thiết tối thiểu để làm cha mẹ, không biết thức ăn dinh dưỡng cần thiết và chăm sóc y tế như thế nào cả. Có nhiều cha mẹ cứ nghĩ cho ăn cho ngủ là đủ mà không quan tâm đến nhu cầu tâm lý tình cảm của trẻ. Có nhiều cha mẹ không được sự chỉ dẫn là nên nói chuyện với trẻ chứ không nên đánh trẻ.
Và những cha mẹ không có khả năng nhìn mình tách biệt ra khỏi đứa con, hoặc ngược lại. Họ thường đổ lỗi cho con. Và những cha mẹ này thiếu khả năng lý giải vấn đề cái nào được, cái nào không được. Họ khó quyết định, họ không biết chọn hướng nào để thay đổi. Và có những cha mẹ không thể nào kiểm soát được họ, họ rất nóng vội, không chờ đợi được và đánh con ngay tức thì. Nếu cha mẹ nghiện rượu hay nghiện thuốc và sự nghiện ngập của những người này làm họ bị thu hút hết sự quan tâm đến con cái, gây nên nạn bạo hành con cái.
Trong trường hợp những cas bạo hành đối với con cái nhân viên xã hội phải làm gì?
- Tìm cách thu thập thông tin càng nhiều càng tốt
- Thẩm định hoàn cảnh này
- Có chương trình mục tiêu để làm việc, tìm ra cách trị liệu để coi trị liệu này có hiệu quả không? Nếu không có hiệu quả, phải đổi cách trị liệu khác. Đôi khi chỉ cần trị liệu một thời gian ngắn, đôi khi cần một thời gian dài để giáo dục.
Những cái nhân viên xã hội cần tìm là:
- Có bằng cớ rõ ràng về nạn bạo hành con và nạn bạo hành này nguy hiểm cho trẻ, cần phải thẩm định mức độ nguy cơ của trẻ, cần phải coi đứa trẻ trong giai đoạn này có những hành vi tự hủy hoại cuộc đời nó không? Tìm rathật sự của nạn bạo hành này xảy ra lâu chưa. Cần thẩm định xem cha mẹ có ý định sửa đổi hay không, cha mẹ này có muốn ruồng bỏ con cái họ không hay họ khổ sở về bạo hành? Cha mẹ có bị khủng hoảng về mặt tình cảm tâm lý không? Cha mẹ có hợp tác tốt với bạn hay không? Cha mẹ có những vấn đề tâm lý xã hội quá nghiêm trọng không? Cha mẹ có bị cô lập và không được hỗ trợ hay không? Chính khi qui tụ được hết những yếu tố này ta có thể kết luận đứa trẻ có nguy cơ bị bạo hành hay không?
Bạn cần chỉ cho cha mẹ nhận ra những cảm giác của chính họ và những sự kiện nào xảy ra đã dẫn đến bạo hành; cần chỉ cho cha mẹ những dấu hiệu báo động trước khi bạo hành xảy ra để họ có thể học được những kỹ năng khác thay thế, để ứng phó với sự giận dữ trong lòng một cách khác đi. Chỉ cho họ biết cách phán đoán về mình. Nếu cha mẹ dốt nát, ta cũng dạy cho họ cách dạy con. Đối với những cha mẹ có khó khăn trong cách diễn tả bằng lời nói đối với con ta hướng dẫn cho họ cách nói chuyện, trao đổi với con, nên dạy họ các kỹ năng quản lý con cái sao cho thích hợp và điều duy nhất là dạy họ tổ chức một môi trường sống thích hợp hơn.
Ta có thể đem đến cho họ nguồn tài nguyên từ cấp vĩ mô, có thể đem đến cho họ một bác sĩ để chăm sóc cho đứa trẻ.
Tìm cách để cha mẹ vươn lên không bị cô lập, giúp họ nói chuyện với cha mẹ bạn bè, và dạy cha mẹ kỹ năng để kiểm tra chính mình để chống lại sự giận dữ và đồng thời dạy cho trẻ em thấy những gì xảy ra không phải lỗi tại nó để nó có thể chấp nhận được chuyện đó. Nếu sự giúp đỡ của họ không hiệu quả, bạn có thể nhớ tới sự hỗ trợ của cộng đồng, tòa án.
2. LẠM DỤNG TÌNH DỤC TRẺ EM
Định nghĩa: Lạm dụng tình dục bao gồm sự tiếp xúc (tương tác) giữa đứa trẻ và người lớn, trong đó đứa trẻ bị kích thích tình dục cho người khác, trẻ từ 18 tuổi trở xuống. Khi người lớn, lớn hơn trẻ 5 tuổi trở lên và người đó có quyền lực trên đứa nhỏ. Người lớn có quyền lực trên đứa nhỏ này, sử dụng quyền lực của họ để thoả mãn tình dục và giúp người khác thoả mãn tình dục.
Loạn luân là một hình thức đặc biệt của lạm dụng tình dục, là sự tiếp xúc, hay sự giao hợp giữa một đứa nhỏ và một thành viên trong gia đình không phải là người phối ngẫu. Lạm dụng tình dục cũng có thể là những hình ảnh khiêu dâm hay những cử chỉ mang tính tình dục, hay người lớn phô bày bộ phận sinh dục của mình, hay vuốt ve sờ mó bộ phận sinh dục, tình dục bằng miệng, giao hợp và bất cứ hình thức tiếp xúc sinh dục nào khác. Trong mối quan hệ mang tính loạn luân, không chỉ là những người có quan hệ máu mủ mà có thể là người không phải ruột thịt như cha ghẻ, dượng ghẻ, cô dì chú bác, người tình của cha mẹ. Trẻ có nguy cơ nhiều hơn đối với những người trẻ quen biết, tin cậy. Trẻ thì dễ bị lạm dụng tình dục vì chúng không có cơ sở thông tin để hiểu biết, không có chỗ nào để dựa, vì chúng nhỏ nên chúng sợ và đứa nhỏ nằm dưới sự kiểm soát của người lớn, nó muốn được làm vui lòng người lớn, nó nuốn được chăm sóc, muốn được có cảm giác an toàn. Ở Mỹ, 60% lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra trong gia đình và phần lớn các trường hợp còn lại là do những người quen biết và những người lạm dụng tình dục trẻ em thường là những người thích làm tình với trẻ em. Trong gia đình có thể có mối quan hệ loạn luân giữa anh em, có khi đứa trẻ bị đối phó với những căng thẳng từ nhiều người, không có sự an ủi, có khi là anh truyền em nối, và thường là sự loạn luân giữa anh em nghiêm trọng hơn là trường hợp vi phạm là người lớn. Mối quan hệ loạn luân thực hiện theo các bước:
1. Bước đầu: người lớn (người vi phạm) thăm dò xem họ có thể tới gần đứa nhỏ không và đứa nhỏ đáp ứng thế nào?
2. Nếu trẻ có vẻ cởi mở, họ bước tới một bước là giao hợp. Từ từ dần tới mối quan hệ sâu sắc hơn về tình dục.
3. Và họ tìm cách làm cho đứa trẻ phải giữ bí mật, bằng cách họ hăm dọa hoặc đổ tội cho đứa trẻ hoặc nói đây là chuyện riêng của mình để dấu diếm sự việc.
Và nếu trẻ cho biết tình hình này thì sẽ có sự phát hiện. Sự phát hiện này có thể do sự tình cờ, đứa bé không nói nhưng một ai đó hay gia đình có thể phát hiện. Và sự phản ứng của sự phát hiện này có thể tạo ra sự căng thẳng cho gia đình và trẻ. Người phạm tội luôn luôn chối, đứa trẻ cảm thấy là đứa tội lỗi, bất an. Gia đình có thể giận dữ với trẻ và người vi phạm. Cảm thấy tội lỗi vì không bảo vệ được trẻ. Có nhiều gia đình lờ luôn không muốn quan tâm đến vấn đề.
Có những kết cấu trong gia đình đặt đứa trẻ trong cảnh nguy cơ. Gia đình này bị xã hội cô lập, có khi ranh giới gia đình không rõ ràng, hành vi của người cha đối với đứa trẻ không được bình thường lắm, hay là trong phòng không đóng cửa, hình như trong gia đình này không ai tôn trọng sự riêng tư của người khác, hoặc ngược lại có biểu hiện của sự bí mật, có sự dấu diếm. Có tình trạng những đứa con gái bị lạm dụng tình dục nhưng không được sự quan tâm của chính người lạm dụng tình dục. Có khi người cha lạm dụng tình dục đứa con mà người mẹ lại giận dữ với con. Người mẹ và con có khoảng cách với nhau, có mâu thuẫn giữa cha và mẹ. Người cha và con gái có sự quan hệ thân thiết dẫn đến có sự quan hệ tình dục. Vì mối quan hệ tâm lý giữa mẹ và con đã thiếu rồi cho nên khi có chuyện quan hệ tình dục, đứa con không nói với mẹ được nên người mẹ rất là giận con, cho nên không thể giúp con được.
Một nguy cơ khác là khi nào có người dượng ghẻ trong gia đình, khi mẹ bệnh hoạn vắng nhà cũng là một yếu tố nguy cơ khác.
Rượu cũng là một yếu tố khác và có nhiều khi chính kẻ lạm dụng tình dục lại có một lịch sử bị lạm dụng. Đó là một nhân tố lớn, nguy cơ lớn cho đứa trẻ bị lạm dụng tình dục.
Đây là một vài đặc điểm của người cha lạm dụng tình dục:
Ông ta thường là người nhút nhát, khiếm khuyết kỹ năng giao tế, và ông ta có thể có những khó khăn trong việc bộc lộ với vợ, thường đánh giá mình thấp hơn vợ, anh ta lại ngả về đứa con gái, với con anh ta cảm thấy an toàn. Đứa con gái này không quyền lực gì và nó có tình thương đối với cha. Đứa con gái là nơi anh ta trút vấn đề của ông ta. Người vợ thường là những trầm cảm, xuống tinh thần và thường người mẹ không muốn tự khẳng định mình để bênh con. Phần lớn bà ta phụ thuộc chồng về tình cảm và bà ta không dám đối đầu với anh ta vì sợ mất tình thương của ông ta. Thường những bà mẹ này nói không biết vì không đủ sức đối phó vấn đề. Đó là những cuộc hôn nhân có vấn đề và cả hai đều sợ rằng nếu chuyện này bị phát hiện thì cuộc hôn nhân bị tan rã. Và chuyện này được bộc lộ thì đứa nhỏ chịu một gánh nặng, đứa trẻ sống trong sự căng thẳng đôi khi đứa trẻ nghĩ mẹ nó giận nó vì nó dành chồng của bà, và họ cảm thấy xấu hổ vì điều cấm kỵ quan trọng đã bị phá vỡ.
- Người vợ cảm thấy xấu hổ vì thấy mình bị mất vai trò làm vợ, bà sợ đánh mất chồng, và sợ gia đình tan rã.
- Đứa con xấu hổ vì nó nghĩ nó là đứa con tội lỗi.
- Và có nghi vấn không biết người cha có xấu hổ không? Có một sự khó khăn nếu như người cha cố tình đẩy sự rắc rối của mình vào vô thức. Khó để cho sự xấu hổ được bộc lộ ra. Trường hợp sẽ tốt hơn nếu sự loạn luân được phát hiện mà ông ta cảm thấy xấu hổ, ăn năn thì ông ta sẽ được giải phóng về gánh nặng tâm lý và người mẹ rất xấu hổ vì không bảo vệ được con mình, họ thiếu kỹ năng chăm sóc con. Đôi khi đứa con giận mẹ vì mẹ không bảo vệ được nó.
Các dấu hiệu và đặc điểm về hành vi lạm dụng tình dục:
- Bệnh về tình dục: có những vấn đề ở cổ, ở miệng, đi tiêu khó, những sự xuất tinh, ra chất nhờn nhiều và có những vết bầm trên bộ phận sinh dục và có sự mang thai mà không cắt nghĩa được, mà đương sự không muốn trao đổi.
Những hành vi mà chúng ta phát hiện được sự lạm dụng là:
- Có một sự thay đổi nào đó ở trẻ, trẻ đó có thể tự khép kín, hay rất hung hãn hay bị trầm cảm, thay đổi ứng xử với anh em, đứa trẻ có những hành vi về tình dục không thuộc lứa tuổi của nó, hay đột ngột thấy đứa trẻ sợ người đàn ông khác rờ vào nó. Trẻ không tỏ ra sợ hãi phải ở một mình với một người nào đó hay không muốn thấy mặt một người đàn ông và có thể gợi cho chúng ta cảm thấy nó có một bí mật mà nó không muốn nói cho mình nghe, hay khi nhắc đến tên ai đó đột nhiên nó bỏ đi. Đó là những dấu hiệu có điều gì đó đã xảy ra.
Hậu quả lâu dài của lạm dụng tình dục:
Hậu quả lâu dài này sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, nếu sự lạm dụng kéo dài, hậu quả sẽ quan trọng hơn nếu có nhiều hơn một biến cố, nếu người vi phạm là một người cha và một người được xem như cha, nếu người vi phạm sử dụng sức mạnh thì hậu quả có thể nghiêm trọng hơn khi kẻ vi phạm là một người đàn ông lớn tuổi so với người anh em. Kết cục mang tính nghiêm trọng (gia đình khủng hoảng, trẻ bị đưa đi nơi khác) hậu quả lâu dài sẽ nghiêm trọng hơn. Một vài biểu hiện của hậu quả lâu dài là mại dâm, nghiện thuốc phiện, rượu và vài dấu hiệu khủng hoảng trục trặc về tình dục, có những khó khăn về sự thân mật gần gũi với người khác phái, hay có sự nghi ngờ thiếu tin tưởng, họ tỏ ra không có tình cảm, trầm cảm đôi khi có hành vi rất hung hãn và họ có xu hướng lựa chọn người có xu hướng lạm dụng và sau đó cũng có xu hướng chọn kẻ lạm dụng tình dục cho con mình.
Vai trò của nhân viên xã hội thế nào nếu có cas lạm dụng tình dục là loạn luân thì ta phải làm gì?
Chúng ta nên nhớ rằng khi những cas này được phát hiện thường có những tình cảm rất mạnh mẽ, rất phức tạp như giận dữ, xấu hổ... Khi gia đình công nhận điều này, ta nên giúp họ biểu lộ sự quan tâm và sự hỗ trợ lẫn nhau quan tâm vấn đề, ranh giới để tổ chức nó lại, vì chính sự không rõ ràng ranh giới đã dẫn đến tình trạng này. Chúng ta nên xây dựng mối liên hệ giữa người vợ và người chồng thay vì người chồng với đứa con gái và mẹ với đứa con khác.
Các bạn giúp họ cải tiến truyền thông trong gia đình. Ví dụ như người cha không nói lên cảm nghĩ của mình, người mẹ không bộc lộ được cảm xúc của mình.
Có một sự khác biệt giữa hai trường phái:
- Một phái chỉ làm việc với trẻ bị lạm dụng (trẻ nạn nhân).
- Một phái làm việc với cả gia đình (đặc biệt là với người vi phạm).
Nếu có thể được, tốt nhất ta nên làm việc với cả gia đình, và trong đó giúp cho kẻ vi phạm được trị liệu tốt. Nhưhg điều này không phải luôn luôn là dễ dàng. Nếu ta làm việc với nạn nhân, giúp họ đừng đổ lỗi cho bản thân mình, và giúp họ nhận được, ý thức được hay bộc lộ một cảm xúc đó mà họ tự che dấu từ lâu.
Có thể sự việc xảy ra đó là cách của nó tìm ra sự thương yêu, ta có thể giúp nó thỏa mãn nhu cầu của nó bằng nhiều cách khác. Tạo nên sự tin tưởng đối với đứa trẻ bị lạm dụng đây là việc làm tốt, nhưng cần phải có thời gian. Ta nên làm những việc nhỏ để có sự thành công liền. Trẻ này thường khó tin tưởng bạn, nên bạn phải kiên nhẫn, phải luôn luôn sẵn sàng hiện diện khi nó cần.
Phòng ngừa: (bằng cách giáo dục cho các thành viên trong gia đình nhận rõ ranh giới).
Bạn phải thông tin giáo dục cho cả cha mẹ và trẻ em để họ biết trả lời không, cha mẹ phải hiểu rằng con có quyền của mình. Cha mẹ nên giúp đỡ con biết tránh môi trường nguy hiểm. Giúp cho cha mẹ có kỹ năng biết trao đổi với con để con cũng có thể bộc lộ với họ. Giúp cho gia đình đó có mối quan hệ tương tác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét