1 tháng 7, 2008

Vai trò của công tác xã hội trong đời sống xã hội hiện đại


Vai trò của công tác xã hội trong đời sống xã hội hiện đại (30/6/2008)
Việt Nam là một n¬ước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và hội nhập. Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đất nước đã có những bước phát triển v¬ượt bậc về kinh tế, tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc huy động các nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội. Kết quả là tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 60-70% vào năm 1992 xuống khoảng 20% năm 2005 (WB, 2004).

Tuy nhiên, cùng lúc đó, khoảng cách giữa những ngư¬ời giàu nhất và nghèo nhất lại tăng lên đáng kể. Nhiều nghiên cứu, thống kê đã chỉ ra rằng, phần lớn các thành tựu từ tăng tr¬ưởng kinh tế chỉ đem lại lợi ích cho khoảng 20% những ngư¬ời giàu nhất trong dân số. Người nghèo hiện tập trung ở các khu vực địa lý không thuận lợi và gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất. Điều kiện và cả mức sống ở khu vực nông thôn thấp hơn ở thành thị, khu vực miền núi thấp hơn đồng bằng, và cơ sở hạ tầng của gần 5% làng xã vẫn còn rất thiếu thốn. Trong bối cảnh này, giảm nghèo gắn với công bằng trong việc tiếp nhận những lợi ích từ sự phát triển kinh tế là những thách thức chính đặt ra cho Việt Nam trong giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy, nếu chuyên nghiệp hoá được đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội ( hay giảm nghèo) thì công cuộc giảm nghèo mới có thể đi vào thực chất, giải quyết được tận gốc căn nguyên của những vấn đề nói trên.
Cũng nh¬ư ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam các vấn đề xã hội mới nảy sinh cùng với sự phát triển kinh tế. Những thay đổi về cách thức làm việc đã bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình, nh¬ững sự di chuyển hay thời gian làm việc kéo dài làm cho thời gian để các thành viên gia đình ở bên nhau, giúp đỡ lẫn nhau, chăm sóc những đứa trẻ hay những ng¬ười thân đã già yếu ngày càng hạn chế. Thêm vào đó, vấn đề nghiện rượu, ma tuý, bạo lực trong gia đình và lạm dụng trẻ em cũng tăng lên. Trẻ em và phụ nữ th¬ường có nguy cơ bị ảnh hư¬ởng bởi đói nghèo và các tệ nạn xã hội. Trong một môi trường, thậm chí là khi gia đình bất ổn, có thể thấy ngay phụ nữ và trẻ em có nguy cơ trực tiếp hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình và bị lạm dụng Họ cũng là nạn nhân của tệ nạn buôn bán ngư¬ời khi gia đình muốn tìm cách thoát ra khỏi đói nghèo. Phụ nữ trẻ lên thành phố thất nghiệp có thể bị sa vào con đường mại dâm. Vấn đề “trẻ em lang thang” gắn với việc các em bỏ nhà, ra thành phố kiếm tiền bằng cách bán hàng rong trên đ¬ường phố hoặc đi ăn xin dễ có nguy cơ mắc vào tệ nạn mại dâm, sử dụng, buôn bán ma túy, ăn cắp, ăn trộm, vi phạm pháp luật. Vì điều này, các gia đình khó khăn hay nói rộng hơn là cả xã hội hiện nay cũng đang cần có những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp để giúp các gia đình có vấn đề và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thoát khỏi những nguy cơ, khó khăn nêu trên.
Cùng với các vấn đề xã hội còn phải nói đến các vấn đề về sức khoẻ mà con ng¬ười gặp phải khi đời sống trở nên sung túc và xã hội công nghiệp ngày càng phát triển. Đặc biệt, những bệnh tật liên quan đến thần kinh cũng trở nên trầm trọng hơn, hậu quả từ sự cô đơn và phải chịu áp lực cao, trong nhịp độ và guồng quay của một xã hội công nghiệp. Điều này bao gồm cả rối nhiễu thần kinh nhẹ do lo lắng, phiền muộn, hay rối nhiễu tâm thần. Tuy nhiên, có thể vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng nhất hiện nay đó là bệnh HIV/AIDS. Sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh HIV gắn chặt với tệ nạn mại dâm và ma tuý mà nếu không có lực l¬ượng cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp thì hiệu quả của các ch¬ương trình, dự án phòng chống lây nhiễm sẽ rất hạn chế, đại dịch HIV/AIDS ở n¬ước ta sẽ khó có thể kiểm soát đ¬ược. Mặc khác, tăng tr¬ưởng kinh tế cũng tạo ra áp lực cho các dịch vụ y tế. Các vấn đề sức khoẻ tâm thần nảy sinh trong hoàn cảnh cuộc sống ngày càng trở nên giàu có sẽ kéo theo nhu cầu về dịch vụ sức khoẻ tăng lên cùng với những khả năng kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên, kiến thức của những ngư¬ời dân nói chung về cách chăm sóc sức khoẻ của bản thân và biết sử dụng các dịch vụ phù hợp còn nhiều hạn chế. Nhân viên chăm sóc sức khoẻ và y tế do quá căng thẳng với khối lượng công việc hàng ngày, một số ng¬ười trong số họ cũng sẽ tách ra, hoặc xuất hiện một bộ phận đảm nhận việc h¬ướng dẫn, tham vấn về tâm lý xã hội và làm công tác biện hộ cho những ng¬ười gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ về sức khoẻ. Đây là đội ngũ công tác xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ.
Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, mối quan tâm là cần có ng¬ười làm công tác xã hội chuyên nghiệp để trợ giúp trẻ em cần có sự bảo trợ đặc biệt, những ng¬ười bị tàn phế từ hậu quả của các cuộc chiến tranh, ng¬ười tàn tật và những ng¬ười già yếu. Sự ra đời của đội ngũ này còn nhằm đáp ứng nhu cầu bảo trợ đặc biệt của trẻ em mà theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đó là các đối tượng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị bắt làm những công việc nguy hiểm, trẻ em phải làm việc xa gia đình và trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em nghiện ma tuý và trẻ em vi phạm pháp luật. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, do vậy việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em hôm nay, chính là vì sự phát triển của đất nước trong tương lai. ở đây không chỉ cần có đội ngũ công tác xã hội chuyên nghiệp mà còn cần một số lượng nhân viên lớn, bởi đối tượng phục vụ của họ là đông đảo những th¬ương binh, ngư¬ời khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và ngư¬ời già cô đơn với tổng số cộng lại có thể lên tới chục triệu ngư¬ời. Đây là con số bao gồm cả những người nhận hỗ trợ về tài chính và các hỗ trợ khác trong cộng đồng cũng như những ng¬ười đ¬ược nuôi duỡng trong các trung tâm bảo trợ xã hội.
Cuối cùng, cần phải thấy rằng, công tác xã hội còn có vai trò đặc biệt trong phát triển xã hội. Việc cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội và xoá bỏ các tệ nạn xã hội không thể tách khỏi những gì mà sự phát triển về kinh tế ảnh h¬ưởng đến gia đình và cộng đồng. Do đó cần phải quan tâm đến sự phát triển xã hội và cộng đồng đi cùng với việc tái cơ cấu nền kinh tế. Đây là điều cần thiết, bảo đảm cho¬ những can thiệp đối với cá nhân và gia đình có hiệu quả bền vững. ở cấp làng xã và cấp quận huyện, càng đòi hỏi phải có sự tư vấn và trợ giúp để thúc đẩy quá trình phát triển cộng đồng để mọi người đều có thể được h¬ưởng lợi từ sự phát triển cũng như¬ đảm bảo rằng họ có khả năng đóng góp ý kiến của mình trong quá trình xây dựng, thực thi các chính sách. Nói một cách đơn giản, những lợi ích từ tăng trư¬ởng kinh tế cho mọi ng¬ười dân trong xã hội sẽ không bền vững nếu không có một nỗ lực phát triển xã hội và cộng đồng, và điều này phải gắn liền và trở thành một bộ phận quan trọng của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nư¬ớc./.

Ths.Nguyễn Văn Hồi
Trưởng phòng Công tác Xã hội - Cục Bảo trợ Xã hội

Không có nhận xét nào: