18 tháng 7, 2008

Hệ thống sinh thái và vai trò


Hệ thống sinh thái (Ecology systems).
KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG SINH THÁI:
Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi cá nhân đó đang cố gắng để thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối tương quan của những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai chữ nầy thành hệ thống sinh thái (Ecology systems).
Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn. Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con người. Chúng ta phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và lý thuyết về thế giới để hiểu về con người theo hệ thống sinh thái.
Gia đình có ranh giới, chúng ta cũng có ranh giới, bất cứ hệ thống nào cũng có ranh giới, chúng ta nghĩ đến sự tương tác trong hệ thống để hiểu con người. Để hiểu một người bạn nào đó, chúng ta phải hiểu thế giới rộng hơn, phải hiểu gia đình người đó, nhóm bạn cũng làm việc, cộng đồng mà bạn đó đang tương tác. Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân đều độc đáo.
Chúng ta suy nghĩ bằng hình ảnh hơn là trừu tượng, cách nhìn này sẽ mở rộng tầm nhìn của chúng ta để hiểu sự việc.
Cha mẹ bị stress dẫn đến ngược đãi con cái hay cha mẹ thất nghiệp cũng ngược đãi con cái.
- Nếu người ta có việc làm thì sẽ giảm bớt những vấn đề xã hội. Kinh tế là chỉ báo mạnh nhất đối với các vấn đề xã hội.
Trong một hệ thống, ta quan tâm đến tổng thể nhiều hơn sự cộng lại của các bộ phận. Mọi hệ thống có nhiều bộ phận, gia đình là thành phần của cộng đồng.
Có 4 thành tố đối với mọi hệ thống:
1. Hành vi.
2. Cấu trúc.
3. Văn hóa.
4. Diễn biến của hệ thống.
Chúng ta luôn luôn quan tâm đến hành vi, cấu trúc, văn hóa, diễn biến của hệ thống.
Mỗi hệ thống đều có thời gian sống và nghỉ ngơi.
1. Hành vi: có khi gọi là năng lượng mang tính tâm lý (thức ăn là năng lượng, sự nâng đỡ về tình cảm là năng lượng...), hành vi là cách sử dụng năng lượng của mình, ví dụ tôi đang trình bày.
Nếu không có nhập năng lượng mới, hệ thống sẽ chết dần, mọi hệ thống đều phải mở ra để tiếp nhận năng lượng mới.
Mọi hệ thống đều thay đổi nhưng không thay đổi quá nhanh... luôn luôn có những lực lượng bên trong một hệ thống, luôn có sự sống và năng lượng, những năng lượng này đẩy và kéo lẫn nhau.
Khi một xã hội, một gia đình gặp một áp lực quá lớn chúng tôi gọi là STRESS hay STRAW.
Thí dụ:
- Có một số vùng bị lụt, các cộng đồng bị lụt sống trong tình trạng stress, chính phủ phải biết để có chương trình yểm trợ.
- Tôi là giảng viên, nếu tôi không có mặt thì nhà trường bị stress.
Tất cả hệ thống đều có những lực lượng chống đối nhau, khi lực lượng cân đối sẽ có sự hài hòa, đó là một cách hiểu vấn đề để trị liệu.
Thế nào là một gia đình sống một cách quân bình? Ở Trung Quốc, chính phủ có chính sách giới hạn số con... có nhiều gia đình bị stress vì chính sách nầy. Sự cân đối của nền văn hoá bị tác động, bị phá hủy.
Một ý kiến khác là sự thích nghi để sống còn, phải nhập năng lượng và phải biến nó thành một thành phần của bạn. Như thế bạn có hành động tương tác trong xã hội, bạn quan tâm đến phản ứng của người khác đối với mình.
Thí dụ: Giảng viên vừa giảng vừa quan sát thái độ sinh viên để thay đổi cách giảng bài.
Khi áp dụng phương pháp giải quyết nhanh: kỹ năng cần có là phải nghe như thế nào. Tôi phải là một hệ thống mở để đón nhận những gì mà các bạn bày tỏ trong phương pháp thực hiện nhanh.
2. Cấu trúc (kết cấu): Bất cứ hệ thống nào cũng có một bộ phận hay hệ thống bộ phận như trong cơ thể con người có nhiều hệ thống... cơ cấu cũng có nghĩa là những ranh giới, nếu nghiên cứu về gia đình trước tiên phải biết về thành phần trong gia đình, những thành phần đó không bắt buộc là những gì hiện hữu mà có thể là những thành phần về tâm lý.
Thí dụ:
Làm việc với trẻ đường phố vấn đề quan tâm là gia đình khi đứa trẻ trở về và môi trường xung quanh. Làm việc với gia đình cần phải biết kết cấu của họ và mối quan hệ của gia đình đối với xã hội xung quanh.
3. Văn hóa (Culture) Bất cứ hệ thống nào cũng đều mang nét văn hóa riêng của nó. Trong hệ thống, hành vi văn hoá được thể hiện như thế nào?

- Vai trò nam là gì?

nữ là gì?

- Văn hóa gia đình rất quan trọng để định hình một cá nhân, chúng ta không thể hiểu hết văn hoá gia đình đã ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Trong gia đình Việt Nam, vị trí của người anh cả rất quan trọng, đó là nét văn hoá của gia đình Việt Nam.
- Trong một đất nước, những vùng khác nhau có nền văn hóa khác nhau.
Thí dụ Ở Mỹ, văn hóa miền Bắc và miền Nam khác nhau.
4. Diễn biến của hệ thống:
Bất cứ một hệ thống nào cũng thay đổi theo thời gian nhưng bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được trạng thái tương đối ổn định. Không có một cơ cấu nào tồn tại như vậy mãi.
Một ý liên quan đến sự tiến hoá đó là xã hội hoá (socialization). Thí dụ trong một gia đình, không thể có tình trạng tất cả mọi thành viên muốn làm gì cũng được hay trong một cơ quan không thể có tình trạng các nhân viên muốn làm gì thì làm. Bất kỳ một hệ thống nào cũng phải có những phương tiện để kiểm tra quản lý. Một trong những phương pháp mà chúng ta thể hiện sự quản lý đó là xã hội hóa. Xã hội hóa là một tiến trình.
Thí dụ:
Trong gia đình, cha mẹ giáo dục con cái, dạy cho con cái về văn hoá gia đình.
Một ý khác mà chúng ta muốn nói đến là giao tiếp (communication). Bất cứ một hệ thống nào trong quá trình thay đổi và tiến hóa cũng có sự giao tiếp.

LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ (Role theory)
Mỗi người chúng ta đều có nhiều vai trò mà chúng ta đảm nhận trong cuộc sống. Giống như những diễn viên trên sân khấu, họ phải đóng nhiều vai cùng một lúc.
Thí dụ:
Các bạn khi ở lớp học thì đóng vai trò là học viên nhưng đến khi về đến gia đình thì các bạn lại đóng một vai trò khác.
- Mong đợi về vai trò (Expectation): Đó là cách xã hội qui định, qui ước về vai trò, về điều mong đợi mà vai trò đó thực hiện. Trong cùng một môi trường văn hóa thì mọi người có cùng một số mong đợi, những điều qui ước dành cho từng vai trò.
- Thể hiện vai trò (Role performance): Đó là cách con người thể hiện vai trò của mình như thế nào.
Thí dụ:
Sinh viên có thể đánh giá giảng viên của mình bằng cách đánh giá xem giảng viên đó thực hiện vai trò của mình có đúng hay không?
- Ý thức về vai trò (Role conception) đó là suy nghĩ của tôi về những gì các bạn mong đợi ở tôi. Đôi lúc cũng gặp rắc rối: chẳng hạn như đôi khi sinh viên suy nghĩ là tôi mong đợi ở họ những điều nầy, và họ cố gắng làm điều nầy nhưng tôi lại mong đợi ở họ những điều khác.
- Sự linh động về vai trò (Fexibility) Tôi cởi mở để thay đổi vai trò của tôi.
- Sự mơ hồ về vai trò (Role ambiguity) Thí dụ một người có vấn đề vì họ mơ hồ về vai trò, về những điều mà họ đảm nhận.
- Sự mâu thuẫn về vai trò (Role conflict) Thí dụ Con tôi muốn khác, chồng tôi muốn khác nên tôi không thể hoàn thành vai trò cùng một lúc. Tôi muốn làm một người mẹ tốt, một người vợ tốt nhưng tôi không làm được nên tôi bỏ luôn.
* Khi có mâu thuẫn về vai trò thì có vài phương cách để giải quyết:
Phương cách 1: lờ đi hay trốn tránh.
Phương cách 2: dung hoà.
Phương cách 3: tránh đi không làm gì hết.
Phương cách 4: từ bỏ vai trò của mình luôn.
- Tính không liên tục của vai trò:
Thí dụ:
Ở Mỹ có vấn đề xã hội làsự gián đoạn vai trò của cha mẹ khi con cái lớn lên. Một khi đứa trẻ rời khỏi nhà vai trò của họ bị gián đoạn. Những người lớn tuổi nghỉ hưu không còn làm gì nữa, họ đau khổ vì vai trò của họ bị gián đoạn.
- Áp lực về vai trò (Role strain): Thí dụ trong một gia đình, người cha phải đi xa cùng một lúc người mẹ phải đóng cả hai vai, thí dụ người mẹ bị ốm không thể chăm sóc cho con cái.
Áp dụng việc học, chọn một vấn đề được quan tâm (vấn đề sáng nay vừa học) phân tích vấn đề đã chọn, sau đó phản hồi lại, chúng tôi muốn xem các bạn đã học vấn đề gì? Nhìn vấn đề với cặp mắt khác hơn thế nào? Giải thích vấn đề đó như thế nào? Khái niệm nào sáng nay đã có ích cho các bạn nhiều nhất?
Tiến sĩ Robert Martin Chazin và Giảng viên Shela Berger Chazin

Không có nhận xét nào: