18 tháng 7, 2008

Tiến trình nhóm và sự can thiệp nhóm


Tiến trình nhóm và sự can thiệp nhóm
Nhóm như một hệ thống, kỹ thuật làm việc với nhóm hay gia đình, kỹ thuật làm việc với gia đình rất giống nhóm, và kỹ thuật nào là độc đáo riêng cho gia đình hay riêng cho nhóm. Có một điều ta biết chắc chắn là gia đình là luôn luôn tồn tại, nhóm thì phải có ai lập nên nó, nhóm theo công tác xã hội đó là một hệ thống thiết lập nên, phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong nhóm với sự thiết lập của nhân viên xã hội. Chúng ta luôn luôn phụ thuộc vào nhiều nhóm, một nhóm gia đình, nhóm đồng nghiệp, nhóm sở thích. Khi nhân viên công tác xã hội thành lập nhóm, nhóm công tác xã hội rất khác biệt, điểm đầu tiên của nhóm là:
- Phục vụ nhu cầu thành viên trong nhóm.
- Với sự hướng dẫn chuyên môn của nhân viên công tác xã hội (không có nghĩa là nhân viên xã hội cũng làm việc với các nhóm, nhưng khác với nhóm công tác xã hội). Có người nói thành lập nhóm là một hành động can đảm, hoặc nói đó là một cú nhảy định mệnh, được thực hiện bởi nhân viên xã hội và các thành viên trong nhóm. Và thân chủ chỉ tham gia vào nhóm khi nhóm đó thực sự phục vụ nhu cầu của nhóm.
Kế hoạch nhóm:
Chúng ta bắt đầu từ nhu cầu của thân chủ, chúng ta tìm ra mục đích để đáp ứng nhu cầu đó và chúng ta tạo nên 4 yêu cầu:
1. Cấu trúc nhóm.
2. Thành phần của nhóm, thành phần các thành viên và nhân viên xã hội tham gia nhóm.
3. Liên hệ nhóm trước khi thành lập.
4. Nội dung sinh hoạt nhóm
Tất cả kế hoạch nầy nằm trong bối cảnh môi trường.
Một điều căn bản là phải lựa chọn trong một khoảng tư tưởng rộng lớn.
- Nhóm có cuộc sống riêng (ta gọi là nhóm tổng thể). Nếu lập nhóm là để phục vụ cho tất cả trẻ trong nhóm (chứ không phải phục vụ An). Và chúng ta nhìn nhận điểm nầy như là điểm hợp đồng với nhóm.
- Khi làm việc với nhóm, nhân viên xã hội có hai trọng tâm, chú ý đến thực tại của nhóm, hoặc giữa nhân viên xã hội và thân chủ. Nhưng chúng ta cũng biết sự thay đổi thực sự diễn ra bên ngoài. Khi chúng ta tiếp một thân chủ, thì việc thay đổi không diễn ra trong cuộc họp mà xảy ra khi họ về. Do đó, hai trọng tâm khi thành viên của nhóm quyết định thay đổi là khi họ nói nhu cầu của nhóm phục vụ cho tôi, sau đó là gia đình thay đổi. Vì vậy nhóm này đáp ứng được nhu cầu được quan tâm của An, và việc thay đổi trong gia đình bé An sẽ xảy ra ở ngoài.
- Tính chất thứ ba của nhóm là giúp đỡ song phương. Đó là công việc, kỹ năng của người công tác xã hội chuyên nghiệp, nghĩa là nhóm viên giúp đỡ lẫn nhau. Việc hỗ trợ lan ra trong gia đình, trong nhóm thành viên bình đẳng.
Có những kỹ năng đặc biệt: Khi làm việc với cá nhân, chúng ta có đề cập đến kỹ năng quan sát giao tiếp của thân chủ. Đối với nhóm, chúng ta gọi là quét hình (tổng thể và chi tiết).
Kỹ năng
a). Quét hình (Scanning)
b). Tư duy nhóm (Thinking group)
c) Tăng sự gắn bó, làm cho các thành viên gắn bó với nhau bởi vì chúng ta đều làm việc trong một cơ quan, chúng ta có thể thành lập nhóm và tôi sẽ đề nghị một mục đích cho nhóm nầy là để hỗ trợ cho nhóm bé trai tuổi vị thành niên trong việc xã hội hóa cá nhân, đưa ra mục đích riêng để chúng ta có thể bao gồm nhiều người vào nhóm. (Fostering cohesion)
Thường nếu chúng ta lên kế hoạch chu đáo thì trường hợp nầy ít khi xảy ra
Họp thành lập nhóm:
Chúng ta có cần gặp các thành viên trong nhóm trước không? Có thể nên gặp các em trước buổi họp để làm quen, chúng ta có sự lựa chọn là có nên gặp trước hay không? Nếu nhóm có sẵn ta không cần gặp từng thành viên, nếu muốn để cho một thành viên mới sinh hoạt thì ta nên gặp riêng thành viên đó.
Với nhóm mới thành lập, ta làm quen với các thành viên, tạo cho nhóm có tình cảm thân thương, tập họp tất cả nhóm để làm quen với nhau đồng thời làm quen với nhân viên xã hội.
- Tập hợp phổ biến mục đích, thành viên tham gia tự nguyện và lựa chọn thành viên.
Nếu các em trước đây chưa sinh hoạt nhóm, chúng ta có thể gặp riêng từng cá nhân để sinh hoạt, nhân viên xã hội chuyển vai trò từ thân chủ là An chuyển sang thân chủ là nhóm.
Chúng ta thấy nguy cơ khi gặp cá nhân vì họ sẽ gắn bó với nhân viên xã hội hơn gắn bó với nhóm.
- Nếu nhân viên xã hội không thích làm việc với nhóm thì họ sẽ đến gặp từng cá nhân như thế sẽ lợi thế cho nhân viên xã hội.
Trong cuộc họp đầu tiên, nhóm viên thắc mắc không biết mục đích của nhân viên xã hội là gì (điều nầy không có gì lạ). Nếu trong cuộc gặp cá nhân trước khi họp nhóm đều có những khoảng cách, phòng thủ của thân chủ với nhân viên xã hội. Nếu ta gặp luôn cả nhóm một lần để cho các thành viên trong nhóm thảo luận mục đích của nhóm thì chúng sẽ được đối đầu với những mục đích của nhóm. Đây là việc mà nhân viên xã hội phải giải quyết những thắc mắc của thành viên và tạo nên sự thành lập nhóm.
Các bước phát triển nhóm.
- Bước thành lập nhóm (giai đoạn tiền dự định).
Để trải qua giai đoạn thành lập nhóm một cách hiệu quả thì những lo sợ của nhóm phải được giải quyết, những người được chọn vào nhóm phải có những thông tin cụ thể. Mục đích của nhóm là gì? Nói một cách khác những nhân viên xã hội và nhóm, thành lập một hợp đồng ban đầu để thành lập nhóm.
Công việc đầu tiên của nhân viên xã hội là đánh giá những điều kiện phù hợp của thành viên để lưạ chọn. Chúng ta phải tự đặt câu hỏi cho mình, những thành viên nầy có những đặc điểm gì so với thành viên khác, nếu nó không tham gia nhóm thì có điều gì không có lợi?
Thường người ta đặt mục tiêu nhóm rộng hoặc vừa đủ, điều nầy rất khác khi chúng ta làm việc với gia đình. Ở trong nhóm gia đình, việc tham gia nhóm trong gia đình là tự nhiên.
Trong khi sửa soạn nhóm thì không tạo ra mối liên hệ đặc biệt giữa mình và nhóm viên. khi làm việc với nhóm gia đình thì có khác, cần phải đủ mạnh. Mỗi nhóm đều đi qua giai đoạn tăng trưởng. Buổi họp nhóm đầu tiên sẽ bắt đầu giai đoạn đầu, chúng ta có thể diễn tả buổi ban đầu khi tuổi thơ của bé trai, mỗi thành viên đều được người trong nhóm chấp nhận, sợ mình làm những điều không hay trước mặt người khác. Khi buổi ban đầu của nhóm không khác với công tác xã hội ban đầu. Sinh hoạt nhóm không chỉ riêng có thân chủ mà có những nhóm viên khác để chia sẻ công việc đó. Vì vậy công tác xã hội ở giai đoạn nầy là nhân viên xã hội tạo ra sự liên kết giữa các nhóm viên. Đến với sinh hoạt nhóm ban đầu giúp nhóm viên gắn bó vào sinh hoạt nhóm. Trong giai đoạn đầu, nhóm bắt đầu thiết lập những luật lệ sinh hoạt nhóm, những luật lệ riêng cho nhóm, các mục tiêu, chấp nhận những cái gì thế giới bên ngoài đặt vào nhóm và những qui luật nhóm.
Vai trò của nhân viên xã hội:
Có người nói ở giai đoạn đầu, vai trò nhân viên xã hội tích cực, và khi nhóm bắt đầu phát triển và hoạt động thì vai trò giảm dần. Nếu suy nghĩ theo lối đó thì cần lưu ý rằng buổi ban đầu người nhân viên xã hội tích cực thì ta tưởng như nhìn từ bên ngoài xuyên qua lỗ trống. Trong giai đoạn đầu, nhân viên xã hội nói nhiều, trong đầu bạn bao giờ cũng suy nghĩ cái gì bạn nói, bạn làm, bạn quan sát. Trong giai đoạn nầy tích cực nói về mục đích nhóm và nhân viên xã hội giúp nhóm viên gắn bó với nhóm và nhân viên xã hội chuyển trọng tâm quan tâm một thân chủ của mình sang trọng tâm khác, nhân viên xã hội cần chú tâm dò sóng đến sự lãng tránh của thân chủ và cũng phải nhạy bén tế nhị để hòa nhập yếu tố tâm lý của thân chủ, ý hướng muốn tham gia, muốn nhìn vào sự việc để giải quyết.
Tiến sĩ Mary Ann Forgey và Tiến sĩ Carol S.Cohen

Không có nhận xét nào: