10 tháng 7, 2008
Phương pháp tiếp cận cộng đồng
1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển và tiếp cận cộng đồng
1.1. khái niệm về sự phát triển
1.1.1. Các học thuyết về phát triển
Từ những năm 1930 trở lại đây, các học thuyết về phát triển đã lần lượt ra đời và thay thế lẫn nhau. Có 3 loại học thuyết có thể nêu lên như sau:
Học thuyết 1: Phát triển là sự lớn mạnh về kinh tế
• Các học thuyết cổ điển về phát triển đã nhấn mạnh đến sự tăng trưởng trong công nghiệp và kinh tế và gợi ý rằng điều này sẽ chắc chắn mang lại sự phát triển ở tất cả các lĩnh vực trong mỗi quốc gia và khu vực.
• Theo thời gian mọi người đã công nhận rằng các học thuyết này đã bỏ quên rất nhiều mặt của cuộc sống. Hơn thế nữa, những học thuyết này có xu hướng tạo ra sự phát triển mang dấu ấn tăng khoảng cách giữa người giầu và người nghèo.
Học thuyết 2: Phát triển là đáp ứng các nhu cầu cơ bản
• Học thuyết này là sự cải tiến của học thuyết 1 bởi nó tập trung vào các kinh nghiệm của con người hơn là vào công nghiệp và kinh tế.
• Sức mạnh mới của sự phát triển là đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người như: Lương thực và nhà ở. Việc phân tích vẫn còn nhấn mạnh đến “vật chất”, nên việc nâng cao khả năng của con người để tiến tới tự lực còn ít được chú ý tới.
Học thuyết 3: Phát triển là hiện đại hoá
Học thuyết này là một trong 3 học thuyết hiện đại nhất, nó chú trọng đến các nhu cầu con người trong thời kỳ hiện đại. Với ý tưởng đó, người ta tin rằng một quốc gia sẽ phát triển toàn diện khi được hiện đại hoá.
Trong tất cả các học thuyết phát triển trên, điểm tập trung của phát triển là tồn tại ở một điều gì đó ngoỡi con người. Phát triển được thấy như là một yếu tố can thiệp từ bên ngoài. Từ đó chúng ta đã thấy sự phát triển phải được bắt đầu từ nhu cầu và nguyện vọng của con người, phát triển phải được đan kết quanh con người chứ không phải con người đan kết quanh sự phát triển.
1.1.2. Biểu đồ phát triển
Quá trình phát triển có thể mô tả qua sơ đồ sau đây:
Phát triển là một quá trình xác định các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để sử dụng chúng nhằm giải quyết các khó khăn và cản trở trong quá trình phát triển. Thông qua sự tác động qua lại của các nguồn lực trong cộng đồng và những cản trở sẽ có sự thay đổi và tiến bộ hướng tới một tương lai mong đợi.
Các nguồn lực trong cộng đồng chính là con người và cơ sở vật chất và qúa trình phát triển đòi hỏi phải có sự tham gia rộng rãi của những người sẽ được hưởng lợi trong qúa trình đó.
1.1.3. Định nghĩa về sự phát triển
Sự phát triển có thể được định nghĩa như sau:
• Phát triển là một quá trình chuyển biến năng động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các thành viên tham gia, sự tăng trưởng này diễn ra ngay trong hoàn cảnh sống của họ.
• Phát triển là một quá trình giúp con người xoá bỏ những cản trở và khai thác tiềm năng của chính mình một cách toàn diện.
• Phát triển là một quá trình giúp con người xoá bỏ những cản trở và khai thác tiềm năng của chính mình một cách toàn diện, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng.
1.2. Định nghĩa về phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng là “Tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng, giúp các cộng đồng này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia”
(Định nghĩa chính thức của Liên hiệp Quốc, 1956).
1.2.1. Mục tiêu phát triển cộng đồng
Phát triển hướng tới 2 mục tiêu cơ bản sau đây:
- Mục tiêu phát triển con người - mục tiêu này liên quan đến quá trình nâng cao năng lực con người để khắc phục trở ngại, khó khăn nhằm đạt những mục tiêu mong muốn.
- Mục tiêu vật chất - mục tiêu này liên quan đến tăng trưởng về vật chất, kinh tế nhằm cải thiện cuộc sống, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
a) Mục tiêu phát triển con người
- Quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng được bình đẳng, chân thành và cởi mở.
- Các cấp lãnh đạo và người dân có quan hệ tốt; người dân được tham gia vào các hoạt động phát triển.
- Người dân được huy động và tổ chức để họ tự giải quyết các vấn đề của cộng đồng mình.
- Tinh thần tập thể, tính cộng đồng được xây dựng và hoàn thiện.
- Năng lực của các thành viên trong cộng đồng được nâng cao để có thể tự lực giải quyết các khó khăn trong cuộc sống.
b) Mục tiêu vật chất (kinh tế )
- Tăng sản phẩm xã hội và đảm bảo rằng sản phẩm ấy được phân phôí công bằng.
- Phúc lợi xã hội và các dịch vụ được tăng cường nhằm cải thiện chất lượng cuốc sống của mọi thành viên trong cộng đồng.
- Giảm cường độ lao động bằng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.
- Tạo được nhiều cơ hội để mọi thành viên có thể lựa chọn nghề nghiệp nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của họ.
- Tăng nguồn lực cho tương lai (cơ sở vật chất, kỹ thuật,...).
1.2.2.. Tiến trình phát triển cộng đồng
Tiến trình phát triển cộng đồng bao gồm các bước như sau:
- Thức tỉnh cộng đồng
- Là tiến trình để cộng đồng hiểu rõ,
- đánh giá đúng và đẩy đủ các nguồn lực của
- cộng đồng.
- Tăng cường năng lực
- Là tiến trình tăng cường các nguồn
- lực của cộng đồng để cộng đồng đủ khả
- năng vượt qua các khó khăn.
- Tự lực
Vừa là tiến trình vừa là mục đích quan trọng nhất của phát triển cộng đồng.
Cộng đồng tự lực là cộng đồng có đủ các nguồn lực để tự phát triển.
1.2.3. Phương châm của các dự án phát triển cộng đồng
• Đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng.
• Tuân thủ tiến trình phát triển cộng đồng (Thức tỉnh/tăng năng lực/tự lực).
• Trao quyền để quản lý từ cấp thấp nhất.
• Các bên cùng đóng góp.
• Lồng ghép với các chương trình dự án khác trên cùng địa bàn.
• Đảm bảo hiệu quả và tính bền vững.
• Giúp dân cần câu mà không phải là xâu cá.
• Thực hiện dân chủ cơ sở.
• Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái để phát triển bền vững.
• Giảm dần sự hỗ trợ.
• Không làm hộ/không làm thay mà chỉ hỗ trợ.
• Chú trọng vấn đề giới và đảm bảo bình đẳng giới.
• Chú trọng đến người nghèo và vì người nghèo.
• Chú trọng đến đồng bào dân tộc thiểu số .
2. Người trong cuộc với người ngoài cuộc
2.1. Ý tưởng về người trong cuộc và người ngoài cuộc
• Hãy coi cộng đồng (gồm những người trong cuộc) như một dòng sông đang chảy và tiếp tục chảy. Con sông đã chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác, và rồi đây sẽ còn chảy.
• Là những người làm dự án phát triển (người ngoỡi cuộc), chúng ta đi vào dòng chảy của con sông (cộng đồng) tại một thời điểm nào đó và đi ra ở một điểm khác.
• Ví dụ: Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng-Bắc Kạn sẽ để lại một cái gì đó cụ thể và lưu niên tại cộng đồng để các cộng đồng đó có sự phát triển bền vững.
2.2. Đặc điểm của người trong cuộc và người ngoài cuộc
Người trong cuộc và người ngoài cuộc có những điểm mạnh và điểm yếu đặc thù của mình. Sự khác nhau đó có thể thấy được qua bảng sau:
2.3. Quan hệ giữa “Người trong cuộc” và “Người ngoài cuộc”
Trong mấy thập kỷ qua mối quan hệ giữa “người trong cuộc” và “người
ngoài cuộc” trong các hoạt động vì sự phát triển đã trải qua các phương thức sau:
Phương thức 1: Mệnh lệnh và áp đặt
Đây là phương thức mà những người ngoài cuộc đã đề ra các quyết định và
áp đặt cho người trong cuộc.
- Họ đã quyết định có những vấn đề gì và cách giải quyết chúng ra sao.
- Họ đã thiết kế dự án, áp đặt các mục tiêu và các hoạt động ự án.
- Họ đã cung cấp các đầu vào cần thiết, các cán bộ quản lý, rồi kiểm tra và đánh giá để xem các hoạt động, mục tiêu có đạt được không.
Kết quả là:
- Sự quan tâm của cộng đồng thường theo thời gian mà lắng xuống.
- Rất ít cộng đồng tiếp tục hoạt động sau khi những người ngoài cuộc rút lui.
Rõ ràng tính bền vững đã không đạt được.
Phương thức 2: Có sự tham gia của cộng đồng một cách hạn chế
Theo phương thức này, những người ngoài cuộc vẫn còn đề ra phần lớn các
quyết định, nhưng họ đã bắt đầu hỏi những người trong cuộc nhiều câu hỏi hơn.
Nhìn chung vai trò của những người ngoài cuộc vẫn phần lớn giống phương
thức từ trên xuống, áp đặt và mệnh lệnh.
Kết quả là:
- Những người ngoài cuộc đã bắt đầu nhận thức được rằng những người trong cuộc có khá nhiều hiểu biết.
- Những người trong cuộc thường có thể xác định được tại sao các hoạt động tiến hành được hoặc không.
Phương thức 3: Phân quyền với trao quyền
Đây là trường hợp người trong cuộc, với sự hỗ trợ của những người ngoài
cuộc, tích cực đề ra quyết định.
- Người trong cuộc xác định các vấn đề của họ và giải pháp. Họ đặt ra các mục tiêu và hoạt động, kiểm tra và đánh giá các tiến độ để xem chúng có đạt không hoặc còn đang phải làm thêm.
- Những người ngoài cuộc vận dụng cách tiếp cận có sự tham gia, khuyến khích người trong cuộc tự xác định các nhu cầu của họ, tự đề ra các mục tiêu của chính mình, tự quản lý, kiểm tra và đánh giá các hoạt động.
Kết quả là:
- Cách tiếp cận này đã bắt đầu đem lại những kết quả đáng khích lệ.
- Cùng với thời gian và kinh nghiệm, cách tiếp cận này sẽ phát triển thêm phương pháp và công cụ, mang lại nhiều khả năng cho cộng đồng, cho việc phát triển (kinh tế ) bền vững.
2.4. Sự tham gia của cộng đồng-động lực với mục tiêu của phát triển cộng đồng
Như chúng ta đã biết, “sự tham gia của người dân” đã trở thành phương châm hành động và là mục tiêu quan trọng nhất của những người làm công tác phát triển trong các dự án “Phát triển nông thôn”.
2.4.1. Sự cần thiết về sự tham gia của người dân trong dự án phát triển nông thôn
Sự tham gia của cộng đồng (người dân) không chỉ là để nói mà thực sự là một sự cần thiết để dự án và người dân là các đối tác bình đẳng, để tránh coi người dân chỉ là “đối tượng” của dự án, mà người dân, cộng đồng phải được coi là người chủ thực sự của dự án. Mục tiêu là:
- Để thực hiện trong thực tế: Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra giám sát, Dân quản lý và sử dụng thành quả, Dân hưởng lợi ích từ dự án.
- Để hạn chế các thất bại trong các hoạt động của dự án. Tất nhiên ở đâu cũng có sơ suất, nhưng có thể tránh được rất nhiều sai lầm chỉ bằng cách đơn giản hỏi ý kiến người dân trước khi ra quyết định.
- Để làm xích lại gần nhau giữa các bên liên quan trong dự án trong các mối liện hệ trao đổi thông tin. Thông tin phản hồi của người dân dễ có tác động tới chính sách, chương trình hơn nếu thông tin đó được truyền trực tiếp cho các vị lãnh đạo dự án mà không phải trải qua nhiều tầng tổ chức.
- Để tăng khả năng có được sự phù hợp giữa các hoạt động (dự án) với các nhu cầu của người dân, với điều kiện hạn chế của từng địa phương.
- Để tận dụng và khai thác các nguồn lực của địa phương cùng vì mục tiêu phát triển.
- Để tạo cơ hội giáo dục cho người dân.
2.4.2. Các giai đoạn cần sự tham gia của người dân trong chu kỳ dự án
Các cơ quan tham gia dự án phát triển nông thôn đều phải coi sự tham gia của người dân là cương lĩnh, là chính sách thường trực. Do đó các phương thức, phương pháp tiếp cận cộng đồng sẽ có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, sự tham gia là cả một quá trình. Quá trình đó chỉ có thể cải thiện nhanh khi mà cả cơ quan tham gia dự án và người dân trong vùng dự án cùng có các nỗ lực để đáp ứng mục tiêu này. Trong nhiều dự án, sự tham gia của người dân còn nhiều hạn chế, chỉ giới hạn trong việc thực hiện một số hoạt động đã lập ra từ trước hoặc trả lời các câu hỏi điều tra.
Trong dự án phát triển nông thôn, về nguyên tắc người dân có thể tham gia và thực tế cho thấy họ sẽ tham gia vào tất cả các giai đoạn của chu kỳ dự án: từ bước đầu xác định vấn đề, chọn công trình, lập kế hoạch, tổ chức thi công, theo dõi, kiểm tra và đánh giá tiến độ thực hiện... Những sự tham gia như thế của người dân chỉ có thể có được khi:
• Có phương pháp, biện pháp thích hợp để tạo cơ hội cho người dân tham gia;
• Có sự động viên cần thiết để người dân tham gia.
Hình thức và mức độ tham gia của người dân vào tiến trình của một dự án phát triển nông thôn có thể mô tả qua sơ đồ sau:
Mỗi giai đoạn trong chu kỳ dự án sự tham gia của cộng đồng đều có mục đích và lợi ích cụ thể như sau:
2.4.3. Lợi ích từ sự tham gia của cộng đồng
- Phát triển chính là phát triển khả năng của con người, nhưng điều này chỉ có thể có được thông qua sự tham gia của họ.
- Một trong những mục tiêu của phát triển là tự lực, nhưng quá trình đó chỉ có được khi tự bản thân người dân làm thay đổi cuộc sống của họ.
- Khi người dân tham gia, họ sẽ dần tự nâng cao nhận thức và tự tin.
- Sự tham gia sẽ cho phép tìm ra các giải pháp thích hợp. Đó là quá trình hợp tác, kết hợp kiến thức, kinh nghiệm quý báu của người dân với kiến thức khoa học.
- Tham gia tạo ra sự hợp tác, chia sẻ và cùng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tạo ra tính cộng đồng và đoàn kết.
- Sự tham gia đặt người dân ở địa vị tự chủ, giảm bớt lệ thuộc, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
Kết luận quan trọng:
• Việc tham gia của chính cộng đồng vào các công việc trong dự án phát triển cộng đồng là một sự việc có tính giáo dục và có thể còn quan trọng hơn việc đầu tư tiền bạc.
• Qua việc tham gia vào các hoạt động đánh giá nhu cầu và xác định khó khăn, xác định các hoạt động ưu tiên... người dân sẽ học được các kỹ năng phân tích.
• Qua việc tham gia vào lập kế hoạch và qua việc tham gia vào thực hiện dự án họ sẽ dần dần tự tin và có kỹ năng tổ chức.
• Tạo được các kỹ năng về tổ chức và thực hiện các hoạt động của dự án này, chúng ta sẽ đặt được nền móng cho sự thành công của các hoạt động phát triển hiện tại và tương lai.
2.4.4. Những trở ngại đối với sự tham gia của người dân
Để có được sự tham gia của người dân các dự án phát triển cộng đồng thường gặp phải một số trở ngại sau đây:
• Người dân có thể e ngại vì chưa thực sự quen với cách làm việc mới.
• Ai cũng bận với rất nhiều công việc gia đình và kế hoạch cá nhân nên ít thời gian để tham gia.
• Người dân có thể không cảm nhận được lợi ích của sự tham gia.
• Những người lãnh đạo cảm thấy dường như “uy quyền” bị giảm đi khi khích lệ sự tham gia.
• Sự tham gia rộng rãi sẽ mất nhiều thời gian.
• Cản trở do khuôn mẫu, tôn tin trật tự, vai vế trong quan hệ xã hội.
Để khắc phục những trở ngại trên cần phải:
• Tạo cơ hội để người dân tham gia thông qua việc đưa ra quan điểm mới về cách thức tiếp cận cộng đồng, đồng thời tạo mọi cơ hội và tiến trình phù hợp để người dân dễ dàng tham gia.
• Có sự động viên cần thiết trên cả phương diện vật chất và tinh thần.
2.5. Một số phân tích về người dân
Người làm công tác phát triển thường xuyên phải tiếp xúc, trao đổi và quan hệ với người dân ở cộng đồng. Một số phân tích sau đây sẽ có ích cho người làm công tác phát triển.
2.5.1. Người lớn tuổi
Những người lớn tuổi trong cộng đồng là những người tham gia chính vào các dự án phát triển. Họ có những đặc điểm chính sau:
• Có rất nhiều kinh nghiệm sống;
• Có thói quen lâu dài;
• Thường bận rộn với rất nhiều vấn đề, công việc trong cuộc sống;
• Có lòng tự trọng cao, hay tự ái;
• Luôn muốn giữ gìn danh tiếng, bản sắc văn hoá;
• Có tính quyết đoán;
• Tiếp thu có tính phê phán, chọn lọc;
• Chỉ hào hứng tiếp thu những vấn đề cần thiết với họ;
• Hay nói chuyện lịch sử, truyền thống.
Khi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với người lớn tuổi những người làm công
tác phát triển cộng đồng còn gặp trở ngại do họ chịu những ảnh hưởng sau:
• Tính kiêu ngạo.
• Tính tự mãn.
• Thiếu tin tưởng.
• Thiếu hăng say.
• Thiếu động cơ.
• Chịu ảnh hưởng của những điều đã học trước.
Do vậy, hiệu quả của việc trao đổi, tham gia phụ thuộc nhiều vào phương pháp và thái độ tiếp cận của cán bộ làm công tác cộng đồng, cũng như phụ thuộc nhiều vào môi trường hội họp và hoàn cảnh làm việc.
Để khích lệ người lớn trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cần phải biết được khi nào làm việc với họ là tốt nhất. Kinh nghiệm cho thấy trao đổi tốt nhất với người lớn tuổi khi:
• Việc trao đổi này liên quan đến việc họ đang làm hoặc một mục tiêu mà họ muốn đạt được.
• Họ thấy giá trị và sự liên quan của những điều mà họ đang thảo luận với công việc của họ.
• Họ tham gia một cách tự nguyện, không bị ép buộc.
• Họ và kinh nghiệm của họ được coi trọng.
• Họ tham gia một cách tích cực cùng với những người khác.
• Thời gian và địa điểm thích hợp.
• Môi trường thuận lợi cho việc trao đổi.
2.5.2. Người nghèo
Người nghèo thường bị lép vế trong cộng đồng và do vậy trong các hoạt động cộng đồng họ ít tham gia. Tình cảnh của người nghèo được thể hiện bởi “hệ thống” sau đây:
2.5.3. Giới và các vấn đề về giới trong phát triển
a) Khái niện về giới tính
• Sự khác nhau về sinh học giữa đàn ông và đàn bà là đặc điểm tự nhiên không thay đổi.
• Sự khác nhau được thể hiện ra bằng sự khác nhau về cấu tạo cơ thể, thể chất và sinh lý của từng giới tính từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ.
b) Khái niện về giới
• Là mối tương quan giữa địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
• Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện, các yếu tố xã hội quy định vị trí, chức năng của mỗi giới trong một môi trường cụ thể.
c) Những biểu hiện về giới tính và giới
- Biểu hiện về giới tính:
Sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học ta có thể phân biệt qua mấy
yếu tố sau:
• Bộ phận sinh dục
• Hình dáng cơ thể khác nhau, giọng nói khác nhau (do nội tiết quy định).
• Sự phân chia nhiễm sắc thể giới tính (đàn bà XX, đàn ông XY).
- Biểu hiện về giới:
- Nam tính:
- • Gia trưởng
- • Mạnh mẽ, lý trí
- • Quyết đoán, kỷ luật
- • Hiếu thắng
- Nữ tính:
- • Hiền từ, nhân hậu
- Nhẫn nại, cần cù
- Nhạy cảm
- Hy sinh, khiêm nhường.
- Những tính cách này hình thành, do quá trình học và rèn luyện mà có. Do vậy chúng có thể thay đổi và hình thành ở mỗi người nam hoặc nữ và trong đờ sống thực tế. Không phải tất cả mọi người đàn ông đều có đức tính ấy và ngược lại (theo quan niệm xã hội).
d) Vai trò của giới
- Vai trò sinh sản
- Sự phân công lao động đầu tiên có tính chất tự nhiên (sinh học) đối với giới là:
• Đàn ông làm cho thụ thai.
• Đàn bà mang thai và sinh đẻ.
- Vai trò sản xuất
- Vai trò sản xuất là những hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập.
- Công việc này cả nam và nữ đều có vai trò sản xuất. Sự phân biệt nam, nữ về tính chất và quá nhấn mạnh thiên chức sinh đẻ và nuôi con của phụ nữ, đã trói buộc người phụ nữ trong gia đình, bếp núc.
- Trong lao động, đàn ông nổi bật lên các công việc liên quan đến khám phá, phát hiện cái mới, sáng tạo. Phụ nữ thường được coi chỉ thích hợp với những nghề như: y tế, giáo dục, nuôi dậy trẻ hoặc sản xuất nông nghiệp, những loại việc rất vất vả nhưng lại được trả công thấp và kém giá trị.
- Vai trò quản lý
- Trong hoạt động cộng đồng thì công tác quản lý phần lớn do nam giới đảm
- nhiệm. Hiện nay, vai trò sinh đẻ và hoạt động cộng đồng của người phụ nữ còn chưa được đánh giá đúng mức. Đàn ông cho rằng đó là chức năng tự nhiên, là phi sản xuất, không có giá trị. Đó cũng chính là nguyên nhân của sự bất bình đẳng về giới.
e) Vì sao cần quan tâm đến giới trong phát triển?
Sau đây là những lý do chính cần phải quan tâm đến vấn đề giới trong các dự án phát triển:
• Phụ nữ và nam giới có nhu cầu ưu tiên khác nhau.
• Phụ nữ và nam giới có các kỹ năng chuyên môn khác nhau.
• Phụ nữ và nam giới có cách tiếp cận và quản lý nguồn lực khác nhau.
• Phụ nữ thường quan tâm đến đời sống hàng ngày, chăm sóc con cái nhiều hơn nam giới.
• Phụ nữ và nam giới có cách đánh giá và phân tích vấn đề khác nhau.
• Trong khi tạo ra sự tham gia của người dân trong các dự án phát triển nông thôn, một vấn đề tưởng như phải rõ ràng nhưng thường rất hay bị bỏ qua hay không được quan tâm đúng mức là sự tham gia của phụ nữ. Các lý do là:
• Các chương trình không tính đến các hạn chế nhất định mà phụ nữ phải chịu trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng;
• Do tư tưởng trọng nam, khinh nữ;
• Do thực tế phụ nữ có rất ít thời gian vì phải đảm đương không biết bao nhiêu công việc trong chăm sóc gia đình, con cái.
3. Người làm công tác phát triển cộng đồng và những kỹ năng cần thiết
3.1. Người làm công tác phát triển cộng đồng
3.1.1. Ai là người làm công tác phát triển cộng đông?
- Người làm công tác phát triển là những người thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng, giúp cộng đồng phát triển. ở địa phương, những người này chính là các cán bộ thôn, xã. Do đó cán bộ phát triển không phải là:
- Quan chức quan liêu, mệnh lệnh.
- Lãnh đạo, trực tiếp điều hành chương trình đã có sẵn.
3.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của cán bộ địa phương trong phát triển cộng đồng
Cán bộ địa phương với tư cách là cán bộ phát triển cộng đồng có những vai trò và nhiệm vụ chính dưới đây:
1. Tạo thuận lợi
- Muốn trở thành nhà tổ chức thì chúng ta phải tạo ra được bầu không khí thuận lợi để người dân tự tổ chức. Cách “tạo thuận lợi” được nhấn mạnh trong mọi lĩnh vực hoạt động vì chỉ có cách này mới phát huy được mọi tiềm năng của tập thể. Ví dụ: Trong một cuộc thảo luận nhóm, người “cán bộ thôn, xã” tạo bầu không khí thuận lợi để nhóm viên tự bộc lộ, phát biểu, nối kết các ý kiến, hỗ trợ chứ không điều khiển. Các quyết định không do “người tạo thuận lợi đưa ra” mà do cả nhóm làm nên.
2. Nhỡ nghiên cứu
Cán bộ thôn, xã phải biết tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của cộng đồng, vạch ra một kế hoạch, các hướng dẫn cần thiết để cùng người địa phương tìm hiểu về cộng đồng mình. Cán bộ thôn, xã phải có kỹ năng thu thập, phân tích các dữ kiện về cộng đồng. Điều quan trọng là tạo điều kiện cho người dân tham gia ngày từ đầu.
3. Nhỡ huấn luyện
Điều người dân trong cộng đồng cần thiết là có được nhận thức mới, phân tích được tình trạng xã hội trong đó họ đang sống, tìm ra các nguyên nhân của các vấn đề. Do đó mọi mục tiêu tiếp xúc, đối thoại với dân đều có tác dụng giáo dục.
Các cuộc thảo luận mang tính giáo dục cao. Cán bộ thôn, xã phải có kỹ năng tổ chức các lớp tập huấn, sử dụng các phương pháp thông tin, huấn luyện khác nhau bằng lới nói, chữ viết, hình ảnh, sắm vai, diễn kịch,...
4. Vạch kế hoạch
Cán bộ thôn, xã cần giúp người dân vạch ra kế hoạch. Kế hoạch phải từ cơ sở đưa lên, xuất phát từ nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng. Trong kế hoạch phải đề ra mục tiêu khả thi, những công việc cần làm theo từng đối tượng và thời gian, ai thực hiện? bao giờ bắt đầu? khi nào kết thúc? thực hiện bằng phương tiện, điều kiện gì? thực hiện dự án tại đâu?
5. Xúc tác
Cán bộ thôn, xã phải tạo ra được những chuyển biến quan trọng như làm thay đổi thái độ và hành vi cá nhân, biến đổi các mối quan hệ, chuyển động trong các nhóm và tổ chức cộng đồng. Người đóng vai “nổi”, chủ động là người địa phương, người xúc tác rất “chìm” (ví dụ như men trong bánh mỳ).
3.1.3. Những phẩm chất cần thiết của cán bộ phát triển cộng đồng
1. Năng lực
Cán bộ thôn, xã phải có đầy đủ năng lực chuyên môn để tự tin và tạo niềm tin nơi người dân. Do vậy, họ cần được đào tạo để có các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công tác phát triển cộng đồng (xem chi tiết ở các mục sau).
2. Hoà đồng
Cán bộ thôn, xã phải có phong cách hoà đồng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Biết lắng nghe, đồng cảm, chấp nhận giúp cho cán bộ thôn, xã hoà đồng với người dân. Tuy nhiên, trong hoà đồng cán bộ cộng đồng không nên sa lầy vào nhậu nhẹt - điều thường xẩy ra tại nông thôn ngày nay. Tránh các mối quan hệ quá riêng tư làm ảnh hưởng đến quan hệ chung, đến toàn cộng đồng.
3. Trung thực
Cán bộ thôn, xã cần phải trung thực với dân và với chính mình. Họ phải luôn tự khám phá mình và không e ngại khi người khác nhìn vào mình để giúp mình trau chuốt phẩm chất. Người dân nhận thức các giá trị mà cán bộ thôn, xã đem lại cho họ như dân chủ, hợp tác, công bằng xã hội, tôn trọng nhân phẩm, không phải qua lời nói mà qua con người và cách sống của họ. Sự ba hoa, hứa hẹn, tạo uy tín bằng cái mình không có, không thuộc về phẩm chất của cán bộ thôn, xã.
4. Kiên trì, nhẫn nại
Cán bộ thôn, xã mới, chưa có kinh nghiệm thường hay nóng vội, muốn thấy thành tích ngay nên áp đặt ý kiến, sáng kiến của mình. Họ đã bực tức khi dân không thực hiện điều họ mong muốn. Cần phải hiểu rằng sự thay đổi trong thái độ, hành vi không thể diễn ra một sớm, một chiều. Biết kiên trì, chờ đợi là một phẩm chất quan trọng. Điều quan trọng không phải là ta làm được gì mà người dân làm được gì.
5. Khiêm tốn, biết học hỏi nơi người dân
Trong công tác sự học hỏi không chỉ có một chiều từ cán bộ thôn, xã đến người dân mà cán bộ thôn, xã sẽ học rất nhiều từ hiểu biết, kinh nghiệm và cuộc sống của người dân. Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp cho cán bộ thôn, xã lằng nghe, đón nhận trân trọng ý kiến từ dân. Chấp nhận sự góp ý mới thực hiện tốt chương trình phát triển và luôn luôn nâng cao năng lực và phẩm chất của chính mình.
6. Khách quan vô tư
Cán bộ thôn, xã cần có đức tình này và không nên có thái độ phê phán.
- Tình thần khách quan, vô tư giúp cán bộ thôn, xã giải quyết các mâu thuẫn trong cộng đồng và làm tốt vai trò xúc tác, liên kết các nhóm trong cộng đồng lại với nhau.
3.2. Kỹ năng khuyến khích, động viên và thúc đẩy
3.2.1. Nhu cầu của người dân
Để khuyến khích, động viên và thúc đẩy người dân tham gia tích cực vào tiến trình phát triển của cộng đồng, trước tiên cán bộ phát triển cộng đồng phải hiểu được các nhu cầu của họ. Con người có nhiều nhu cầu khác nhau, nhưng Maslow đã phân ra làm 5 loại nhu cầu là:
1. Các nhu cầu cơ bản
Phản ánh các mục đích sinh lý và sinh tồn, như ăn, uống, hít thở, tình dục, tránh các khó chịu về thể lực hay do môi trường (nóng, lạnh...), có các tiện nghi...
2. Các nhu cầu về an toỡn
Khi thoả mãn được một phần các nhu cầu cơ bản, con người sẽ bị những sức ép về các nhu cầu liên quan đến trật tự, an ninh, những biện pháp bảo vệ tránh các nguy cơ. Các nhu cầu này được thoả mãn nhờ đồng lương thích đáng, các chế độ bảo hiểm, các hệ thống chống trộm cắp...
3. Các nhu cầu xã hội
Khi các nhu cầu về an toàn đã được đáp ứng thì con người ít bận tâm hơn đến bản thân và sẽ cố gắng tạo lập nên các mối quan hệ giữa người với người (bản chất con người vốn mang tính xã hội, do quan hệ sản xuất), các nhu cầu này có liên quan đến các ràng buộc gia đình, tình bạn, tình đồng nghiệp... nhất là tình yêu và cảm tình của người khác với mình.
4. Các nhu cầu được tôn trọng
Khi con người đã cảm thấy an tâm trong mối quan hệ với những người khác, chắc chắn người đó sẽ tìm cách để đạt được một địa nào đó; nhu cầu được tôn trọng này sẽ thúc đẩy người đó tìm kiếm dịp bộc lộ khả năng của mình cố đạt được sự khen thưởng xã hội và nghề nghiệp. áp lực về nhu cầu này sẽ kết hợp với ham muốn và ý thích trội hơn khác người.
5. Các nhu cầu tự khẳng định mình và sáng tạo
Nếu con người đã được thoả mãn ở mức thứ 4 (tuy khó lòng được mỹ mãn), người đó sẽ quan tâm đến sự trưởng thành cá nhân và có thể thoả mãn được nhu cầu này bằng cách thách thức bản thân để trở thành sáng tạo hơn, đòi hỏi bản thân đạt được thành tích lớn hơn bằng cách tự đánh giá thành tích cá nhân theo những tiêu chuẩn do chính mình đặt ra.
Những hành vi tự khẳng định mình bao gồm cả sự chấp nhận các nguy cơ, tìm cách tự lập và tự do phát triển mọi hoạt động.
Tam giác nhu cầu con người
Kết luận quan trọng:
- Các nhu cầu là những ảnh hưởng trước tiên đối với hành vi của con người. Khi có nhu cầu đặc biệt nào đó nổi lên thì nó thúc đẩy cá nhân đó chọn ưu tiên và hành động.
- Mục đích của hành vi là làm giảm sức ép của nhu cầu bằng cách thoả mãn các nhu cầu đó: chỉ những nhu cầu không được thoả mãn mới là những nguồn gốc trước tiên của động cơ hành động.
- Muốn hiểu rõ các hành vi và đòi hỏi của một cá thể, phải nhìn thấu suốt các nhu cầu mà cá thể đó hiện chưa được thoả mãn.
- Nhu cầu tự khẳng định mình là động cơ hàng đầu của một con người khoẻ mạnh.
3.2.2. Giả thuyết X và Y của Douglas Mc. Gregor
Douglas cho rằng việc quản lý con người tập trung vào hai loại giả thiết X
và Y
a) Giả thuyết X
Các giả định là:
- Con người không thích làm việc và sẻ trốn tránh công việc nếu có thể trốn tránh được.
- Vì con người không thích làm việc nên phải ép buộc, chỉ đạo và khiến họ làm việc băng cách đe doạ phạt họ để bắt họ làm những gì cần thiết cho cộng đồng, đơn vị của họ.
- Con người thường muốn được người khác chỉ bảo cho họ phải làm gì, muốn trốn tránh trách nhiệm, ít có tham vọng và muốn có sự an toàn là trên hết.
b) Giả thuyết Y
Các giả định là:
- Con người tự giác làm việc và đối với họ làm việc là một nhu cầu.
- Con người thường mong muốn tự mình định hướng và kiểm soát bản thân để đạt đến những mục tiêu mà họ tin tưởng và muốn đạt được.
- Việc khen thưởng khuyến khích những người làm việc tốt, đạt đựợc mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và phụ thuộc vào trình độ và khả năng của từng người.
3.2.3. Một số gợi ý thực tế về cách khuyến khích, động viên và thúc đẩy mọi người
- Hãy đối xử tốt đối với người dân, nhân viên của mình chân thành.
- Hãy cởi mở và chân thành khi khen ngợi. Khiển trách riêng và khen ngợi trước đám đông.
- Hãy đề ra những mục tiêu có thể thực hiện được cho bản thân và cho những người khác.
- Chỉ ra quyết định khi đã có sự tham gia ý kiến thích hợp của mọi người.
- Hãy lôi kéo mọi người cùng tham gia quyết định những vấn đề khó khăn.
- Tìm hiểu và phản hồi thông tin lại cho mọi người biết họ đang làm việc như thế nào, những tiến bộ mà họ đạt được.
- Giải quyết mâu thuẫn bằng sự cởi mở, hiểu biết và suy xét đúng. Nên tập trung vào việc giải quyết mâu thuẫn hơn là khiễn trách.
- Hãy luôn luôn lắng nghe những điều mà mọi người nói với bạn. Cố gắng hiểu họ và có những nhận xát đúng về ý kiến của họ.
- Hãy quan tâm tới từng cá nhân những người làm việc dưới quyền của bạn.
- Bạn cần có khả năng kiềm chế sự sự nóng giận.
- Hãy sẵn sàng lắng nghe những ý kiến mới, ngay cả khi chúng khác với ý kiến của bản thân mình.
- Hãy giao phó công việc cho mọi người nếu cần thiết.
- Chỉ khiển trách khi cần thiết.
- Đừng làm cho mọi người hoảng sợ.
- Đừng sợ phải thừa nhận mình sai khi người khác đúng.
- Hãy làm việc có hệ thống.
3.3. Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
3.3.1. Các bước trong giải quyết vấn đề
a) Xác định vấn đề và phân tích vấn đề
Vấn đề tồn tại là sự lệch hướng giữa những gì đang xảy ra và những mục
tiêu mong đợi. Khi có vấn đề xảy ra cần được giải quyết để nó không cản trở quá trình phát triển.
Điều quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề là xác định vấn đề, nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng của nó. Chỉ khi nhận biết đúng vấn đề thì mới có thể tìm giải pháp thích hợp cho vấn đề đó.
Phân tích vấn đề cần xem xét đến những phương diện sau:
• Tác hại cả vấn đề.
• Mức độ nghiêm trọng.
• Phạm vi phổ biến của vấn đề.
• Nguyên nhân gây ra hoặc liên quan đến vấn đề.
b) Tìm giải pháp có thể
• Liệt kê các giải pháp.
• So sánh các giải pháp làm cơ sở để lựa chọn giải pháp thích hợp và hiệu quả nhất.
c) Lựa chọn giải pháp tốt nhất
Để lựa con giải pháp tốt nhất cần dựa vào các tiêu chuẫn như:
• Tính phù hợp.
• Tính khả thi.
• Mức chi phí.
• Điểm mạnh, yếu của giải pháp.
• Mức độ rủi ro.
d) Thực hiện giải pháp đã lựa chọn
Lập kế hoạch thực hiện:
• Nguồn lực cần thiết, tiền, thông tin, hổ trợ về kỷ thuật v.v.
• Các hoạt động cần phải tiến hành.
• Các bước tiến hành.
• Bố trí nhân lực cho từng hoạt động.
• Thời gian cần cho từng hoạt động.
e) Đánh giá giải pháp đã áp dụng
• Xác định tiêu chí đánh giá.
• Xác định phương pháp và nguồn dữ liệu đánh giá.
• Phân tích kết quả và phản hồi thông tin.
• Điều chỉnh.
Quá trình xác định và ra quyết định giải quyết vấn đề có thể tóm tắt như
sau:
3.3.2. Những lời khuyên thực tế khi ra quyết định
• Xác định mức độ lớn nhỏ của quyết định.
• Không ra quyết định một cách vội vàng.
• Dựa vào các chính sách đã được thiết lập.
• Tham khảo ý kiến của những người khác khi bản thân chưa dám chắc.
• Tránh những quyết định có tính khủng hoảng.
• Ra quyết định kịp thời.
• Đừng nghiền ngẫm quá lâu một quyết định một khi sự việc đã được thực
hiện.
3.4. Các kỹ năng tiếp cận cộng đồng
3.4.1. Kỹ năng về kỹ thuật
Khả năng về kỹ thuật là khả năng của người làm công tác phát triển biết một chuyên môn nào đó và biết sử dụng các phương pháp về kỹ thuật cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
Hiện nay, kỹ năng về kỹ thuật đòi hỏi cán bộ cần hiểu biết không chỉ về khoa học tự nhiên mà còn cả về khoa học về xã hội và nhân văn.
3.4.2. Kỹ năng quan hệ với mọi người (Kỹ năng giao tiếp, truyền thông)
Là khả năng làm việc với mọi người, trên cơ sở đó áp dụng cách thúc đẩy có hiệu quả. Muốn vậy, người cán bộ phát triển cộng đồng cần phải:
• Lắng nghe ý kiến và lôi kéo mọi người cùng tham gia ra quyết định.
• Thúc đẩy mọi người làm việc.
• Thỉnh thoảng cần biểu lộ sự tin tưởng vào họ.
• Khen ngợi họ trước mặt mọi người nhưng chỉ được khiển trách riêng.
• Không ưu ái những người có thể làm những gì họ muốn.
• Giao tiếp cởi mở với mọi người và để cho họ biết những gì đang xảy ra ở địa phương mình.
• Công bằng với tất cả mọi người.
3.4.3. Kỹ năng về nhận thức
Kỹ năng nhận thức là những gì cho phép người cán bộ thấy được địa phương mình quản lý một cách tổng thể. Kỹ năng này cho phép người cán bộ hiểu được tất cả bộ phận của tổ chức, các hoạt động và tính chất hoạt động của các bộ phận trong ttổ chức.
Tất cả cán bộ cần có cả 3 kỹ năng nêu trên. Tuy nhiên, nếu ở cấp chuyên viên kỹ thuật thì họ cần nhiều kỹ năng về kỹ thuật hơn, còn ở cấp quản lý cao hơn thì cần ít kỹ năng về kỹ thuật hơn, nhưng lại cần kỹ năng về nhận thức cao hơn. Kỹ năng giao tiếp/ truyền thông với mọi người thì dù ở cấp nào cũng quan trọng và đóng vai trò chủ chốt trong công tác tiếp cận cộng đồng vì con người là thành phần có giá trị nhất trong mọi cộng đồng, tổ chức.
3.4.4. Kỹ năng hỏi và cách sử dụng câu hỏi
a) Hỏi và giao tiếp
• Chúng ta thường bắt đầu làm quen với nhau bằng các câu hỏi.
• Quá trình trao đổi nhằm mục đích chính là tăng cười sự hiểu biết lẫn nhau.
• Quá trình trao đổi sẽ không thực hiện được nếu “chẳng ai hỏi ai”.
• Câu hỏi càng nhiều, vấn đề càng rõ, “hỏi kém tức là tư duy kém”.
Tóm lại: Điều quan trọng là biết sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi đúng tình huống và có mục đích rõ ràng.
c) Mục đích hỏi
• Hướng chú ý vào môt điểm, một ý, môt sự kiện, một vấn đề hay một tình huống.
• Đánh giá các quan điểm.
• Phát hiện các lý do và sự việc.
• Khám phá các nguồn thông tin.
• Kiểm soát việc thảo luận.
• Tóm tắt hoặc chấm dứt một cuộc thảo luận.
• Hướng chú ý vào một mặt khác của vấn đề hoặc cuộc thảo luận.
• Đạt được kết luận hoặc thoả thuận.
• Thay đổi suy nghĩ của nhóm.
• Kiểm soát hành vi của nhóm.
• Gợi ý hành động, ý kiến hoặc quyết định.
d) Kỹ năng ứng xử khi đặt câu hỏi:
1. Đưa ra câu hỏi.
2. Ngừng
- Cho người được hỏi có thời gian để suy nghĩ.
- Thời gian ngừng phụ thuộc vào độ khó của câu hỏi.
3. Mời người được hỏi trả lời.
4. Đánh giá câu trả lời
- Khen ngợi các câu trả lời chính xác.
- Những câu trả lời chính xác một phần cần phải được khen ngợi phần chính xác đó.
5. Tránh thói quen lặp đi, lặp lại câu hỏi.
6. Nhắc lại và nhấn mạnh những câu trả lởi đúng để tăng mức độ tiếp thu của những người khác, tăng sự tự tin.
7. Lặp lại một phần hoặc cả câu hỏi nếu cần.
8. Không tự trả lời câu hỏi cảu mình.
9. Giữ giọng nói bình thường, thân thiện.
10. Tránh việc trả lời đồng thanh.
3.4.5. Kỹ năng lắng nghe
Chúng ta thường được đào tạo để phát biểu, ít khi được đào tạo để lắng nghe. Lắng nghe cũng cần phải được đào tạo. Biết cách lắng nghe là một điều quan trọng. Chúng ta cần phải lắng nghe như thế nào để không ảnh hưởng đến ý kiến, thái độ và niềm tin của người đối thoại?
a) Thế nỡo là biết lắng nghe?
• Chú ý và tỏ thái độ tốt đối với người phát biểu.
• Ghi nhớ hoặc ghi chép ý chính.
• Hỏi lại cho rõ những gì chưa rõ, chưa hiểu.
• Suy nghĩ, phân tích những ý chính.
• Thảo luận thêm bằng cách đặt câu hỏi hoặc tranh luận.
• Chú ý đến những ý kiến mâu thuẫn, trái ngược.
b) Những trở ngại cho sự lắng nghe
• Sự phân đoán hay định kiến trước mà không có căn cứ.
• Thành kiến.
• Sự đánh giá, phê bình.
• Đầu óc bảo thủ.
• Sự chểnh mảng, không chú ý.
• Sự sợ hãi hay đe doạ.
• Sự thiếu khiêm tốn.
• Sự giận dữ.
• Thông tin quá nhiều.
• Thông tin, lời nói và ngôn ngữ không rõ ràng.
• Vội vàng kết luận.
• Lòng tự phụ, sự kiêu căng.
• Nội dung thông tin không hấp dẫn, không phù hợp.
3.4.6. Kỹ năng truyền thông (Trao đổi thông tin)
a) Mục đích:
• Chuyển thông tin đến đúng đối tượng, đúng lúc.
• Thông tin chuyển đi đầy đủ, chính xác.
• Thông tin được gửi đi được hiểu, chấp nhận và thực hiện.
• Nhận được thông tin phản hồi.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển giao thông tin
• Ngôn ngữ.
• Mức độ phát triển của đối tượng (tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm sống).
• Những khác biệt giữa các cá nhân (tính tình, quan niệm sống).
• Tình cảm.
• Những sự việc cá nhân đã trải qua trong quá khứ.
• Quan hệ (cấp bậc, vai vế, sự tôn trọng, sự tin cậy lẫn nhau,…).
• Phong tục tập quán.
• Khoảng cách không gian.
• Môi trường.
• Thành kiến.
• Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, thái độ.
c) Các bước trong giao tiếp, truyền thông có hiệu quả
• Người nói và người nghe đều chú ý đến nhau.
• Người nói truyền đạt thông tin rõ ràng và dễ hiểu.
• Người nghe nghe thông tin và nghe một cách chăm chú.
• Người nghe đáp lại thông tin bằng cách: cảm ơn, trả lời hoặc hỏi lại để rõ hơn.
• Người nói biết chắc rằng thông tin đã được hiểu đúng. Nếu có sự hiểu nhầm cần nhanh chóng làm sáng tỏ.
• Kết quả là cả hai hiểu lẫn nhau.
3.4.7. Kỹ năng tiếp thu ý kiến phản hồi/góp ý
Việc tiếp thu ý kiến phản hồi/góp ý, giúp chúng ta có cơ hội để thay đổi sửa chữa cái mà chúng ta làm chưa tốt và biết cách sửa chữa thế nào.
a) Phản ứng khi nhận ý kiến phản hồi/ góp ý
• Cần chú ý nghe những điều người ta đang nói
• Cần yêu cầu người đưa ý kiến phản hồi/góp ý giải thích rõ bất cứ điều gì mà mình chưa rõ.
• Cần khuyến khích người đưa ra ý kiến phản hồi, góp ý tiếp tục đưa ý kiến. Nếu có thể so sánh ý kiến phản hồi của một nguời với những nhận xét của người khác để xem ý kiến có giống nhau không.
• Cảm ơn người đưa ra ý kiến phản hồi/ góp ý.
b) Sau khi nhận ý kiến phản hồi/ góp ý:
• Cần suy nghĩ xem ý kiến phản hồi/ góp ý nói gì về tác phong, hành vi cư xử của bạn.
• Cần cân nhắc xem bạn muốn thay đổi hoặc sửa đổi những gì.
c) Những điều cần tránh
• Đối phó khi nhận ý kiến phản hồi/góp ý (Đối phó sẽ gây ra cản trở việc đưa ra ý kiến phản hồi/ góp ý).
• Sau đó phớt lờ ý kiến phản hồi/góp ý (Phớt lờ ý kiến phản hồi sẽ cản trở việc học tập của các bạn).
3.4.8. Kỹ năng đưa ra ý kiến phản hồi/góp ý
a) Đưa ra ý kiến phản hồi/góp ý là giúp cho mọi người
• Nhận thức rõ thêm cái mà chúng ta cần làm.
• Học tập để trưởng thành và phát triển.
b) Đưa ra ý kiến phản hồi/góp ý về một vấn đề
• Nên tập trung vào cái đã làm hoặc đã nói, chứ không phải là cái mà
chúng ta nghĩ nó là như vậy.
- Nên tập trung vào cái mà chúng ta quan sát thấy nó xẩy ra, chứ không phải là cái chúng ta nghĩ về con người đó.
- Nên tập trung vào việc mô tả, trình bầy chứ không phải là xét đoán.
- Nên tập trung vào cái cụ thể chứ không phải là cái chung chung.
- Nên tập trung vào việc chia sẻ những tình cảm, ý nghĩ chứ không phải là giáo huấn.
- Nên tập trung vào việc đưa ra các ý kiến mà người nghe có thể sử dụng chứ không phải là tất cả mọi thứ mà bạn muốn góp ý cho anh ta.
- Nên tập trung vào vấn đề/nội dung mà người nghe có thể phần nào làm theo.
- Nên tập trung vào việc bắt đầu với những khích lệ, tán thưởng về những điểm tích cực của người nghe.
3.4.9. Kỹ năng tổ chức hội họp và thảo luận
Hội họp và thảo luận nhóm thường được tiến hành với một nhóm người. Đây
là hình thức thường được sử dụng với chủ đề và mục tiêu đã được xác định.
a) Lợi ích của tổ chức hội họp và thảo luận
• Tiếp cận được với nhiều người.
• Chấp nhận các đường lối của các chủ đề một cách thực tiễn.
• Nhận thức được sự thôi thúc của cá nhân đối với việc giao tiếp trong xã hội.
• Tâm lý của nhóm kích thích phát huy sáng kiến và thuyết phục mọi người để cùng hành động.
• Có khả năng thu được một lượng thông tin lớn.
• Tạo ra sự đồng bộ, nhất quán và hợp đồng hành động.
b) Hạn chế của tổ chức hội họp và thảo luận
• Cá tính và sự quan tâm đa dạng có thể tạo nên khó khăn trong thảo luận.
• Nơi tổ chức hội họp thường không có sẵn.
• Có thể có một sự đòi hỏi thái quá về các lợi ích khác nhau.
• Có thể chỉ có một ít người tham dự buổi họp, không đủ thành phần.
c) Chuẩn bị cho buổi họp như thế nỡo?
a/ Xác định mục tiêu cuộc họp:
• Hệ thống các mục tiêu.
• Phương pháp để hoàn thành các mục tiêu đó.
b/ Kế hoạch cuộc họp:
• Chuẩn bị kỹ nội dung.
• Có chương trình và thời gian biểu cụ thể.
• Thành phần tham dự.
• Định ngày, giờ, địa điểm.
c/ Thông báo buổi họp:
• Lập kế hoạch yết thị, giấy mời..
• Kiểm tra nhân lực.
• Chuẩn bị các tư liệu cần thiết.
• Giao nhiệm vụ.
d/ Sắp đặt chỗ ngồi và các tư liệu:
• Bố trí chỗ ngồi.
• Kiểm tra các tư liệu, phương tiện phục vụ buổi họp.
d) Dẫn dắt một buổi họp như thế nỡo?
a/ Khai mạc buổi họp:
• Bắt đầu đúng giờ.
• Tuyên bố mục tiêu cuộc họp và giải thích kế hoạch.
• Gợi sự quan tâm của mọi người
b/ Trình bày hay thu thập các sự kiện và ý tưởng
• Trình bày hoặc thu thập các sự kiện và ý kiến
• Đảm bảo các sự kiện được trình bày rõ ràng.
• Kích thích thảo luận trực tiếp.
• Giữ cho cuộc thảo luận đi đúng vấn đề;
• Động viên sự suy nghĩ của mọi người.
c/ Cân nhắc các sự kiện và các ý kiến:
• Giúp nhóm cân nhắc và phân tích các ý kiến;
• Tạo sự chấp nhận hay đồng ý của nhóm;
• Thường xuyên tóm tắt;
• Tránh nhầm lẫn.
d/ Tổng kết
• Tóm tắt những điều đã nhất trí hay kết luận bằng dạng câu hỏi.
• Xác định hành động sẽ làm;
• Giao nhiệm vụ;
• Bế mạc đúng giờ.
e) Các hình thức họp dân
•• Họp toàn thể cộng đồng.
• Họp nhóm theo chủ đề.
• Họp để tuyên truyền, huấn luyện.
• Họp để bàn bạc, thảo luận và xây dựng kế hoạch, quy chế, quy định.
• Họp đánh giá tổng kết.
g) Khi nỡo thì họp nhóm nhỏ và họp đông người?
• Dù là họp nhóm nhỏ hay họp đông người thì cán bộ cộng đồng cũng phải có kế hoạch cụ thể và chuẩn bị chu đáo cho cuộc họp với những kỹ năng cần thiết như đã trình bày ở phần trên.
• Họp nhóm nhỏ thích họp cho việc thảo luận, góp ý kiến vì như vậy các thành viên trong nhóm mới có cơ hội trong việc tham gia ý kiến của mình một cách tích cực hơn, đạt được sự thống nhất dễ dàng hơn.
• Họp đông người thích hợp cho việc phổ biến các chủ trương, đường lối của cấp trên hoặc kế hoạch hành động của đơn vị, địa phương mình, đánh giá tổng kết vì đó là cơ hội để tiếp xúc với nhiều người.
Khi cần phải thảo luận nên chia thành nhóm nhỏ, sau đó đại diện cho các nhóm trình bày kết luận của nhóm mình trước tất cả mọi người.
3.4.10. Kỹ năng hướng dẫn thảo luận nhóm
a) Phương châm để làm cho thảo luận dễ dỡng
- Những yếu tố quan trọng của một cuộc họp nhóm:
• Người hướng dẫn cuộc họp phải đào tạo, huấn luyện tốt.
• Nơi họp yên tĩnh và tiện nghi.
• Có bảng, phấn hoặc giấy khổ to để ghi chép.
• Có tài liệu để chiếu lên màn hình nếu cần thiết.
• Có nước uống nếu cuộc họp kéo dài.
Một người hướng dẫn giỏi cần:
- Xây dựng quan hệ tốt với người tham dự để có được sự tin cậy.
- Biết tỏ ra linh hoạt, nhạy cảm và không nóng vội.
- Không tự coi mình là một chuyên gia, không xét đoán ý kiến của người khác, không giáo huấn mọi người, không áp đặt ý kiến cá nhân.
- Không để thảo luận lan man mà không khống chế được.
- Luôn luôn nắm được tâm trạng của nhóm và có biện pháp hành động thích hợp (ví dụ: khi nhóm tỏ vẻ chán nản hoặc quá căng thẳng nên cho nghỉ giải lao).
- Luôn trực quan hoá kết quả thảo luận.
- Nhiệm vụ của người hướng dẫn:
- Giới thiệu chủ đề thảo luận.
- Làm cho nhóm cảm thấy dễ chịu và thoải mái.
- Hướng dẫn nhóm và làm cho nhóm tập trung vào chủ đề đang thảo luận.
- Tích cực động viên mọi người trong nhóm tham gia thảo luận và can thiệp nếu cần thiết, không để một hoặc hai người khống chế cuộc thảo luận.
- Chuyển cuộc thảo luận một cách lôgíc từ điểm này sang điểm khác.
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng văn phòng phẩm để trực quan hoá kết quả thảo luận.
- b) Tạo sự nhất trí trong nhóm
Một số gợi ý để đạt được sự nhất trí của nhóm:
- Những người tham không được cố cãi để giành phần thắng về mình, ý kiến đúng và tốt nhất là ý kiến của cả nhóm.
- Sự bất đồng vế ý kiến, kết luận, dự đoán.v.v.. phải được xem là yếu tố tích cực trong việc đạt được sự nhất trí của nhóm.
- Các vấn đề được giải quyết tốt nhất khi mỗi thành viên trong nhóm ý thức được trách nhiệm phải lắng nghe người khác và đóng góp ý kiến của mình để ai cũng có thể đóng góp vào quyết định chung.
- Mọi lời nói, mọi việc làm có tính hoà giải để không khí thảo luận bớt căng thẳng chỉ có lợi khi cuộc tranh cãi quan trọng, không xoa dịu quá sớm các ý kiến trái ngược nhau.
- Mỗi thành viên trong nhóm có trách nhiệm góp phần làm cho cuộc thảo luận có kết quả.
Đối với những người có tính cách đặc biệt trong cuộc họp:
- Người nói luôn miệng: Hãy đề nghị người đó dừng lại khi có thể.
- Người hay ngắt lời người khác: Yêu cầu người đó tạm giữ ý kiến của mình để chờ người khác nói xong.
- Người thường xuyên lạc đề: Nhắc lại vấn đề hoặc nêu câu hỏi để buổi thảo uận trở lại vấn đề cần bàn.
- Người hay thì thầm nói chuyện riêng: Yêu cầu người đó nói to ý kiến của mình cho mọi người nghe.
- Người luôn im lặng: Tạo điều kiện để khuyến khích người đó tham gia ý kiến.
Môi trường thuận lợi trong hội họp và thảo luận:
- Khuyến khích mọi người tích cực tham gia.
- Thúc đẩy và giúp đỡ mỗi người khám phá giá trị của bản thân.
- Công nhận quyền mắc sai lầm của mỗi người.
- Chấp nhận những sự khác biệt.
- Cho phép có những giải pháp khác nhau trong những tình huống khác nhau.
- Khuyến khích sự cởi mở, tôn trọng bản thân và tôn trọng lẫn nhau.
- Bố trí chỗ ngồi họp lý để mọi người có thể nhìn thấy nhau.
- Số lượng, cỡ nhóm vừa phải (5-10 người).
3.4.11. Kỹ năng quản lý và giải quyết mâu thuẫn
a) Khái niệm về mâu thuẫn
Mâu thuẫn là hành vi ứng xử của một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức nhằm ngăn cản hoặc hạn chế (ít nhất là tạm thời) một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức khác đạt được những mục đích mong muốn.
b) Các kiểu mâu thuẫn
- Mâu thuẫn cá nhân: là mâu thuẫn giữa người này với người khác.
- Mâu thuẫn nhóm: là mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiều nhóm/tổ với nhau.
- Mâu thuẫn nội bộ: là mâu thuẫn giữa những người hoặc nhóm người trong cùng một tổ chức.
- Mâu thuẫn bên ngoỡi: là mâu thuẫn giữa một người (hoặc một nhóm hoặc nhiều người) với một người (hoặc một nhóm hoặc nhiều người) khác từ bên ngoài dự án.
c) Các quan niệm về mâu thuẫn
Quan điểm 1:
1. Mâu thuẫn là kết quả của những sai lầm trong quản lý.
2. Mâu thuẫn luôn gây ra những kết quả tai hại, chẳng hạn như:
+ Làm giảm hiệu quả của năng suất.
+ Tạo những phe cánh trong nội bộ đơn vị.
+ Gây nên những bất ổn và lòng nhiệt tình.
3. Mâu thuẫn có thể tránh được, và loại bỏ tất cả các mâu thuẫn là nhiệm vụ cơ bản của quản lý.
Quan điểm 2:
1. Mâu thuẫn là không thể tránh được trong quá trình phát triển và được tạo nên bởi nhiều yếu tố.
2. Mâu thuẫn có thể tích cực hoặc tiêu cực ở những mức dộ khác nhau.
Các ảnh hưởng của mâu thuẫn có thể là:
+ Khiến cho những vấn đề tiềm ẩn hiện ra ngoài và được giải quyết.
+ Buộc người ta phải tỏ rõ quan điểm và tìm kiếm phương thức mới.
+ Tạo cho người ta những cơ hội để thử thách khả năng của họ.
3. Vì vậy, mâu thuẫn phải được kiểm soát và quản lý.
d) Những mâu thuẫn tích cực và mâu thuẫn tiêu cực
Mâu thuẫn tích cực:
+ Kích thích những ý kiến, tính sáng tạo và sự quan tâm.
+ Khiến cho những vấn đề tiềm ẩn hiện ra bên ngoài và được giải quyết.
+ Buộc con người phải tỏ rõ lập trường và tìm kiếm phương thúc mới.
+ Tạo điều kiện cho con người thử thách những năng lực của mình.
Mâu thuẫn tiêu cực:
+ Hiệu quả và năng suất bị giảm sút.
+ Chủ nghĩa bè phái.
+ Sự bất ổn không cần thiết.
e) Những nguyên nhân thường gây ra mâu thuẫn
- Trao đổi thông tin:
+ Các mục đích.
+ Các nguyên tắc/tiêu chuẩn.
+ Các ảnh hưởng.
- Các giá trị:
+ Cá nhân
+ Nghề nghiệp
+ Địa phương/quốc gia/tín ngưỡng.
Mối quan tâm:
+ Các ý tưởng và niềm tin khác nhau
+ Những mối quan tâm đến kết quả.
- Con người:
+ Nhân cách.
+ Tình cảm.
+ Các vấn đề/mâu thuẫn trong quá khứ chưa được giải quyết.
g) Các giải pháp cho mâu thuẫn
1. Rút lui: Rút lui khỏi bất đồng đang có.
+ Chúng ta có thể nhượng bộ và quên nó đi được không?
+ Tôi không có thời gian để nghĩ về nó.
Tốt hơn là không nên mạo hiểm làm cho đồng sự hoặc sếp nổi giận.
2. Làm dịu: Làm giảm hoặc tránh tập trung vào các điểm khác biệt, và nhấn mạnh tới những điểm tương đồng.
+ Tôi nghĩ rằng đó chỉ là một sự hiếu nhầm.
+ Chúng ta không cần thiết phải làm to chuyện, chúng ta có nhiều mối quan tâm chung.
3. ép buộc: áp đặt quan điểm của một người cho người khác.
+ Hoặc là chấp nhận quan điểm của tôi, hoặc là tôi sẽ chọn một cộng sự khác.
+ Nào chúng ta hãy bỏ phiếu.
+ Hãy mở sách ra va xem những nguyên tắc trong đó như thế nào.
+ Hãy đi hỏi và làm theo ý kiến của người thứ ba.
4. Thoả hiệp hoặc điều đình: Tìm ra những giải pháp mang lại sự hài lòng nhất định cho các bên tham gia tranh cãi, đặc trưng hoá bởi quan điểm “cho và nhận”.
+ Nếu tôi chấp nhận điểm này, anh có thể chấp nhận điểm kia củatôi chứ?
5. Đối mặt: Đối mặt trực tiếp với mâu thuẫn, với phương thức giải quết vấnđề, từ đó làm cho các bên vượt qua vấn đề của mình.
+ Hãy ngồi lại và xem vấn đề của chúng ta là gì, và nguyên nhân củavấn đề là ở chỗ nào?
+ Những phương án khác nhau nào có thể giải quyết vấn đề này?
Chúng ta đánh giá chúng như thế nào?
+ Chúng ta có thể nhất trí về một giải pháp được không?
f) Cách thức xử lý mâu thuẫn
Có 5 kiểu phản ứng chính trong các tình huống mâu thuẫn. Trong đó, không có kiếu nào được coi la duy nhất đúng trong mọi trường hợp. Có kiểu thích hợp với trường hợp này mà không phù hợp hay không có hiệu quả với trường hợp khác.
Sau đây là các kiểu chính:
1. Tự làm dịu và tự điều chỉnh
• Làm dịu đi nghĩa là xóa bỏ quan điểm bất đồng ý kiến giữa các cá nhân trong khi bạn nhấn mạnh những sở thích chung.
• Sự bất đồng không được giải quyết một cách cởi mở. Khi bạn “điều chỉnh” bản thân, bạn bỏ qua sở thích của mình để thoả mãn nhu cầu của người khác. Có yếu tố “hi sinh” trong phong cách này.
• Điều chỉnh có nghĩa là chịu chi phối của người khác, hào hiệp một cách ích kỉ, hoặc bạn thực hiện yêu cầu của họ khi thấy nên làm điều đó. Nhược điểm của phong cách này là những mâu thuẫn sẽ lại hiện ra.
• Khi bạn tìm kiếm một giải pháp ngắn gọn, hoặc trong những trường hợp bạn chỉ cần các giải pháp tạm thời thì kiểu tránh mâu thuẫn này tỏ ra có ích.
2. Né tránh hoặc thoát khỏi
• Một cá nhân không nói gì về thái độ của anh ta hay của người khác, sự mâu thuẫn bị lờ đi hay bị nén lại.
• Những người có liên quan đến mâu thuẫn né tránh nhau, kìm nén cảm xúc và quan điểm của mình lại. Điều này có thể dẹp các thắc mắc, hoãn hoặc giải quyết mâu thuẫn vào dịp thuận lợi hơn, hay thoát khỏi một tình huống một cách tế nhị.
• Rõ ràng là mâu thuẫn thực chất không bao giờ được giải quyết. Thay vào đó nó bị ẩn giấu đi và lại hiện lại nếu hai bên tiếp tục làm việc với nhau.
3. Dỡn xếp
• Dàn xếp nghĩa là tìm giải pháp chấp nhận lẫn nhau để thoả mãn phần nào cả hai bên. Nó đòi hỏi mỗi bên phải tử bỏ một số thứ, đồng thời anh ta cũng nhận được một số thứ. Không ai “thua” cũng không ai “thắng”.
• Dàn xếp nghĩa là xoa bỏ bất đồng, chuyển đổi lại thuận lợi và nhanh chóng tìm một vị trí trung gian.
4. Hợp tác hoặc giải quyết vấn đề
• Là cách giải quyết vấn đề theo cách “cùng thắng” khi giải quyết mâu thuẫn. Cả hai bên gặp nhau để tranh luận về những tương đồng hay bất đông ý kiến giữa hai bên.
• Cả hai cùng chịu trách nhiệm tìm ra những yêu cầu cơ bản của mình và tìm ra những giải pháp có thể thoã mãn chúng. Hợp tác có thể thu gọn lại hoàn toàn các ý kiến khác nhau và là cách học hỏi lẫn nhau.
5. Bất chấp hay sức mạnh
• Bất chấp có nghĩa là bạn cứ thực hiện mục đích chung của mình cho dù người khác phải trả giá. Đây là cách mang hướng quyền lực mà bạn sử dụng sức mạnh hay quyền lực để đạt được lợi ích: bạn sử dụng khả năng tranh cãi, dựa vào chức vụ địa vị của mình.
• Khi sử dụng các giải pháp có tính tranh đấu quyền lực thì kết quả là một người sẽ thắng còn người kia hoàn toàn thua cuộc.
3.5. Kỹ năng hỗ trợ lãnh đạo địa phương
Những người làm công tác phát triển cộng đồng thường phải hỗ trợ cán bộ lãnh đạo địa phương. Để hỗ trợ tốt họ cần hiểu một số vấn đề cơ bản liên quan đến lãnh đạo.
3.5.1. Khái niệm về lãnh đạo
• Lãnh đạo là quá trình tác động lên hành vi của những người khác hoặc một nhóm người để hướng tới đạt được những mục tiêu của cộng đồng.
• Lãnh đạo là một quá trình chỉ đạo và tác động lên những hoạt động có liên quan đến nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
• Lãnh đạo là khả năng chỉ huy người khác sao cho đạt được nhiều nhất sự hợp tác tối đa và sự va chạm tối thiểu.
3.5.2. Các loại phong cách l∙nh đạo
a) Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
- Người quản lý quyết định mọi việc và đưa ra những mệnh lệnh cho cán bộ cấp dưới.
b) Phong cách lãnh đạo có dân chủ
Người quản lý tham khảo ý kiến mọi người trước khi ra quyết định, nhờ đó ý kiến của cán bộ cấp dưới được người quản lý cân nhắc trước khi ra quyết định.
c) Phong cách lãnh đạo để mặc mọi người tự do
Một người quản lý này không quan tâm lắm đến mọi người dưới quyền nên thường không có những đường lối chỉ đạo đúng đắn, thích hợp.
3.5.3. Lập kế hoạch
a) Xác định mục tiêu:
• Mục tiêu là sự thể hiện kết quả mong muốn đạt được.
• Xác định đúng mục tiêu cho đơn vị mình là một điều rất quan trọng đối với người quản lý.
• Đề ra mục tiêu cho đơn vị, địa phương mình quản lý, bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu mục tiêu cụ thể cho từng đơn vị hoặc địa phương trực thuộc.
• Các mục tiêu đặt ra cần phải: thực tế, có thể đạt được, có thể đánh giá được và phải có một giới hạn thời gian.
b) Thiết lập các thủ tục hỡnh động tốt nhất để đạt được các mục tiêu đề ra
• Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân thích hợp và tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt công việc được giao.
• Sắp xếp, bố trí cán bộ, nhân lực một cách hợp lý, phù hợp với khả năng của từng người.
• Khuyến khích phát triển tiềm năng sẵn có của từng người ở các vị trí làm việc của họ.
• Tuyển người, thuê người thích hợp với công việc.
c) Giám sát
• Thiết lập các chuẩn mực của công việc.
• Đánh giá công việc hiện tại dựa trên các chuẩn mực đã thiết lập.
• Tiến hành các công việc cần thiết để sửa sai khi các chuẩn mực không được đáp ứng.
- Người cán bộ quản lý phải đảm bảo rằng các thỡnh viên trong đơn vị mình đang làm việc thực sự để đạt được mục tiêu đã đề ra
4. Một số phương pháp tiếp cận cộng đồng
4.1. Phân tích “cây vấn đề”
4.1.1. Mục đích
• Giúp cộng đồng thấy rõ hơn những vẫn đề đang tồn tại.
• Xác định đúng vấn đề để đinh hướng cho kế hoạch phát triển thôn bản.
4.1.2. Các bước tiến hành
- Tổ chức thảo luận nhóm theo các bước sau:
Bước 1: Dùng phương pháp động não khuyến khích các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến và cùng nhau tranh luận để tìm ra những vấn đề cơ bản đang tồn tại gây nên thực trạng khó khăn của thôn bản.
Bước 2: Viết ra một câu ngắn gọn về vấn đề cốt lõi. Đó là vấn đề được quan tâm nhất bởi các nhóm lợi ích, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Bước 5: Lập nên biểu đồ chỉ rõ mối quan hệ nhân-quả theo dạng một biểu đồ hình cây- cây vấn đề (problem tree).
- Bước 6: Xem xét toàn bộ biểu đồ và kiểm tra tính có căn cứ và sự hoàn thiện của cây vấn đề.
Một số lưu ý khi phân tích vấn đề:
- Xem những vấn đề này như những điều kiện bất lợi.
- Một vấn đề trên một mảnh giấy.
- Tìm ra các vấn đề hiện có, chứ không phải các vấn đề tưởng tượng ra, hoặc các vấn đề giả sử có.
- Một vấn đề không phải là thiếu lời giải đáp mà đó là một tình trạng khó khăn, một tình trạng tiêu cực thật sự đang tồn tại.
- Vị trí trên sơ đồ không chỉ ra tầm quan trọng của các vấn đề.
4.2. Phương pháp phân loại ABC
4.2.1. Khái niệm
Để có kế hoạch phát triển phù hợp cho một cộng đồng cần phân định một số chỉ tiêu phân loại về tình trạng kinh tế của những nhóm người khác nhau đồng thời phác thảo những hạn chế trở ngại tác động đến mức thu nhập của những nhóm người này. Phương pháp phân loại ABC là phương pháp sẽ giúp chúng ta phân loại hộ gia đình thành những nhóm giàu, nghèo, trung bình.
- Phương pháp ABC được áp dụng để xác định hiệu quả của những dự án phát triển đối với những người ở cấp thấp nhất trong giai tầng xã hội (người nghèo).
- Để đánh giá giàu nghèo thì không ai có thể đánh giá chính xác hơn những người cùng sống trong một cộng đồng.
4.2.2. Các bước tiến hành
• Lập danh sách chủ hộ (do lãnh đạo địa phương cung cấp sau khi đã được kiểm tra lại).
• Viết tên chủ hộ lên các thẻ riêng biệt.
• Tổ chức cuộc họp nhóm.
• Thảo luận với nhóm về những chủ đề như sự phân loại gia đình thành 3 nhóm giàu, trung bình, và nghèo. Bàn bạc để xây dựng ra những chỉ tiêu, tiêu chuẩn cho từng nhóm.
• Lần lượt đưa thẻ ghi tên chủ hộ cho nhóm để họ bàn bạc đưa tên chủ hộ vào nhóm nào đó.
• Nhóm sẽ xác định rõ những đặc điểm nào của đa số chủ hộ ở cùng nhóm và làm thế nào để phân biệt với nhóm khác.
4.2.3. Ưu điểm của phương pháp
Không gây nghi kỵ và mọi người đều hào hứng tham gia, tổ chức vào thời điểm nào cũng được.
• Thông thường người dân sẵn lòng cung cấp thông tin, phân loại chính xác các nhóm.
• Phương pháp này làm tăng sự hiểu biết về sự phân bố và chia xẻ các nguồn tài nguyên hiện hữu.
4.2.4. Nhược điểm của phương pháp
• Nếu không liệt kê đầy đủ tên các gia đình trong cộng đồng sẽ gây ra sự đánh giá không đúng mức các chỉ tiêu để phân nhóm.
• Một vài người có xu hướng hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá, nếu học cho rằng làm như vậy sẽ có lợi cho cộng đồng từ các dự án phát triển.
4.2.5. Gợi ý những căn cứ để phân loại ABC
• Mức độ sở hữu ruộng đất.
• Nguồn thu nhập.
• Loại hình nhà ở.
• Công cụ sản xuất và dụng cụ sinh hoạt gia đình.
• Khả năng cho con cái đi học.
• Số lao động chính.
4.3. Vẽ sơ đồ thôn bản
4.3.1. Mục đích
• Đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn bản nhằm đưa ra được những khó khăn và giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn bản.
• Làm cơ sở cho thảo luận xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản.
4.3.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 người.
Bước 4: Đánh dấu vị trí các hộ lên sơ đồ. Sử dụng kết quả phân loại hộ để đánh dấu các loại hộ. Mỗi loại hộ chọn 1 màu để đánh dấu trên sơ đồ.
4.4. Biểu đồ biến động theo thời gian
4.4.1. Khái niệm
• Đây là loại biểu đồ thể hiện những thay đổi về mặt số lượng theo thời gian.
• Loại biểu đồ này có thể dùng cho nhiều số liệu thay đổi khác nhau như:
- Sản lượng các loại cây trồng.
- Diện tích canh tác các loại cây trồng.
- Số lượng gia súc.
- Dân số và số hộ.
- Giá cả nông sản.
- Tỷ lệ sinh và tử trong một địa phương.
- Lượng mưa.
- Thay đổi về rừng tự nhiên rừng trồng và tình trạng sử dụng đất.
- v.v...
4.4.2. Mục đích
• Giúp các thành viên trong cộng đồng nắm được một số biển đổi trong thôn/bản theo thời gian.
• Làm cơ sở để tìm ra một số nguyên nhân gây biến đổi, giúp nông dân thay đổi nhận thức.
4.4.3. Cách làm
• Dùng giấy kẻ ô ly hoặc giấy khác cũng được.
• Trao đổi với người cung cấp thông tin về ý định của mình.
• Giành cho họ một số thời gian đáng kể để họ suy nghĩ, nhớ lại, so sánh.
• Cố gắng thu thập các số liệu ít nhất trong thời gian khoảng thời gian 10 năm trở lại đây.
• Kết hợp hai hoặc nhiều biến số lên một biểu đồ.
• Kết hợp các thông tin mới phỏng vấn được và các thông tin đã có sẵn
• Hướng dẫn các thành viên cộng đồng tự vẽ các biến đổi theo thời gian.
4.5. Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt
4.5.1. Mục đích
• Xây dựng các tuyến đi lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng đất đai, cây trồng, vật nuôi và các tiềm năng của cộng đồng.
• Từ đó làm cơ sở để lập kế hoạch phát triển cộng đồng.
4.5.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ như địa bàn, sơ đồ, bản đồ, các dụng cụ quan sát, đo đếm, giấy bút. Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích đi lát cắt, yêu cầu nông dân dẫn đường và sẵn sàng thảo luận.
Bước 2 : Thảo luận trên sa bàn hoặc trên bản đồ, sơ đồ để xác định các hướng đi lát cắt.
Bước 3: Tiến hành đi lát cắt từ vùng thấp đến vùng cao. Đến mỗi vùng đặc trưng cho cả khu vực thì dừng lại thảo luận. Cán bộ PRA phác hoạ nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó nhằm tạo điều kiện cho nông dân thảo luận hoặc tiến hành phòng vấn họ.
Bước 4: Vẽ sơ đồ mặt cắt (Sau đây là một ví dụ)
4.6. phương pháp SWOT
4.6.1. Khái niệm
Đây là phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin từ nông dân phục vụ cho các chương trình phát triển cộng đồng. Nó giúp ta hình dung rõ nét nhất về bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai của một cộng đồng.
SWOT là tập hợp các chữ viết tắt của các từ như sau:
- S là chữ viết tắt của từ Strengths: để chỉ những mặt mạnh.
- W là viết tắt của từ Weaknesses: để chỉ những mặt yếu, mặt hạn chế.
- là chữ viết tắt của từ Opportunities: để chỉ những cơ hội, triển vọng.
- T là chữ viết tắt của từ Threats: để chỉ những rủi ro của công vịêc.
4.6.2. Triển khai phương pháp SWOT
• Tiếp xúc với chính quyền địa phương để giải thích lý do và mục đích công việc.
• Xác định thành phần, số người thảo luận, cung cấp thông tin ở mỗi nhóm. Chính quyền sẽ giới thiệu người tham gia. Số người tham gia từ 5-10 người/nhóm.
• ấn định thời gian và địa điểm làm việc cho mỗi nhóm.
• Mỗi nhóm cử người ghi biên bản thảo luận trên tờ giấy khổ lớn (Ao) có chia làm 4 cột đều nhau tượng trưng cho các mục mạnh, yếu, cơ hội, rủi ro.
• Cử một người phụ trách nhóm.
• Người phụ trách nhóm giải thích rõ lý do và mục đích cần đạt được. Thời gian cần thiết là từ 1-2 giờ. Nên nhớ càng có nhiều ý kiến tham gia thì càng tốn.
• Mỗi nhóm cử một người trình bày kết quả và tiến hành thảo luận ngay sau khi mỗi nhóm trình bày kết quả xong.
• Tổng hợp các ý kiến thành tài liệu chính thức sau khi thảo luận xong.
4.7 Nghiên cứu Các vấn đề của phụ nữ
4.7.1. Mục đích
- Giúp cho phụ nữ địa phương xác định và thảo luận các phương thức cải thiện điều kiện sống và vị thế của mình trong cộng đồng.
4.7.2. Phương pháp tiến hành
Công cụ này phải được một cán bộ hướng dẫn là nữ giới thực hiện với một nhóm phụ nữ của cộng đồng qua các bước sau:
Bước 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi đầu tiên: Riêng phụ nữ thường gặp phải những khó khăn gì trong thôn/x∙? Viết câu trả lời lên khổ giấy to theo mẫu biểu ở dưới.
Bước 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi thứ hai: Vấn đề nào gây khó khăn nghiêm trọng nhất đối với phụ nữ? Yêu cầu nhóm cho điểm theo tầm quan trọng. Quan trọng nhất được 10 điểm và cho điểm từ 1 đến 10.
Bước 3: Thảo luận và trả lờì câu hỏi thứ ba: Hiện tại phụ nữ đối mặt với những khó khăn này như thế nào?
Viết câu trả lời vào giấy khổ to theo mẫu bảng dưới đây. Sau đó sao chép lại ra khổ giấy A4:
4.8. Đánh giá tình hình sản xuất nông-lâm nghiệp
4.8.1. Mục đích
- Đánh giá được thế mạnh trong sản xuất nông-lâm nghiệp.
- Xác định được những trở ngại mà người dân đang gặp phải.
- Tìm ra được các hoạt động phát huy thế mạnh và khắc phục khó khăn.
4.8.3. Đánh giá tình hình trồng cây ăn quả/cây công nghiệp
Bước 1: Loại cây ăn quả, rau màu hay cây công nghiệp (mía, cà phê, chè) nào là quan trọng nhất? Điền thông tin chi tiết vào bảng sau. Yêu cầu nhóm thảo luận và cho điểm theo tầm quan trọng của từng loại. Cho điểm từ 1 đến 10.
4.9. Đánh giá về giáo dục
4.9.1. Mục đích
Để người dân địa phương xác định và thảo luận những khó khăn và gợi ý những phương pháp để đảm bảo cho trẻ đến trường.
4.9.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi đầu tiên: “Thôn bản gặp khó khăn gì khi cho con đến trường học?”
- Thảo luận và trả lời câu hỏi thứ hai: “Vấn đề khó khăn nào lớn
- nhất?” Yêu cầu nhóm thảo luận cho điểm theo tầm quan trọng.
- Cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 10.
4.10. Đánh giá về tình hình y tế
4.10.1. Mục đích
- Để người dân địa phương xác định và thảo luận và vấn đề khó khăn về y tế mà họ gặp phải và gợi ý phương pháp giải quyết.
4.10.2. Các bước tiến hành
Bước 1:
• Thảo luận và trả lời câu hỏi : “Người dân trong thôn bản thường gặp phải vấn đề gì về sức khoẻ tại thôn bản?”
- Khuyến khích mọi người cho biết tên của các loại bệnh và tại nạn mà có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và những bệnh của trẻ em, nam giới và phụ nữ.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi thứ hai: “Những vấn đề khó khăn về y tế nào mà dân bản quan tâm nhất?” Yêu cầu nhóm thảo luận cho điểm theo tầm quan trọng. Cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 10
Bước 2: Sau đó thảo luận xem người dân nghĩ gì về nguyên nhân của những vấn đề này. Điền những ý kiến trả lời của các câu hỏi trên vào trong bảng sau.
(Theo Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng- Bắc Kạn- 2004)
1.1. khái niệm về sự phát triển
1.1.1. Các học thuyết về phát triển
Từ những năm 1930 trở lại đây, các học thuyết về phát triển đã lần lượt ra đời và thay thế lẫn nhau. Có 3 loại học thuyết có thể nêu lên như sau:
Học thuyết 1: Phát triển là sự lớn mạnh về kinh tế
• Các học thuyết cổ điển về phát triển đã nhấn mạnh đến sự tăng trưởng trong công nghiệp và kinh tế và gợi ý rằng điều này sẽ chắc chắn mang lại sự phát triển ở tất cả các lĩnh vực trong mỗi quốc gia và khu vực.
• Theo thời gian mọi người đã công nhận rằng các học thuyết này đã bỏ quên rất nhiều mặt của cuộc sống. Hơn thế nữa, những học thuyết này có xu hướng tạo ra sự phát triển mang dấu ấn tăng khoảng cách giữa người giầu và người nghèo.
Học thuyết 2: Phát triển là đáp ứng các nhu cầu cơ bản
• Học thuyết này là sự cải tiến của học thuyết 1 bởi nó tập trung vào các kinh nghiệm của con người hơn là vào công nghiệp và kinh tế.
• Sức mạnh mới của sự phát triển là đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người như: Lương thực và nhà ở. Việc phân tích vẫn còn nhấn mạnh đến “vật chất”, nên việc nâng cao khả năng của con người để tiến tới tự lực còn ít được chú ý tới.
Học thuyết 3: Phát triển là hiện đại hoá
Học thuyết này là một trong 3 học thuyết hiện đại nhất, nó chú trọng đến các nhu cầu con người trong thời kỳ hiện đại. Với ý tưởng đó, người ta tin rằng một quốc gia sẽ phát triển toàn diện khi được hiện đại hoá.
Trong tất cả các học thuyết phát triển trên, điểm tập trung của phát triển là tồn tại ở một điều gì đó ngoỡi con người. Phát triển được thấy như là một yếu tố can thiệp từ bên ngoài. Từ đó chúng ta đã thấy sự phát triển phải được bắt đầu từ nhu cầu và nguyện vọng của con người, phát triển phải được đan kết quanh con người chứ không phải con người đan kết quanh sự phát triển.
1.1.2. Biểu đồ phát triển
Quá trình phát triển có thể mô tả qua sơ đồ sau đây:
Phát triển là một quá trình xác định các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để sử dụng chúng nhằm giải quyết các khó khăn và cản trở trong quá trình phát triển. Thông qua sự tác động qua lại của các nguồn lực trong cộng đồng và những cản trở sẽ có sự thay đổi và tiến bộ hướng tới một tương lai mong đợi.
Các nguồn lực trong cộng đồng chính là con người và cơ sở vật chất và qúa trình phát triển đòi hỏi phải có sự tham gia rộng rãi của những người sẽ được hưởng lợi trong qúa trình đó.
1.1.3. Định nghĩa về sự phát triển
Sự phát triển có thể được định nghĩa như sau:
• Phát triển là một quá trình chuyển biến năng động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các thành viên tham gia, sự tăng trưởng này diễn ra ngay trong hoàn cảnh sống của họ.
• Phát triển là một quá trình giúp con người xoá bỏ những cản trở và khai thác tiềm năng của chính mình một cách toàn diện.
• Phát triển là một quá trình giúp con người xoá bỏ những cản trở và khai thác tiềm năng của chính mình một cách toàn diện, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng.
1.2. Định nghĩa về phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng là “Tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng, giúp các cộng đồng này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia”
(Định nghĩa chính thức của Liên hiệp Quốc, 1956).
1.2.1. Mục tiêu phát triển cộng đồng
Phát triển hướng tới 2 mục tiêu cơ bản sau đây:
- Mục tiêu phát triển con người - mục tiêu này liên quan đến quá trình nâng cao năng lực con người để khắc phục trở ngại, khó khăn nhằm đạt những mục tiêu mong muốn.
- Mục tiêu vật chất - mục tiêu này liên quan đến tăng trưởng về vật chất, kinh tế nhằm cải thiện cuộc sống, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
a) Mục tiêu phát triển con người
- Quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng được bình đẳng, chân thành và cởi mở.
- Các cấp lãnh đạo và người dân có quan hệ tốt; người dân được tham gia vào các hoạt động phát triển.
- Người dân được huy động và tổ chức để họ tự giải quyết các vấn đề của cộng đồng mình.
- Tinh thần tập thể, tính cộng đồng được xây dựng và hoàn thiện.
- Năng lực của các thành viên trong cộng đồng được nâng cao để có thể tự lực giải quyết các khó khăn trong cuộc sống.
b) Mục tiêu vật chất (kinh tế )
- Tăng sản phẩm xã hội và đảm bảo rằng sản phẩm ấy được phân phôí công bằng.
- Phúc lợi xã hội và các dịch vụ được tăng cường nhằm cải thiện chất lượng cuốc sống của mọi thành viên trong cộng đồng.
- Giảm cường độ lao động bằng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.
- Tạo được nhiều cơ hội để mọi thành viên có thể lựa chọn nghề nghiệp nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của họ.
- Tăng nguồn lực cho tương lai (cơ sở vật chất, kỹ thuật,...).
1.2.2.. Tiến trình phát triển cộng đồng
Tiến trình phát triển cộng đồng bao gồm các bước như sau:
- Thức tỉnh cộng đồng
- Là tiến trình để cộng đồng hiểu rõ,
- đánh giá đúng và đẩy đủ các nguồn lực của
- cộng đồng.
- Tăng cường năng lực
- Là tiến trình tăng cường các nguồn
- lực của cộng đồng để cộng đồng đủ khả
- năng vượt qua các khó khăn.
- Tự lực
Vừa là tiến trình vừa là mục đích quan trọng nhất của phát triển cộng đồng.
Cộng đồng tự lực là cộng đồng có đủ các nguồn lực để tự phát triển.
1.2.3. Phương châm của các dự án phát triển cộng đồng
• Đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng.
• Tuân thủ tiến trình phát triển cộng đồng (Thức tỉnh/tăng năng lực/tự lực).
• Trao quyền để quản lý từ cấp thấp nhất.
• Các bên cùng đóng góp.
• Lồng ghép với các chương trình dự án khác trên cùng địa bàn.
• Đảm bảo hiệu quả và tính bền vững.
• Giúp dân cần câu mà không phải là xâu cá.
• Thực hiện dân chủ cơ sở.
• Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái để phát triển bền vững.
• Giảm dần sự hỗ trợ.
• Không làm hộ/không làm thay mà chỉ hỗ trợ.
• Chú trọng vấn đề giới và đảm bảo bình đẳng giới.
• Chú trọng đến người nghèo và vì người nghèo.
• Chú trọng đến đồng bào dân tộc thiểu số .
2. Người trong cuộc với người ngoài cuộc
2.1. Ý tưởng về người trong cuộc và người ngoài cuộc
• Hãy coi cộng đồng (gồm những người trong cuộc) như một dòng sông đang chảy và tiếp tục chảy. Con sông đã chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác, và rồi đây sẽ còn chảy.
• Là những người làm dự án phát triển (người ngoỡi cuộc), chúng ta đi vào dòng chảy của con sông (cộng đồng) tại một thời điểm nào đó và đi ra ở một điểm khác.
• Ví dụ: Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng-Bắc Kạn sẽ để lại một cái gì đó cụ thể và lưu niên tại cộng đồng để các cộng đồng đó có sự phát triển bền vững.
2.2. Đặc điểm của người trong cuộc và người ngoài cuộc
Người trong cuộc và người ngoài cuộc có những điểm mạnh và điểm yếu đặc thù của mình. Sự khác nhau đó có thể thấy được qua bảng sau:
2.3. Quan hệ giữa “Người trong cuộc” và “Người ngoài cuộc”
Trong mấy thập kỷ qua mối quan hệ giữa “người trong cuộc” và “người
ngoài cuộc” trong các hoạt động vì sự phát triển đã trải qua các phương thức sau:
Phương thức 1: Mệnh lệnh và áp đặt
Đây là phương thức mà những người ngoài cuộc đã đề ra các quyết định và
áp đặt cho người trong cuộc.
- Họ đã quyết định có những vấn đề gì và cách giải quyết chúng ra sao.
- Họ đã thiết kế dự án, áp đặt các mục tiêu và các hoạt động ự án.
- Họ đã cung cấp các đầu vào cần thiết, các cán bộ quản lý, rồi kiểm tra và đánh giá để xem các hoạt động, mục tiêu có đạt được không.
Kết quả là:
- Sự quan tâm của cộng đồng thường theo thời gian mà lắng xuống.
- Rất ít cộng đồng tiếp tục hoạt động sau khi những người ngoài cuộc rút lui.
Rõ ràng tính bền vững đã không đạt được.
Phương thức 2: Có sự tham gia của cộng đồng một cách hạn chế
Theo phương thức này, những người ngoài cuộc vẫn còn đề ra phần lớn các
quyết định, nhưng họ đã bắt đầu hỏi những người trong cuộc nhiều câu hỏi hơn.
Nhìn chung vai trò của những người ngoài cuộc vẫn phần lớn giống phương
thức từ trên xuống, áp đặt và mệnh lệnh.
Kết quả là:
- Những người ngoài cuộc đã bắt đầu nhận thức được rằng những người trong cuộc có khá nhiều hiểu biết.
- Những người trong cuộc thường có thể xác định được tại sao các hoạt động tiến hành được hoặc không.
Phương thức 3: Phân quyền với trao quyền
Đây là trường hợp người trong cuộc, với sự hỗ trợ của những người ngoài
cuộc, tích cực đề ra quyết định.
- Người trong cuộc xác định các vấn đề của họ và giải pháp. Họ đặt ra các mục tiêu và hoạt động, kiểm tra và đánh giá các tiến độ để xem chúng có đạt không hoặc còn đang phải làm thêm.
- Những người ngoài cuộc vận dụng cách tiếp cận có sự tham gia, khuyến khích người trong cuộc tự xác định các nhu cầu của họ, tự đề ra các mục tiêu của chính mình, tự quản lý, kiểm tra và đánh giá các hoạt động.
Kết quả là:
- Cách tiếp cận này đã bắt đầu đem lại những kết quả đáng khích lệ.
- Cùng với thời gian và kinh nghiệm, cách tiếp cận này sẽ phát triển thêm phương pháp và công cụ, mang lại nhiều khả năng cho cộng đồng, cho việc phát triển (kinh tế ) bền vững.
2.4. Sự tham gia của cộng đồng-động lực với mục tiêu của phát triển cộng đồng
Như chúng ta đã biết, “sự tham gia của người dân” đã trở thành phương châm hành động và là mục tiêu quan trọng nhất của những người làm công tác phát triển trong các dự án “Phát triển nông thôn”.
2.4.1. Sự cần thiết về sự tham gia của người dân trong dự án phát triển nông thôn
Sự tham gia của cộng đồng (người dân) không chỉ là để nói mà thực sự là một sự cần thiết để dự án và người dân là các đối tác bình đẳng, để tránh coi người dân chỉ là “đối tượng” của dự án, mà người dân, cộng đồng phải được coi là người chủ thực sự của dự án. Mục tiêu là:
- Để thực hiện trong thực tế: Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra giám sát, Dân quản lý và sử dụng thành quả, Dân hưởng lợi ích từ dự án.
- Để hạn chế các thất bại trong các hoạt động của dự án. Tất nhiên ở đâu cũng có sơ suất, nhưng có thể tránh được rất nhiều sai lầm chỉ bằng cách đơn giản hỏi ý kiến người dân trước khi ra quyết định.
- Để làm xích lại gần nhau giữa các bên liên quan trong dự án trong các mối liện hệ trao đổi thông tin. Thông tin phản hồi của người dân dễ có tác động tới chính sách, chương trình hơn nếu thông tin đó được truyền trực tiếp cho các vị lãnh đạo dự án mà không phải trải qua nhiều tầng tổ chức.
- Để tăng khả năng có được sự phù hợp giữa các hoạt động (dự án) với các nhu cầu của người dân, với điều kiện hạn chế của từng địa phương.
- Để tận dụng và khai thác các nguồn lực của địa phương cùng vì mục tiêu phát triển.
- Để tạo cơ hội giáo dục cho người dân.
2.4.2. Các giai đoạn cần sự tham gia của người dân trong chu kỳ dự án
Các cơ quan tham gia dự án phát triển nông thôn đều phải coi sự tham gia của người dân là cương lĩnh, là chính sách thường trực. Do đó các phương thức, phương pháp tiếp cận cộng đồng sẽ có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, sự tham gia là cả một quá trình. Quá trình đó chỉ có thể cải thiện nhanh khi mà cả cơ quan tham gia dự án và người dân trong vùng dự án cùng có các nỗ lực để đáp ứng mục tiêu này. Trong nhiều dự án, sự tham gia của người dân còn nhiều hạn chế, chỉ giới hạn trong việc thực hiện một số hoạt động đã lập ra từ trước hoặc trả lời các câu hỏi điều tra.
Trong dự án phát triển nông thôn, về nguyên tắc người dân có thể tham gia và thực tế cho thấy họ sẽ tham gia vào tất cả các giai đoạn của chu kỳ dự án: từ bước đầu xác định vấn đề, chọn công trình, lập kế hoạch, tổ chức thi công, theo dõi, kiểm tra và đánh giá tiến độ thực hiện... Những sự tham gia như thế của người dân chỉ có thể có được khi:
• Có phương pháp, biện pháp thích hợp để tạo cơ hội cho người dân tham gia;
• Có sự động viên cần thiết để người dân tham gia.
Hình thức và mức độ tham gia của người dân vào tiến trình của một dự án phát triển nông thôn có thể mô tả qua sơ đồ sau:
Mỗi giai đoạn trong chu kỳ dự án sự tham gia của cộng đồng đều có mục đích và lợi ích cụ thể như sau:
2.4.3. Lợi ích từ sự tham gia của cộng đồng
- Phát triển chính là phát triển khả năng của con người, nhưng điều này chỉ có thể có được thông qua sự tham gia của họ.
- Một trong những mục tiêu của phát triển là tự lực, nhưng quá trình đó chỉ có được khi tự bản thân người dân làm thay đổi cuộc sống của họ.
- Khi người dân tham gia, họ sẽ dần tự nâng cao nhận thức và tự tin.
- Sự tham gia sẽ cho phép tìm ra các giải pháp thích hợp. Đó là quá trình hợp tác, kết hợp kiến thức, kinh nghiệm quý báu của người dân với kiến thức khoa học.
- Tham gia tạo ra sự hợp tác, chia sẻ và cùng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tạo ra tính cộng đồng và đoàn kết.
- Sự tham gia đặt người dân ở địa vị tự chủ, giảm bớt lệ thuộc, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
Kết luận quan trọng:
• Việc tham gia của chính cộng đồng vào các công việc trong dự án phát triển cộng đồng là một sự việc có tính giáo dục và có thể còn quan trọng hơn việc đầu tư tiền bạc.
• Qua việc tham gia vào các hoạt động đánh giá nhu cầu và xác định khó khăn, xác định các hoạt động ưu tiên... người dân sẽ học được các kỹ năng phân tích.
• Qua việc tham gia vào lập kế hoạch và qua việc tham gia vào thực hiện dự án họ sẽ dần dần tự tin và có kỹ năng tổ chức.
• Tạo được các kỹ năng về tổ chức và thực hiện các hoạt động của dự án này, chúng ta sẽ đặt được nền móng cho sự thành công của các hoạt động phát triển hiện tại và tương lai.
2.4.4. Những trở ngại đối với sự tham gia của người dân
Để có được sự tham gia của người dân các dự án phát triển cộng đồng thường gặp phải một số trở ngại sau đây:
• Người dân có thể e ngại vì chưa thực sự quen với cách làm việc mới.
• Ai cũng bận với rất nhiều công việc gia đình và kế hoạch cá nhân nên ít thời gian để tham gia.
• Người dân có thể không cảm nhận được lợi ích của sự tham gia.
• Những người lãnh đạo cảm thấy dường như “uy quyền” bị giảm đi khi khích lệ sự tham gia.
• Sự tham gia rộng rãi sẽ mất nhiều thời gian.
• Cản trở do khuôn mẫu, tôn tin trật tự, vai vế trong quan hệ xã hội.
Để khắc phục những trở ngại trên cần phải:
• Tạo cơ hội để người dân tham gia thông qua việc đưa ra quan điểm mới về cách thức tiếp cận cộng đồng, đồng thời tạo mọi cơ hội và tiến trình phù hợp để người dân dễ dàng tham gia.
• Có sự động viên cần thiết trên cả phương diện vật chất và tinh thần.
2.5. Một số phân tích về người dân
Người làm công tác phát triển thường xuyên phải tiếp xúc, trao đổi và quan hệ với người dân ở cộng đồng. Một số phân tích sau đây sẽ có ích cho người làm công tác phát triển.
2.5.1. Người lớn tuổi
Những người lớn tuổi trong cộng đồng là những người tham gia chính vào các dự án phát triển. Họ có những đặc điểm chính sau:
• Có rất nhiều kinh nghiệm sống;
• Có thói quen lâu dài;
• Thường bận rộn với rất nhiều vấn đề, công việc trong cuộc sống;
• Có lòng tự trọng cao, hay tự ái;
• Luôn muốn giữ gìn danh tiếng, bản sắc văn hoá;
• Có tính quyết đoán;
• Tiếp thu có tính phê phán, chọn lọc;
• Chỉ hào hứng tiếp thu những vấn đề cần thiết với họ;
• Hay nói chuyện lịch sử, truyền thống.
Khi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với người lớn tuổi những người làm công
tác phát triển cộng đồng còn gặp trở ngại do họ chịu những ảnh hưởng sau:
• Tính kiêu ngạo.
• Tính tự mãn.
• Thiếu tin tưởng.
• Thiếu hăng say.
• Thiếu động cơ.
• Chịu ảnh hưởng của những điều đã học trước.
Do vậy, hiệu quả của việc trao đổi, tham gia phụ thuộc nhiều vào phương pháp và thái độ tiếp cận của cán bộ làm công tác cộng đồng, cũng như phụ thuộc nhiều vào môi trường hội họp và hoàn cảnh làm việc.
Để khích lệ người lớn trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cần phải biết được khi nào làm việc với họ là tốt nhất. Kinh nghiệm cho thấy trao đổi tốt nhất với người lớn tuổi khi:
• Việc trao đổi này liên quan đến việc họ đang làm hoặc một mục tiêu mà họ muốn đạt được.
• Họ thấy giá trị và sự liên quan của những điều mà họ đang thảo luận với công việc của họ.
• Họ tham gia một cách tự nguyện, không bị ép buộc.
• Họ và kinh nghiệm của họ được coi trọng.
• Họ tham gia một cách tích cực cùng với những người khác.
• Thời gian và địa điểm thích hợp.
• Môi trường thuận lợi cho việc trao đổi.
2.5.2. Người nghèo
Người nghèo thường bị lép vế trong cộng đồng và do vậy trong các hoạt động cộng đồng họ ít tham gia. Tình cảnh của người nghèo được thể hiện bởi “hệ thống” sau đây:
2.5.3. Giới và các vấn đề về giới trong phát triển
a) Khái niện về giới tính
• Sự khác nhau về sinh học giữa đàn ông và đàn bà là đặc điểm tự nhiên không thay đổi.
• Sự khác nhau được thể hiện ra bằng sự khác nhau về cấu tạo cơ thể, thể chất và sinh lý của từng giới tính từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ.
b) Khái niện về giới
• Là mối tương quan giữa địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
• Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện, các yếu tố xã hội quy định vị trí, chức năng của mỗi giới trong một môi trường cụ thể.
c) Những biểu hiện về giới tính và giới
- Biểu hiện về giới tính:
Sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học ta có thể phân biệt qua mấy
yếu tố sau:
• Bộ phận sinh dục
• Hình dáng cơ thể khác nhau, giọng nói khác nhau (do nội tiết quy định).
• Sự phân chia nhiễm sắc thể giới tính (đàn bà XX, đàn ông XY).
- Biểu hiện về giới:
- Nam tính:
- • Gia trưởng
- • Mạnh mẽ, lý trí
- • Quyết đoán, kỷ luật
- • Hiếu thắng
- Nữ tính:
- • Hiền từ, nhân hậu
- Nhẫn nại, cần cù
- Nhạy cảm
- Hy sinh, khiêm nhường.
- Những tính cách này hình thành, do quá trình học và rèn luyện mà có. Do vậy chúng có thể thay đổi và hình thành ở mỗi người nam hoặc nữ và trong đờ sống thực tế. Không phải tất cả mọi người đàn ông đều có đức tính ấy và ngược lại (theo quan niệm xã hội).
d) Vai trò của giới
- Vai trò sinh sản
- Sự phân công lao động đầu tiên có tính chất tự nhiên (sinh học) đối với giới là:
• Đàn ông làm cho thụ thai.
• Đàn bà mang thai và sinh đẻ.
- Vai trò sản xuất
- Vai trò sản xuất là những hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập.
- Công việc này cả nam và nữ đều có vai trò sản xuất. Sự phân biệt nam, nữ về tính chất và quá nhấn mạnh thiên chức sinh đẻ và nuôi con của phụ nữ, đã trói buộc người phụ nữ trong gia đình, bếp núc.
- Trong lao động, đàn ông nổi bật lên các công việc liên quan đến khám phá, phát hiện cái mới, sáng tạo. Phụ nữ thường được coi chỉ thích hợp với những nghề như: y tế, giáo dục, nuôi dậy trẻ hoặc sản xuất nông nghiệp, những loại việc rất vất vả nhưng lại được trả công thấp và kém giá trị.
- Vai trò quản lý
- Trong hoạt động cộng đồng thì công tác quản lý phần lớn do nam giới đảm
- nhiệm. Hiện nay, vai trò sinh đẻ và hoạt động cộng đồng của người phụ nữ còn chưa được đánh giá đúng mức. Đàn ông cho rằng đó là chức năng tự nhiên, là phi sản xuất, không có giá trị. Đó cũng chính là nguyên nhân của sự bất bình đẳng về giới.
e) Vì sao cần quan tâm đến giới trong phát triển?
Sau đây là những lý do chính cần phải quan tâm đến vấn đề giới trong các dự án phát triển:
• Phụ nữ và nam giới có nhu cầu ưu tiên khác nhau.
• Phụ nữ và nam giới có các kỹ năng chuyên môn khác nhau.
• Phụ nữ và nam giới có cách tiếp cận và quản lý nguồn lực khác nhau.
• Phụ nữ thường quan tâm đến đời sống hàng ngày, chăm sóc con cái nhiều hơn nam giới.
• Phụ nữ và nam giới có cách đánh giá và phân tích vấn đề khác nhau.
• Trong khi tạo ra sự tham gia của người dân trong các dự án phát triển nông thôn, một vấn đề tưởng như phải rõ ràng nhưng thường rất hay bị bỏ qua hay không được quan tâm đúng mức là sự tham gia của phụ nữ. Các lý do là:
• Các chương trình không tính đến các hạn chế nhất định mà phụ nữ phải chịu trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng;
• Do tư tưởng trọng nam, khinh nữ;
• Do thực tế phụ nữ có rất ít thời gian vì phải đảm đương không biết bao nhiêu công việc trong chăm sóc gia đình, con cái.
3. Người làm công tác phát triển cộng đồng và những kỹ năng cần thiết
3.1. Người làm công tác phát triển cộng đồng
3.1.1. Ai là người làm công tác phát triển cộng đông?
- Người làm công tác phát triển là những người thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng, giúp cộng đồng phát triển. ở địa phương, những người này chính là các cán bộ thôn, xã. Do đó cán bộ phát triển không phải là:
- Quan chức quan liêu, mệnh lệnh.
- Lãnh đạo, trực tiếp điều hành chương trình đã có sẵn.
3.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của cán bộ địa phương trong phát triển cộng đồng
Cán bộ địa phương với tư cách là cán bộ phát triển cộng đồng có những vai trò và nhiệm vụ chính dưới đây:
1. Tạo thuận lợi
- Muốn trở thành nhà tổ chức thì chúng ta phải tạo ra được bầu không khí thuận lợi để người dân tự tổ chức. Cách “tạo thuận lợi” được nhấn mạnh trong mọi lĩnh vực hoạt động vì chỉ có cách này mới phát huy được mọi tiềm năng của tập thể. Ví dụ: Trong một cuộc thảo luận nhóm, người “cán bộ thôn, xã” tạo bầu không khí thuận lợi để nhóm viên tự bộc lộ, phát biểu, nối kết các ý kiến, hỗ trợ chứ không điều khiển. Các quyết định không do “người tạo thuận lợi đưa ra” mà do cả nhóm làm nên.
2. Nhỡ nghiên cứu
Cán bộ thôn, xã phải biết tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của cộng đồng, vạch ra một kế hoạch, các hướng dẫn cần thiết để cùng người địa phương tìm hiểu về cộng đồng mình. Cán bộ thôn, xã phải có kỹ năng thu thập, phân tích các dữ kiện về cộng đồng. Điều quan trọng là tạo điều kiện cho người dân tham gia ngày từ đầu.
3. Nhỡ huấn luyện
Điều người dân trong cộng đồng cần thiết là có được nhận thức mới, phân tích được tình trạng xã hội trong đó họ đang sống, tìm ra các nguyên nhân của các vấn đề. Do đó mọi mục tiêu tiếp xúc, đối thoại với dân đều có tác dụng giáo dục.
Các cuộc thảo luận mang tính giáo dục cao. Cán bộ thôn, xã phải có kỹ năng tổ chức các lớp tập huấn, sử dụng các phương pháp thông tin, huấn luyện khác nhau bằng lới nói, chữ viết, hình ảnh, sắm vai, diễn kịch,...
4. Vạch kế hoạch
Cán bộ thôn, xã cần giúp người dân vạch ra kế hoạch. Kế hoạch phải từ cơ sở đưa lên, xuất phát từ nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng. Trong kế hoạch phải đề ra mục tiêu khả thi, những công việc cần làm theo từng đối tượng và thời gian, ai thực hiện? bao giờ bắt đầu? khi nào kết thúc? thực hiện bằng phương tiện, điều kiện gì? thực hiện dự án tại đâu?
5. Xúc tác
Cán bộ thôn, xã phải tạo ra được những chuyển biến quan trọng như làm thay đổi thái độ và hành vi cá nhân, biến đổi các mối quan hệ, chuyển động trong các nhóm và tổ chức cộng đồng. Người đóng vai “nổi”, chủ động là người địa phương, người xúc tác rất “chìm” (ví dụ như men trong bánh mỳ).
3.1.3. Những phẩm chất cần thiết của cán bộ phát triển cộng đồng
1. Năng lực
Cán bộ thôn, xã phải có đầy đủ năng lực chuyên môn để tự tin và tạo niềm tin nơi người dân. Do vậy, họ cần được đào tạo để có các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công tác phát triển cộng đồng (xem chi tiết ở các mục sau).
2. Hoà đồng
Cán bộ thôn, xã phải có phong cách hoà đồng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Biết lắng nghe, đồng cảm, chấp nhận giúp cho cán bộ thôn, xã hoà đồng với người dân. Tuy nhiên, trong hoà đồng cán bộ cộng đồng không nên sa lầy vào nhậu nhẹt - điều thường xẩy ra tại nông thôn ngày nay. Tránh các mối quan hệ quá riêng tư làm ảnh hưởng đến quan hệ chung, đến toàn cộng đồng.
3. Trung thực
Cán bộ thôn, xã cần phải trung thực với dân và với chính mình. Họ phải luôn tự khám phá mình và không e ngại khi người khác nhìn vào mình để giúp mình trau chuốt phẩm chất. Người dân nhận thức các giá trị mà cán bộ thôn, xã đem lại cho họ như dân chủ, hợp tác, công bằng xã hội, tôn trọng nhân phẩm, không phải qua lời nói mà qua con người và cách sống của họ. Sự ba hoa, hứa hẹn, tạo uy tín bằng cái mình không có, không thuộc về phẩm chất của cán bộ thôn, xã.
4. Kiên trì, nhẫn nại
Cán bộ thôn, xã mới, chưa có kinh nghiệm thường hay nóng vội, muốn thấy thành tích ngay nên áp đặt ý kiến, sáng kiến của mình. Họ đã bực tức khi dân không thực hiện điều họ mong muốn. Cần phải hiểu rằng sự thay đổi trong thái độ, hành vi không thể diễn ra một sớm, một chiều. Biết kiên trì, chờ đợi là một phẩm chất quan trọng. Điều quan trọng không phải là ta làm được gì mà người dân làm được gì.
5. Khiêm tốn, biết học hỏi nơi người dân
Trong công tác sự học hỏi không chỉ có một chiều từ cán bộ thôn, xã đến người dân mà cán bộ thôn, xã sẽ học rất nhiều từ hiểu biết, kinh nghiệm và cuộc sống của người dân. Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp cho cán bộ thôn, xã lằng nghe, đón nhận trân trọng ý kiến từ dân. Chấp nhận sự góp ý mới thực hiện tốt chương trình phát triển và luôn luôn nâng cao năng lực và phẩm chất của chính mình.
6. Khách quan vô tư
Cán bộ thôn, xã cần có đức tình này và không nên có thái độ phê phán.
- Tình thần khách quan, vô tư giúp cán bộ thôn, xã giải quyết các mâu thuẫn trong cộng đồng và làm tốt vai trò xúc tác, liên kết các nhóm trong cộng đồng lại với nhau.
3.2. Kỹ năng khuyến khích, động viên và thúc đẩy
3.2.1. Nhu cầu của người dân
Để khuyến khích, động viên và thúc đẩy người dân tham gia tích cực vào tiến trình phát triển của cộng đồng, trước tiên cán bộ phát triển cộng đồng phải hiểu được các nhu cầu của họ. Con người có nhiều nhu cầu khác nhau, nhưng Maslow đã phân ra làm 5 loại nhu cầu là:
1. Các nhu cầu cơ bản
Phản ánh các mục đích sinh lý và sinh tồn, như ăn, uống, hít thở, tình dục, tránh các khó chịu về thể lực hay do môi trường (nóng, lạnh...), có các tiện nghi...
2. Các nhu cầu về an toỡn
Khi thoả mãn được một phần các nhu cầu cơ bản, con người sẽ bị những sức ép về các nhu cầu liên quan đến trật tự, an ninh, những biện pháp bảo vệ tránh các nguy cơ. Các nhu cầu này được thoả mãn nhờ đồng lương thích đáng, các chế độ bảo hiểm, các hệ thống chống trộm cắp...
3. Các nhu cầu xã hội
Khi các nhu cầu về an toàn đã được đáp ứng thì con người ít bận tâm hơn đến bản thân và sẽ cố gắng tạo lập nên các mối quan hệ giữa người với người (bản chất con người vốn mang tính xã hội, do quan hệ sản xuất), các nhu cầu này có liên quan đến các ràng buộc gia đình, tình bạn, tình đồng nghiệp... nhất là tình yêu và cảm tình của người khác với mình.
4. Các nhu cầu được tôn trọng
Khi con người đã cảm thấy an tâm trong mối quan hệ với những người khác, chắc chắn người đó sẽ tìm cách để đạt được một địa nào đó; nhu cầu được tôn trọng này sẽ thúc đẩy người đó tìm kiếm dịp bộc lộ khả năng của mình cố đạt được sự khen thưởng xã hội và nghề nghiệp. áp lực về nhu cầu này sẽ kết hợp với ham muốn và ý thích trội hơn khác người.
5. Các nhu cầu tự khẳng định mình và sáng tạo
Nếu con người đã được thoả mãn ở mức thứ 4 (tuy khó lòng được mỹ mãn), người đó sẽ quan tâm đến sự trưởng thành cá nhân và có thể thoả mãn được nhu cầu này bằng cách thách thức bản thân để trở thành sáng tạo hơn, đòi hỏi bản thân đạt được thành tích lớn hơn bằng cách tự đánh giá thành tích cá nhân theo những tiêu chuẩn do chính mình đặt ra.
Những hành vi tự khẳng định mình bao gồm cả sự chấp nhận các nguy cơ, tìm cách tự lập và tự do phát triển mọi hoạt động.
Tam giác nhu cầu con người
Kết luận quan trọng:
- Các nhu cầu là những ảnh hưởng trước tiên đối với hành vi của con người. Khi có nhu cầu đặc biệt nào đó nổi lên thì nó thúc đẩy cá nhân đó chọn ưu tiên và hành động.
- Mục đích của hành vi là làm giảm sức ép của nhu cầu bằng cách thoả mãn các nhu cầu đó: chỉ những nhu cầu không được thoả mãn mới là những nguồn gốc trước tiên của động cơ hành động.
- Muốn hiểu rõ các hành vi và đòi hỏi của một cá thể, phải nhìn thấu suốt các nhu cầu mà cá thể đó hiện chưa được thoả mãn.
- Nhu cầu tự khẳng định mình là động cơ hàng đầu của một con người khoẻ mạnh.
3.2.2. Giả thuyết X và Y của Douglas Mc. Gregor
Douglas cho rằng việc quản lý con người tập trung vào hai loại giả thiết X
và Y
a) Giả thuyết X
Các giả định là:
- Con người không thích làm việc và sẻ trốn tránh công việc nếu có thể trốn tránh được.
- Vì con người không thích làm việc nên phải ép buộc, chỉ đạo và khiến họ làm việc băng cách đe doạ phạt họ để bắt họ làm những gì cần thiết cho cộng đồng, đơn vị của họ.
- Con người thường muốn được người khác chỉ bảo cho họ phải làm gì, muốn trốn tránh trách nhiệm, ít có tham vọng và muốn có sự an toàn là trên hết.
b) Giả thuyết Y
Các giả định là:
- Con người tự giác làm việc và đối với họ làm việc là một nhu cầu.
- Con người thường mong muốn tự mình định hướng và kiểm soát bản thân để đạt đến những mục tiêu mà họ tin tưởng và muốn đạt được.
- Việc khen thưởng khuyến khích những người làm việc tốt, đạt đựợc mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và phụ thuộc vào trình độ và khả năng của từng người.
3.2.3. Một số gợi ý thực tế về cách khuyến khích, động viên và thúc đẩy mọi người
- Hãy đối xử tốt đối với người dân, nhân viên của mình chân thành.
- Hãy cởi mở và chân thành khi khen ngợi. Khiển trách riêng và khen ngợi trước đám đông.
- Hãy đề ra những mục tiêu có thể thực hiện được cho bản thân và cho những người khác.
- Chỉ ra quyết định khi đã có sự tham gia ý kiến thích hợp của mọi người.
- Hãy lôi kéo mọi người cùng tham gia quyết định những vấn đề khó khăn.
- Tìm hiểu và phản hồi thông tin lại cho mọi người biết họ đang làm việc như thế nào, những tiến bộ mà họ đạt được.
- Giải quyết mâu thuẫn bằng sự cởi mở, hiểu biết và suy xét đúng. Nên tập trung vào việc giải quyết mâu thuẫn hơn là khiễn trách.
- Hãy luôn luôn lắng nghe những điều mà mọi người nói với bạn. Cố gắng hiểu họ và có những nhận xát đúng về ý kiến của họ.
- Hãy quan tâm tới từng cá nhân những người làm việc dưới quyền của bạn.
- Bạn cần có khả năng kiềm chế sự sự nóng giận.
- Hãy sẵn sàng lắng nghe những ý kiến mới, ngay cả khi chúng khác với ý kiến của bản thân mình.
- Hãy giao phó công việc cho mọi người nếu cần thiết.
- Chỉ khiển trách khi cần thiết.
- Đừng làm cho mọi người hoảng sợ.
- Đừng sợ phải thừa nhận mình sai khi người khác đúng.
- Hãy làm việc có hệ thống.
3.3. Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
3.3.1. Các bước trong giải quyết vấn đề
a) Xác định vấn đề và phân tích vấn đề
Vấn đề tồn tại là sự lệch hướng giữa những gì đang xảy ra và những mục
tiêu mong đợi. Khi có vấn đề xảy ra cần được giải quyết để nó không cản trở quá trình phát triển.
Điều quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề là xác định vấn đề, nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng của nó. Chỉ khi nhận biết đúng vấn đề thì mới có thể tìm giải pháp thích hợp cho vấn đề đó.
Phân tích vấn đề cần xem xét đến những phương diện sau:
• Tác hại cả vấn đề.
• Mức độ nghiêm trọng.
• Phạm vi phổ biến của vấn đề.
• Nguyên nhân gây ra hoặc liên quan đến vấn đề.
b) Tìm giải pháp có thể
• Liệt kê các giải pháp.
• So sánh các giải pháp làm cơ sở để lựa chọn giải pháp thích hợp và hiệu quả nhất.
c) Lựa chọn giải pháp tốt nhất
Để lựa con giải pháp tốt nhất cần dựa vào các tiêu chuẫn như:
• Tính phù hợp.
• Tính khả thi.
• Mức chi phí.
• Điểm mạnh, yếu của giải pháp.
• Mức độ rủi ro.
d) Thực hiện giải pháp đã lựa chọn
Lập kế hoạch thực hiện:
• Nguồn lực cần thiết, tiền, thông tin, hổ trợ về kỷ thuật v.v.
• Các hoạt động cần phải tiến hành.
• Các bước tiến hành.
• Bố trí nhân lực cho từng hoạt động.
• Thời gian cần cho từng hoạt động.
e) Đánh giá giải pháp đã áp dụng
• Xác định tiêu chí đánh giá.
• Xác định phương pháp và nguồn dữ liệu đánh giá.
• Phân tích kết quả và phản hồi thông tin.
• Điều chỉnh.
Quá trình xác định và ra quyết định giải quyết vấn đề có thể tóm tắt như
sau:
3.3.2. Những lời khuyên thực tế khi ra quyết định
• Xác định mức độ lớn nhỏ của quyết định.
• Không ra quyết định một cách vội vàng.
• Dựa vào các chính sách đã được thiết lập.
• Tham khảo ý kiến của những người khác khi bản thân chưa dám chắc.
• Tránh những quyết định có tính khủng hoảng.
• Ra quyết định kịp thời.
• Đừng nghiền ngẫm quá lâu một quyết định một khi sự việc đã được thực
hiện.
3.4. Các kỹ năng tiếp cận cộng đồng
3.4.1. Kỹ năng về kỹ thuật
Khả năng về kỹ thuật là khả năng của người làm công tác phát triển biết một chuyên môn nào đó và biết sử dụng các phương pháp về kỹ thuật cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
Hiện nay, kỹ năng về kỹ thuật đòi hỏi cán bộ cần hiểu biết không chỉ về khoa học tự nhiên mà còn cả về khoa học về xã hội và nhân văn.
3.4.2. Kỹ năng quan hệ với mọi người (Kỹ năng giao tiếp, truyền thông)
Là khả năng làm việc với mọi người, trên cơ sở đó áp dụng cách thúc đẩy có hiệu quả. Muốn vậy, người cán bộ phát triển cộng đồng cần phải:
• Lắng nghe ý kiến và lôi kéo mọi người cùng tham gia ra quyết định.
• Thúc đẩy mọi người làm việc.
• Thỉnh thoảng cần biểu lộ sự tin tưởng vào họ.
• Khen ngợi họ trước mặt mọi người nhưng chỉ được khiển trách riêng.
• Không ưu ái những người có thể làm những gì họ muốn.
• Giao tiếp cởi mở với mọi người và để cho họ biết những gì đang xảy ra ở địa phương mình.
• Công bằng với tất cả mọi người.
3.4.3. Kỹ năng về nhận thức
Kỹ năng nhận thức là những gì cho phép người cán bộ thấy được địa phương mình quản lý một cách tổng thể. Kỹ năng này cho phép người cán bộ hiểu được tất cả bộ phận của tổ chức, các hoạt động và tính chất hoạt động của các bộ phận trong ttổ chức.
Tất cả cán bộ cần có cả 3 kỹ năng nêu trên. Tuy nhiên, nếu ở cấp chuyên viên kỹ thuật thì họ cần nhiều kỹ năng về kỹ thuật hơn, còn ở cấp quản lý cao hơn thì cần ít kỹ năng về kỹ thuật hơn, nhưng lại cần kỹ năng về nhận thức cao hơn. Kỹ năng giao tiếp/ truyền thông với mọi người thì dù ở cấp nào cũng quan trọng và đóng vai trò chủ chốt trong công tác tiếp cận cộng đồng vì con người là thành phần có giá trị nhất trong mọi cộng đồng, tổ chức.
3.4.4. Kỹ năng hỏi và cách sử dụng câu hỏi
a) Hỏi và giao tiếp
• Chúng ta thường bắt đầu làm quen với nhau bằng các câu hỏi.
• Quá trình trao đổi nhằm mục đích chính là tăng cười sự hiểu biết lẫn nhau.
• Quá trình trao đổi sẽ không thực hiện được nếu “chẳng ai hỏi ai”.
• Câu hỏi càng nhiều, vấn đề càng rõ, “hỏi kém tức là tư duy kém”.
Tóm lại: Điều quan trọng là biết sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi đúng tình huống và có mục đích rõ ràng.
c) Mục đích hỏi
• Hướng chú ý vào môt điểm, một ý, môt sự kiện, một vấn đề hay một tình huống.
• Đánh giá các quan điểm.
• Phát hiện các lý do và sự việc.
• Khám phá các nguồn thông tin.
• Kiểm soát việc thảo luận.
• Tóm tắt hoặc chấm dứt một cuộc thảo luận.
• Hướng chú ý vào một mặt khác của vấn đề hoặc cuộc thảo luận.
• Đạt được kết luận hoặc thoả thuận.
• Thay đổi suy nghĩ của nhóm.
• Kiểm soát hành vi của nhóm.
• Gợi ý hành động, ý kiến hoặc quyết định.
d) Kỹ năng ứng xử khi đặt câu hỏi:
1. Đưa ra câu hỏi.
2. Ngừng
- Cho người được hỏi có thời gian để suy nghĩ.
- Thời gian ngừng phụ thuộc vào độ khó của câu hỏi.
3. Mời người được hỏi trả lời.
4. Đánh giá câu trả lời
- Khen ngợi các câu trả lời chính xác.
- Những câu trả lời chính xác một phần cần phải được khen ngợi phần chính xác đó.
5. Tránh thói quen lặp đi, lặp lại câu hỏi.
6. Nhắc lại và nhấn mạnh những câu trả lởi đúng để tăng mức độ tiếp thu của những người khác, tăng sự tự tin.
7. Lặp lại một phần hoặc cả câu hỏi nếu cần.
8. Không tự trả lời câu hỏi cảu mình.
9. Giữ giọng nói bình thường, thân thiện.
10. Tránh việc trả lời đồng thanh.
3.4.5. Kỹ năng lắng nghe
Chúng ta thường được đào tạo để phát biểu, ít khi được đào tạo để lắng nghe. Lắng nghe cũng cần phải được đào tạo. Biết cách lắng nghe là một điều quan trọng. Chúng ta cần phải lắng nghe như thế nào để không ảnh hưởng đến ý kiến, thái độ và niềm tin của người đối thoại?
a) Thế nỡo là biết lắng nghe?
• Chú ý và tỏ thái độ tốt đối với người phát biểu.
• Ghi nhớ hoặc ghi chép ý chính.
• Hỏi lại cho rõ những gì chưa rõ, chưa hiểu.
• Suy nghĩ, phân tích những ý chính.
• Thảo luận thêm bằng cách đặt câu hỏi hoặc tranh luận.
• Chú ý đến những ý kiến mâu thuẫn, trái ngược.
b) Những trở ngại cho sự lắng nghe
• Sự phân đoán hay định kiến trước mà không có căn cứ.
• Thành kiến.
• Sự đánh giá, phê bình.
• Đầu óc bảo thủ.
• Sự chểnh mảng, không chú ý.
• Sự sợ hãi hay đe doạ.
• Sự thiếu khiêm tốn.
• Sự giận dữ.
• Thông tin quá nhiều.
• Thông tin, lời nói và ngôn ngữ không rõ ràng.
• Vội vàng kết luận.
• Lòng tự phụ, sự kiêu căng.
• Nội dung thông tin không hấp dẫn, không phù hợp.
3.4.6. Kỹ năng truyền thông (Trao đổi thông tin)
a) Mục đích:
• Chuyển thông tin đến đúng đối tượng, đúng lúc.
• Thông tin chuyển đi đầy đủ, chính xác.
• Thông tin được gửi đi được hiểu, chấp nhận và thực hiện.
• Nhận được thông tin phản hồi.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển giao thông tin
• Ngôn ngữ.
• Mức độ phát triển của đối tượng (tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm sống).
• Những khác biệt giữa các cá nhân (tính tình, quan niệm sống).
• Tình cảm.
• Những sự việc cá nhân đã trải qua trong quá khứ.
• Quan hệ (cấp bậc, vai vế, sự tôn trọng, sự tin cậy lẫn nhau,…).
• Phong tục tập quán.
• Khoảng cách không gian.
• Môi trường.
• Thành kiến.
• Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, thái độ.
c) Các bước trong giao tiếp, truyền thông có hiệu quả
• Người nói và người nghe đều chú ý đến nhau.
• Người nói truyền đạt thông tin rõ ràng và dễ hiểu.
• Người nghe nghe thông tin và nghe một cách chăm chú.
• Người nghe đáp lại thông tin bằng cách: cảm ơn, trả lời hoặc hỏi lại để rõ hơn.
• Người nói biết chắc rằng thông tin đã được hiểu đúng. Nếu có sự hiểu nhầm cần nhanh chóng làm sáng tỏ.
• Kết quả là cả hai hiểu lẫn nhau.
3.4.7. Kỹ năng tiếp thu ý kiến phản hồi/góp ý
Việc tiếp thu ý kiến phản hồi/góp ý, giúp chúng ta có cơ hội để thay đổi sửa chữa cái mà chúng ta làm chưa tốt và biết cách sửa chữa thế nào.
a) Phản ứng khi nhận ý kiến phản hồi/ góp ý
• Cần chú ý nghe những điều người ta đang nói
• Cần yêu cầu người đưa ý kiến phản hồi/góp ý giải thích rõ bất cứ điều gì mà mình chưa rõ.
• Cần khuyến khích người đưa ra ý kiến phản hồi, góp ý tiếp tục đưa ý kiến. Nếu có thể so sánh ý kiến phản hồi của một nguời với những nhận xét của người khác để xem ý kiến có giống nhau không.
• Cảm ơn người đưa ra ý kiến phản hồi/ góp ý.
b) Sau khi nhận ý kiến phản hồi/ góp ý:
• Cần suy nghĩ xem ý kiến phản hồi/ góp ý nói gì về tác phong, hành vi cư xử của bạn.
• Cần cân nhắc xem bạn muốn thay đổi hoặc sửa đổi những gì.
c) Những điều cần tránh
• Đối phó khi nhận ý kiến phản hồi/góp ý (Đối phó sẽ gây ra cản trở việc đưa ra ý kiến phản hồi/ góp ý).
• Sau đó phớt lờ ý kiến phản hồi/góp ý (Phớt lờ ý kiến phản hồi sẽ cản trở việc học tập của các bạn).
3.4.8. Kỹ năng đưa ra ý kiến phản hồi/góp ý
a) Đưa ra ý kiến phản hồi/góp ý là giúp cho mọi người
• Nhận thức rõ thêm cái mà chúng ta cần làm.
• Học tập để trưởng thành và phát triển.
b) Đưa ra ý kiến phản hồi/góp ý về một vấn đề
• Nên tập trung vào cái đã làm hoặc đã nói, chứ không phải là cái mà
chúng ta nghĩ nó là như vậy.
- Nên tập trung vào cái mà chúng ta quan sát thấy nó xẩy ra, chứ không phải là cái chúng ta nghĩ về con người đó.
- Nên tập trung vào việc mô tả, trình bầy chứ không phải là xét đoán.
- Nên tập trung vào cái cụ thể chứ không phải là cái chung chung.
- Nên tập trung vào việc chia sẻ những tình cảm, ý nghĩ chứ không phải là giáo huấn.
- Nên tập trung vào việc đưa ra các ý kiến mà người nghe có thể sử dụng chứ không phải là tất cả mọi thứ mà bạn muốn góp ý cho anh ta.
- Nên tập trung vào vấn đề/nội dung mà người nghe có thể phần nào làm theo.
- Nên tập trung vào việc bắt đầu với những khích lệ, tán thưởng về những điểm tích cực của người nghe.
3.4.9. Kỹ năng tổ chức hội họp và thảo luận
Hội họp và thảo luận nhóm thường được tiến hành với một nhóm người. Đây
là hình thức thường được sử dụng với chủ đề và mục tiêu đã được xác định.
a) Lợi ích của tổ chức hội họp và thảo luận
• Tiếp cận được với nhiều người.
• Chấp nhận các đường lối của các chủ đề một cách thực tiễn.
• Nhận thức được sự thôi thúc của cá nhân đối với việc giao tiếp trong xã hội.
• Tâm lý của nhóm kích thích phát huy sáng kiến và thuyết phục mọi người để cùng hành động.
• Có khả năng thu được một lượng thông tin lớn.
• Tạo ra sự đồng bộ, nhất quán và hợp đồng hành động.
b) Hạn chế của tổ chức hội họp và thảo luận
• Cá tính và sự quan tâm đa dạng có thể tạo nên khó khăn trong thảo luận.
• Nơi tổ chức hội họp thường không có sẵn.
• Có thể có một sự đòi hỏi thái quá về các lợi ích khác nhau.
• Có thể chỉ có một ít người tham dự buổi họp, không đủ thành phần.
c) Chuẩn bị cho buổi họp như thế nỡo?
a/ Xác định mục tiêu cuộc họp:
• Hệ thống các mục tiêu.
• Phương pháp để hoàn thành các mục tiêu đó.
b/ Kế hoạch cuộc họp:
• Chuẩn bị kỹ nội dung.
• Có chương trình và thời gian biểu cụ thể.
• Thành phần tham dự.
• Định ngày, giờ, địa điểm.
c/ Thông báo buổi họp:
• Lập kế hoạch yết thị, giấy mời..
• Kiểm tra nhân lực.
• Chuẩn bị các tư liệu cần thiết.
• Giao nhiệm vụ.
d/ Sắp đặt chỗ ngồi và các tư liệu:
• Bố trí chỗ ngồi.
• Kiểm tra các tư liệu, phương tiện phục vụ buổi họp.
d) Dẫn dắt một buổi họp như thế nỡo?
a/ Khai mạc buổi họp:
• Bắt đầu đúng giờ.
• Tuyên bố mục tiêu cuộc họp và giải thích kế hoạch.
• Gợi sự quan tâm của mọi người
b/ Trình bày hay thu thập các sự kiện và ý tưởng
• Trình bày hoặc thu thập các sự kiện và ý kiến
• Đảm bảo các sự kiện được trình bày rõ ràng.
• Kích thích thảo luận trực tiếp.
• Giữ cho cuộc thảo luận đi đúng vấn đề;
• Động viên sự suy nghĩ của mọi người.
c/ Cân nhắc các sự kiện và các ý kiến:
• Giúp nhóm cân nhắc và phân tích các ý kiến;
• Tạo sự chấp nhận hay đồng ý của nhóm;
• Thường xuyên tóm tắt;
• Tránh nhầm lẫn.
d/ Tổng kết
• Tóm tắt những điều đã nhất trí hay kết luận bằng dạng câu hỏi.
• Xác định hành động sẽ làm;
• Giao nhiệm vụ;
• Bế mạc đúng giờ.
e) Các hình thức họp dân
•• Họp toàn thể cộng đồng.
• Họp nhóm theo chủ đề.
• Họp để tuyên truyền, huấn luyện.
• Họp để bàn bạc, thảo luận và xây dựng kế hoạch, quy chế, quy định.
• Họp đánh giá tổng kết.
g) Khi nỡo thì họp nhóm nhỏ và họp đông người?
• Dù là họp nhóm nhỏ hay họp đông người thì cán bộ cộng đồng cũng phải có kế hoạch cụ thể và chuẩn bị chu đáo cho cuộc họp với những kỹ năng cần thiết như đã trình bày ở phần trên.
• Họp nhóm nhỏ thích họp cho việc thảo luận, góp ý kiến vì như vậy các thành viên trong nhóm mới có cơ hội trong việc tham gia ý kiến của mình một cách tích cực hơn, đạt được sự thống nhất dễ dàng hơn.
• Họp đông người thích hợp cho việc phổ biến các chủ trương, đường lối của cấp trên hoặc kế hoạch hành động của đơn vị, địa phương mình, đánh giá tổng kết vì đó là cơ hội để tiếp xúc với nhiều người.
Khi cần phải thảo luận nên chia thành nhóm nhỏ, sau đó đại diện cho các nhóm trình bày kết luận của nhóm mình trước tất cả mọi người.
3.4.10. Kỹ năng hướng dẫn thảo luận nhóm
a) Phương châm để làm cho thảo luận dễ dỡng
- Những yếu tố quan trọng của một cuộc họp nhóm:
• Người hướng dẫn cuộc họp phải đào tạo, huấn luyện tốt.
• Nơi họp yên tĩnh và tiện nghi.
• Có bảng, phấn hoặc giấy khổ to để ghi chép.
• Có tài liệu để chiếu lên màn hình nếu cần thiết.
• Có nước uống nếu cuộc họp kéo dài.
Một người hướng dẫn giỏi cần:
- Xây dựng quan hệ tốt với người tham dự để có được sự tin cậy.
- Biết tỏ ra linh hoạt, nhạy cảm và không nóng vội.
- Không tự coi mình là một chuyên gia, không xét đoán ý kiến của người khác, không giáo huấn mọi người, không áp đặt ý kiến cá nhân.
- Không để thảo luận lan man mà không khống chế được.
- Luôn luôn nắm được tâm trạng của nhóm và có biện pháp hành động thích hợp (ví dụ: khi nhóm tỏ vẻ chán nản hoặc quá căng thẳng nên cho nghỉ giải lao).
- Luôn trực quan hoá kết quả thảo luận.
- Nhiệm vụ của người hướng dẫn:
- Giới thiệu chủ đề thảo luận.
- Làm cho nhóm cảm thấy dễ chịu và thoải mái.
- Hướng dẫn nhóm và làm cho nhóm tập trung vào chủ đề đang thảo luận.
- Tích cực động viên mọi người trong nhóm tham gia thảo luận và can thiệp nếu cần thiết, không để một hoặc hai người khống chế cuộc thảo luận.
- Chuyển cuộc thảo luận một cách lôgíc từ điểm này sang điểm khác.
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng văn phòng phẩm để trực quan hoá kết quả thảo luận.
- b) Tạo sự nhất trí trong nhóm
Một số gợi ý để đạt được sự nhất trí của nhóm:
- Những người tham không được cố cãi để giành phần thắng về mình, ý kiến đúng và tốt nhất là ý kiến của cả nhóm.
- Sự bất đồng vế ý kiến, kết luận, dự đoán.v.v.. phải được xem là yếu tố tích cực trong việc đạt được sự nhất trí của nhóm.
- Các vấn đề được giải quyết tốt nhất khi mỗi thành viên trong nhóm ý thức được trách nhiệm phải lắng nghe người khác và đóng góp ý kiến của mình để ai cũng có thể đóng góp vào quyết định chung.
- Mọi lời nói, mọi việc làm có tính hoà giải để không khí thảo luận bớt căng thẳng chỉ có lợi khi cuộc tranh cãi quan trọng, không xoa dịu quá sớm các ý kiến trái ngược nhau.
- Mỗi thành viên trong nhóm có trách nhiệm góp phần làm cho cuộc thảo luận có kết quả.
Đối với những người có tính cách đặc biệt trong cuộc họp:
- Người nói luôn miệng: Hãy đề nghị người đó dừng lại khi có thể.
- Người hay ngắt lời người khác: Yêu cầu người đó tạm giữ ý kiến của mình để chờ người khác nói xong.
- Người thường xuyên lạc đề: Nhắc lại vấn đề hoặc nêu câu hỏi để buổi thảo uận trở lại vấn đề cần bàn.
- Người hay thì thầm nói chuyện riêng: Yêu cầu người đó nói to ý kiến của mình cho mọi người nghe.
- Người luôn im lặng: Tạo điều kiện để khuyến khích người đó tham gia ý kiến.
Môi trường thuận lợi trong hội họp và thảo luận:
- Khuyến khích mọi người tích cực tham gia.
- Thúc đẩy và giúp đỡ mỗi người khám phá giá trị của bản thân.
- Công nhận quyền mắc sai lầm của mỗi người.
- Chấp nhận những sự khác biệt.
- Cho phép có những giải pháp khác nhau trong những tình huống khác nhau.
- Khuyến khích sự cởi mở, tôn trọng bản thân và tôn trọng lẫn nhau.
- Bố trí chỗ ngồi họp lý để mọi người có thể nhìn thấy nhau.
- Số lượng, cỡ nhóm vừa phải (5-10 người).
3.4.11. Kỹ năng quản lý và giải quyết mâu thuẫn
a) Khái niệm về mâu thuẫn
Mâu thuẫn là hành vi ứng xử của một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức nhằm ngăn cản hoặc hạn chế (ít nhất là tạm thời) một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức khác đạt được những mục đích mong muốn.
b) Các kiểu mâu thuẫn
- Mâu thuẫn cá nhân: là mâu thuẫn giữa người này với người khác.
- Mâu thuẫn nhóm: là mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiều nhóm/tổ với nhau.
- Mâu thuẫn nội bộ: là mâu thuẫn giữa những người hoặc nhóm người trong cùng một tổ chức.
- Mâu thuẫn bên ngoỡi: là mâu thuẫn giữa một người (hoặc một nhóm hoặc nhiều người) với một người (hoặc một nhóm hoặc nhiều người) khác từ bên ngoài dự án.
c) Các quan niệm về mâu thuẫn
Quan điểm 1:
1. Mâu thuẫn là kết quả của những sai lầm trong quản lý.
2. Mâu thuẫn luôn gây ra những kết quả tai hại, chẳng hạn như:
+ Làm giảm hiệu quả của năng suất.
+ Tạo những phe cánh trong nội bộ đơn vị.
+ Gây nên những bất ổn và lòng nhiệt tình.
3. Mâu thuẫn có thể tránh được, và loại bỏ tất cả các mâu thuẫn là nhiệm vụ cơ bản của quản lý.
Quan điểm 2:
1. Mâu thuẫn là không thể tránh được trong quá trình phát triển và được tạo nên bởi nhiều yếu tố.
2. Mâu thuẫn có thể tích cực hoặc tiêu cực ở những mức dộ khác nhau.
Các ảnh hưởng của mâu thuẫn có thể là:
+ Khiến cho những vấn đề tiềm ẩn hiện ra ngoài và được giải quyết.
+ Buộc người ta phải tỏ rõ quan điểm và tìm kiếm phương thức mới.
+ Tạo cho người ta những cơ hội để thử thách khả năng của họ.
3. Vì vậy, mâu thuẫn phải được kiểm soát và quản lý.
d) Những mâu thuẫn tích cực và mâu thuẫn tiêu cực
Mâu thuẫn tích cực:
+ Kích thích những ý kiến, tính sáng tạo và sự quan tâm.
+ Khiến cho những vấn đề tiềm ẩn hiện ra bên ngoài và được giải quyết.
+ Buộc con người phải tỏ rõ lập trường và tìm kiếm phương thúc mới.
+ Tạo điều kiện cho con người thử thách những năng lực của mình.
Mâu thuẫn tiêu cực:
+ Hiệu quả và năng suất bị giảm sút.
+ Chủ nghĩa bè phái.
+ Sự bất ổn không cần thiết.
e) Những nguyên nhân thường gây ra mâu thuẫn
- Trao đổi thông tin:
+ Các mục đích.
+ Các nguyên tắc/tiêu chuẩn.
+ Các ảnh hưởng.
- Các giá trị:
+ Cá nhân
+ Nghề nghiệp
+ Địa phương/quốc gia/tín ngưỡng.
Mối quan tâm:
+ Các ý tưởng và niềm tin khác nhau
+ Những mối quan tâm đến kết quả.
- Con người:
+ Nhân cách.
+ Tình cảm.
+ Các vấn đề/mâu thuẫn trong quá khứ chưa được giải quyết.
g) Các giải pháp cho mâu thuẫn
1. Rút lui: Rút lui khỏi bất đồng đang có.
+ Chúng ta có thể nhượng bộ và quên nó đi được không?
+ Tôi không có thời gian để nghĩ về nó.
Tốt hơn là không nên mạo hiểm làm cho đồng sự hoặc sếp nổi giận.
2. Làm dịu: Làm giảm hoặc tránh tập trung vào các điểm khác biệt, và nhấn mạnh tới những điểm tương đồng.
+ Tôi nghĩ rằng đó chỉ là một sự hiếu nhầm.
+ Chúng ta không cần thiết phải làm to chuyện, chúng ta có nhiều mối quan tâm chung.
3. ép buộc: áp đặt quan điểm của một người cho người khác.
+ Hoặc là chấp nhận quan điểm của tôi, hoặc là tôi sẽ chọn một cộng sự khác.
+ Nào chúng ta hãy bỏ phiếu.
+ Hãy mở sách ra va xem những nguyên tắc trong đó như thế nào.
+ Hãy đi hỏi và làm theo ý kiến của người thứ ba.
4. Thoả hiệp hoặc điều đình: Tìm ra những giải pháp mang lại sự hài lòng nhất định cho các bên tham gia tranh cãi, đặc trưng hoá bởi quan điểm “cho và nhận”.
+ Nếu tôi chấp nhận điểm này, anh có thể chấp nhận điểm kia củatôi chứ?
5. Đối mặt: Đối mặt trực tiếp với mâu thuẫn, với phương thức giải quết vấnđề, từ đó làm cho các bên vượt qua vấn đề của mình.
+ Hãy ngồi lại và xem vấn đề của chúng ta là gì, và nguyên nhân củavấn đề là ở chỗ nào?
+ Những phương án khác nhau nào có thể giải quyết vấn đề này?
Chúng ta đánh giá chúng như thế nào?
+ Chúng ta có thể nhất trí về một giải pháp được không?
f) Cách thức xử lý mâu thuẫn
Có 5 kiểu phản ứng chính trong các tình huống mâu thuẫn. Trong đó, không có kiếu nào được coi la duy nhất đúng trong mọi trường hợp. Có kiểu thích hợp với trường hợp này mà không phù hợp hay không có hiệu quả với trường hợp khác.
Sau đây là các kiểu chính:
1. Tự làm dịu và tự điều chỉnh
• Làm dịu đi nghĩa là xóa bỏ quan điểm bất đồng ý kiến giữa các cá nhân trong khi bạn nhấn mạnh những sở thích chung.
• Sự bất đồng không được giải quyết một cách cởi mở. Khi bạn “điều chỉnh” bản thân, bạn bỏ qua sở thích của mình để thoả mãn nhu cầu của người khác. Có yếu tố “hi sinh” trong phong cách này.
• Điều chỉnh có nghĩa là chịu chi phối của người khác, hào hiệp một cách ích kỉ, hoặc bạn thực hiện yêu cầu của họ khi thấy nên làm điều đó. Nhược điểm của phong cách này là những mâu thuẫn sẽ lại hiện ra.
• Khi bạn tìm kiếm một giải pháp ngắn gọn, hoặc trong những trường hợp bạn chỉ cần các giải pháp tạm thời thì kiểu tránh mâu thuẫn này tỏ ra có ích.
2. Né tránh hoặc thoát khỏi
• Một cá nhân không nói gì về thái độ của anh ta hay của người khác, sự mâu thuẫn bị lờ đi hay bị nén lại.
• Những người có liên quan đến mâu thuẫn né tránh nhau, kìm nén cảm xúc và quan điểm của mình lại. Điều này có thể dẹp các thắc mắc, hoãn hoặc giải quyết mâu thuẫn vào dịp thuận lợi hơn, hay thoát khỏi một tình huống một cách tế nhị.
• Rõ ràng là mâu thuẫn thực chất không bao giờ được giải quyết. Thay vào đó nó bị ẩn giấu đi và lại hiện lại nếu hai bên tiếp tục làm việc với nhau.
3. Dỡn xếp
• Dàn xếp nghĩa là tìm giải pháp chấp nhận lẫn nhau để thoả mãn phần nào cả hai bên. Nó đòi hỏi mỗi bên phải tử bỏ một số thứ, đồng thời anh ta cũng nhận được một số thứ. Không ai “thua” cũng không ai “thắng”.
• Dàn xếp nghĩa là xoa bỏ bất đồng, chuyển đổi lại thuận lợi và nhanh chóng tìm một vị trí trung gian.
4. Hợp tác hoặc giải quyết vấn đề
• Là cách giải quyết vấn đề theo cách “cùng thắng” khi giải quyết mâu thuẫn. Cả hai bên gặp nhau để tranh luận về những tương đồng hay bất đông ý kiến giữa hai bên.
• Cả hai cùng chịu trách nhiệm tìm ra những yêu cầu cơ bản của mình và tìm ra những giải pháp có thể thoã mãn chúng. Hợp tác có thể thu gọn lại hoàn toàn các ý kiến khác nhau và là cách học hỏi lẫn nhau.
5. Bất chấp hay sức mạnh
• Bất chấp có nghĩa là bạn cứ thực hiện mục đích chung của mình cho dù người khác phải trả giá. Đây là cách mang hướng quyền lực mà bạn sử dụng sức mạnh hay quyền lực để đạt được lợi ích: bạn sử dụng khả năng tranh cãi, dựa vào chức vụ địa vị của mình.
• Khi sử dụng các giải pháp có tính tranh đấu quyền lực thì kết quả là một người sẽ thắng còn người kia hoàn toàn thua cuộc.
3.5. Kỹ năng hỗ trợ lãnh đạo địa phương
Những người làm công tác phát triển cộng đồng thường phải hỗ trợ cán bộ lãnh đạo địa phương. Để hỗ trợ tốt họ cần hiểu một số vấn đề cơ bản liên quan đến lãnh đạo.
3.5.1. Khái niệm về lãnh đạo
• Lãnh đạo là quá trình tác động lên hành vi của những người khác hoặc một nhóm người để hướng tới đạt được những mục tiêu của cộng đồng.
• Lãnh đạo là một quá trình chỉ đạo và tác động lên những hoạt động có liên quan đến nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
• Lãnh đạo là khả năng chỉ huy người khác sao cho đạt được nhiều nhất sự hợp tác tối đa và sự va chạm tối thiểu.
3.5.2. Các loại phong cách l∙nh đạo
a) Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
- Người quản lý quyết định mọi việc và đưa ra những mệnh lệnh cho cán bộ cấp dưới.
b) Phong cách lãnh đạo có dân chủ
Người quản lý tham khảo ý kiến mọi người trước khi ra quyết định, nhờ đó ý kiến của cán bộ cấp dưới được người quản lý cân nhắc trước khi ra quyết định.
c) Phong cách lãnh đạo để mặc mọi người tự do
Một người quản lý này không quan tâm lắm đến mọi người dưới quyền nên thường không có những đường lối chỉ đạo đúng đắn, thích hợp.
3.5.3. Lập kế hoạch
a) Xác định mục tiêu:
• Mục tiêu là sự thể hiện kết quả mong muốn đạt được.
• Xác định đúng mục tiêu cho đơn vị mình là một điều rất quan trọng đối với người quản lý.
• Đề ra mục tiêu cho đơn vị, địa phương mình quản lý, bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu mục tiêu cụ thể cho từng đơn vị hoặc địa phương trực thuộc.
• Các mục tiêu đặt ra cần phải: thực tế, có thể đạt được, có thể đánh giá được và phải có một giới hạn thời gian.
b) Thiết lập các thủ tục hỡnh động tốt nhất để đạt được các mục tiêu đề ra
• Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân thích hợp và tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt công việc được giao.
• Sắp xếp, bố trí cán bộ, nhân lực một cách hợp lý, phù hợp với khả năng của từng người.
• Khuyến khích phát triển tiềm năng sẵn có của từng người ở các vị trí làm việc của họ.
• Tuyển người, thuê người thích hợp với công việc.
c) Giám sát
• Thiết lập các chuẩn mực của công việc.
• Đánh giá công việc hiện tại dựa trên các chuẩn mực đã thiết lập.
• Tiến hành các công việc cần thiết để sửa sai khi các chuẩn mực không được đáp ứng.
- Người cán bộ quản lý phải đảm bảo rằng các thỡnh viên trong đơn vị mình đang làm việc thực sự để đạt được mục tiêu đã đề ra
4. Một số phương pháp tiếp cận cộng đồng
4.1. Phân tích “cây vấn đề”
4.1.1. Mục đích
• Giúp cộng đồng thấy rõ hơn những vẫn đề đang tồn tại.
• Xác định đúng vấn đề để đinh hướng cho kế hoạch phát triển thôn bản.
4.1.2. Các bước tiến hành
- Tổ chức thảo luận nhóm theo các bước sau:
Bước 1: Dùng phương pháp động não khuyến khích các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến và cùng nhau tranh luận để tìm ra những vấn đề cơ bản đang tồn tại gây nên thực trạng khó khăn của thôn bản.
Bước 2: Viết ra một câu ngắn gọn về vấn đề cốt lõi. Đó là vấn đề được quan tâm nhất bởi các nhóm lợi ích, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Bước 5: Lập nên biểu đồ chỉ rõ mối quan hệ nhân-quả theo dạng một biểu đồ hình cây- cây vấn đề (problem tree).
- Bước 6: Xem xét toàn bộ biểu đồ và kiểm tra tính có căn cứ và sự hoàn thiện của cây vấn đề.
Một số lưu ý khi phân tích vấn đề:
- Xem những vấn đề này như những điều kiện bất lợi.
- Một vấn đề trên một mảnh giấy.
- Tìm ra các vấn đề hiện có, chứ không phải các vấn đề tưởng tượng ra, hoặc các vấn đề giả sử có.
- Một vấn đề không phải là thiếu lời giải đáp mà đó là một tình trạng khó khăn, một tình trạng tiêu cực thật sự đang tồn tại.
- Vị trí trên sơ đồ không chỉ ra tầm quan trọng của các vấn đề.
4.2. Phương pháp phân loại ABC
4.2.1. Khái niệm
Để có kế hoạch phát triển phù hợp cho một cộng đồng cần phân định một số chỉ tiêu phân loại về tình trạng kinh tế của những nhóm người khác nhau đồng thời phác thảo những hạn chế trở ngại tác động đến mức thu nhập của những nhóm người này. Phương pháp phân loại ABC là phương pháp sẽ giúp chúng ta phân loại hộ gia đình thành những nhóm giàu, nghèo, trung bình.
- Phương pháp ABC được áp dụng để xác định hiệu quả của những dự án phát triển đối với những người ở cấp thấp nhất trong giai tầng xã hội (người nghèo).
- Để đánh giá giàu nghèo thì không ai có thể đánh giá chính xác hơn những người cùng sống trong một cộng đồng.
4.2.2. Các bước tiến hành
• Lập danh sách chủ hộ (do lãnh đạo địa phương cung cấp sau khi đã được kiểm tra lại).
• Viết tên chủ hộ lên các thẻ riêng biệt.
• Tổ chức cuộc họp nhóm.
• Thảo luận với nhóm về những chủ đề như sự phân loại gia đình thành 3 nhóm giàu, trung bình, và nghèo. Bàn bạc để xây dựng ra những chỉ tiêu, tiêu chuẩn cho từng nhóm.
• Lần lượt đưa thẻ ghi tên chủ hộ cho nhóm để họ bàn bạc đưa tên chủ hộ vào nhóm nào đó.
• Nhóm sẽ xác định rõ những đặc điểm nào của đa số chủ hộ ở cùng nhóm và làm thế nào để phân biệt với nhóm khác.
4.2.3. Ưu điểm của phương pháp
Không gây nghi kỵ và mọi người đều hào hứng tham gia, tổ chức vào thời điểm nào cũng được.
• Thông thường người dân sẵn lòng cung cấp thông tin, phân loại chính xác các nhóm.
• Phương pháp này làm tăng sự hiểu biết về sự phân bố và chia xẻ các nguồn tài nguyên hiện hữu.
4.2.4. Nhược điểm của phương pháp
• Nếu không liệt kê đầy đủ tên các gia đình trong cộng đồng sẽ gây ra sự đánh giá không đúng mức các chỉ tiêu để phân nhóm.
• Một vài người có xu hướng hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá, nếu học cho rằng làm như vậy sẽ có lợi cho cộng đồng từ các dự án phát triển.
4.2.5. Gợi ý những căn cứ để phân loại ABC
• Mức độ sở hữu ruộng đất.
• Nguồn thu nhập.
• Loại hình nhà ở.
• Công cụ sản xuất và dụng cụ sinh hoạt gia đình.
• Khả năng cho con cái đi học.
• Số lao động chính.
4.3. Vẽ sơ đồ thôn bản
4.3.1. Mục đích
• Đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn bản nhằm đưa ra được những khó khăn và giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn bản.
• Làm cơ sở cho thảo luận xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản.
4.3.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 người.
Bước 4: Đánh dấu vị trí các hộ lên sơ đồ. Sử dụng kết quả phân loại hộ để đánh dấu các loại hộ. Mỗi loại hộ chọn 1 màu để đánh dấu trên sơ đồ.
4.4. Biểu đồ biến động theo thời gian
4.4.1. Khái niệm
• Đây là loại biểu đồ thể hiện những thay đổi về mặt số lượng theo thời gian.
• Loại biểu đồ này có thể dùng cho nhiều số liệu thay đổi khác nhau như:
- Sản lượng các loại cây trồng.
- Diện tích canh tác các loại cây trồng.
- Số lượng gia súc.
- Dân số và số hộ.
- Giá cả nông sản.
- Tỷ lệ sinh và tử trong một địa phương.
- Lượng mưa.
- Thay đổi về rừng tự nhiên rừng trồng và tình trạng sử dụng đất.
- v.v...
4.4.2. Mục đích
• Giúp các thành viên trong cộng đồng nắm được một số biển đổi trong thôn/bản theo thời gian.
• Làm cơ sở để tìm ra một số nguyên nhân gây biến đổi, giúp nông dân thay đổi nhận thức.
4.4.3. Cách làm
• Dùng giấy kẻ ô ly hoặc giấy khác cũng được.
• Trao đổi với người cung cấp thông tin về ý định của mình.
• Giành cho họ một số thời gian đáng kể để họ suy nghĩ, nhớ lại, so sánh.
• Cố gắng thu thập các số liệu ít nhất trong thời gian khoảng thời gian 10 năm trở lại đây.
• Kết hợp hai hoặc nhiều biến số lên một biểu đồ.
• Kết hợp các thông tin mới phỏng vấn được và các thông tin đã có sẵn
• Hướng dẫn các thành viên cộng đồng tự vẽ các biến đổi theo thời gian.
4.5. Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt
4.5.1. Mục đích
• Xây dựng các tuyến đi lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng đất đai, cây trồng, vật nuôi và các tiềm năng của cộng đồng.
• Từ đó làm cơ sở để lập kế hoạch phát triển cộng đồng.
4.5.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ như địa bàn, sơ đồ, bản đồ, các dụng cụ quan sát, đo đếm, giấy bút. Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích đi lát cắt, yêu cầu nông dân dẫn đường và sẵn sàng thảo luận.
Bước 2 : Thảo luận trên sa bàn hoặc trên bản đồ, sơ đồ để xác định các hướng đi lát cắt.
Bước 3: Tiến hành đi lát cắt từ vùng thấp đến vùng cao. Đến mỗi vùng đặc trưng cho cả khu vực thì dừng lại thảo luận. Cán bộ PRA phác hoạ nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó nhằm tạo điều kiện cho nông dân thảo luận hoặc tiến hành phòng vấn họ.
Bước 4: Vẽ sơ đồ mặt cắt (Sau đây là một ví dụ)
4.6. phương pháp SWOT
4.6.1. Khái niệm
Đây là phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin từ nông dân phục vụ cho các chương trình phát triển cộng đồng. Nó giúp ta hình dung rõ nét nhất về bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai của một cộng đồng.
SWOT là tập hợp các chữ viết tắt của các từ như sau:
- S là chữ viết tắt của từ Strengths: để chỉ những mặt mạnh.
- W là viết tắt của từ Weaknesses: để chỉ những mặt yếu, mặt hạn chế.
- là chữ viết tắt của từ Opportunities: để chỉ những cơ hội, triển vọng.
- T là chữ viết tắt của từ Threats: để chỉ những rủi ro của công vịêc.
4.6.2. Triển khai phương pháp SWOT
• Tiếp xúc với chính quyền địa phương để giải thích lý do và mục đích công việc.
• Xác định thành phần, số người thảo luận, cung cấp thông tin ở mỗi nhóm. Chính quyền sẽ giới thiệu người tham gia. Số người tham gia từ 5-10 người/nhóm.
• ấn định thời gian và địa điểm làm việc cho mỗi nhóm.
• Mỗi nhóm cử người ghi biên bản thảo luận trên tờ giấy khổ lớn (Ao) có chia làm 4 cột đều nhau tượng trưng cho các mục mạnh, yếu, cơ hội, rủi ro.
• Cử một người phụ trách nhóm.
• Người phụ trách nhóm giải thích rõ lý do và mục đích cần đạt được. Thời gian cần thiết là từ 1-2 giờ. Nên nhớ càng có nhiều ý kiến tham gia thì càng tốn.
• Mỗi nhóm cử một người trình bày kết quả và tiến hành thảo luận ngay sau khi mỗi nhóm trình bày kết quả xong.
• Tổng hợp các ý kiến thành tài liệu chính thức sau khi thảo luận xong.
4.7 Nghiên cứu Các vấn đề của phụ nữ
4.7.1. Mục đích
- Giúp cho phụ nữ địa phương xác định và thảo luận các phương thức cải thiện điều kiện sống và vị thế của mình trong cộng đồng.
4.7.2. Phương pháp tiến hành
Công cụ này phải được một cán bộ hướng dẫn là nữ giới thực hiện với một nhóm phụ nữ của cộng đồng qua các bước sau:
Bước 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi đầu tiên: Riêng phụ nữ thường gặp phải những khó khăn gì trong thôn/x∙? Viết câu trả lời lên khổ giấy to theo mẫu biểu ở dưới.
Bước 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi thứ hai: Vấn đề nào gây khó khăn nghiêm trọng nhất đối với phụ nữ? Yêu cầu nhóm cho điểm theo tầm quan trọng. Quan trọng nhất được 10 điểm và cho điểm từ 1 đến 10.
Bước 3: Thảo luận và trả lờì câu hỏi thứ ba: Hiện tại phụ nữ đối mặt với những khó khăn này như thế nào?
Viết câu trả lời vào giấy khổ to theo mẫu bảng dưới đây. Sau đó sao chép lại ra khổ giấy A4:
4.8. Đánh giá tình hình sản xuất nông-lâm nghiệp
4.8.1. Mục đích
- Đánh giá được thế mạnh trong sản xuất nông-lâm nghiệp.
- Xác định được những trở ngại mà người dân đang gặp phải.
- Tìm ra được các hoạt động phát huy thế mạnh và khắc phục khó khăn.
4.8.3. Đánh giá tình hình trồng cây ăn quả/cây công nghiệp
Bước 1: Loại cây ăn quả, rau màu hay cây công nghiệp (mía, cà phê, chè) nào là quan trọng nhất? Điền thông tin chi tiết vào bảng sau. Yêu cầu nhóm thảo luận và cho điểm theo tầm quan trọng của từng loại. Cho điểm từ 1 đến 10.
4.9. Đánh giá về giáo dục
4.9.1. Mục đích
Để người dân địa phương xác định và thảo luận những khó khăn và gợi ý những phương pháp để đảm bảo cho trẻ đến trường.
4.9.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi đầu tiên: “Thôn bản gặp khó khăn gì khi cho con đến trường học?”
- Thảo luận và trả lời câu hỏi thứ hai: “Vấn đề khó khăn nào lớn
- nhất?” Yêu cầu nhóm thảo luận cho điểm theo tầm quan trọng.
- Cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 10.
4.10. Đánh giá về tình hình y tế
4.10.1. Mục đích
- Để người dân địa phương xác định và thảo luận và vấn đề khó khăn về y tế mà họ gặp phải và gợi ý phương pháp giải quyết.
4.10.2. Các bước tiến hành
Bước 1:
• Thảo luận và trả lời câu hỏi : “Người dân trong thôn bản thường gặp phải vấn đề gì về sức khoẻ tại thôn bản?”
- Khuyến khích mọi người cho biết tên của các loại bệnh và tại nạn mà có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và những bệnh của trẻ em, nam giới và phụ nữ.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi thứ hai: “Những vấn đề khó khăn về y tế nào mà dân bản quan tâm nhất?” Yêu cầu nhóm thảo luận cho điểm theo tầm quan trọng. Cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 10
Bước 2: Sau đó thảo luận xem người dân nghĩ gì về nguyên nhân của những vấn đề này. Điền những ý kiến trả lời của các câu hỏi trên vào trong bảng sau.
(Theo Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng- Bắc Kạn- 2004)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét