29 tháng 12, 2008
22 tháng 12, 2008
Làm thế nào sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam hiệu quả
Làm thế nào sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam hiệu quả
Viết bởi TS Nguyễn Hải Hữu
Thứ tư, 17 Tháng 12 2008 04:59
Công tác xã hội đã được rất nhiều nước trên thế giới công nhận là một nghề chuyên nghiệp, đội ngũ những người làm công tác xã hội trên thế giới được đào tạo rất cơ bản và đã hoạt động rất hiệu quả, góp phần to lớn vào việc xây dựng xã hội đồng thuận, lành mạnh, công bằng, vì hạnh phúc của con người.
Hiệp hội những người làm công tác xã hội thế giới đã được thành lập cách đây 82 năm, Hiệp hội đã trở thành điểm tựa tin cậy và vững chắc cho tất cả những người làm công tác xã hội trên phạm vi toàn thế giới, vì Hiệp hội chính là người bảo vệ, là người chia sẻ thông tin và nâng cao năng lực cho những người làm công tác xã hội. Song song với Hiệp hội những người làm công tác xã hội trên thế giới là Hiệp hội các trường đào tạo nhân viên công tác xã hội (Việt Nam thường gọi là cán bộ công tác xã hội), Hiệp hội này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chương trình đào tạo, chia sẻ kinh kinh nghiệm về đào tạo đội ngũ cán bộ công tác xã hội.
Công tác xã hội được công nhận là một nghề chuyên nghiệp ở một quốc gia là một quá trình,khi mà nó hội tụ đủ bốn yếu tố sau đây: Một là công tác xã hội được thừa nhận là một ngành đào tạo ở hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp và có mã ngành đào tạo, Bộ giáo dục là cơ quan có thẩm quyền quyết định vấn đề này. Hai là phải ban hành được khung tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh cơ bản cán bộ công tác xã hội, Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp cùng Bộ chuyên ngành là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành khung tiêu chuẩn này. Ba là các Bộ, cơ quan chuyên ngành, trong đó Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ chốt cần phải xác định rõ vị trí làm việc của các cán bộ xã hội trong phạm vi của ngành ở cấp trung ương đến cấp địa phương, cơ sở và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể cho các vị trí công tác của cán bộ công tác xã hội. Bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể này có thể phải làm trong nhiều năm, nhưng ít nhất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phải xác định được một số vị trí làm việc của cán bộ công tác xã hội và có tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể. Thứ tư là Bộ Nội vụ phối hợp cùng Bộ Lao động Thương binh và xã hội cần xác định và hướng dẫn việc áp dụng hệ thống thang bảng lương hiện có cho đội ngũ cán bộ công tác xã hội phù hợp với vị trí công tác và trình độ đào tạo. Ngoài ra phải xây dựng được mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội những người trực tiếp sử dụng các cán bộ công tác xã hội đã qua đào tạo. Xây dựng Hiệp hội các nhà làm công tác xã hội và Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội.Với mong muốn sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực qua đào tạo ngành công tác xã hội, trong những năm qua Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nội vụ, Bộ giáo dục, với sự hợp tác của Quỹ nhi đồng liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF Việt Nam) đã triển khai các chiến dịch truyền thông và xây dựng đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam. Hy vọng trong một khoảng thời gian không xa Đề án này sẽ được các Bộ ngành thống nhất và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi đề án được phê duyệt, các bộ ngành sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và tạo môi trường xã hội thuận lợi cho việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công tác xã hội một cách hiệu quả hơn.
Tuy công tác xã hội chưa được công nhận là một nghề chuyên nghiệp ở nước ta, nhưng từ nhiều năm trước đây khi đất nước ta chưa thống nhất, ở Miền Nam đã có một số trường đào tạo ngành công tác xã hội, đây cũng là lớp người đầu tiên được đào tạo cơ bản và hiện nay lớp người này đã bước vào độ tuổi 70-80 tuổi; từ năm 2000 tới nay nước ta cũng đã có hàng trăm người được đào tạo cơ bản về công tác xã hội ở bậc đại học và thạc sỹ ở nước ngoài. Đây là nguồn nhân lực quý báu làm nòng cốt cho việc phát triển nguồn nhân lực trong hiện tại.
Từ năm 2004, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã đào tạo ngành công tác xã hội trong hệ thống giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, đây là điểm khởi đầu thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực về công tác xã hội trong hiện tại và tương lai. Để đón đầu và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ công tác xã hội ở nước ta, hiện nay đã có trên 30 trường đại học, cao đẳng tham gia đào tạo ngành công tác xã hội, ước tính hàng năm có ít nhất 1.200 người tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng ngành công tác xã hội và hàng trăm người tốt nghiệp trung cấp ngành công tác xã hội. Câu hỏi đặt ra là số sinh viên tốt nghiệp này ra trường đi về đâu, họ sẽ làm gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo?
Trong lúc công tác xã hội chưa được công nhận là một nghề chuyên nghiệp ở nước ta thì việc sử dụng nguồn nhân lực này như thế nào cho hiệu quả. Đây là bài toán dành cho các cơ quan quản lý và các trường Đại học, Cao đẳng trực tiếp tham gia đào tạo chuyên ngành công tác xã hội. Theo thống kê của Hiệp hội những người làm công tác xã hội thế giới cho thấy ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Thuỵ Điển, Pháp, Nhật Bản.v.v… cứ 2000-3000 dân có một cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp (được đào tạo cơ bản chuyên ngành công tác xã hội ở trình độ Đại học, Cao đẳng), và khoảng 1000 dân có một cán bộ công tác xã hội bán chuyên nghiệp (đào tạo ở trình độ trung cấp, sơ cấp) về ngành công tác xã hội. Đây được coi là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ phát triển về công tác xã hội ở một quốc gia. Ỏ nước ta số cán bộ được đào tạo cơ bản ở trình độ Đại học, Cao đẳng chưa nhiều; số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội, số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện theo dạng thuế mướn tạm thời cũng lên tới gần chục nghìn người; số cộng tác viên làm công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản lên tới 162 nghìn người.Trừ số cán bộ được đào tạo ở trình độ Đại học, cao đẳng, số còn lại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, họ chỉ được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao kỹ năng và hiểu biết về công tác xã hội.Vì vậy hầu hết những người này vẫn làm việc bằng kinh nghiệm mà họ học hỏi, tích luỹ được từ trong thực tiễn và bằng sự hiểu biết ít ỏi về công tác xã hội cộng với khả năng cảm nhận về nghề nghiệp, dẫn đến hiệu quả công tác xã hội còn nhiều hạn chế.
Nhu cầu về dịch công tác xã hội ở nước ta ngày một nhiều do kinh tế phát triển ngày càng nhanh và do tác động của quá trình hội nhập; Do vậy, trong khi công tác xã hội chưa được công nhận là một nghề chuyên nghiệp, các Bộ ngành liên quan cần tạo ra cơ chế phù hợp để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở trình độ đại học và cao đẳng. Việc làm trước tiên là cần xác định rõ vị trí làm việc và tiêu chuẩn hoá một số chức danh cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội thuộc khối cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã; một số chức danh ở các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, một số tổ chức đoàn thể xã hội, một số tổ chức phi chính phủ có liên quan đến cung cấp dịch vụ công tác xã hội phải đạt trình độ đào tạo Đại học hoặc Cao đẳng về công tác xã hội. Số nhân viên trực tiếp chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật ở các cơ sở bảo trợ xã hội, các bệnh viện hoặc hành nghề tự do chăm sóc người già, trẻ em, người khuyết tật ở gia đình phải có trình độ trung cấp, sơ cấp về công tác xã hội hoặc ít nhất cũng phải có chứng chỉ nghề (tương tương trình độ sơ cấp). Thứ hai là ưu tiên tuyển dụng những người được đào tạo cơ bản có trình độ đại học, cao đẳng về công tác xã hội vào các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, để họ có cơ hội sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế công tác. Thứ ba tạo khung khổ pháp lý để phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội kể cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, qua đó thu hút được những người qua đào tạo cơ bản về công tác xã hội vào làm việc, khắc phục tình trạng học một nghề ra làm việc nghề khác không liên quan tới chuyên ngành mà họ được đào tạo, hạn chế tình trạng lãng phí nguồn nhân lực quý giá này.Thư tư là tạo hành lang pháp lý cho việc hành nghề tự do cung cấp dịch vụ công tác xã hội với tư cách là nhà tham vấn, tác nhân phát triển cộng đồng, nhà nghiên cứu khoa học để sử dụng số cán bộ được đào tạo cơ bản này thật sự hiệu quả. Thứ năm là tổ chức các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội thông qua đó để “kích cầu” sử dụng dịch vụ công tác xã hội. Thứ sáu là các Bộ ngành liên quan cần nhanh chóng nghiên cứu ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý và môi trường xã hội thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo cơ bản về công tác xã hội, đồng thời khẩn trương hoàn thiện đề án phát triển nghề công tác xã hội ở nước ta trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đi vào thực hiện.
Trong bối cảnh nghề công tác xã hội ở nước ta vẫn là vấn đề mới mẻ, chưa có sự hiểu biết sâu sắc, thì cần học hỏi kinh nghiệm của các nước để làm theo, không nên quá cầu toàn trong việc chuẩn bị Đề án dẫn đến làm chận tiến trình phát triển nghề công tác xã hội ở nước ta và dẫn đến việc sử dụng lãng phí nguồn nhân lực qua đào tạo cơ bản ngành công tác xã hội ở bậc đại học và cao đẳng. Thứ bẩy là cần làm tốt công tác dự báo “cung- cầu” nguồn nhân lực về công tác xã hội để có kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực này một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí đào tạo cho người học và nhà nước. Hy vọng rằng với những biện pháp cấp bách nêu trên sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và các ban sinh viên đã và đang theo học chuyên ngành công tác xã hội.
(theo Kỷ yếu Ngày Công tác xã hội năm 2008, Đại học Lao động-Xã hội)
Theo vnsocialwork.net
19 tháng 12, 2008
Toạ đàm Báo chí với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (19/12/2008)
Toạ đàm Báo chí với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (19/12/2008) Ngày 18/12/2008, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ Xã hội phối hợp cùng Tạp chí Lao động và Xã hội tổ chức Toạ đàm Báo chí với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục Bảo trợ Xã hội, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Vụ Bình đẳng giới, Tạp chí Lao động và Xã hội, Tạp chí Gia đình và trẻ em; lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; đại diện Bộ Thông tin- Truyền thông cùng đông đảo phóng viên báo chí trong và ngoài ngành tới dự.
Mục đích của Toạ đàm là nhằm tăng cường công tác Thông tin, truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức xã hội đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền có định hướng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả Quyết định 65/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010".
Tại đây, các tham luận và báo cáo tập trung vào những vấn đề như: Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội, góp phần vận động các ngành, các cấp và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng; Tăng cường nhận thức của các phóng viên, biên tập viên, cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, trước hết là của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội và phóng viên, biên tập viên chuyên theo dõi lĩnh vực xã hội nói chung và trẻ em của một số cơ quan báo chí về vai trò, sự cần thiết của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đối với sự phát triển bền vững của kinh tế-xã hội; Hệ thống hoá các văn bản, chính sách pháp luật về lĩnh vực trẻ em cũng như cung cấp cho các lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên một số thông tin, khung lý thuyết cơ bản về lĩnh vực này đồng thời gắn với việc phát triển nghề công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam, tiến trình xây dựng khung đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu, dự thảo.Trong không khí thân thiện, cởi mở, thẳng thắn trao đổi và chia sẻ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà báo, buổi Toạ đàm đã thu thập được nhiều thông tin và những ý kiến đánh giá quý báu về thực trạng công tác thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện nay và thảo luận về định hướng công tác thông tin, tuyên truyền có định hướng về lĩnh vực này trong thời gian tới./.
Tuấn Cường
(Molisa.gov.vn)
10 tháng 12, 2008
Định hướng phát triển CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam
Định hướng phát triển CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam
Viết bởi Lê Bạch Hồng (Bộ LĐTB,XH)
Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, nhân phẩm, giá trị con người, công bằng và bình đẳng xã hội. Thúc đẩy xây dựng một xã hội hài hoà vì hạnh phúc của tất cả các cá nhân trong xã hội.Có nhiều khái niệm về công tác xã hội (CTXH), nhưng theo Hiệp hội công tác xã hội thế giới thì công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Công tác xã hội giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hoà và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
Mục đích chung của công tác xã hội là hỗ trợ cho an sinh xã hội bằng cách giúp đỡ những người không thể tự đạt được an sinh như người tâm thần sa sút, lang thang kiếm sống, tàn tật, già cả cô đơn, nhiễm HIV/AIDS vi phạm luật pháp, phạm tội, mại dâm, nghiện ma tuý, nghiện rượu, cờ bạc; các gia đình ly hôn, ly thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạo lực, lạm dụng, sao nhãng chăm sóc trẻ em, hoàn cảnh gia đình éo le không bình thường và cộng đồng yếu kém, nghèo, có đông đối tượng xã hội. Công tác xã hội cũng quan tâm đến cả đối tượng có nguy cơ nảy sinh các vấn đề xã hội. Trong phạm vi rộng hơn, công tác xã hội còn chú trọng đến môi trường xã hội trong đó bao gồm cả việc tác động đến cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến con người và cộng đồng.
Lịch sử của công tác xã hội bắt nguồn từ những xã hội cổ xưa. Hiệp ước do Công tước Ôlêc (nước Nga) ký kết với người Hy Lạp năm 911 là văn bản đầu tiên đề cập về sự quan tâm của Nhà nước đối với những công dân cần được trợ giúp của mình. Năm 1601, Đạo luật Elizabeth của Anh được ban hành nhằm vào sự giúp đỡ việc làm cho người nghèo, chăm sóc người già, người tàn tật và trẻ em mồ côi.
Cho đến đầu thế kỷ XIX, các hoạt động mang hình thái công tác xã hội đã được các tình nguyện viên ở Mỹ giúp đỡ chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, đặc biệt là giúp những nô lệ vừa được giải phóng nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng xã hội.
Giai đoạn 1850 - 1865, những hoạt động khởi nguồn của công tác xã hội được thực hiện bởi Uỷ ban từ thiện quốc gia, Uỷ ban từ thiện cộng đồng ở các nước phương Tây. Thời kỳ này hoạt động của các uỷ ban đều hướng tới mục đích: xây dựng những thiết chế nhằm duy trì trật tự, ổn định xã hội.
Năm 1946 được xác định là mốc đánh dấu công tác xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp trên thế giới. Đó là năm ra đời của Liên đoàn những nhà hoạt động công tác xã hội quốc tế và Hiệp hội các trường đào tạo nhân viên công tác xã hội bậc đại học và sau đại học. Năm 2006, Liên đoàn đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 ngày thành lập và hội thảo khoa học về xu hướng toàn cầu về phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp.
Hiện nay ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Thuỵ Điển, Nhật Bản, cứ 1000-2000 dân có một cử nhân công tác xã hội được đào tạo ở trình độ đại học và 2-3 nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp. Cán bộ, nhân viên công tác xã hội có thể làm việc trong các cơ quan Nhà nước về an sinh xã hội, công tác xã hội ở cấp quốc gia, vùng, tỉnh, huyện và cấp xã; các trung tâm công tác xã hội cấp quận, huyện; các tổ chức phi Chính phủ và tư nhân cung cấp dịch vụ về công tác xã hội; các trường học phổ thông và các trường đại học; các trung tâm y tế cộng đồng, các bệnh viện, các toà án, các nhà tù và cơ sở giam giữ, các trường giáo dưỡng.
Trên 60 năm qua, thế giới đã chứng kiến vai trò và hiệu quả to lớn của công tác xã hội. Nó không những trực tiếp giải quyết những vấn đề xã hội không mong muốn nảy sinh đối với các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư, mà còn giảm bớt sự bất bình đẳng và phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội; góp phần giữ vững ổn định xã hội, tạo sự đồng thuận và phát triển bền vững vì hạnh phúc của tất cả các thành viên trong xã hội.
Qua việc tìm hiểu một số mô hình và một số đặc trưng của công tác xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, công tác xã hội được công nhận là một nghề ở nhiều nước trên thế giới từ 60 năm trước đây và tuỳ điều kiện hoàn cảnh của mỗi nước mà công tác xã hội có những sắc thái riêng nhưng vẫn tuân thủ những nguyên tắc và chuẩn mực chung.
Thứ hai, công tác xã hội phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội để khắc phục những mặt trái nảy sinh trong quá trình phát triển; hướng tới một nền an sinh cho toàn dân, công bằng và dân chủ trong toàn xã hội.
Thứ ba, công tác xã hội luôn được các nước quan tâm phát triển và ứng xử như một khoa học với phương pháp tiếp cận, kỹ năng nghề nghiệp và quy điều đạo đức riêng. Từ lâu, nhiều nước trên thế giới đã có trường đại học về công tác xã hội, chính vì vậy mà hoạt động công tác xã hội ngày càng hiệu quả hơn.
Thứ tư, công tác xã hội chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực và thể chế chính sách, thể chế tổ chức. Qua đó tiếng nói của cán bộ nhân viên xã hội như là một kênh thông tin giúp lãnh đạo các cấp hoạch định các chính sách xã hội, đưa ra các dự báo về các vấn đề xã hội mới nảy sinh, kịp thời điều chỉnh các chính sách xã hội phù hợp. Nhờ đó, có được một xã hội ổn định, các công dân có đầy đủ các cơ hội để phát huy tiềm năng của mình, góp phần thực hiện mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ở Việt Nam, tính đến năm 2007, có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi, trong đó có khoảng 200 nghìn người già cô đơn; 5,3 triệu người tàn tật trong đó có khoảng 300 nghìn người tàn tật nặng không còn khả năng tự phục vụ và khả năng lao động; trên 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và khoảng 2,7 triệu hộ nghèo. Trong số các đối tượng xã hội nêu trên có khoảng 1,3 triệu người thuộc diện khó khăn cần trợ cấp xã hội, bằng khoảng 1,52% dân số; 3006 xã tỷ lệ nghèo trên 25% và 61 huyện tỷ lệ nghèo trên 50% và hàng nghìn xã có vấn đề xã hội (tệ nạn xã hội, môi trường sống ô nhiễm, nghèo khổ…); hàng triệu cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nảy sinh các vấn đề xã hội (ly thân, ly hôn, bạo lực trong gia đình, thiếu quan tâm đến con cái, căng thẳng vì nghèo khổ, xâm hại tình dục, bỏ nhà đi lang thang, tệ cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, tội phạm, HIV/AIDS bị cộng đồng xa lánh…). Tuy nhiên, tất cả các đối tượng nêu trên chỉ nhận được sự trợ giúp của đội ngũ nhân viên công tác xã hội “nghiệp dư”(khoảng 20 nghìn người). Những người làm việc theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng khoa học cần thiết về công tác xã hội. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững. Hiện nay, cả nước có trên 30 trường đại học đào tạo cử nhân công tác xã hội, đang đào tạo khoảng 2000 sinh viên hệ cử nhân CTXH. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề công tác xã hội còn nhiều bất cập như: chưa có chương trình đào tạo chuẩn, chưa có chức danh tiêu chuẩn nghề…
Nhận xét một cách tổng quát: Công tác xã hội ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành, phát triển. Nếu so sánh tính chuyên nghiệp của công tác xã hội ở nước ta với các nước phát triển và ngay cả những nước trong khu vực, chúng ta còn một khoảng cách khá lớn, đó là:
Thứ nhất, về nhận thức: Các ngành, các cấp và người dân chưa biết nhiều đến ngành công tác xã hội, đến cán bộ (nhân viên) công tác xã hội, chưa nhận dạng được họ là ai, làm việc gì và ở đâu. Vai trò, nhiệm vụ công tác xã hội là gì, sự khác biệt giữa công tác xã hội với các ngành nghề liên quan khác.
Thứ hai, về mặt thể chế chính sách: Chưa có chiến lược về phát triển CTXH, cơ sở pháp lý cho sự phát triển nghề CTXH chưa đựơc hình thành một cách có hệ thống, cho đến nay mới có quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình khung đào tạo chuyên ngành CTXH và cho phép một số trường đại học mở ngành đào tạo cử nhân CTXH. Việc xác định các vị trí làm việc cho nhân viên công tác xã hội trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức cung cấp dịch vụ, kể cả các NGO và các tổ chức đoàn thể có tham gia hoạt động công tác xã hội chưa được xác định. Tiêu chuẩn chức danh nghề CTXH ở các cấp, các loại hình công việc chưa được xác định; thang, bảng lương cho các chức danh cụ thể về công tác xã hội cũng chưa có.
Về cơ chế tài chính, Nhà nước chưa có cơ chế mua dịch vụ về CTXH để cung cấp cho các đối tượng xã hội yếu thế, chưa có cơ chế cung cấp tài chính cho các NGO để hoạt động công tác xã hội thông qua các hợp đồng. Bên cạnh đó vấn đề xã hội hoá việc huy động nguồn lực toàn xã hội để trợ giúp và cung cấp các dịch vụ xã hội cho người dân có vấn đề xã hội cũng chưa quản lý có hiệu quả, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự huy động nguồn lực toàn xã hội.
Thứ ba, về mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ và mạng lưới nhân viên CTXH: Hệ thống các tổ chức liên quan đến cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cũng chưa được hình thành đầy đủ theo 4 cấp theo đúng nghĩa của nó, lực lượng cán bộ lại quá mỏng và cũng thiếu tính chuyên nghiệp; các hoạt động hiện tại mang nặng tính quản lý Nhà nước hơn là chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có vấn đề xã hội, nhằm giúp họ tự giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh.
Mạng lưới cán bộ (nhân viên) CTXH của Việt Nam chưa được thiết lập cơ bản và hệ thống. Mặc dù có đội ngũ cán bộ văn hoá - xã hội ở cấp xã, phường, thị trấn, cán bộ trong các trung tâm bảo trợ xã hội, cán bộ hoạt động trong hệ thống hội chữ thập đỏ và các tổ chức NGO (khoảng 20.000 người) cung cấp dịch vụ cho người già, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật v.v. nhưng họ chỉ là những nhân viên công tác xã hội nghiệp dư, chưa được đào tạo chuyên ngành CTXH.
Thứ tư, việc đào tạo nhân viên công tác xã hội: Mới dừng lại ở giai đoạn ban đầu, kinh nghiệm đào tạo còn ít. Đội ngũ giảng viên thiếu, nhiều trường chưa có giáo viên được đào tạo cơ bản. Việc đào tạo chỉ có hiệu quả và chất lượng khi Nhà nước có một hệ thống tổng thể về công tác xã hội đó là thể chế chính sách, thể chế tổ chức và đội ngũ giảng viên CTXH chuyên nghiệp.
Định hướng phát triển CTXH ở Việt Nam
Để phát triển nghề công tác xã hội ở nước ta và đưa khoa học công tác xã hội vào giải quyết và ngăn ngừa các vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư và của xã hội, chúng ta cần nhìn nhận đúng thực trạng công tác xã hội ở nước ta hiện nay và đưa ra định hướng phát triển ngành nghề này. Một mặt đáp ứng được nhu cầu của xã hội, mặt khác phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế. Lộ trình phát triển công tác xã hội sẽ thực hiện từng bước, có mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài và các giải pháp thực hiện mục tiêu phù hợp với những điều kiện của Việt Nam. Trước mắt chúng ta cần nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam từ nay đến năm 2015, trong đó tập trung vào giải quyết một số vấn đề sau:
1. Nâng cao nhận thức về CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam, phổ biến tuyên truyền rộng rãi về vai trò, vị trí của CTXH chuyên nghiệp trong việc can thiệp giải quyết các vấn đề của các đối tượng và xã hội. Việc nhận thức này phải được tiến hành ở các cấp, các ngành và tới mọi người dân.
2. Xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hoá việc huy động nguồn lực toàn xã hội để trợ giúp và cung cấp các dịch vụ xã hội cho người dân yếu thế, giảm tải cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế tài chính Nhà nước mua dịch vụ của các cơ sở cung cấp dịch vụ về CTXH để cung cấp cho các đối tượng xã hội yếu thế, cung cấp tài chính cho các NGO thông qua các hợp đồng với chính quyền địa phương.
3. Phát triển CTXH trở thành một ngành nghề chuyên nghiệp có mã nghề với các qui định chức danh tiêu chuẩn cụ thể, với thang bảng lương cho từng vị trí làm việc và phù hợp với trình độ đào tạo về CTXH. Việc tuyển dụng bố trí nhân viên có trình độ đào tạo nghiệp vụ công tác xã hội phải theo qui định và yêu cầu thực tiễn tay nghề của mỗi vị trí công việc.
4. Đẩy mạnh việc tuyển dụng nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực, trước mắt đặc biệt chú ý tới việc bố trí, sử dụng nhân viên trong ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, sau đó là các lĩnh vực liên quan như giáo dục, y tế, toà án v.v; Xây dựng hệ thống các tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội tại mỗi cộng đồng dân cư, có các nhân viên xã hội chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội đảm bảo cho việc can thiệp các vấn đề xã hội kịp thời và hiệu quả, qua đó thúc đẩy thêm việc triển khai, thực hiện các chính sách xã hội.
5. Thúc đẩy đào tạo CTXH chuyên nghiệp ở nhiều trường đại học, xây dựng chương trình đào tạo CTXH ở nhiều trình độ, sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học để đáp ứng nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực của xã hội. Tăng cường đào tạo giảng viên CTXH, nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đổi mới phương pháp đào tạo, chú ý tới thực hành, thực tập trong đào tạo.
Đã đến lúc nước ta đẩy mạnh phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, nếu không nguy cơ mất “cân đối” giữa phát triển kinh tế và xã hội sẽ diễn ra. Phát triển nghề CTXH sẽ hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững, đảm bảo tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với phát triển xã hội và công bằng xã hội./.
(Theo Trường ĐHLĐXH)
7 tháng 12, 2008
AI MUỐN TRỞ THÀNH NHÂN VIÊN XÃ HỘI?
THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA BẠN
Hiên nay đã có 34 trường đại học và cao đẳng tham gia đào tạo ngành Công tác xã hội và ngành CTXH đang được Nhà nước lên kế hoạch công nhận chính thức là một nghề như bao nghề khác trong thời gian tới và đã có nhiều sinh viên dự tuyển vào nghề này. Các bạn đang theo học chương trình đào tạo này thử trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Lúc nào bạn đã quyết định trở thành một nhân viên xã hội chuyên nghiệp?
2. Ai đã ảnh hưởng đến bạn trong quyết định đó?
3. Có một sự kiện nào hoặc một người nào đó Ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định của bạn để trở thành một nhân viên xã hội chuyên nghiệp?
Bạn hãy viết bằng cách bấm vào mục " COMMENTS" bên dưới mục này và bài viết của bạn sẽ được đưa lên trang blog này chính thức.
Rất mong các bạn tham gia
Ghi nhận một ý kiến:
hoa nói...
khi tot nghiep lop 12 toi da co y dinh thi vao nganh cong tac xa hoi
.gia dinh la noi da cho toi nhieu anh huong nhat.sinh ra va lon len o vung nong thon nen toi hieu duoc nhung noi vat va cua con nguoi noi day.co nhung dua tre mo coi phai song co cuc vat va.va gio day toi dang theo hoc nganh nay.dang thuc hien dan nhung du dinh cua minh
.toi muon duoc lam mot nhan vien xa hoi thuc su co the giup do nhung nguoi gap kho khan.
21:15 Ngày 09 tháng 2 năm 2009
Ghi nhận ý kiến thứ 2:
Do ban dau chua hieu the nao la cong tac xa hoi nen ve sau nay khi la sinh vien theo hoc nghanh nay em moi biet the nao la ctxh. chinh ban than em truoc kia cung nhan duoc su giup do cua cac co quan, to chuc o dia phuong khi gia dinh con gap kho khan.song o vung cao va la nguoi dan toc thieu so nen truoc day em cung khong hieu the nao la ctxh nhung trong suy nghi cua minh em luon mong muon giup do nguoi khac nhat la nhung nguoi gap kho khan nhu: nguoi gia co don, tre em, nhung nguoi yeu the trong xa hoi can su giup do. mac du chua hieu het duoc ctxh la se lam cong viec gi trong tuong lai nhung voi mong muon giup do nhung nguoi gap kho khan, nhung nguoi yeu the can su giup do em da dang ky du thi vao nghanh ctxh.va gio day khi dang la sinh vien theo hoc nghanh ctxh thi em biet minh da lua chon dung mac du ctxh o viet nam va o noi em sinh song ctxh chua duoc biet den chua duoc quan tam nhung em mong rang trong thoi gian toi ctxh se duoc Dang, nha nuoc, cac co quan doan the quan tam hon nua, moi nguoi dan biet den ctxh nhieu hon de ctxh di sau duoc vao xa hoi de co the phuc vu tot hon cho xa hoi viet nam trong thoi dai hien nay.
love_westlif87
17:25 Ngày 24 tháng 2 năm 2009
Hội thảo quốc tế Việt Nam học: Hội nhập và khoảng cách giàu nghèo
Hội thảo quốc tế Việt Nam học: Hội nhập và khoảng cách giàu nghèo
TT (Hà Nội) - Trong ngày thứ hai của Hội thảo quốc tế VN học lần thứ ba (6-12), các nhà khoa học tiếp tục trình bày các tham luận và thảo luận tại 18 tiểu ban.
Ở nhiều góc độ khác nhau, các nhà khoa học đã đề cập những thách thức của VN trong quá trình hội nhập. Những chủ đề được thảo luận sôi nổi nhất là về sự thay đổi của xã hội VN dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập, kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa và các vấn đề đô thị, giáo dục ĐH…
Nhiều nhà khoa học cùng đề cập một thực tế: ngoài những lợi ích và cơ hội phát triển có được từ toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa còn tạo ra những tác động đến bộ phận “thiệt thòi” trong xã hội là nông dân và những người nghèo đô thị. Theo PGS-TS Lê Xuân Đình (ban kinh tế, Tạp chí Cộng Sản), chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính đang khoét sâu thêm khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị.
Trong khi tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm thì tại khu vực nông thôn, hộ nghèo vẫn còn chiếm tỉ trọng cao. PGS-TS Lê Xuân Đình phân tích: “Khó khăn lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các khu công nghiệp, khu đô thị và đường giao thông với tốc độ quá nhanh. Tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi trong lúc chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp, phần đông nông dân có tiền (từ đền bù thu hồi đất) cũng khó tìm phương án nào cho hiệu quả để sử dụng. Trong khi đó công nghiệp phát triển chưa đủ mạnh để thu hút một lượng lớn lao động nông thôn. Và dù có nhu cầu lao động thì trình độ đào tạo của lực lượng lao động này cũng chưa thể đáp ứng kịp”.
Ông Timothy Gorman (ĐH Khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội) đặt vấn đề “nền kinh tế hằng ngày” và đề nghị “suy nghĩ lại về tính chất không chính thống ở VN”. Theo ông, các nhà hoạch định chính sách phải đặt đúng vị trí của thương nghiệp đường phố và hộ gia đình trong nền kinh tế hằng ngày. Nên coi không gian đô thị như một nguồn sản xuất cần thiết, cũng không được bỏ qua tầm quan trọng của các quy tắc đạo đức văn hóa trong thương nghiệp đường phố, từ đó có những chính sách cụ thể cho hàng rong vỉa hè, xe ba bánh, xích lô…, tránh tạo thêm những tiền đề để khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo.
Tuy nghiên cứu độc lập, nhưng cùng quan điểm với ông Gorman còn có các báo cáo của KTS Nguyễn Hữu Thái, GS Rolf Jensen, Donald Peppard (ĐH Connecticut) và thạc sĩ Vũ Minh Thắng (ĐH KHXH & NV Hà Nội). Những nghiên cứu đầy thuyết phục cho thấy người phụ nữ bán hàng rong ở đô thị với mức thu nhập thật sự chỉ từ 0,36 - 0,7 USD/ngày đã góp phần duy trì cuộc sống của cả một gia đình nông thôn, trong khi vẫn duy trì được mô hình gia đình truyền thống với hầu hết các tập quán và nghĩa vụ.
Hầu hết các học giả trong các nghiên cứu của mình đều đi đến kết luận: VN còn rất nhiều việc phải làm để xóa nghèo và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
THANH HÀ - THU HÀ
(Báo Tuổi Trẻ ngày 07/12/2008)
4 tháng 12, 2008
Tiến trình công tác xã hội nhóm
Tiến trình công tác xã hội nhóm
Khoa tâm lý nhóm cho biết nhóm cũng như con người có khởi đầu, trải qua giai đoạn ấu thơ, trưởng thành và kết thúc. Điều này thấy rõ ở một ủy ban đặc nhiệm được thành lập để giải quyết một vấn đề, xong việc thì kết thúc. Các tổ nhóm ở một trại hè đến cuối trại cũng chia tay nhau. Một nhóm bạn học rất thân nhưng sau khi tốt nghiệp mỗi người đi một ngã, nhóm coi như tứ tán. Cũng có thể một số nhỏ kết bạn suốt đời, cũng có thể không. Khi đi làm các bạn này lại có thể tìm ra bạn mới và lại kết thành một nhóm bạn đồng nghiệp.
Đáng quan tâm tìm hiểu hơn là diễn tiến phát triển của nhóm về mặt tâm lý. Khi nhóm bắt đầu, các cá nhân còn xa lạ, các mối quan hệ rời rạc, mục đích chung chưa thông suốt. Khi nhóm trưởng thành, có mâu thuẫn vì người ta cởi mở, thẳng thắn với nhau hơn, nhưng một khi hiểu nhau thì các mối quan hệ mới sâu sắc hơn. Có sự thông cảm hơn thì sự thống nhất ý kiến về mục tiêu cũng cao hơn. Và từ đó năng suất của nhóm cũng cao hơn. Một nhóm hành động có thể kết thúc ở đây, khi mục tiêu đạt được. Họ có thể tiếp tục quan hệ như một nhóm bạn nếu trong quá trình làm việc tình bạn đã phát triển.
Đối với các nhóm tự nhiên hay sẵn có như gia đình, nhóm bạn, băng nhóm khó xác định bước khởi đầu và sự kết thúc rõ rệt.
Các nhóm huấn luyện về năng động nhóm có thể sống từ một ngày đến vài tuần. Nhóm giải trí có thể sống một ngày trong khuôn khổ một ngày cắm trại. Nếu quan sát kỹ ta cũng thấy từ rời rạc nhóm viên đi tới gắn bó lẫn nhau. Một nhà trị liệu nhóm có thể căn cứ trên tình hình cụ thể của thân chủ có thể dự trù 3, 5, 8 hay 10 buổi sinh hoạt (hay nhiều hơn nữa).
Như đã nêu ở phần trên, trong CTXH với cá nhân, phương pháp hay công cụ giúp cho đối tượng tự khắc phục dần những khó khăn của họ là khả năng tạo mối quan hệ tốt của NVXH đối với đối tượng (đó mới là chính, còn công ăn việc làm, tiền trợ cấp, v.v... là các công cụ yểm trợ) là công cụ tạo sự tăng trưởng hay thay đổi hành vi của các đối tượng. NVXH nhóm vẫn tiếp xúc với cá nhân, vẫn phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, vấn đề của cá nhân nhưng chính tiến trình sinh hoạt nhóm là trọng tâm, là công cụ giúp đỡ cá nhân.
CTXH nhóm có thể nhằm vào 2 loại nhóm: nhóm sẵn có hay nhóm được thành lập có mục đích.
Nhóm sẵn có, có thể là gia đình, một băng nhóm đường phố, bịnh nhân cùng một phòng ở bịnh viện, một ủy ban công tác ở cộng đồng. Nhưng các ngành khoa học về nhóm cũng thường thành lập nhóm theo kiểu họp - tan, nhằm một mục đích cụ thể như huấn luyện, xã hội hóa hay trị liệu.
Hiện nay công tác phổ biến nhất, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên, nhằm mục đích xã hội hóa hay tái xã hội hóa. Đối với trẻ em, nhân viên xã hội có ảnh hưởng nhiều hơn trong tiến trình nhóm so với nhóm người lớn, có nhiều cơ hội hơn để hướng dẫn nhóm hoàn thành mục tiêu.
Nội dung sau đây về các bước trong diễn tiến nhóm liên hệ nhiều tới mục đích này.
2. Bốn bước trong tiến trình công tác xã hội nhóm
Bước 1: Thành lập nhóm.
Bước 2 : Khảo sát nhóm
Bước 3: Duy trì nhóm.
Bước 4 : Kết thúc.
Bước khởi đầu : Bước thành lập nhóm
Trước hết chúng ta đánh giá tình hình, vấn đề, nhu cầu của cá nhân
Nhóm trong cơ sở dễ làm việc hơn vì họ cùng vấn đề, mục tiêu và các hoạt động phải khớp với phương hướng, mục tiêu của cơ sở. NVXH phải tìm hiểu cơ sở trước khi lập nhóm.
Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng, được mọi người hiểu và cùng chia sẻ, nếu không sự hợp tác hai bên (nhân viên xã hội và nhóm viên) và sự tham gia sẽ bị giới hạn. Hợp đồng là hai bên thỏa thuận để đạt mục tiêu trong một thời hạn nhất định.
Trước khi bắt tay vào việc, NVXH phải biết tại sao mình muốn sử dụng phương pháp nhóm, và những đặc tính - nhu cầu chung nhất của đối tượng.
1. Chọn nhóm viên
Số lượng nhóm viên phải phù hợp với mục đích. ví dụ như trong trị liệu không nên đông hơn 6 - 8 người để nhóm viên có điều kiện bộc lộ, diễn đạt cảm xúc của mình. Một nhóm giải trí của trẻ em có thể lên tới 15 - 20 em. Một đội banh 11 người, một đội kịch tùy theo số vai trong vở diễn và các động tác hỗ trợ vở diễn. Ít quá không đạt mục tiêu, đông quá sẽ có người không tham gia trọn vẹn và cảm thấy dư thừa.
Một trong các tiêu chuẩn định nghĩa nhóm nhỏ là có quan hệ mặt đối mặt, do đó quá đông thành viên sẽ không có được mối quan hệ này.
Tóm lại, các yếu tố quy định số lượng nhóm viên là:
• Đặc điểm nhóm viên
• Mục tiêu chuyên môn : Ví dụ : Nhóm phụ nữ nghèo cần vay vốn, nhóm thanh thiếu niên gặp khó khăn trong học tập, nhóm phụ nữ bị bạo lực, nhóm phụ nữ có chồng nghiện rượu…
• Chương trình hoạt động
• Sự tham gia tối đa của mỗi người
• Đặc điểm của nhóm viên cần được quan tâm
Trước tiên là sự tương đồng về nhu cầu hay vấn đề cần giải quyết. Không thể để chung một phụ nữ độc thân mà có con và một phụ nữ đang ly dị chồng. Vấn đề của họ hoàn toàn khác nhau. Vấn đề giống nhau mà quá khác nhau về tâm lý, tuổi tác, trình độ văn hóa cũng không được. Giữa cô gái mới lớn, không chồng mà có con, với một phụ nữ 40 trong cùng trường hợp cũng rất khác biệt. Nên quan tâm đến những trường hợp rất cá biệt không đưa vào nhóm được như người bị tâm thần nặng, trẻ có quá nhiều hấn tính giữa một nhóm trẻ có vấn đề nhưng ở mức độ vừa. Hoặc một người có xu hướng khống chế mạnh cùng với những người quá thụ động.
Yếu tố bổ sung rất quan trọng: trong đội CLB văn học nên có nam lẫn nữ, một nhóm chơi của trẻ có mạnh có yếu, một đội thi đua nấu cơm ngoài trời phải có vài trẻ đã có kinh nghiệm nấu cơm trong gia đình.
Tránh đưa vào một nhóm nhỏ 2 người hay 2 nhóm người ở ngoài đời đang xung khắc trầm trọng, hoặc 2 - 3 bạn rất thân cùng sinh hoạt với 5 - 6 người còn xa lạ với nhau. Tất yếu họ sẽ phân ra thành nhiều tiểu nhóm, khó xây dựng một nhóm đoàn kết.
Do đó, việc tìm hiểu nhóm viên rất quan trọng. Một giáo dục viên phụ trách nội trú có thể biết rõ các em trong phòng mình phụ trách. Nhưng một nhóm NVXH ở cộng đồng sẽ không nắm được đặc điểm của các em thiếu niên tới đăng ký sinh hoạt đội nhóm ngay từ đầu. Do đó phải có quá trình tìm hiểu thông qua đăng ký sinh hoạt (phiếu xã hội - vấn đàm - vãng gia, nếu cần).
Đối với nhóm sẵn có như các nhóm tự nhiên trong khu phố, băng nhóm lang thang bụi đời, NVXH phải nhập cuộc một cách từng bước và khéo léo để nhóm chấp nhận. ở đây, NVXH không những tìm hiểu từng nhóm viên mà quan trọng hơn nữa là các mối quan hệ và sự phân công (quyền lực) trong nhóm. Ai là lãnh vụ, ai liên kết với lãnh tụ, ai trung lập, ai chống. Trong băng có tiểu nhóm hay không? Những giá trị xã hội, qui chuẩn (luật không thành văn) của nhóm là gì? Những hành vi tích cực và tiêu cực đối với xã hội? Mục đích ở đây là tái xã hội hóa, nghĩa là tác động từ từ tới cấu trúc quyền lực của nhóm, hướng nhóm dần tới các mục tiêu xây dựng. Ví dụ như biến thành một đội banh, một đội sản xuất có qui cũ, có thu nhập, được xã hội đánh giá cao. Trẻ từ từ sẽ phục hồi lại niềm tin, tự tin và tự trọng.
2. Mục tiêu sinh hoạt
Cần phân biệt mục đích cuối cùng của CTXH (cá nhân, nhóm, cộng đồng) là sự thay đổi, phục hồi, tăng trưởng về mặt tâm lý xã hội của (hệ thống) thân chủ, và mục têu của hoạt động mà nhóm đề ra: thi đấu, trình diễn, cải thiện nhà ở, liên hoan cuối năm, chuẩn bị xuất viện, học kỹ năng...
Đối với một nhóm tới CLB đăng ký học kỹ năng hùng biện chẳng hạn thì không có gì phải bàn cãi. Một nhóm trẻ từ 5 - 8 tuổi chỉ cần chơi và thông qua chơi, được xã hội hóa thì chủ yếu tạo điều kiện chơi phù hợp với lứa tuổi. Nhưng đối với các nhóm người lớn liên kết để hành động chung, một nhóm thiếu niên nội trí cần đóng góp một tiết mục cho cuộc liên hoan cuối năm thì mục đích phải được trao đổi và thông qua. Có sự thống nhất ý kiến càng cao thì sự tham gia từng người càng được bảo đảm. Càng tham gia càng tạo sự thỏa mãn và kết quả tích cực về mặt xã hội hóa.
NVXH ở đây không áp đặt cho dù đã dự trù trước, càng ít áp đặt thì nhóm càng tích cực có sáng kiến. Vấn đề ở đây là NVXH phải sử dụng tiến trình tâm lý nhóm để tạo sự thảo luận càng nhiều càng tốt trước khi thông qua quyết định chung. Đối với mục đích xã hội hóa, điều quan trọng không phải là thành quả mà tiến trình tăng trưởng của nhóm viên.
Nhưng độc đoán hay dân chủ không phải hai phạm trù loại bỏ nhau mà là các mức độ của một quá trình hướng dẫn. Người bịnh tâm thần, trẻ em rất nhỏ không thể tự quyết về mọi mặt. Do đó, sinh hoạt nhóm là để tập tành dân chủ nhưng phải đi từ thấp tới cao tùy hoàn cảnh và trình độ của nhóm viên.
Ngược lại trước một nhóm thụ động, trông chờ, NVXH phải dày công hơn nhiều để khơi dậy tiềm năng tự lực của nhóm.
Do đó, mục tiêu hoạt động không chỉ được áp đặt một cách hành chánh, hay bỏ mặc cho nhóm viên mà cần được giáo dục. Mục tiêu không cứng ngắt mà linh động theo sự trưởng thành của nhóm và khả năng của nhóm viên.
Ví dụ ở một trung tâm nội trú, có một nhóm trẻ tự lực chuẩn bị đóng góp cho cuộc liên hoan cuối năm, nhóm A chỉ có khả năng hát một bài đồng ca, tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ bên ngoài và sự gắn bó lẫn nhau, mấy tháng sau các em có thể dựng một vở kịch tự biên tự diễn.
3. Cơ cấu tổ chức nhóm
a) Cơ cấu chính thức
Tất cả các nhóm để đạt đến một mục tiêu đều phải có phân công trách nhiệm. Có nhóm viên trội hơn, có tinh thần trách nhiệm cao, được trao vai trò trưởng nhóm, có nhóm viên khéo tay được phân công dạy kỹ năng. Cơ cấu ít nhiều mang tính hình thức và cố định tùy thuộc vào chức năng của nhóm. Ví dụ một tổ chức ở địa phương có Trưởng ban cán sự khu phố, các tổ trưởng - tổ phó tổ dân phố hay một nhóm hành động có chủ tịch, thư ký, thủ quỹ. Ngay cả một nhóm CLB cũng có trưởng - phó. Đó là chức vụ chính thức ai cũng biết và phải thông qua đó để làm việc với nhóm.
b) Cơ cấu phi chính thức
Là các mối liên hệ cá nhân và mức độ ảnh hưởng thật sự giữa các nhóm viên. Cơ cấu phi hình thức này rất quan trọng đối với bầu không khí nhóm và cả năng suất của nhóm về lâu về dài.
Mối tương tác giữa hai cơ cấu hình thức và phi hình thức rất quan trọng. Lý tưởng nhất là sự ăn khớp của chúng. Ví dụ trưởng nhóm chính thức cũng là người được nhóm viên ưa thích và nể nang nhất vì sự vận động sẽ suông sẻ dễ dàng và tâm lý nhóm thoải mái. Nếu trưởng nhóm tự áp đặt bằng sức mạnh (đại ca, đại bàng, tú bà,...), hay vì tinh thần gia trưởng thì có sự tuân thủ để hành động theo mục tiêu chung nhưng không có sự thỏa mãn tinh thần.
Bước thành lập nhóm là bước chọn nhóm viên, thảo luận mục đích và chương trình sinh hoạt, phân công tổ chức. ở giai đoạn này nếu nhóm viên còn xa lạ thì hoạt động còn rời rạc. Nhóm viên liên hệ nhiều với NVXH hơn là giữa họ với nhau. Nếu là trẻ em thì ở giai đoạn này các em rất bát nháo và chúng ta không nên đánh giá vội các hành vi của trẻ trong giai đoạn này vì theo kinh nghiệm, chúng ta nhận thấy trẻ sẽ dần dần có sự chuyển biến tích cực trong hành vi ở những giai đoạn sau. Thông thường ở giai đoản này trẻ muốn được chú ý nên có những hành vi chống đối, không chịu hợp tác để thử thách những giới hạn của nhóm và của nhân viên xã hội.
Nếu là một băng nhóm có sẵn thì các mối quan hệ không thuận lợi cho sự phát triển nhân cách vì còn chia rẽ, hay có sự khống chế của một hay vài cá nhân. Mục tiêu nhóm chưa mang tính xây dựng. NVXH phát hiện thực trạng nhóm và khéo léo diều chỉnh các mối tương quan và lái mục tiêu theo hướng tích cực.
Điều cần lưu ý là nội dung ở mỗi giai đoạn bao gồm 5 lãnh vực cần quan tâm :
1. Hiểu biết về những vấn đề ban đầu cần được giải quyết (cả cá nhân và nhóm)
2. Ghi nhận các cảm xúc và hành vi của các thành viên lúc sinh hoạt thông qua các vấn đề.
3. Hiểu rõ ý nghĩa nội dung của các cuộc thảo luận và của các hành vi
4. Hiểu các công việc chính yếu được thực hiện bởi tổng thể nhóm và bởi các cá nhân thành viên.
5. Quan tâm đến các cảm xúc và hành vi của các thành viên, công việc này cần thiết cho việc giúp đỡ nhóm và các thành viên hoàn thành nhiệm vụ.
Một số công việc mà nhân viên xã hội phải hoàn thành:
Trong buổi sinh hoạt nhóm đầu tiền, nhân viên xã hội làm gì ?
Các công việc mà nhân viên xã hội cần làm trong buổi họp đầu tiên với một nhóm mới được liệt kê theo thứ tự như sau :
• Tổ chức giới thiệu nhau, giúp hình thành môi liên lạc quen biết ban đầu và thu hút nhau và làm cho sự tham gia tích cực hơn.
• Trình bày lý do nhóm được thành lập và mục đích của nhóm theo cách nhìn của cơ sở và của nhân viên xã hội, cho phép nhóm viên trình bày quan điểm của họ.
• Cùng với nhóm là rõ các mong đợi về việc tại sao họ đến đây, họ thích làm gì và hy vọng đạt được cái gì ở nhóm.
• Thảo luận về một thỏa thuận về phương cách cùng nhau làm việc và đặt ra các quy tắc nhóm.
• Thảo luận với nhóm về chương trình hoạt động và phương pháp thực hiện và dự kiến cho nội dung buổi họp tiếp sau.
• Cho nhóm biết rõ nhân viên xã hội hy vọng làm việc với nhóm như thế nào và vai trò của mình sẽ ra sao.
• Bắt đầu thiết lập văn hóa nhóm ( ví dụ : hệ thống tương thân tương ái và chia sẽ trách nhiệm)
Nhân viên xã hội cùng với nhóm :
• Thiết lập các quy tắc nhóm
• Đặt ra những giới hạn
• Xác định hệ tống thưởng phạt
• Đặt ra một số tiêu chuẩn của công việc
• Phân công và giao trách nhiệm
Ngoài ra, nhân viên xã hội phải dự kiến phương hướng quản lý xung đột thường xuất hiện ở giai đoạn 2 của tiến trình phát triển của nhóm. Xung đột thường xuất phát từ :
• Cạnh tranh quyền lực, ảnh hưởng để xác định vị trí của mình trong nhóm
• Cơ cấu phi chính thức ( cơ cấu ngầm) song song với cơ cấu chính thức
• Việc thực thi các quy tắc của nhóm (do chưa quen vào khuôn khổ của các quy tắc)
• Thời khóa biểu làm việc (do cách thể hiện tính cách của từng cá nhân trong việc tuân thủ giờ giấc)
Bước xung đột này chấm dứt khi mối quan tâm riêng từ từ trùng khớp với mối quan tâm chung của mọi người trong nhóm để rồi tạo sự gắn kết khi bước qua giai đoạn ổn định của cuộc sống của nhóm.
Ví dụ như trường hợp: Trước khi vào nhóm, một thành viên có tên bí danh là “Ba Lé”, một người bạn trong nhóm gọi anh ta theo tên bí danh này. Thành viên này không hài lòng và tỏ ra nóng giận và muốn gây hấn. Một khi NVXH biết can thiệp và tác động thì ranh giới của từng cá nhân sẽ mờ đi và tạo được sự thân thiện với nhau, từ đó hình thành một bầu không khí thoải mái, biết chấp nhận nhau.
Tóm lại để đạt được những mục tiêu của nhóm chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề sau :
• Lập nhóm để làm gì?
• Cá nhân muốn đạt gì thông qua nhóm
• Phương pháp sử dụng ( cách triển khai các hoạt động : thảo luận, vui chơi, sắm vai…)
• Thời gian và nơi sinh hoạt.
• Các nguyên tắc sinh hoạt nhóm, hệ thống thưởng phạt (giáo dục các nhóm viên thay đổi hành vi để đạt mục tiêu ).
• Sự tham gia của nhóm viên (NVXH không được bỏ rơi ai) .
• Tôn trọng tính riêng tư của mỗi nhóm viên.
Bước này chấm dứt khi có sự đồng thuận về các mục tiêu cần thực hiện.
Bước 2 : Khảo sát nhóm
Tới đây nhóm viên bắt đầu có quan hệ tương đối tốt và mục tiêu (hay mục tiêu mới đối với nhóm sẵn có) được nhóm viên am hiểu chấp nhận. Nhóm bắt đầu bắt tay vào chương trình một cách điều hòa, có nề nếp và năng suất. Đối với nhóm có sẵn, công tác khảo sát nhóm hướng vào các vấn đề sau :
• Tìm hiểu mối quan hệ cá nhân
• Tìm hiểu tiến trình nhóm (nhóm được lập lúc nào, lí do hình thành nhóm? Đã có những hoạt động gì? Ai là người lãnh đạo?)
• Tìm hiểu chức năng vai trò của từng thành viên nhóm thông qua thảo luận, quan sát.
• Tìm hiểu môi trường sinh hoạt của nhóm, qui chế nhóm
• Qui định của cơ sở xã hội
Ở giai đoạn này (giai đoạn dài nhất) NVXH vừa hỗ trợ về chương trình vừa hết sức quan tâm đến tiến trình (các mối tương tác giữa nhóm viên) để các nhóm viên được hưởng tối đa bầu không khí và các mối quan hệ thuận lợi. Những người đã bị tổn thương trong đời sống xã hội như trẻ LTBĐ bị ngược đãi, khinh thường, thiếu tình thương sẽ tìm lại sự tự trọng, tự tin thông qua kinh nghiệm nhóm tích cực này. Các nguyên tắc chấp nhận, lắng nghe, tôn trọng cần được NVXH truyền đạt cho nhóm viên để nhóm viên ứng xử với nhau theo hướng tích cực nhất. Trẻ hung hãn biết nhường nhịn, giúp đỡ các em khác. Trẻ nhút nhát được bạo dạn lên. Trẻ ít được quan tâm sẽ có dịp thi thố tài năng. Nhóm viên tăng sự tự tin vì hoàn thành được nhiệm vụ giao phó.
Đối với trẻ em, trong công tác xã hội nhóm, một hình thức môi trường giúp trẻ thay đổi là chơi. Cần phân biệt chơi trong khuôn khổ và chơi không theo khuôn khổ. Chơi không theo khuôn khổ là một phương tiện truyền thông và tự bộc lộ. Nó được dùng cho các nhóm của mọi lứa tuổi, liên quan đến các nhu cầu của cá nhân và liên quan đến những người mà họ có quan hệ ở một thời điểm nhất định. Garvey (1977) nêu 5 tiêu chí để xác định trò chơi không theo khuôn khổ :
• Chơi vui, hoặc có giá trị tích cực cho người chơi
• Được thúc đẩy từ bên trong, không có mục đích bên ngoài hoặc hành động bắt buộc nào.
• Nó xuất phát một cách tự nhiên, không bị ép buộc
• Nó đòi hỏi sự tham gia tích cực bởi người chơi
• Nó có một mối quan hệ nhất định với cái “không chơi” trong thế giới thực.
Các đặc tính của việc chơi không theo khuôn khổ :
Chơi được dùng bởi người lớn để hiểu trẻ em theo 3 phương cách (Garbarino Stott, 1992) :
• Tìm hiểu mức độ phát triển và năng lực của trẻ, bao gồm phát triển nhận thức, xã hội và thể chất.
• Thu thập thông tin về cuộc sống tinh thần của trẻ - có khái niệm về trẻ cảm nhận như thế nào.
• Chơi giúp trao đổi về những trải nghiệm lo lắng
Những hoạt động bao gồm trò chơi, thi đua, kể chuyện, sắm vai, tâm kịch đều được xem là chơi theo khuôn khổ. Nhân viên xã hội sử dụng các hoạt động này để các thành viên và nhóm đạt được mục tiêu của họ, nó thường xem như là một chương trình hoạt động đã định, giúp họ “học hỏi các quy định của trò chơi”, giúp họ dịch chuyển xa hơn, tạo ra những khám phá mới, phát triển sự sáng tạo.
Lên kế hoạch các hoạt động :
Kế hoạch các hoạt động phải dựa trên cơ sở :
• Nhu cầu và mục tiêu của nhóm: chung và riêng
• Các giai đoạn phát triển của nhóm.
• Môi trường sinh hoạt.
• Đặc điểm của đối tượng : nhóm viên là ai? Đặc điểm riêng của họ?
Trước khi chúng ta lên kế hoạch các hoạt động và để các hoạt động có thể đóng vai trò làm nền cho tiến trình thay đổi, chúng ta cần định hướng dựa trên các nhu cầu, mong đợi của nhóm viên và dựa trên mục tiêu để xây dựng kế hoạch hoạt động. Mọi thành viên nhóm cần phải hiểu mục tiêu như nhau để có sự gắn kết trong nhóm. Những vấn đề đặt ra là để có sự hòa nhập sau khi có sự đồng thuận về :
- Tại sao chúng ta ở đây ?
- Chúng ta cần làm gí ? (Xác định các hoạt động)
- Chúng ta làm như thế nào ?
- Chúng ta cần đạt những gì ?
Thông thường, nhân viên xã hội hỗ trợ nhóm lựa chọn và sử dụng các hoạt động. Vai trò của tác viên bao gồm nhiều công việc như chọn một hoạt dộng, lên kế hoạch, khởi đầu, dạy (trường hợp nhó trẻ), hỗ trợ, điều chỉnh, điều quan trọng là tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm và các hoạt động phải là những cơ hội khen thưởng để các nhóm viên phàn ứng một cách tích cực. Trong những trường hợp khác, nhân viên xã hội cần giúp trẻ vượt qua những hoạt động mới mẻ, chưa quen thuộc, để tập dần sự thích thú trong những gì trẻ đang làm. Trong lúc vẽ tranh hoặc lúc nặn đất sét, nhân viên xã hội thường cùng tham gia, tạo cho trẻ nhiều cơ hội tự thể hiện một cách thoải mái mà không có cảm giác là mình đang bị giám sát bời nhân viên xã hội. Vai trò của nhân viên xã hội là tạo sự ham muốn tham gia hoặc thúc đẩy người khác trở nên dấn thân hơn. Tuy nhiên đôi lúc nhân viên xã hội cũng cần kiểm soát hoặc hạn chế bớt những hành vi thái quá, trường hợp có mâu thuẫn, có nghĩa là nhân viên xã hội được phép can thiệp khi trẻ có nhu cầu.
Những hoạt động nào được sử dụng trong CTXH nhóm ?
Trước hết các hoạt động của nhóm, theo Vinter (1974) phải bao hàm 6 yếu tố chính:
• Có những quy định trong sinh hoạt (Quy định trong thảo luận nhóm thì nhẹ hơn quy định khi chơi bóng bàn)
• Có sự kiểm soát : trọng tài, người hướng dẫn…
• Có hoạt động thể chất
• Có vận dụng khả năng và kỹ năng trong hoạt động
• Có sự tương tác giữa những người tham gia
• Có hệ thống thưởng phạt
Các loại hoạt động thường bao gồm:
• Trò chơi: trò chơi giúp nhóm viên năng động, sáng tạo và tạo sự gắn kết trong nhóm, sức khỏe. Trò chơi cũng tạo niềm tin vì trong cuộc sống ta không sống một mình được mà luôn cần những mối quan hệ trong xã hội. Trò chơi nhận thức giúp nhóm hiểu một vấn đề và thay đỗi nhận thức.
• Nói chuyện : ở môi trường cà nhóm hoặc theo từng cặp đôi, chia sẻ kinh nghiệm, những chuyện vui buồn gặp phải trong quá khứ. Đây được xem là một tham vấn cho nhau giữa các thành viên nhóm.
• Viết nhật ký, bản tin, báo tường, viết lên những suy nghĩ, tự đánh giá bản thân. Thông qua hoạt động này nhân viên xã hội có thể theo dõi diễn biến tâm lý, tâm tư của từng cá nhân để có hướng hỗ trợ.
• Hoạt động vui chơi, giải trí như cắm trại, nấu ăn, thể thao, văn nghệ…
• Hoạt động về kỹ năng xã hội như sắm vai, kỹ năng sống (tập nói “không”, làm chủ bản thân, giảm bạo lực…)
• Tâm kịch: sắm vai, diễn lại sự cố đã xảy ra.
• Đóng vai: Diễn kịch trong sinh hoạt văn nghệ, đóng vai theo một khuôn mẫu người nào đó.
Ví dụ như cho một đứa trẻ đóng vai đứa con vi phạm, có lỗi với ba mẹ, ba mẹ nóng giận và đứa trẻ này đứng cạnh một em khác đóng vai đứa con ngoan dễ thương, khác với hành động của nó, đứa trẻ này kia suy nghĩ nếu mình cư xử dễ thương thì không bị ba mẹ đánh.
• Hoặc kịch câm: Loại hình này giúp họ tự bộc lộ qua động tác.
• Hoặc xây tượng : qua thể hiện, nhân viên xã hội ghi nhận được tâm trạng bên trong của họ
• hoạt động nghệ thuật khác như vẽ tranh, chụp ảnh, múa
• Hoạt động nghe nhìn: quay video : nhóm ở cộng đồng ( trong dự án PTCĐ). Khi quay, cá nhân bộc phát hành vi và khi chiếu lại để xem và cùng nhau phân tích, nhóm viên biết hành vi nào đúng, hành vi nào chưa đúng, điều này tác động đến sự thay đổi hành vi.
Bước 3: Bước duy trì nhóm
Đây là bước chính trong công tác xã hội nhóm, bước đưa đến những thay đổi. Vì thế lúc này là lúc nhân viên xã hội chứng tỏ khả năng chuyên môn của mình. Nhân viên xã hội quan tâm đến việc chia sẻ thông tin, cảm xúc giữa các thành viên với nhau. Đặc điểm của bước này là sự bộc lộ, mong mỏi được sự phản hồi. Trong bước này, các nhóm viên trao đổi thông tin về cá nhân, về công việc, tìm hiểu hành vi và ý nghĩa hành vi của nhau.
Nhóm viên cảm thấy thoải mái hơn, biết chấp nhận nhau và mọi người cảm thấy mình thuộc về nhóm hơn (hòa nhập vào nhóm, một sự đồng hóa với nhóm :“ta là nhóm, nhóm là ta”).
Nhóm viên bắt đầu có quan hệ tương đối tốt và mục tiêu (hay mục tiêu mới đối với nhóm sẵn có) được nhóm viên am hiểu chấp nhận hơn. Nhóm bắt đầu bắt tay vào chương trình một cách điều hòa, có nề nếp và năng suất.
Ở giai đoạn này (giai đoạn dài nhất) NVXH vừa hỗ trợ về chương trình vừa hết sức quan tâm đến tiến trình (các mối tương tác giữa nhóm viên) để các nhóm viên được hưởng tối đa bầu không khí và các mối quan hệ thuận lợi. Những người đã bị tổn thương trong đời sống xã hội như trẻ em đường phố bị ngược đãi, khinh thường, thiếu tình thương sẽ tìm lại sự tự trọng, tự tin thông qua kinh nghiệm nhóm tích cực này. Các nguyên tắc chấp nhận, lắng nghe, tôn trọng cần được NVXH truyền đạt cho nhóm viên để nhóm viên ứng xử với nhau theo hướng tích cực nhất. Trẻ hung hãn biết nhường nhịn, giúp đỡ các em khác. Trẻ nhút nhát được bạo dạn lên. Trẻ ít được quan tâm sẽ có dịp thi thố tài năng. Nhóm viên tăng sự tự tin vì hoàn thành được nhiệm vụ giao phó.
Một số vấn đề cần quan tâm trong bước quan trọng này của tiến trình nhóm:
•Coi trọng công việc lẫn con người
•Rà soát kế hoạch hoạt động có phù hợp với nhu cầu và mục tiêu hay không để sớm điều chỉnh
•Giúp nhóm viên chấp nhận sự khác biệt của nhau
•Đánh giá thường xuyên các sự kiện thể hiện hành vi, nó có ý nghĩa gì, định hướng và uốn nắn hành vi.
•Có phương pháp can thiệp để tạo sự tham gia tối đa, tạo sự gắn kết trong nhóm
•Đánh giá từng bước tiến bộ của nhóm
•Luôn khuyến khích nhóm làm tốt hơn
•Áp dụng phương pháp CTXH cá nhân đối với những trường hợp cá nhân có vấn đề riêng biệt
•Đánh giá vai trò của từng nhóm viên trong quá trình phát triển nhóm và trong mối quan hệ trong nhóm.
•Đánh giá các kênh truyền thông trong nhóm
Bước cuối : Bước giải quyết vấn đề và đạt mục tiêu xã hội
Nhóm như con người có thể chết yểu, nghĩa là sau vài lần sinh hoạt không còn hay còn rất ít người tham dự. Kinh nghiệm thất bại không có gì lạ thậm chí rất phổ biến.
Có nhóm kéo dài được đến giai đoạn cuối. Lượng giá gồm cả 2 mặt chương trình và tiến trình.
Trong CTXH nhóm, tiến trình rất quan trọng. Vở diễn A có thể được đánh giá cao về kịch bản, dàn dựng, diễn xuất. Nhưng khi tìm hiểu thì vỡ lẽ là do sự “độc diễn” của một nhóm viên từ đầu đến cuối. Các nhóm viên kia thì chỉ “đặt đâu ngồi đó”. Họ tích cực tập luyện vì sĩ diện nhóm. ở đây không có gì xấu nhưng xét về mặt tăng trưởng tâm lý của cá nhân và nhóm thì chưa đạt.
Vở kịch B ít chuyên nghiệp hơn, nhưng tất cả các thành viên đều tham gia ý kiến cho kịch bản và dàn dựng cũng như diễn xuất. Họ không những hãnh diện mà còn rất vui và gắn bó với nhau. Về mặt mục đích CTXH nhóm thì vở B đạt hơn.
Lượng giá được mọi người tham gia với sự chuẩn bị một dàn ý do NVXH hay trưởng nhóm.
Một nhóm bệnh nhân nằm viện lâu dài được sinh hoạt nhóm để chuẩn bị xuất viện thì câu chuyện kết thúc cho tất cả ở đây, cho dù có người sẵn sàng có người còn e ngại trở lại với cuộc sống hàng ngày.
Nhưng đối với một số thân chủ có vấn đề ví dụ như một nhóm các bà mẹ mới ly dị. Có người thông qua sinh hoạt nhóm đã ổn định được tinh thần. Có người có tiến bộ nhưng còn rất chao đảo. Nhóm đầu có thể “xuất” nhóm. Nhóm người sau có thể tiếp tục với mục tiêu, chương trình mới. Hoặc họ có thể được chuyển qua một nhóm khác để tiếp tục sinh hoạt.
CTXH nhóm là một phương pháp càng ngày càng được sử dụng vì có hiệu quả cao. Nhưng nó không phải vạn năng, bên cạnh các phương pháp cá nhân, nhóm, cộng đồng còn nhiều cách can thiệp khác như biện hộ (advocacy), xây dựng chính sách, kế hoạch, pháp chế, mới giải quyết được các vấn đề xã hội.
Một số đặc điểm của bước này là :
•Nhóm viên phụ thuộc lẫn nhau: nhóm viên có thề làm việc một mình, trong tiểu nhóm hoặc trong toàn nhóm.
•Có sự thu hút nhau giữa các nhóm viên
•Các nhóm viên hợp tác nhau và cạnh tranh để cùng nhau phát triển (hội nhập vào nhóm phát triển.)
•Trước đây giải quyết những xung đột rất khó, nay giải quyết rất dễ dàng hơn.
•Những gì nhóm thực hiện được xem là phương tiện trong cố gắng đạt được mục tiêu của chính mình (trong nhóm tâm lý trị liệu thì hoạt động nhắm vào cá nhân nhiều hơn)
Tuy nhiên, ở giai đoạn kết thúc này, nhân viên xã hội cần quan tâm một số công việc:
-Duy trì những cố gắng thay đổi của nhóm viên, giúp họ phát triển lòng tự tin
-Giảm sự thu hút của nhóm và tăng cường chức năng tự lực của các cá nhân thành viên.
-Hỗ trợ các thành viên đương đầu với những cảm xúc khi kết thúc
-Lên kế hoạch cho tương lai
-Giúp họ tiếp cận với các dịch vụ và các tài nguyên khác
-Lưu ý các yếu tố có thể làm cho nhóm viên rời bỏ nhóm :
•Những mâu thuẫn và những thay đổi khó thích nghi
•Sự lệch hướng của nhóm do bị một cá nhân thành viên lôi kéo
•Những vấn đề phát sinh do phát triển mối quan hệ thân tình
•Thiếu cơ hội và thời gian chia sẻ với nhân viên xã hội
•Thiếu định hướng đầy đủ trong trị liệu
•Những rắc rối phát sinh tử các tiểu nhóm.
Nguyễn Ngọc Lâm biên soạn
Luyện tâm khỏe người
Luyện tâm khỏe người
Bác sĩ Girish Patel nói chuyện ở VN - Ảnh: Hà Thanh
TT - TS Girish D. Patel là bác sĩ tâm lý học tại Mumbai (Ấn Độ), đã có trên 5.000 buổi thuyết trình ở 40 nước với những bài nói thu hút về “Sức khỏe trong tầm tay bạn” - những kỹ năng quản lý cuộc sống cho những cá nhân.
Thông qua Trung tâm Các giá trị sống (TP.HCM), ông vừa có những buổi nói chuyện ở VN. Ông trao đổi về phép luyện tâm hồn như sau:
Một câu chuyện như thế này: Có một cô bé 12 tuổi bị tai nạn và mất. Người cha khóc nhiều tháng trời vẫn chưa nguôi nỗi đau. Một đêm, ông ta khóc rồi chìm vào giấc ngủ, mơ thấy rất nhiều thiên thần. Người cha mừng rỡ và vui mừng vì thấy con gái mình cũng trở thành một trong những thiên thần đó. Song niềm vui vụt tắt khi ông nhìn thấy tất cả ngọn nến trên tay các thiên thần đều sáng, chỉ riêng ngọn nến trên tay con gái ông là tắt. Ông tiếp tục buồn rầu và khóc.
Ông hỏi cô con gái: “Tại sao ngọn nến của con không sáng?”. Người con trả lời: “Cha yêu quý, những người bạn thiên thần của con rất tốt bụng, họ cứ thắp mãi cho ngọn nến của con cùng cháy. Nhưng hễ nến vừa sáng lên thì giọt nước mắt của cha nhỏ xuống lại làm nó tắt đi, không sáng được”. Người cha từ đó không khóc nữa và sống hạnh phúc.
Câu chuyện cho thấy trái tim hiểu ngôn ngữ của cảm xúc và thường bị vùi dập bởi những cảm xúc đau buồn. Còn những xung đột thường nảy ra từ cái đầu: suy đoán, tổn thương… Chỉ có tìm ra logic hợp lý mới chữa trị được cái đầu của mình. Nhưng phải biết kết hợp giữa cái đầu và trái tim để kiểm soát tâm trí. Muốn vậy phải có phương pháp luyện tâm hồn. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu cho thấy 70% bệnh của con người là từ tâm bệnh mà ra, 30% còn lại mới do di truyền, thể xác, môi trường…
* Ông có thể chia sẻ những cách nào để thoát khỏi tâm bệnh?
- Có bốn cách thức. Một, khi rắc rối xảy ra ta không coi nó là rắc rối mà là thử thách. Hai, đừng ta thán nữa, hãy kiểm soát bản thân bạn. Hãy ý thức mình đang sống thì hiện tại.
Thường người ta hay lo cho tương lai, u buồn về quá khứ nên lo lắng tăng cao. Khi chúng ta có phong cách sống khác đi, những bực bội, tức giận, rắc rối sẽ qua đi. Ba, cần tăng cường giao tiếp; cảm thấy người và sự kiện xung quanh thế nào nên nói ra. Bởi vì khi chia sẻ, vấn đề được mổ xẻ và trở nên nhẹ nhàng. Bốn, cần có sự hợp tác. Khi chúng ta giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề của họ, lúc đó mình sẽ thấy rắc rối của mình là quá nhỏ.
ĐẶNG TƯƠI thực hiện
(Báo Tuổi Trẻ ngày 04/12/2008)
Bác sĩ Girish Patel nói chuyện ở VN - Ảnh: Hà Thanh
TT - TS Girish D. Patel là bác sĩ tâm lý học tại Mumbai (Ấn Độ), đã có trên 5.000 buổi thuyết trình ở 40 nước với những bài nói thu hút về “Sức khỏe trong tầm tay bạn” - những kỹ năng quản lý cuộc sống cho những cá nhân.
Thông qua Trung tâm Các giá trị sống (TP.HCM), ông vừa có những buổi nói chuyện ở VN. Ông trao đổi về phép luyện tâm hồn như sau:
Một câu chuyện như thế này: Có một cô bé 12 tuổi bị tai nạn và mất. Người cha khóc nhiều tháng trời vẫn chưa nguôi nỗi đau. Một đêm, ông ta khóc rồi chìm vào giấc ngủ, mơ thấy rất nhiều thiên thần. Người cha mừng rỡ và vui mừng vì thấy con gái mình cũng trở thành một trong những thiên thần đó. Song niềm vui vụt tắt khi ông nhìn thấy tất cả ngọn nến trên tay các thiên thần đều sáng, chỉ riêng ngọn nến trên tay con gái ông là tắt. Ông tiếp tục buồn rầu và khóc.
Ông hỏi cô con gái: “Tại sao ngọn nến của con không sáng?”. Người con trả lời: “Cha yêu quý, những người bạn thiên thần của con rất tốt bụng, họ cứ thắp mãi cho ngọn nến của con cùng cháy. Nhưng hễ nến vừa sáng lên thì giọt nước mắt của cha nhỏ xuống lại làm nó tắt đi, không sáng được”. Người cha từ đó không khóc nữa và sống hạnh phúc.
Câu chuyện cho thấy trái tim hiểu ngôn ngữ của cảm xúc và thường bị vùi dập bởi những cảm xúc đau buồn. Còn những xung đột thường nảy ra từ cái đầu: suy đoán, tổn thương… Chỉ có tìm ra logic hợp lý mới chữa trị được cái đầu của mình. Nhưng phải biết kết hợp giữa cái đầu và trái tim để kiểm soát tâm trí. Muốn vậy phải có phương pháp luyện tâm hồn. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu cho thấy 70% bệnh của con người là từ tâm bệnh mà ra, 30% còn lại mới do di truyền, thể xác, môi trường…
* Ông có thể chia sẻ những cách nào để thoát khỏi tâm bệnh?
- Có bốn cách thức. Một, khi rắc rối xảy ra ta không coi nó là rắc rối mà là thử thách. Hai, đừng ta thán nữa, hãy kiểm soát bản thân bạn. Hãy ý thức mình đang sống thì hiện tại.
Thường người ta hay lo cho tương lai, u buồn về quá khứ nên lo lắng tăng cao. Khi chúng ta có phong cách sống khác đi, những bực bội, tức giận, rắc rối sẽ qua đi. Ba, cần tăng cường giao tiếp; cảm thấy người và sự kiện xung quanh thế nào nên nói ra. Bởi vì khi chia sẻ, vấn đề được mổ xẻ và trở nên nhẹ nhàng. Bốn, cần có sự hợp tác. Khi chúng ta giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề của họ, lúc đó mình sẽ thấy rắc rối của mình là quá nhỏ.
ĐẶNG TƯƠI thực hiện
(Báo Tuổi Trẻ ngày 04/12/2008)
1 tháng 12, 2008
Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 01/12
Người nhiễm HIV phần lớn ở độ tuổi từ 20 - 39
30/11/2008 23:20 Sáng qua 30.11, tại Hà Nội hơn 3.500 người đã tham dự lễ mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS. Theo Bộ Y tế, kể từ khi bệnh nhân HIV đầu tiên tại VN được phát hiện năm 1990, đã có hơn 41.400 bệnh nhân tử vong do AIDS; nhiễm HIV/AIDS tập trung chủ yếu độ tuổi từ 20 - 39 (chiếm 83,44%).
Cả nước đã có 203 điểm cung cấp thuốc điều trị đặc hiệu kháng vi-rút cho bệnh nhân AIDS. Theo ông Nguyễn Thanh Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, chương trình phòng chống lây nhiễm HIV mẹ-con đã được triển khai tại các tỉnh thành; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ được phát thuốc dự phòng miễn phí; cả nước hiện có hơn 220 điểm tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV miễn phí. Nữ giới chiếm tỷ lệ 17,8% trong số hơn 135.000 người nhiễm HIV trên toàn quốc thời điểm này.
Nam Sơn (Báo Thanh niên)
29 tháng 11, 2008
Lãng phí một nguồn lực!
Lãng phí một nguồn lực!
Trong khi chính quyền Trung ương đang phải vất vả tìm kiếm các nguồn tiền nước ngoài (trong đó có các tổ chức phi chính phủ – NGO) để thực hiện các chương trình, dự án phục vụ cộng đồng, thì nhiều cơ quan địa phương – nơi được cử làm đối tác của các NGO – “xài không hết” và cuối cùng phải trả lại tiền cho các nhà tài trợ. Một phần nguyên nhân gây nên nghịch lý này là do nước ta chỉ có vài trường đại học có đào tạo về ngành “phát triển cộng đồng”
Thiếu nhân lực
Thông thường, trong quá trình thực hiện dự án, các NGO chỉ giữ vai trò giám sát và phê duyệt kế hoạch tài chính. “Chủ nhà” thường tham gia lập kế hoạch và thực hiện dựa trên tài liệu dự án. Vì thế, mức độ giải ngân của một dự án tỷ lệ thuận với khả năng thiết lập “chương trình hành động” của “chủ nhà”.
Việc này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực giỏi (giỏi cả ngoại ngữ) nhưng lao động Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cộng đồng hiện nay còn quá yếu. Các NGO thường phải bỏ ra các khoản chi phí khá cao để thuê các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam hỗ trợ cho các dự án. Điều này lý giải một phần vì sao chi phí hành chính của các dự án này tới trên 50% (có tài liệu ghi là 70%!). Tuy chỉ còn lại vỏn vẹn 50% (hoặc 30%) số tiền viện trợ nhưng các dự án vẫn không giải ngân hết.
Bà Carol Sherman (nguyên giám đốc quốc gia tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam), trong một cuộc họp với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã nói: “Cần phải đảm bảo rằng các tổ chức này (đối tác Việt Nam) được trang bị đầy đủ và có thể tiếp cận với nguồn nhân lực cần có để thực thi nhiệm vụ…”.
Hiện tại chỉ có vài trường đại học trong nước có đào tạo về ngành “phát triển cộng đồng” với tỷ lệ tuyển sinh rất khiêm tốn.
Có một lỗ hổng lớn về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho NGO. Trong chương trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010 có một mục nho nhỏ nói về “Tăng cường nguồn nhân lực trong công tác phi chính phủ nước ngoài”, nhưng không nói rõ giao cho ai thực hiện, theo lộ trình nào và đào tạo từ nguồn nào để đáp ứng nhu cầu cấp thiết.
Một nguyên nhân khác là quan niệm xem trọng FDI (vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào hoạt động kinh doanh). Đây đó vẫn cho rằng các nguồn vốn NGO “không đáng kể” và thủ tục quyết toán “rườm rà”. Tuy giá trị viện trợ và được giải ngân của NGO “không đáng kể” (năm 2007 là 250 triệu USD – theo báo điện tử ĐCSVN), nhưng bên cạnh giá trị tiền tệ, các dự án của NGO còn chứa đựng nhiều phương pháp tiếp cận có giá trị phát triển bền vững khác – một giá trị vô hình. Các NGO thiện chí thường hoạt động bằng cái tâm thật sự về môi trường, y tế, giáo dục, bình đẳng giới, phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai… và hoạt động của họ rất “xanh”, “sạch”, đậm tính nhân văn và hoàn toàn phi lợi nhuận.
Đào tạo như thế nào?
Trước hết, cần quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm tham mưu cho bộ Giáo dục và đào tạo (và theo lộ trình nào) để xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động của NGO tại Việt Nam. Từ đó, các trường đại học có thể mở rộng tuyển sinh các ngành như phát triển cộng đồng, công tác xã hội, y tế công cộng… Trong quá trình đào tạo, các trường nên thỉnh giảng các chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực NGO và “nhờ” họ hỗ trợ chuyên môn cho các giảng viên (nếu cần). Mặt khác, cần liên kết đào tạo với các nước có kinh nghiệm về lĩnh vực này như Hà Lan, Mỹ, Úc, Đan Mạch, Ấn Độ...
Về phía “chủ nhà”, với vai trò là đối tác địa phương, cũng cần phải có cán bộ chuyên trách có đủ năng lực để kết hợp với “khách” trong việc thực hiện, giám sát, đánh giá và quản lý dự án. Cách tốt nhất để sớm có được những cán bộ như thế là luân chuyển (tạm thời) một hoặc một số cán bộ phù hợp sang làm việc toàn thời gian cho các dự án NGO để học tập trực tiếp trên công việc.
Danh Quốc Cường (Cần Thơ)
Theo sgtt.com.vn
26 tháng 11, 2008
Thất bại vì làm phát triển cộng đồng chưa đúng nguyên tắc
* Thưa GS, thất bại lớn nhất mà GS gặp phải có phải từ sự không đồng thuận trong nhận thức của chính quyền địa phương?
Giáo sư Võ Quý, người từng nhận giải thưởng “Hành tinh xanh” năm 2003, vừa được tạp chí Time bình chọn là “Anh hùng môi trường” năm 2008 cùng 34 nhân vật là các chính khách, nghệ sĩ, nhà khoa học khắp thế giới.
Sau đây là câu trả lời của GS Võ Quý:
- Chính quyền không có cái nhìn đúng về môi trường là một thách thức. Nhưng thách thức lớn nhất là không nhận được sự ủng hộ của người dân.
Đã có những dự án tôi phải làm mất mười năm, qua ba lần thất bại, lần thứ tư mới thành công. Đó là một dự án khôi phục đất bị suy thoái ở Vĩnh Phú. Lần thứ nhất chúng tôi chọn một quả đồi làm mẫu cho dân đến xem. Trên đồi trồng rừng, dưới là những ruộng đồng mức, dưới nữa đắp đập thả cá, trông đẹp lắm.
Sau đó quay lại, tất cả cây trồng mất sạch, dân bê về nhà họ từ bao giờ. Lần thứ hai làm lại, thuê công an về trông, lại còn mất nhanh hơn. Trẻ con thả trâu bò lên đồi, công an đuổi, chúng đợi công an ngủ, lùa cả đàn trâu bò lên quần nát. Lần thứ ba chuyển địa điểm sang xã khác, không thuê công an mà nhờ các cụ phụ lão trông nom. Được vài hôm đã thấy các cụ nhắn tin kêu trả lại. Thì ra trẻ con tức tối vẽ bậy khắp các bức tường trong xóm: chúng vẽ những con chó giữ nhà. Các cụ giận dữ bảo: không làm chó giữ nhà cho các ông!
Lần thứ tư chúng tôi biết phải làm gì: mời người dân đến, thuyết trình dự án, hỏi ý kiến họ xem ai muốn tham gia, dự định trồng cây gì, bao nhiêu lâu, ký hợp đồng cụ thể, ai chịu trách nhiệm và quyền lợi đến đâu. Cuối cùng thì ổn. Và đó chính là mô hình vườn rừng đầu tiên thành công ở miền Bắc. Bây giờ nhiều người làm và làm tốt lắm rồi, nhưng để có mô hình đó chúng tôi mất đúng mười năm.
(trích bài"“Môi trường Việt Nam đang tiến đến mức không kiểm soát nổi” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 26/11/2008)
24 tháng 11, 2008
Vai trò của CTXH chuyên nghiệp
Vai trò của CTXH chuyên nghiệp
Viết bởi TS Đàm Hữu Đắc
Thứ sáu, 21 Tháng 11 2008 01:07
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực và quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế - xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo, trợ giúp các đối tượng yếu thế. Hệ thống luật pháp, chính sách về an sinh xã hội đã được hình thành và từng bước hoàn thiện. Tính từ năm 1989 đến nay đã có trên 10 Bộ luật, luật; 7 Pháp lệnh và nhiều Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và các văn bản chỉ đạo khác trực tiếp hoặc có nội dung quy định khung pháp lý, chính sách xã hội ở Việt Nam; trợ giúp các đối tượng, góp phần ổn định xã hội.
Các chính sách ngày càng toàn diện hơn, bao trùm các nhu cầu cơ bản của đối tượng: về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, hướng nghiệp, dạy nghề. Đối tượng trợ giúp từng bước được mở rộng, mức trợ cấp ngày càng cao hơn, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn. Đặc biệt các chính sách mới ngày càng mang tính hội nhập, phát huy truyền thống văn hoá, nhân văn của dân tộc và mang tính xã hội hoá, không ỷ lại vào nhà nước; Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên làm CTXH trong lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng được mở rộng. Đó là những người làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp các cá nhân, gia đình tan vỡ, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, chăm sóc bệnh nhân tâm thần, chăm sóc - trợ giúp người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, giảm nghèo và trợ giúp người già; Chương trình đạo tạo bậc cử nhân CTXH cũng đang được bắt đầu ở khoảng 30 trường đại học.
Tuy nhiên, những vấn đề xã hội bức xúc như: tình trạng đói nghèo, tệ nạn ma tuý, đại dịch HIV/AIDS, gia đình tan vỡ, trẻ em bị sao nhãng và bị xâm hại không có có chiều hướng giảm; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát thực thi chính sách còn nhiều bất cập; Tỉ lệ đối tượng được hưởng chính sách còn thấp (mới được trên 50%); Cán bộ làm công tác xã hội còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản cả ở khâu hoạch định chính sách cũng như khâu tác nghiệp cụ thể, nhất là cán bộ làm việc trực tiếp với đối tượng. Đặc biệt đội ngũ những người làm CTXH chưa hiểu và chưa được đào tạo về CTXH nên làm việc chưa theo phương pháp khoa học của chuyên ngành CTXH; hệ thống tổ chức bộ máy cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp ở cộng đồng gần như chưa có ở tất cả các địa phương. Điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả của các chính sách xã hội trong tình hình mới với phương châm trợ giúp “Cho cần câu chứ không cho xâu cá”. Tình hình sẽ rất khó được cải thiện trừ khi nước ta ngành công tác xã hội chuyên nghiệp.
Trong khi Việt Nam chưa có ngành công tác xã hội chuyên nghiệp thì công tác xã hội đã được xem là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay. Sự có mặt của Hiệp hội Công tác xã hội Quốc tế khởi sự từ năm 1926 với hàng chục ngàn thành viên là cán bộ xã hội được đào tạo chuyên nghiệp của 78 nước trên thế giới và Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội thế giới với sự tham gia của 80 quốc gia là một minh chứng cho lịch sử lâu đời của loaị hình nghề nghiệp này. Tại nhiều nước, các dịch vụ xã hội đã trở nên chuyên nghiệp hóa nhờ có sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ xã hội được đào tạo ở các trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ. Chất lượng của các chính sách, chương trình hay dịch vụ an sinh xã hội ở đây được phản ánh bởi tính phòng ngừa cao đối với các vấn đề xã hội. Tính chuyên nghiệp của công tác xã hội được thể hiện rất rõ nét trong huy động nguồn lực, phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và của cả các quốc gia. Do vậy, hoạt động này không chỉ tạo ra sự phát triển bền vững mà còn góp phần đáng kể cho việc giảm tải ngân sách nhà nước trong giải quyết các vấn đề lao động, việc làm và các vấn đề an sinh xã hội khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các nước không chỉ đề cập tới sự liên kết toàn cầu của các lĩnh vực kinh doanh, thương mại mà của cả hoạt động xã hội. Tại Hội nghị Quốc tế về công tác xã hội vào tháng 10 năm 2004 vừa qua được tổ chức ở Australia, vấn đề toàn cầu hóa trong các hoạt động công tác xã hội trên thế giới là một trong những chủ đề chính đựơc đưa ra thảo luận, tăng cường hiệu quả.
Theo Hiệp hội công tác xã hội thế giới, nghề công tác xã hội chuyên nghiệp là những hoạt động nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua việc tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Công tác xã hội giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hoà và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân. Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, nhân phẩm, giá trị con người, công bằng và bình đẳng xã hội; thúc đẩy xây dựng một xã hội hài hoà vì hạnh phúc của tất cả mọi người. Sau đây là những vai trò và nhiệm vụ mà nhân viên công tác xã hội đảm nhận trong từng loại hình dịch vụ cụ thể của nhân viên công tác xã hội tại nhiều nước trên thế giới:
Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt: nhân viên công tác xã hội đánh giá tình hình của đối tượng trẻ em đang nghi ngờ là bị lạm dụng hoặc sao nhãng, bao gồm cả chính bản thân các em và tiềm năng của các mối quan hệ gia đình. Với phương châm vì sự an toàn của trẻ em là điều quan trọng nhất nên trong một số trường hợp người nhân viên công tác xã hội sẽ thu xếp dịch vụ chăm sóc thay thế cho trẻ (Còn gọi là dịch vụ chăm sóc ngoài gia đình). Nhân viên công tác xã hội cũng có thể can thiệp vào đời sống của gia đình và cộng đồng, sử dụng các phương pháp như tham vấn, liệu pháp gia đình và giáo dục về mặt xã hội để giúp họ hiểu được nhu cầu của con em mình và nâng cao kỹ năng làm cha mẹ và tăng cường khả năng ứng phó.
Đối với các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, khủng hoảng: nhân viên công tác xã hội giúp đỡ các gia đình đánh giá các mối quan hệ không phù hợp và nâng cao khả năng để giải quyết các vấn đề của gia đình thông qua việc sử dụng các phương pháp như tham vấn, làm việc với gia đình hoặc liệu pháp gia đình. Trong những tình huống phải can thiệp là bạo lực trong gia đình, nhân viên công tác xã hội xác định mục tiêu là để từng thành viên của gia đình, và toàn thể gia đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn, hòa thuận, giải quyết các bất hòa và xử lý các vấn đề của gia đình.
Lĩnh vực tư pháp người chưa thành niên: nhân viên công tác xã hội được quyền hạn trong việc cung cấp cho trẻ sự hỗ trợ về tâm lí xã hội cho trẻ em và người chưa thành niên trước tòa án, cho dự trẻ là nhân chứng, nạn nhân hay bị cáo. Họ có thể đi cùng với trẻ em hoặc người chưa thành niên thay cho cha mẹ và người giám hộ. Các nhân viên công tác xã hội cũng góp phần giáo dục định hướng, hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em và người chưa thành niên phạm tội phục hồi nhân phẩm sau khi ra khỏi trường giáo dưỡng hoặc tìm việc làm cho các em.
Trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học: Các vấn đề trong cuộc sống gia đình hoặc trong trường phổ thông, trường cao đẳng, đại học có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh, sinh viên. nhân viên công tác xã hội sẽ tiến hành giáo dục và tham vấn cho những học sinh, sinh viên gặp phải những vấn đề trong học tập. Nếu học sinh, sinh viên gặp phải các vấn đề trong gia đình thì nhân viên công tác xã hội sẽ sử dụng phương pháp làm việc với gia đình. nhân viên công tác xã hội cũng có thể phối hợp với giáo viên để tham vấn cho giáo viên xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho những học sinh, sinh viên có vấn đề, giải quyết các bất hòa giữa các nhóm học sinh, sinh viên.
Lĩnh vực sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe tâm thần (tại các bệnh viện và phòng khám): nhân viên công tác xã hội hỗ trợ về mặt tâm lí xã hội cho các bệnh nhân và gia đình trong việc đối mặt với các tác động của bệnh tật và sự ốm đau, bao gồm việc đánh giá các khía cạnh xã hội đóng góp cho bác sĩ quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh; cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho quá trình hồi phục của bệnh nhân và và thu xếp những dịch vụ hỗ trợ điều trị bệnh (nếu có sẵn những dịch vụ đó).
Bảo trợ xã hội cho người già cô đơn: nhân viên công tác xã hội đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người già cô đơn để mang lại cho họ những hỗ trợ về mặt tâm lí xã hội và các dịch vụ chăm sóc (nếu sẵn có những dịch vụ đó). Đồng thời nhân viên công tác xã hội cũng đóng vai trò là cán bộ quản lý trường hợp để điều phối dịch vụ cho người già cô đơn, giám sát những thay đổi trong nhu cầu của họ để tìm kiếm dịch vụ cần đáp ứng. Nhân viên công tác xã hội cũng đảm nhận vai trò quản lý chăm sóc tập trung tại các trung tâm bảo trợ xã hội và cùng hợp tác với các trung tâm để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội cho những cá nhân cần loại hình hỗ trợ này.
Bảo trợ xã hội cho người tàn tật: nhân viên công tác xã hội đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của của người tàn tật. Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người tàn tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên công tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho người tàn tật và gia đình của họ.
Phát triển cộng đồng tại các khu phố, cụm dân cư: nhân viên công tác xã hội giúp đỡ khu phố, cụm dân cư nhận dạng các vấn đề trong cộng đồng của mình và hỗ trợ họ tìm những nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề của khu phố, cụm dân cư của mình. Những nguồn lực này có thể là cơ sở vật chất ví dụ như địa điểm cho thanh niên giao lưu. Nhân viên công tác xã hội cũng có thể giúp đỡ cộng đồng bày tỏ ý kiến về các vấn đề phát triển và truyền tải những vấn đề này đến các cấp chính quyền và những nhà hoạch định chính sách có liên quan.
Nghiên cứu xã hội và hoạch định chính sách xã hội: nhân viên công tác xã hội tiến hành nghiên cứu các vấn đề xã hội có tác động đến xã hội. Họ cũng hỗ trợ chính quyền xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình an sinh xã hội, ví dụ như đóng vai trò là tham mưu chính sách và cán bộ quản lý chương trình tại các cơ quan nhà nước.
Một vai trò nữa của công tác xã hội là góp phần giải quyết tệ nạn xã hội: Sự cung cấp các dịch vụ công tác xã hội nhằm hỗ trợ các trung tâm cai nghiện, trung tâm phục hồi nhân phẩm cho gái mại dâm và những người vi phạm pháp luật cũng như các trung tâm chăm sóc và hỗ trợ cho những người bị nhiễm HIV/AIDS, những phụ nữ bị buôn bán qua biên giới trở về hoà nhập cộng đồng. Đó là tất cả các lĩnh vực mà nhân viên xã hội phối hợp với các ngành và các tổ chức chính quyền để có thể đáp ứng được các nhu cầu của cá nhân hay tạo những sự thay đổi về môi trường xã hội mà đã làm gia tăng những vấn đề trong cộng đồng. Như trong công việc bảo trợ xã hội, tham vấn, công tác xã hội cá nhân và nhóm, phối hợp lập kế hoạch chương trình, quản trị và nghiên cứu là các phương pháp mà nhà nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng trong những trường hợp này.
Nhân viên công tác xã hội cũng có vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hoá ở nông thôn nhằm hỗ trợ cộng đồng đáp ứng các nhu cầu trong nền kinh tế hiện đại. Do tác động của đói nghèo và sự chuyển biến của nền kinh tế được diễn ra tại thành phố, các vùng nông thôn. Nhân viên công tác xã hội có thể đóng vai trò trong việc phối hợp với các chuyên gia phát triển kinh tế và các nhà làm công tác quy hoạch đô thị để đáp ứng nhu cầu của về nhà ở, việc làm cho người nghèo, người yếu thế trong xã hội.
Tóm lại, mọi xã hội văn minh và tiến bộ đều cần có các chính sách và kế hoạch cụ thể để phát huy các nguồn lực cho phát triển và tìm các phương thức đa dạng để bảo vệ và chăm sóc một cách có hiệu quả những đối tượng yếu thế như người tàn tật, người già, trẻ em, người dân tộc thiểu số, v.v. Trước những biến đổi hết sức to lớn của quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra như vũ bão, cũng như đối mặt với thách thức khắc nghiệt của thiên nhiên diễn ra trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới như dịch bệnh, động đất, sóng thần, bão lũ. Công tác xã hội ở nước ta đang đứng trước những thách thức rất to lớn, đó là:
- Đáp ứng được bản chất thay đổi của rủi ro và dễ bị tổn thương như là kết quả của thương mại hoá toàn cầu và thị trường lao động toàn cầu ngày càng phát triển.
- Giảm bớt và giảm nhẹ sự bất bình đẳng quốc tế và quốc gia.
- Duy trì ý trí và năng lực của các chính sách công để cung cấp các nguồn lực cho công tác xã hội và cải thiện hiệu quả những can thiệp của nhà nước trong điều kiện có hạn về nguồn lực.
Trong bối cảnh đó với đặc thù là một nước nghèo, lại trải qua những năm tháng dài chiến tranh nên đời sống nhân dân chưa cao, còn nhiều hộ gia đình nghèo khổ, gia đình đơn thân, ly tán. Mặt khác những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hoá làm cho số đối tượng yếu thế cần trợ giúp của nước ta cao, đang tác động mạnh mẽ đến công tác xã hội. Để phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu trong thời gian trước mắt và lâu dài theo chúng tôi cần tập trung vào một số công việc chủ yếu sau:
Một là: Cần phối hợp để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách. Tiến tới luật hoá các lĩnh vực của an sinh xã hội.
Hai là: Kiện toàn đội ngũ nhân viên, mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở tất cả các cấp, từ Trung ương đến các địa phương, cơ sở.
Ba là: Đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên làm công tác xã hội để có đủ năng lực thực hiện và hội nhập với quốc tế.
Muốn vậy, trước hết chúng ta cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác xã hội. Khẳng định công tác xã hội là một nghề chuyên môn với những chức danh nghiệp vụ ở từng cấp bậc từ thấp tới cao. Cần phải đào tạo nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có trình độ từ trung cấp đến đại học, thạc sỹ và tiến sỹ và xây dựng chương trình đào tạo cho từng cấp học tương ứng. Có như vậy mới đáp ứng đuợc yêu cầu của tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế.
Hiện nay, sau một thời gian nỗ lực của các Bộ, Ban ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng một số trường đại học, cao đẳng trên cả nước, tháng 11 năm 2004 mã đào tạo ngành Công tác xã hội đã đựơc chính thức phê duyệt. Từ chỗ trong 2004 cả nước mới chỉ có 1-2 trường đào tạo loại hình cán bộ này, nay chúng ta đã có tới trên 30 trường Đại học và Cao đẳng xin phép triển khai đào tạo công tác xã hội. Điều này đánh dấu một bước phát triển về ngành công tác xã hội, mở đường cho việc chuyên môn hóa các cán bộ làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội ở nước ta.
Tuy nhiên, một vấn đề cấp bách cần được giải quyết như một bước tiếp theo đó là việc xây dựng và phê chuẩn hệ thống chức danh tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các nhân viên công tác xã hội. Đây là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng nhân viên công tác xã hội sau đào tạo – một điều không thể thiếu được trong quá trình chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội ở nước ta hiện nay.
Công tác xã hội đã chứng minh được tính cần thiết của mình trong việc góp phần giải quyết các vấn đề con người và xã hội. Mặt khác, nguyên lý, giá trị, các nguyên tắc và phương pháp của công tác xã hội đang ngày càng được chấp nhận trong nhiều khía cạnh của công tác phát triển. Chất lượng và mức độ đào tạo nhân viên công tác xã hội đang ngày càng phát triển.
Phát triển ngành công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp là đòi hỏi khách quan của công cuộc đổi mới đất nước.
(Nguồn: Trường ĐH LĐXH)
16 tháng 11, 2008
Thuyết cửa sổ vỡ
Thuyết cửa sổ vỡ
Giải thích những thay đổi tích cực này, cảnh sát New York hẳn sẽ nói rằng đó là do chính sách của thành phố được cải thiện đáng kể. Những nhà phạm tội học thì quy cho sự thuyên giảm của các hoạt động buôn bán ma túy và tình trạng già đi của dân số. Còn các nhà kinh tế học lại khẳng định rằng đó chính là nhờ những cải cách từng bước của nền kinh tế thành phố trong suốt thập niên 1990.
Ba luận điểm trên là những lời giải thích phổ biến đối với sự tăng giảm của các vấn đề xã hội. Thế nhưng, chúng không giải thích được lý do tại sao tội phạm ở thành phố New York lại giảm nhanh và mạnh hơn bất kỳ nơi nào khác trên lãnh thổ nước Mỹ và tại sao nó lại chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn đến vậy. Malcolm Gladwell đặt vấn đề: “Nói cho cùng, tội phạm ở thành phố New York không giảm từ từ vì nguyên nhân điều kiện sống của người dân được cải thiện từng bước. Nó giảm rất mạnh. Làm sao sự thay đổi của một nhóm chỉ số kinh tế và xã hội lại có thể khiến tỉ lệ tội phạm giết người giảm xuống 2/3 chỉ trong năm năm? Vậy rõ ràng còn có một nhân tố khác nữa đã tham gia đẩy lùi nạn dịch này”.
“Nhân tố khác” ấy, được đặt tên là “Thuyết cửa sổ vỡ”. Lý thuyết này do hai nhà tội phạm học James Q. Willson và George Kelling đưa ra. Hai ông cho rằng tội phạm là hệ quả tất yếu của sự mất trật tự, vô tổ chức. Nếu một chiếc cửa sổ bị phá hỏng, vỡ vụn mà cứ để vậy không sửa chữa thì những người đi ngang qua sẽ kết luận rằng không ai quan tâm và không ai chịu trách nhiệm trước hiện trạng này. Rồi không lâu sau, nhiều cánh cửa sổ khác sẽ bị đập vỡ, dần dà ý thức về sự vô chủ, hỗn loạn sẽ lan rộng, truyền tải đi dấu hiệu về những gì đang diễn ra. Cũng theo hai ông, trong một thành phố, những vấn đề tương đối nhỏ như sơn vẽ lên tường, gây mất trật tự công cộng và kiểu ăn xin “đểu” đều là những chuyện tương tự như những cánh cửa sổ vỡ, những “tấm vé qua cửa” cho ngày càng nhiều tội ác nghiêm trọng.
Malcolm Gladwell trong The tipping point đã viết: “Đừng nên xem nhẹ những chuyện nhỏ. Chúng có thể tạo nên những biến đổi to lớn”.
Nếu có thể tạo nên những thay đổi cho một thành phố thì “những chuyện nhỏ bé” cũng có thể tạo nên những thay đổi cho một đất nước.
Cuộc sống được tạo thành từ “những chuyện nhỏ bé”. Sự lớn lao sẽ diễn ra nếu ta biết làm những việc nhỏ với một suy nghĩ lớn.
Với cuốn sách The tipping point, năm 2005 Malcolm Gladwell đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Và cuốn sách của ông đã làm thay đổi cách tư duy của rất nhiều người trên thế giới.
PV
(Trích trong Tuổi Trẻ CN ngày 9/11/2008)
13 tháng 11, 2008
Ý kiến về ngày kỷ niệm công tác xã hội thế giới 12.11
Từ lâu rồi (bắt đầu từ năm 1998 do Nhóm CTXH tại TP. HCM tổ chức tại số 43 Nguyễn Thông quận 3 TP. HCM) chúng ta vẫn tiếp tục tổ chức ngày kỷ niệm này theo truyền thống của ngành CTXH. Nhưng IFSW (hiệp hội quốc tế các nhân viên xã hội không còn chọn ngày 12/11 để kỷ niệm ngày CTXH nữa mà vào tháng 03 và tháng 4 hằng năm, cụ thể là trong năm 2008 là ngày 15.04.2008 và cũng đã chọn ngày 17 tháng 03 năm 2009 và 16 tháng 03 năm 2010 với chủ đề " Social Work and Social Development: The Agenda"( xin xem tại website http://www.ifsw.org/en/p38001263.html).
Nếu chúng ta cứ giữ ngày truyền thống này tức là ngày 12/11 thì phải xem đó là ngày kỷ niệm truyền thống của ngành CTXH Việt Nam hơn là ngày quốc tế. Còn nếu như chúng ta muốn hội nhập với thế giới thì cần chọn ngày kỷ niệm theo IFSW và nội dung kỷ niệm cũng theo đề nghị của IFSW thì sẽ hay hơn.
Trên đây là một đề nghị để chúng ta cùng xem xét trong xu hướng hòa nhập với thế giới của ngành CTXH còn son trẻ của chúng ta.Dưới dây tôi xin chép lại nội dung thông báo của IFSW:
NEWS
North America
Recent Additions
WSWD 2008
Archives News
WORLD SOCIAL WORK DAYS
2009-10
The dates for World Social Work Day (WSWD) have been decided — the third Tuesday in March every year. This means that the next 2 WSWD will be as follows:
17 March 2009
16 March 2010
The theme for both days will be linked to the global consultation preceding the 2010 World Conference in Hong Kong which will help set the world social agenda for the next decade
'Social Work and Social Development: The Agenda'
Everybody can join in World Social Work Day - it belongs to us all. Make your own arrangements and feel connected to the world of social work — all we ask is that you let IFSW know about your plans and that you send us a report.
IFSW will issue briefing material for member organisations and others wishing to join the growing number of participants in WSWD. This will be available later in the year.
2008
Social Workers around the World joined together to celebrate the Second World Social Work (WSWD) Day April 15, 2008. This annual event is held to focus on social work's contributions to society and be part of an ongoing dialogue with all partners on how challenges linked to social conditions can met by communities.
Nguyễn Ngọc Lâm
12 tháng 11, 2008
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)