20 tháng 3, 2008

KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ GDSK



KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ GDSK
Module by: Nguyễn Trang
Summary: GDSK là nội dung quan trọng trong CSSKBĐ
Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa VII ) nêu rõ : Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng như tất cả các thành viên khác là : Sức khỏe cho mọi người( Health for People). Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và cải thiện môi trường sức khỏe tốt cho cộng đồng.Với định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới : Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm : xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Giáo dục sức khỏe được dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Các khái niệm cơ bản
1.1.Thông tin:
Chủ yếu là cung cấp thông tin một chiều từ nguồn phát đến người nhận tin, thường khó thu thập được thông tin phản hồi từ người nghe, người nhận đến nguồn phát tin.
1. 2.Tuyên truyền:
Là lập đi lập lại một loại thông tin 1 chiều nhưng nhiều lần, vào nhiều thời điểm khác nhau, nhiều dạng khác nhau mang tính hấp dẫn khiến cho đối tượng lúc đầu chưa tin nhưng rồi lâu dần cũng phải tin. Một trong những dạng đó là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.3. Nâng cao sức khoẻ (Health Promotion) :
Trước thập niên 80 người ta chỉ dùng thuật ngữ GDSK ( Health Education). Sau đó không lâu Hội Giáo Dục Sức Khỏe Công Cộng đ• cải tiến nhiều hoạt động trong lĩnh vực này và gần đây các nhà GDSK đã đưa ra khái niệm rộng hơn là nâng cao sức khoẻ : Nâng cao sức khoẻ (Health Promotion) là một quá trình làm cho mọi người nâng cao sự kiểm soát các vấn đề sức khoẻ và cải thiện sức khoẻ của chính bản thân họ.
Khi nói đến nâng cao sức khỏe, người ta không thể không đề cập tới y tế công cộng. Bởi vì nâng cao sức khỏe và y tế công cộng san sẻ mục tiêu chung của việc cải thiện sức khỏe. Lĩnh vực y tế công cộng rộng hơn nâng cao sức khỏe trong các kỹ thuật, chính sách, bảo vệ, kiểm tra, giám sát môi trường... cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Nâng cao sức khỏe chịu trách nhiệm làm thay đổi những quá trình thuộc hành vi sức khỏe xã hội, cải thiện hành vi sức khỏe cá nhân, thực hiện các biện pháp sức khỏe công cộng
Mọi người đều công nhận rằng những vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân đa dạng và chúng tương tác lẫn nhau. Những nguyên nhân này có thể là những hành vi sức khỏe cá nhân, những điều kiện môi trường, những chính sách y tế không phù hợp , giảm các chương trình y tế hoặc các dịch vụ y tế . Một ví dụ cụ thể về những nguyên nhân chết do ung thư phổi bao gồm: Hút thuốc : thuộc hành vi sức khỏe cá nhân, ô nhiễm không khí thuộc yếu tố môi trường, thiếu các chương trình y tế công cộng do đó các chương trimnhf kiểm tra hút thuốc không được thực hiện, thị trường thuốc lá tự do vì thiếu chính sách công cộng, sàng lọc và chuyển đi điều trị không đầy đủ do thiếu các dịch vụ y tế. Việc giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có sự quan tâm đến những nguyên nhân này. Can thiệp chỉ là một biện pháp tác động đến một nguyên nhân, nếu muốn các chương trình y tế công cộng thành công cần phải tác động đến nhiều nguyên nhân.
1.4. Định nghĩa giáo dục sức khỏe ( Health Education)
Giáo dục sức khỏe cũng giống như giáo dục chung đó là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức , thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người.
Như vậy : GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân , gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe
Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là:
•Kiến thức của con người về sức khỏe
•Thái độ của con người về sức khỏe
•Thực hành của con người về sức khỏe
Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao.
Giáo dục sức khỏe chính là quá trình dạy học có mối quan hệ qua lại 2 chiều
GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe. ở đây vai trò của giáo dục sức khỏe là tạo những hoàn cảnh thuận lợi cho mọi người tự giáo dục mình. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học ( đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy. Từ sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa người làm giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe. Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình. Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác , đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như là: nguồn lực hiện có, sự l•nh đạo của cộng đồng, hổ trợ x• hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe...Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động tăng cường sức khỏe thích hợp
1.5. Mục tiêu giáo dục sức khỏe:
Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người:
- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ.
- Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài
- Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống khỏe mạnh.
Ví dụ: Tây Nguyên là vùng có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất nước. Một trong những mục tiêu của chương trình phòng chống SDD của tỉnh Daklak là truyền thông giáo dục sức khỏe. Qua TT- GDSK, cộng đồng sẽ được cung cấp các kiến thức cần thiết về phòng chống SDD. Điều đó có thể giúp họ nâng cao thái độ kỹ năng thực hành cơ bản: về bữa ăn hợp lý, tận dụng nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng.
•Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyền của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
2.Vị trí và tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe
2.1. Vị trí và mối liên quan của giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới cũng như của tất cả các thành viên là: “ Sức khỏe cho mọi người”. Mục tiêu này có thể đạt được chỉ khi tất cả các thành viên trong cộng đồng cũng như cán bộ y tế cùng cố gắng nổ lực thực hiện trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Trong những năm gần đây, vai trò của GDSK nagỳ càngcó vị trí quan trọng công tác chăm cóc sức khỏe.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được coi như một phương tiện hữu hiệu để đạt được mục tiêu này. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng những nhu cầu sức khỏe thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể được. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. Trong nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông và giáo dục sức khỏe có vị trí hết sức quan trọng.
Trong thực tế, các cá nhân và gia đình chịu trách nhiệm về những quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Ví dụ: Một bà mẹ quyết định sẽ mua những loại thực phẩm nào cho gia đình và chế biến như thế nào. Các gia đình quyết định khi nào thì đưa người nhà đi khám chữa bệnh và đến cơ sở y tế nào là thích hợp.
Vì vậy, để giúp cho người dân có những quyết định đúng đắn có lợi cho sức khỏe của họ, người dân cần phải được cung cấp những kiến thức cần thiết, huấn luyện những kỹ năng và thực hành những điều có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy :
- GDSK đ• được tuyên ngôn Alma Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu để thực hiện chiến lưọc sức khỏe toàn cầu.
- Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt nam cũng đ• đưa GDSK lên chức năng số một của tuyến Y tế cơ sở trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu , Giáo dục sức khỏe giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị , thực hiện và củng cố kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác.
2. 2. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe:
- Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe.
- Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.
- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển .
- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế.
So với các giải pháp dịch vụ tế khác. Giáo dục sức khỏe là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả , nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất , nhất là ở tuyến Y tế cơ sở.
Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu phát tay. 2. Trường Đại học Y Hà Nội, bộ môn GDSK, Hà Nội, 2006 3. Health Promtion, WHO, 2001. 4. Sức khỏe và người Thiểu số ở Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới, tháng 6. 2003.

Không có nhận xét nào: