18 tháng 9, 2008

Các hình thức tham gia


1. Passive Participation: Tham gia Thụ động: Người dân tham gia bằng cách được thông báo về những gì sẽ hoặc đã thực hiện. Đây là một dạng thông báo một chiều từ phía ban quản lý hay điều hành dự án nhưng không nhận lại phản hồi. Thông tin chỉ được chia xẻ trong nội bộ những người bên ngoài.
2. Participation in Information Giving: Tham gia bằng cách cung cấp thông tin: Người dân tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi của các chuyên gia trong các cuộc điều tra khảo sát hoặc những hình thức tương tự. Người dân không có cơ hội tác động đến quá trình này, không được chia xẻ những kết quả nhận định cũng không được kiểm tra mức độ chính xác của thông tin.
3. Participation by Consultation: Tham gia thông qua tư vấn: Người dân tham gia bằng cách được tư vấn, và các tác nhân bên ngòai lắng nghe các quan điểm. Các chuyên gia bên ngòai xác định vấn đề và giải pháp, và có thể thay đổi chúng dựa vào phản hồi của người dân. Quá trình tư vấn này không nhất thiết phải chia xẻ việc ra quyết định, và các chuyên gia không buộc phải có cùng quan điểm với những người đang chịu trách nhiệm công việc đó.
4. Participation for Material Incentives: Tham gia vì những khuyến khích vật chất: Người dân tham gia cung cấp những nguồn lực, ví dụ, nhân công, để đổi lấy thực phẩm hoặc các hình thức khuyến khích vật chất khác. Nhiều điều tra, nghiên cứu thuộc dạng này, tức là người dân cung cấp thông tin nhưng không được tham gia vào quá trình thực nghiệm hoặc học hỏi. Người ta vẫn thường gọi qua trình này là sự tham gia, tuy vậy, người dân không biết lấy gì để tiếp tục các họat động nếu nguồn vật chất này không còn nữa.
5. Functional Participation : Tham gia chức năng: người dân tham gia bằng cách hình thành các nhóm để đáp ứng những mục tiêu đã đề ra liên quan đến dự án, trong đó có thể bao gồm những mục tiêu phát triển các tổ chức xã hội do các tác nhân bên ngòai khởi xướng. Xu hướng (sự bao gồm) này không rõ rệt vào các giai đọan đầu của dự án hay trong giai đọan lập kế họach, nhưng thường rõ hơn sau khi đã có những quyết định chủ chốt. Các tổ chức này có xu hướng phụ thuộc vào những khởi xướng từ bên ngòai hoặc những cá nhân khởi xướng, nhưng cũng có thể trở nên độc lập.
6. Interactive Participation: Tham gia tương tác: Người dân tham gia bằng những phân tích kết hợp, phát triển các kế họach hành động, và thành lập hoặc làm mạnh những tổ chức địa phương. Tham gia được xem là một quyền, không chỉ là phương tiện để đạt những mục tiêu của dự án.
7. Self-mobilisation: Tự thân vận động: Người dân tham gia bằng cách tạo nên những khởi xướng độc lập với những tổ chức bên ngòai để thay đổi hệ thống. Họ phát triển các mối quan hệ với các tổ chức bên ngòai để có các nguồn lực và hỗ trợ về kỹ thuật cần thiết, nhưng kiểm sóat việc các nguồn lực được sử dụng như thế nào. Sự tự thân vận động này những họat động của nó có thể thách thức hoặc không thách thức tình trạng phân phối (quyền và lợi) bất công trong xã hội.

Nguyên bản tiếng Anh: Typology of Participation
Source: Pretty (1994) in Pretty et al (1995)

Không có nhận xét nào: