24 tháng 9, 2008
Báo động đỏ với những ”Vedan xã hội”
Báo động đỏ với những ”Vedan xã hội”
TT - Mấy tuần nay, có hai câu chuyện liên quan về học sinh cứ đeo đuổi tôi. Đó là chuyện hai học sinh giết tài xế để cướp taxi và một học sinh lớn bắt cóc một học sinh nhỏ để tống tiền. Chưa kịp quên thì hôm kia một phóng viên Tuổi Trẻ điện thoại hỏi: ”Cô nghĩ gì về chuyện nữ sinh đánh nhau, không phải đánh bằng tay trơn mà dao búa hẳn hoi... Mà nguyên nhân có thể là một chuyện không đâu vào đâu”.
Tối đó, mở tờ Tuổi Trẻ ngày 20-9 lại thấy một tin rùng rợn: Một bé gái 3 tuổi bị hành hung dã man. Gót chân bị cắt gân, hai đầu ngón tay bị cắt đứt... nhiều vết trầy xước trên lưng, mặt và đầu bầm tím. Em đã hôn mê khi tới bệnh viện. Rồi tờ Phụ Nữ ngày 19-9 nói về hai thanh niên (22 và 18 tuổi) lãnh 18 năm tù vì tội giết người cướp tài sản. Nạn nhân không ai khác hơn là bạn tình đồng tính của một trong hai em. Chúng tới nhà nạn nhân đợi anh ta ngủ say rồi giết tỉnh bơ. Tin kiểu này dường như ngày nào cũng có.
Đó là không nói đến những tệ nạn đã thành bình thường vì quá quen thuộc. Ví dụ nạn phá thai mà VN chiếm vị trí trong top 5 thế giới, trong đó tỉ lệ vị thành niên khá cao. Rồi tình hình ly hôn ở lứa tuổi khá trẻ ngày càng tăng. Không nhắc đến nạn ma túy và tình hình nhiễm HIV chưa giảm là chuyện thường ngày ở huyện!
Chiều nay đang ngồi trên xe buýt nghĩ ngợi về mấy chuyện này bỗng nhiên điện thoại reo. Lại một bạn phóng viên réo: “Cô ơi viết giùm Sài Gòn Tiếp Thị một bài về chuyện cha mẹ giết con cái, con cái giết cha mẹ”! Tôi chỉ biết kêu trời vì một công dân lẻ loi nhỏ bé như tôi làm sao đưa ra nổi lời giải cho một câu chuyện thuộc về quốc gia đại sự! Một vấn đề lẽ ra từ lâu phải triệu tập một hội nghị Diên Hồng với cả trăm nhà tâm lý học, xã hội học, đạo đức học... để tìm lời giải và hướng giải quyết!
Tội phạm đang trẻ hóa và nghiêm trọng hóa ở mức báo động đỏ. Cộng với tội phạm người lớn nói chung, rõ ràng là có gì đó bất bình thường. Mức độ dã man nhất là trong người thân với nhau chưa từng thấy.
Xã hội VN dường như đang trong một giai đoạn “phi quy chuẩn” (anomie). Nói cách khác là sự lung lay của hệ thống chuẩn mực hay hệ thống các giá trị đạo đức. Trách gia đình và nhà trường chưa đủ vì cái gốc thuộc về tầm vĩ mô. Tôi nghĩ có lẽ đó là do chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà thiếu quan tâm giải quyết, nhất là phòng ngừa các hậu quả xã hội tiêu cực luôn đi kèm.
Những tấm gương sáng thường được dùng để hi vọng làm công việc giáo dục đạo đức nhưng lại quá cao xa mà trẻ chỉ “nghe” nói đến. Còn xung quanh, bên cạnh thì chúng “thấy” quá nhiều gương xấu. Mà “trăm nghe không bằng một thấy” kia mà!
Nếu giàu lên mà người sống không ra người thì đất nước vẫn là chậm phát triển. Vì vậy, tôi nghĩ nếu không sớm hành động quyết liệt với vụ “Vedan xã hội” này, thì sức tàn phá sẽ rất kinh khủng...
NGUYỄN THỊ Oanh
Bao Tuổi Trẻ ngày 24/09/2008
19 tháng 9, 2008
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PRA) VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGHÈO CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PPA)
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PRA) VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGHÈO CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PPA)
1. PRA/ RRA:
Trong thực tế triển khai các dự án phát triển cộng đồng, việc làm thế nào để dự án phản ánh tốt nhất nhu cầu và nguyện vọng thực tế của người dân tại cộng đồng được đặt ra.Tại châu Mỹ Latinh, từ những năm 60 của thế kỷ truớc việc nghiên cứu về một phương pháp có sự tham gia để xây dựng các dự án phù hợp với cộng đồng dân cư đã được tiến hành. Đến những năm 1970 lý thuyết về phương pháp Đánh giá nhanh/ nông thông có sự tham gia của cộng đồng (PRA) đã được hình thành tại khu vực này. Vào những năm 1980, phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được xây dựng và trở thành sáng kiến của trường Đại học Khon Kaen của Thái Lan. Tuy nhiên, phương pháp PRA/RRA lại được sử dụng đầu tiên tại Kênya và ấn Độ vào những năm 1988 và 1989.
Đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory/ Rapid Rural Appraisal – PRA/RRA) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng. Ưu điểm của phương pháp PRA so với các phương pháp khác là người dân tại cộng đồng tự phân tích thực tế nhu cầu và đời sống của họ. PRA là một công cụ đặt biệt hữu ích trong công tác phát triển cộng đồng nói chung và đây là một phương pháp trao quyền cho người dân để quyết định các công việc của cộng đồng.
Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA/RRA) là một phương pháp điều tra để học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm hiểu, phân tích và đánh giá các khó khăn, thuận lợi đồng thời đưa ra các giải pháp, quyết định kịp thời nhằm giải quyết các khó khăn của cộng đồng
2. PPA:
Năm 1992, Phương pháp Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Poverty Assessment – PPA) lần đầu tiên được Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng để tiến hành việc nghiên cứu tại thực địa nhằm đánh giá mức nghèo đói của một quốc gia. PPA thường được tiến hành dưới các hình thức nghiên cứu chính sách gắn với chính sách của chính phủ, tìm hiểu mức độ nghèo đói theo quan điểm của người nghèo và các ưu tiên mà người nghèo nêu ra để nâng cao đời sống của họ. Phương pháp này tập trung vào việc phân tích mang tính định tính các thông tin thu thập được từ công tác điều tra tại hộ gia đình.
Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của cộng đồng là một công cụ để đưa quan điểm của người nghèo vào các phân tích nghèo đói nhằm xây dựng các chiến lược xoá đói giảm nghèo bằng các chính sách công.
Theo LHcacTCHNVN
Các phương pháp áp dụng trong dự án nghiên cứu, đánh giá
Các phương pháp áp dụng trong dự án nghiên cứu, đánh giá
Ngày nay, khi việc áp dụng các phương pháp điều tra xã hội trong các dự án là điều cần thiết, nhóm cán bộ nghiên cứu thực địa đã sử dụng các phương pháp được áp dụng trong các nghiên cứu tham dự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng trong hầu hết các dự án đánh giá các mảng xã hội, thể chế, đánh giá tiền khả thi,…
Nhiều công cụ điều tra đặc trưng như thảo luận nhóm tập chung, quan sát tham dự, phỏng vấn bán cấu trúc...sử dụng các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA- Participatory Rural Appraisal); đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (RRA - Rapid Rural Appraisal); Phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng (MPA- Methodology for Participatory Assessment); và phương pháp đánh giá sự thay đổi hành vi vệ sinh có sự tham gia của cộng đồng (PHAST- Participatory Hygiene and Sanitation Transformation) đang được áp dụng trong hầu hết các nghiên cứu mang tính tham dự do chúng tôi thực hiện.
Một vài nét về các phương pháp RRA,PRA, PHAST và MPA và những tương quan giữa chúng.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) một trong các phương pháp định tính được giới thiệu từ cuối thập niên 70. Khi đó, người ta sử dụng phương pháp này nhằm phát hiện thông tin môt cách nhanh chóng và chính xác cho những nhận định cũng như đánh giá chương trình phát triển nông thôn. Về khía cạnh xã hội học, các phương pháp RRA ngày càng phát triển nhằm gii quyết sự mâu thuẫn giữa một bên là nguồn tài chính thiếu hụt với một bên là sự cần thiết phi nhanh chóng đưa ra giải pháp cho các vấn đề lớn của xã hội.
Trong những năm gần đây, dựa trên các kinh nghiệm của các nước đang phát triển, RRA đã trở nên có tính tham dự hơn, dẫn đến việc xuất hiện một phương pháp mới là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA).
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) mô tả các nhóm tiếp cận và các phương pháp nhằm giúp cho người dân địa phương có thể chia sẻ và phát huy các kinh nghiệm sống cũng như giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập và thực hiện kế hoạch.
Phương pháp thay đổi hành vi vệ sinh có sự tham gia của công đồng (PHAST) là phương pháp đánh giá sử dụng tranh vẽ, hình ảnh, cho phép cộng đồng đánh giá, khảo sát sâu những vấn đề về cấp nước và vệ sinh môi trường một cách sáng tạo và có trọng tâm. Cách tiếp cận này được đặc biệt thiết kế nhằm cải thiện các lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ/vệ sinh, điều kiện vệ sinh cũng như quản lý các công trình cấp nước và vệ sinh cho cộng đồng.
Ngày nay các công cụ của phương pháp có sự tham gia của cộng đồng được điều chỉnh nhằm thích ứng linh hoạt hơn với nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch, đánh giá các dự án phát triển... và được gọi là PM (phương pháp có sự tham gia), và các công cụ cũng được cải biến đi thông qua nhiều cuộc nghiên cứu và đánh giá,và nó được gọi là Phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng.
Phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng (MPA)
Được dùng vào công tác đánh giá như một công cụ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, những người phụ trách các chương trình cũng như người dân địa phương có thể giám sát tính bền vững của các dịch vụ mà mình là đối tượng hưởng lợi cũng như để duy trì và củng cố các dịch vụ đó. Phương pháp này cho thấy mức độ bình đẳng giữa các hộ nghèo và hộ giàu, giữa phụ nữ và nam giới trong việc tham gia cũng như hưởng lợi từ các dịch vụ đó như thế nào. Đây là nhân tố c bn đem lại sự thành công trong các dự án cấp nước và vệ sinh cộng đồng, đồng thời cho phép thu thập số liệu định lượng có sự giám sát và tham gia của cộng đồng ở cấp làng, xã.
Phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng (MPA) đã được sử dụng như một phương pháp nền tảng để phát huy các nhân tố tích cực khi cộng đồng tham gia vào vào quá trình nghiên cứu và đánh giá. Lịch sử ra đời của MPA cho thấy nó được xây dựng như là một công cụ dùng để tiến hành những đánh giá tham dự về kh năng bền vững và công bằng của hệ thống cấp nước cấp cộng đồng. Phương pháp này đã từng được thử nghiệm trong nghiên cứu ở 88 địa phương của 15 nước trong thời gian 1998-1999.
Những nguyên tắc cơ bản của phương pháp MPA trong các nghiên cứu đánh giá, đó là:
• Đáp ứng nhu cầu của người sử dụng là một vấn đề quan trọng bởi vì xét cho cùng, các dịch vụ cấp nước và vệ sinh, cũng như nhiều loại hình dịch vụ khác trong xã hội, đều hướng vào mục tiêu phục vụ đời sống và nhu cầu của con người. Bởi lẽ các dịch vụ này chỉ có thể phát triển bền vững cũng như có kh năng vưn rộng khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sử dụng. Chính vì vậy khách hàng cần có tiếng nói và sự lựa chọn đối với dịch vụ.
• Bản chất của sự tham gia trong đánh giá là các hộ gia đình trong cộng đồng tự xác định những vấn đề khó khăn cũng như bàn bạc về các giải pháp trong các cuộc thảo luận nhóm với sự trợ giúp của các thành viên nhóm đánh giá.
• Các thành viên tham gia đánh giá tự cho điểm về dịch vụ, do đó, họ có thể nhìn nhận và thảo luận về kết quả đó.
• Kết qủa cho điểm của cộng đồng có thể chuyển hoá vào các thang điểm chuẩn, vì thế kết quả thu được có thể so sánh chéo giữa các cộng đồng, giữa các dự án cũng như giữa các quốc gia.
• Việc tổ chức hội thảo giữa các bên liên quan là cơ hội để dân chúng trong cộng đồng, các lãnh đạo, các tổ chức tài trợ gặp gỡ và cùng thảo luận về những phát hiện từ các cuộc đánh giá có sự tham gia, xác định những vấn đề cơ bản, những cản trở và đưa ra những giải pháp phù hợp.
Những nguyên tắc trên đây cũng chính là những điểm mạnh mà MPA đưa lại khi ứng dụng trong nghiên cứu đánh giá.
Ai là đối tượng sử dụng MPA?
Các thành viên cộng đồng và các tổ chức cộng đồng
Sử dụng vào mục đích gì?
Suy luận và diễn tả nhu cầu đối với dịch vụ của tất cả thành phần trong cộng đồng.
Xác định hoạt động đối với việc tăng cường khả năng bền vững.Rút ngắn khoảng cách sự bất bình đẳng về giới và nghèo đói.Lập kế hoạch, tự giám sát và đánh giá.Thu thập số liệu cơ bản về nhu cầu hiện tại đối với dịch vụ.Đánh giá những nhu cầu trong tương lai của người sử dụng ở tất cả giai đoạn của dự án.
Ai là đối tượng sử dụng MPA?
Chủ nhiệm dự án và Cán bộ dự án
Sử dụng vào mục đích gì?
So sánh sự bền vững và bình đẳng giữa các cộng đồng.Đánh giá tiến trình, đặc biệt về khía cạnh chất lượng thực hiện dự án (ví dụ như khả năng xây dựng) thường là khó hơn nhiều để đo lường.Xác định và đánh giá ảnh hưởng của khía cạnh thể chế tới khả năng bền vững của dự án.
Ai là đối tượng sử dụng MPA?
Các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tài trợ mở rộng, nhà thiết kế dự án
Sử dụng vào mục đích gì?
Đặt kế hoạch về bền vững. Thiết kế sự bình đẳng (những vấn đề nhạy cảm về giới và nghèo đói) và khả năng bền vững của dự án.Giám sát khả năng bền vững của dịch vụ và sự tác động.
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA)
Mô tả các nhóm tiếp cận và các phương pháp nhằm giúp cho người dân địa phương có thể chia sẻ và phát huy các kinh nghiệm sống cũng như giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập và thực hiện kế hoạch.
Phương pháp thay đổi hành vi vệ sinh có sự tham gia của công đồng (PHAST)
là phương pháp đánh giá sử dụng tranh vẽ, hình ảnh, cho phép cộng đồng đánh giá, khảo sát sâu những vấn đề về cấp nước và vệ sinh môi trường một cách sáng tạo và có trọng tâm. Cách tiếp cận này được đặc biệt thiết kế nhằm cải thiện các lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ/vệ sinh, điều kiện vệ sinh cũng như quản lý các công trình cấp nước và vệ sinh cho cộng đồng.
Ngày nay các công cụ của phương pháp có sự tham gia của cộng đồng được điều chỉnh nhằm thích ứng linh hoạt hơn với nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch, đánh giá các dự án phát triển... và được gọi là PM (phương pháp có sự tham gia), và các công cụ cũng được cải biến đi thông qua nhiều cuộc nghiên cứu và đánh giá,và nó được gọi là Phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
Một trong các phương pháp định tính được giới thiệu từ cuối thập niên 70. Khi đó, người ta sử dụng phương pháp này nhằm phát hiện thông tin môt cách nhanh chóng và chính xác cho những nhận định cũng như đánh giá chương trình phát triển nông thôn. Về khía cạnh xã hội học, các phương pháp RRA ngày càng phát triển nhằm giải quyết sự mâu thuẫn giữa một bên là nguồn tài chính thiếu hụt với một bên là sự cần thiết phi nhanh chóng đưa ra giải pháp cho các vấn đề lớn của xã hội.
Trong những năm gần đây, dựa trên các kinh nghiệm của các nước đang phát triển, RRA đã trở nên có tính tham dự hn, dẫn đến việc xuất hiện một phương pháp mới là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA).
Theo Adcom
Vòng xoắn thay đổi hành vi trong bối cảnh môi trường thuận lợi
Behaviour Change Spiral in the context of the Enabling Environment
Theory Summary
6 Features of the Enabling Environment
SOCIAL FEATURES
- nature of personal relationships; expectations of class, position, age, gender; access to knowledge, information.
CULTURAL FEATURES
- the behaviours and attitudes considered acceptable in given contexts - eg. relating to sex, gender, drugs, leisure, participation
ETHICAL & SPIRITUAL FEATURES
- influence of personal and shared values and discussion about moral systems from which those are derived - can include rituals, religion and rights of passage
LEGAL FEATURES
- laws determining what people can do and activities to encourage observance of those laws
POLITICAL FEATURES
- systems of governance in which change will have to take place - can, for example, limit access to information and involvement in social action
RESOURCE FEATURES
- affect what is required to make things happen - covers human, financial and material resources; community knowledge and skills; and items for exchange
Source
The Behaviour Change spiral from "What do they want us to do now?" AFAO 1996
Vòng xoắn thay đổi hành vi
Behaviour Change Spiral
Theory Summary
MAINTENANCE: practice required for the new behaviour to be consistently maintained, incorporated into the repertoire of behaviours available to a person at any one time
ACTION: people make changes, acting on previous decisions, experience, information, new skills, and motivations for making the change
PREPARATION: person prepares to undertake the desired change - requires gathering information, finding out how to achieve the change, ascertaining skills necessary, deciding when change should take place - may include talking with others to see how they feel about the likely change, considering impact change will have and who will be affected.
CONTEMPLATION: something happens to prompt the person to start thinking about change - perhaps hearing that someone has made changes - or something else has changed - resulting in the need for further change
PRECONTEMPLATION: changing a behaviour has not been considered; person might not realise that change is possible or that it might be of interest to them.
Source
The Behaviour Change Spiral from "What do they want us to do now?" - FAO 1996.
18 tháng 9, 2008
Các hình thức tham gia
1. Passive Participation: Tham gia Thụ động: Người dân tham gia bằng cách được thông báo về những gì sẽ hoặc đã thực hiện. Đây là một dạng thông báo một chiều từ phía ban quản lý hay điều hành dự án nhưng không nhận lại phản hồi. Thông tin chỉ được chia xẻ trong nội bộ những người bên ngoài.
2. Participation in Information Giving: Tham gia bằng cách cung cấp thông tin: Người dân tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi của các chuyên gia trong các cuộc điều tra khảo sát hoặc những hình thức tương tự. Người dân không có cơ hội tác động đến quá trình này, không được chia xẻ những kết quả nhận định cũng không được kiểm tra mức độ chính xác của thông tin.
3. Participation by Consultation: Tham gia thông qua tư vấn: Người dân tham gia bằng cách được tư vấn, và các tác nhân bên ngòai lắng nghe các quan điểm. Các chuyên gia bên ngòai xác định vấn đề và giải pháp, và có thể thay đổi chúng dựa vào phản hồi của người dân. Quá trình tư vấn này không nhất thiết phải chia xẻ việc ra quyết định, và các chuyên gia không buộc phải có cùng quan điểm với những người đang chịu trách nhiệm công việc đó.
4. Participation for Material Incentives: Tham gia vì những khuyến khích vật chất: Người dân tham gia cung cấp những nguồn lực, ví dụ, nhân công, để đổi lấy thực phẩm hoặc các hình thức khuyến khích vật chất khác. Nhiều điều tra, nghiên cứu thuộc dạng này, tức là người dân cung cấp thông tin nhưng không được tham gia vào quá trình thực nghiệm hoặc học hỏi. Người ta vẫn thường gọi qua trình này là sự tham gia, tuy vậy, người dân không biết lấy gì để tiếp tục các họat động nếu nguồn vật chất này không còn nữa.
5. Functional Participation : Tham gia chức năng: người dân tham gia bằng cách hình thành các nhóm để đáp ứng những mục tiêu đã đề ra liên quan đến dự án, trong đó có thể bao gồm những mục tiêu phát triển các tổ chức xã hội do các tác nhân bên ngòai khởi xướng. Xu hướng (sự bao gồm) này không rõ rệt vào các giai đọan đầu của dự án hay trong giai đọan lập kế họach, nhưng thường rõ hơn sau khi đã có những quyết định chủ chốt. Các tổ chức này có xu hướng phụ thuộc vào những khởi xướng từ bên ngòai hoặc những cá nhân khởi xướng, nhưng cũng có thể trở nên độc lập.
6. Interactive Participation: Tham gia tương tác: Người dân tham gia bằng những phân tích kết hợp, phát triển các kế họach hành động, và thành lập hoặc làm mạnh những tổ chức địa phương. Tham gia được xem là một quyền, không chỉ là phương tiện để đạt những mục tiêu của dự án.
7. Self-mobilisation: Tự thân vận động: Người dân tham gia bằng cách tạo nên những khởi xướng độc lập với những tổ chức bên ngòai để thay đổi hệ thống. Họ phát triển các mối quan hệ với các tổ chức bên ngòai để có các nguồn lực và hỗ trợ về kỹ thuật cần thiết, nhưng kiểm sóat việc các nguồn lực được sử dụng như thế nào. Sự tự thân vận động này những họat động của nó có thể thách thức hoặc không thách thức tình trạng phân phối (quyền và lợi) bất công trong xã hội.
Nguyên bản tiếng Anh: Typology of Participation
Source: Pretty (1994) in Pretty et al (1995)
Hai tình huống sinh viên thực CTXH tại cơ sở xã hội
Việc học trên lớp trang bị cho sinh viên những kiến thức tối thiểu khi làm việc với thân chủ. Tuy nhiên, xuống địa bàn tiếp xúc với thân chủ, không ít những bạn sinh viên còn có những ngỡ ngàng và chưa kịp phản ứng với những tình huống chưa lường nếu không đi qua thực tế. Bài viết sau xin chia sẻ một số kinh nghiệm để sinh viên có thêm những hành trang cần thiết và thực tiễn trước khi bắt tay vào công việc của mình.
1. Trường hợp cô bé H - 11 tuổi ở nhà Hữu Nghị I quận Đống Đa,Hà Nội
H là một cô bé không có cha, sống với mẹ bị mắc bệnh kinh niên nên H bị mất nguồn nuôi dưỡng. Vì vậy, H được gửi đến nhà nuôi Hữu Nghị ăn học và nhận sự trợ giúp của Trung tâm.
Một sinh viên nữ - K5, chuyên nghành CTXH xuống thực hành tại cơ sở đã chọn H làm Cas tham vấn cá nhân trong quá trình thực hành công tác xã hội cá nhân và nhóm. Từ lúc làm quen và tiếp cận Cas, H không rời chị SV ra một bước. Khi SV gặp gỡ đối tượng khác ở nhà nuôi thì H tỏ ra rất tức giận và cầm que gậy đánh đập bạn. Khi SV tổ chức sinh hoạt nhóm cho đối tượng khác thì H lủi thủi đến ngồi ở gốc cây. Do thiếu kỹ năng can thiệp nên SV rất lúng túng không xử lý được tình huống trên.
Là giảng viên hướng dẫn và kiểm huấn SV thực hành, quan sát thấy hiện tượng không bình thường của đối tượng khi SV đã lựa chọn, tôi đã tiếp cận với H tại một gốc cây ở sân nhà nuôi khi H không ra chơi trò chơi cùng các bạn.
GV hỏi: Cháu tên gì?
T/c: Im lặng
Gv: Sao cháu không ra chơi cùng các bạn?
T/c: Cháu không thích
Gv: Thế cháu thích điều gì nhất?
T/c: Cháu chỉ thích một mình chị SV chơi với cháu thôi.
Gv: Nhưng bây giờ chị ấy còn phải tổ chức trò chơi cho các bạn.
T/c: Cháu ghét các bạn ấy vì các bạn ấy đã giành mất chị ấy của cháu.
Gv: Các bạn cháu không có lỗi gì, còn chị sinh viên xuống đây học tập, các chị ấy phải chơi với tất cả các bạn, đây là do các cô yêu cầu.
Bây giờ cháu hãy cùng cô ra chơi với các bạn, nếu không thì chị SV sẽ bị cô bị phạt đây.
T/c: Phạt cái gì ạ?
Gv: Chị ấy sẽ được điểm kém vì không mời được H ra chơi cùng các bạn. Cháu ra chơi cùng các bạn nhé?
T/c: Vâng.
Tôi cùng H xâm nhập vào một nhóm trẻ đang chơi ở sân rất vui vẻ. Sau buổi chơi này quan sát thấy thái độ của H khác hẳn những buổi trước, H vui vẻ và cởi mở hơn với các bạn ở nhà nuôi.
Tìm hiểu qua bạn bè của H ở nhà nuôi và các cô kiểm huấn cơ sở thì mới biết rằng: H rất thích thần tượng cho mình là một người mẫu, hay một người mà H nhận được sự quan tâm đặc biệt. Tính khí của H rất thất thường. H rất ít chơi với các bạn ở nhà nuôi, hay gây gổ và khiêu khích với các bạn. H còn có tính tắt mắt.
Về phía cô sinh viên khi xuống thực hành, thực tập đã ăn mặc rất diện, khác với các SV khác. Cô sinh viên có khuôn mặt rất xinh đẹp, lại trang điểm rất mốt, nên đã gây ấn tượng mạnh cho H. Từ khi trò chuyện với H, H không rời cô sinh viên ra một bước. Vì xuống cơ sở thực tế lần đầu, SV tỏ ra rất lúng túng trước tình huống đó.
Bài học rút ra từ tình huống trên là:
- SV còn thiếu kỹ năng tiếp cận và xử lý tình huống nảy sinh ở thực tế.
- SV chưa đủ tự tin vào bản thân mình.
- SV còn tuỳ tiện trong phong cách ăn mặc khi xuống tiếp xúc với đối tượng.
- SV còn tự ý cho tiền khi đối tượng hỏi xin.
- Khi gặp tình huống khó xử thì chưa mạnh dạn trao đổi với các kiểm huấn viên cơ sở.
- Chưa phối hợp chặt chẽ giữa CTXH cá nhân với CTXH nhóm.
Để khắc phục tình trạng trên rất mong sự trao đổi, chia sẻ của đồng nghiệp và các kiểm huấn viên cơ sở.
2, Một trường hợp khác cũng ở nhà nuôi Hữu Nghị I, quận Đống Đa, Hà Nội
Có một cô bé trạc 13 tuổi ở nhà nuôi tự nhiên mất tích. Em bỏ học ở trường học và không đến nhà nuôi một tuần. Các cô phụ trách nhà nuôi tìm về địa chỉ ở nhà em và các nơi họ hàng thân thích thì đều không tìm thấy.
Một tuần sau thấy trẻ quay về trung tâm. Hỏi trẻ đi đâu thì trẻ nói là xuống nhà trọ của sinh viên và ở đấy chơi với chị ấy mấy ngày. Chị ấy tốt lắm. Nghe thấy vậy, các cô ở nhà nuôi rất bực mình, nhưng thời điểm này đã hết thời gian thực tập ở cơ sở nên các cô cũng không có biện pháp gì can thiệp nặng nề với cô sinh viên. Khi GV đưa sinh viên khoá sau xuống thực tập mới được các cô kể lại.
Như vậy, sinh viên đã vi phạm vào nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp là:
- Sự tự ý thức bản thân.
- Về bảo đảm mối quan hệ nghề nghiệp.
- Về trách nhiệm nghề nghiệp khi ra khỏi trung tâm.
Đây cũng là bài học kinh nghiệm khi đưa SV xuống cơ sở thực tế, cần nhắc nhở SV chấp hành nghiêm túc các quy định của cơ sở và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhân viên xã hội.
Cũng vì nương nhẹ đối với SV thực tập và mối quan hệ giữa giảng viên và trung tâm chưa chặt chẽ nên những trường hợp như vậy nhà trường không nắm bắt thông tin được kịp thời để xử lý sinh viên.
Hy vọng rằng bài tham luận này sẽ có nhiều điều cần được chia sẻ, thống nhất trong hội thảo đối với sinh viên thực tập ở cơ sở thực tế .
(Cô Trịnh Thị Chinh - Khoa Công tác xã hội)
15 tháng 9, 2008
“Truyền thông thay đổi hành vi và marketing xã hội dự phòng HIV/AIDS”
“Truyền thông thay đổi hành vi và marketing xã hội dự phòng HIV/AIDS”
Trong khuôn khổ dự án trên, một chuỗi các hoạt động văn nghệ truyền thông được tổ chức tại các quán bia quán nhậu nhằm truyền tải các thông điệp mang tính giáo dục cao về HIV/AIDS, tình dục an toàn.
Trong 2 năm qua, Cục Phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, Sở Y tế và các trung tâm phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố trọng điểm đã phối hợp với Tổ chức Dịch vụ Dân số Quốc tế (PSI) triển khai dự án “Truyền thông thay đổi hành vi và marketing xã hội dự phòng HIV/AIDS”, với sự tài trợ từ Quỹ PEP-FAR của Chính phủ Mỹ thông qua Tổ chức PACT tại Việt Nam.
Cũng trong khuôn khổ của dự án này, trong tháng 9/2008, với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức PSI, một chuỗi các hoạt động văn nghệ truyền thông mang tên “Vui có chừng - Dừng có lúc” được tổ chức tại các quán bia quán nhậu, nơi thường xuyên lui tới của nam giới sau giờ làm việc. Nội dung chương trình truyền tải các thông điệp truyền thông chủ chốt kết hợp với những trò chơi và tiết mục giải trí mang tính giáo dục cao về HIV/AIDS, tình dục an toàn, nguy cơ của việc mua dâm, đồng thời khuyến khích việc sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách. Khách hàng của chương trình sẽ có cơ hội tăng cường kiến thức về dự phòng HIV cũng như có thêm những giây phút vui vẻ cùng bạn bè với những phần thưởng có ý nghĩa từ chương trình.
Dự án nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS trong cộng đồng, đặc biệt là nhóm nam giới có nguy cơ ở độ tuổi từ 18 - 35. Một chiến dịch truyền thông lồng ghép đang được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả thông qua các kênh truyền thông đại chúng… Đặc biệt, kênh truyền thông trực tiếp cho nhóm nam giới có nguy cơ tại các quán bia, quán nhậu, các địa điểm tập trung nhóm nam di biến động như dân lao động ngoại tỉnh, công nhân các công trường xây dựng, công nhân các khu công nghiệp, lái xe đường dài, ngư dân, thuỷ thủ… cũng đã được triển khai tại các tỉnh, thành trọng điểm như TP.HCM, Hà Nội, Quảng Ninh, An Giang, Cần Thơ và Hải Phòng. Ngoài ra, dự án cũng tích cực truyền thông, quảng bá tới nhóm nam giới về dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện tại các trung tâm Chân Trời Mới./.
Theo Tin tức
(hiv.com.vn)
13 tháng 9, 2008
Chính sách hỗ trợ người khuyết tật ở VN: Chỉ thiên về từ thiện
Chính sách hỗ trợ người khuyết tật ở VN: Chỉ thiên về từ thiện
Người khuyết tật được thiết kế bàn máy may phù hợp tại Công ty cổ phần Việt Hưng -Ảnh: Thanh Đạm
TT - Kết quả điều tra xã hội ở Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai được Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) công bố hôm 11-9 cho thấy hiện VN có rất nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật nhưng chỉ thiên về từ thiện thay vì nâng cao năng lực.
Cuộc điều tra về người khuyết tật do Quỹ Ford tài trợ tập trung thu thập và phân tích thông tin mang tính đại diện ở 49 xã phường của bốn tỉnh thành.
Điều tra do ISDS, Mặt trận Tổ quốc VN, Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp đã cho biết sự giúp đỡ của Nhà nước với người khuyết tật chủ yếu là giảm thuế, giảm hoặc miễn học phí, khám chữa bệnh miễn phí, phục hồi chức năng và cung cấp xe lăn. Những sự trợ giúp như vậy tuy rất cần thiết nhưng có thể không bền vững. Người khuyết tật nhận được ít sự giúp đỡ hơn trong các khía cạnh phát triển con người và tham gia hoạt động xã hội như việc làm, dạy nghề, các hoạt động văn hóa, tham gia các tổ chức xã hội.
Một trong các vấn đề chính mà người khuyết tật gặp phải và cản trở họ hòa nhập với xã hội là sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều này được coi là nguyên nhân chính khiến người khuyết tật bị cách ly, thậm chí bị loại trừ khỏi các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị...
Người khuyết tật có ít cơ hội tiếp cận, không được học hành đến nơi đến chốn và gặp nhiều khó khăn về hôn nhân cũng như con cái. Do quyền lợi của người khuyết tật ít được nhìn nhận và xem xét nên theo TS Lê Bạch Dương - giám đốc ISDS, sự hỗ trợ từ cộng đồng nên tập trung vào việc nâng cao năng lực cho người khuyết tật thay vì xây dựng mạng lưới bảo vệ.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) - bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử người khuyết tật ngay trong chính gia đình: 40% người khuyết tật được điều tra bị gia đình coi là gánh nặng suốt đời, 20,7% bị coi là vô dụng, 7,1% bị bỏ rơi, 10,2% bị khóa xích trong nhà... Theo ông Chiến, những người làm công tác quản lý cần suy nghĩ về tình trạng này và ưu tiên cho công tác truyền thông gia đình.
Trong khi đó, ông Phùng Văn Hoàn - phó tổng thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN - cho rằng biện pháp chống kỳ thị hiệu quả nhất là giải quyết vấn đề việc làm. Hội Chữ thập đỏ VN từng thực hiện một số dự án với hỗ trợ kỹ thuật của Tây Ban Nha để dạy nghề cho người khuyết tật.
Dự án ở Hà Tây có 25 người khuyết tật thụ hưởng; sau sáu tháng học kỹ thuật làm mây tre đan và nghề may, mỗi người có thể thu nhập 200.000 đồng/tháng (cách đây ba năm) và sau một năm tăng lên 600.000 đồng/tháng. “Tự nhiên địa vị của họ được nâng cao” - ông Hoàn nhận xét.
HƯƠNG GIANG
From Bao Tuoi tre ngày 13/09/2008
Người khuyết tật được thiết kế bàn máy may phù hợp tại Công ty cổ phần Việt Hưng -Ảnh: Thanh Đạm
TT - Kết quả điều tra xã hội ở Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai được Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) công bố hôm 11-9 cho thấy hiện VN có rất nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật nhưng chỉ thiên về từ thiện thay vì nâng cao năng lực.
Cuộc điều tra về người khuyết tật do Quỹ Ford tài trợ tập trung thu thập và phân tích thông tin mang tính đại diện ở 49 xã phường của bốn tỉnh thành.
Điều tra do ISDS, Mặt trận Tổ quốc VN, Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp đã cho biết sự giúp đỡ của Nhà nước với người khuyết tật chủ yếu là giảm thuế, giảm hoặc miễn học phí, khám chữa bệnh miễn phí, phục hồi chức năng và cung cấp xe lăn. Những sự trợ giúp như vậy tuy rất cần thiết nhưng có thể không bền vững. Người khuyết tật nhận được ít sự giúp đỡ hơn trong các khía cạnh phát triển con người và tham gia hoạt động xã hội như việc làm, dạy nghề, các hoạt động văn hóa, tham gia các tổ chức xã hội.
Một trong các vấn đề chính mà người khuyết tật gặp phải và cản trở họ hòa nhập với xã hội là sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều này được coi là nguyên nhân chính khiến người khuyết tật bị cách ly, thậm chí bị loại trừ khỏi các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị...
Người khuyết tật có ít cơ hội tiếp cận, không được học hành đến nơi đến chốn và gặp nhiều khó khăn về hôn nhân cũng như con cái. Do quyền lợi của người khuyết tật ít được nhìn nhận và xem xét nên theo TS Lê Bạch Dương - giám đốc ISDS, sự hỗ trợ từ cộng đồng nên tập trung vào việc nâng cao năng lực cho người khuyết tật thay vì xây dựng mạng lưới bảo vệ.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) - bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử người khuyết tật ngay trong chính gia đình: 40% người khuyết tật được điều tra bị gia đình coi là gánh nặng suốt đời, 20,7% bị coi là vô dụng, 7,1% bị bỏ rơi, 10,2% bị khóa xích trong nhà... Theo ông Chiến, những người làm công tác quản lý cần suy nghĩ về tình trạng này và ưu tiên cho công tác truyền thông gia đình.
Trong khi đó, ông Phùng Văn Hoàn - phó tổng thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN - cho rằng biện pháp chống kỳ thị hiệu quả nhất là giải quyết vấn đề việc làm. Hội Chữ thập đỏ VN từng thực hiện một số dự án với hỗ trợ kỹ thuật của Tây Ban Nha để dạy nghề cho người khuyết tật.
Dự án ở Hà Tây có 25 người khuyết tật thụ hưởng; sau sáu tháng học kỹ thuật làm mây tre đan và nghề may, mỗi người có thể thu nhập 200.000 đồng/tháng (cách đây ba năm) và sau một năm tăng lên 600.000 đồng/tháng. “Tự nhiên địa vị của họ được nâng cao” - ông Hoàn nhận xét.
HƯƠNG GIANG
From Bao Tuoi tre ngày 13/09/2008
11 tháng 9, 2008
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển nghề công tác xã hội
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển nghề công tác xã hội (09/09/2008)
Ngay sau hội thảo tại Hải Phòng, sáng 9/9/2008, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Nhi Đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo “Đề án phát triển nghề công tác xã hội”. Tham dự, có Thứ trưởng Lê Bạch Hồng, đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNICEF tại Việt Nam, Cục Bảo trợ Xã hội, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phía Nam cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học trong và ngoài nước.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Lê Bạch Hồng nhấn mạnh: Hội thảo lần này nhằm lấy ý kiến đóng góp để xây dựng và ban hành khuôn khổ pháp lý để phát triển nghề công tác xã hội; củng cố phát triển mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới cán bộ nhân viên công tác xã hội. Trong giai đoạn đầu từ năm 2009 – 2015, sẽ áp dụng nghiên cứu, thử nghiệm; giai đoạn 2013 – 2015 sẽ đúc kết và nhân rộng trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời phát triển chương trình, nội dung đào tạo các bậc từ trung cấp, cao đẳng, đại học và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên công tác xã hội.
Theo Thứ trưởng Lê Bạch Hồng, hiện nay nghề công tác xã hội trên thế giới đã phát triển từ lâu, song đối với Việt Nam còn mới mẻ. Trong xu thế toàn cầu hóa, việc đẩy mạnh phát triển nghề công tác xã hội là một yêu cầu tất yếu, bởi nó đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực bảo trợ xã hội liên quan đến công tác chăm sóc trẻ em, người già cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật, thương binh và người trưởng thành dễ bị tổ thương. Trong lĩnh vực này, công tác xã hội bao gồm: các hoạt động tham vấn, làm việc với cá nhân, quản lý ca, làm việc nhóm, vận động xã hội và có vai trò quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu và xây dựng chính sách xã hội. Ngoài ra, công tác xã hội còn đóng vai trò quan trọng đối với việc phục hồi và chăm sóc cho những người nghiện ma túy, những người hành nghề mại dâm, người bị nhiễm HIV, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán và lạm dụng tình dục, những người vi phạm pháp luật. Công tác xã hội còn cung cấp các dịch vụ quan trọng trong xã hội như: tham vấn, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo nhân viên công tác xã hội.
Còn theo Giáo sư Richard Hugman, trường Đại học New South Wales, Chuyên gia tư vấn của UNICEF tại Việt Nam: Nghề công tác xã hội đã thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ, việc tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Công tác xã hội là một nghề thực hành ở mức độ cao dựa trên các phương pháp và nguyên tắc đặc biệt với mục đích nhằm hỗ trợ các cá nhân, các nhóm, cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội. Giáo sư Richard Hugman cũng đã đưa ra một dẫn chứng về vai trò và trách nhiệm của công tác xã hội chuyên nghiệp với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản cho việc phát triển nghề này tại Việt Nam.
Bà Lê Hồng Loan, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em UNICEF cho rằng: Công tác xã hội trên thế giới đều dựa trên một định nghĩa giống nhau, mục tiêu cơ bản và những giá trị chung. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có hướng tiếp cận của riêng mình, hướng tiếp cận này phản ánh trình độ/giai đoạn phát triển, nguồn lực và văn hóa của quốc gia. Điển hình như ở Mỹ, Úc, và Scandinavia thì nhấn mạnh sự tương tác với cá nhân trong một điều kiện một hệ thống phúc lợi xã hội đã phát triển ở trình độ cao. Còn ở các quốc gia khác, ví dụ như Philippines, Papua New Guinea, các quốc gia Đông và Nam Phi thì trọng tâm là sự phát triển xã hội… Còn công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay còn thiếu các điều kiện về pháp lý để ghi nhận tính chuyên nghiệp. Việc giảng dạy và đào tạo chuyên ngành công tác xã hội đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt từ năm 2004, trong đó có khoảng 2000 người đã được đào tạo, song nó chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay. Do đó, việc chuyên môn hóa công tác xã hội là rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho các kiến thức khoa học và việc giáo dục có hệ thống lĩnh vực này nhằm giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp ở nước ta hiện nay, góp phần tích cực vào sự phát triển phúc lợi của một xã hội hiện đại. Chính vì thế, việc xây dựng và hình thành khung pháp lý nghề công tác xã hội có tính chuyên nghiệp là hết sức cần thiết để đáp ứng như cầu trong xã hội hiện đại ngày nay.
Tại hội thảo, các đại biểu còn được nghe nhiều tham luân và những ý kiến đóng góp chân thành của các đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. /.
Hoàng Cảnh - Thu Hà
From Molisa
Cơ hội nhận tài trợ cho dự án HIV/AIDS
Cơ hội nhận tài trợ cho dự án HIV/AIDS
TTO - Phái đoàn Hoa Kỳ tại VN đang kêu gọi các tổ chức tham gia xây dựng và triển khai các chương trình nhỏ, hoạt động lan tỏa cộng đồng về HIV/AIDS trong năm 2008. Ngân sách năm 2008 là 88 triệu USD và sẽ được phân bổ cho nhiều dự án, mỗi dự án trị giá không quá 10.000 USD.
Tất cả các chương trình được đề xuất sẽ kết thúc trước ngày 31-12-2008. Ưu tiên sẽ dành cho những sự kiện có liên quan đến các phương tiện truyền thông đại chúng và hoạt động chia sẻ, lan tỏa thông tin về các mục tiêu giáo dục và tuyên truyền của PEPFAR.
Tiêu chí lựa chọn bao gồm: các hoạt động cộng đồng địa phương có thể tự điều hành và duy trì, các sự kiện hỗ trợ cho mục tiêu truyền thông lớn và tuyên truyền rộng rãi cho các chương trình của PEPFAR về phòng, chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị, và nâng cao nhận thức về dự phòng và điều trị.
Đề xuất chương trình/hoạt động không quá 3 trang, nêu rõ mục tiêu, đối tượng, thời gian thực hiện và ngân sách. Nộp trước ngày 10-10-2008 tới địa chỉ: Hoàng Thanh Hải - Cán bộ Truyền thông - Văn phòng Điều phối PEPFAR/Việt Nam (Tầng 15 Tòa nhà TungShing, 2 Ngô Quyền, Hà Nội, email: haihoang@usaid.gov).
HƯƠNG GIANG
From Tuoi tre online
9 tháng 9, 2008
Hội thảo về “Đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam”
Hội thảo về “Đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam” (05/09/2008)
Trong 2 ngày 4 và 5/9/2008, tại Đồ Sơn (Hải Phòng) đã diễn ra Hội thảo “Đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam” giai đoạn 2009 – 2015 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với UNICEF tổ chức. Tới dự Hội thảo có Thứ trưởng Lê Bạch Hồng; Giáo sư Rechart Hugman, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công tác xã hội (CTXH) New South Well; ông Nguyễn Hải Hữu - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội; bà Lê Hồng Loan - Trưởng phòng bảo vệ trẻ em thuộc UNICEF tại Việt Nam cùng lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Nghề CTXH ở Việt Nam đang được xếp vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mặc dù từ hơn nửa thế kỷ qua đã có các hoạt động trợ giúp xã hội. Tính chuyên nghiệp của CTXH ở nước ta so với các nước phát triển còn một khoảng cách khá lớn, thể hiện trên tất cả các mặt: Nhận thức, thể chế, mạng lưới tổ chức hoạt động, chiến lược phát triển và vấn đề đào tạo. Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu của xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, các tệ nạn xã hội nảy sinh, nhu cầu của các gia đình có vấn đề xã hội và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhu cầu của một số thành viên trong xã hội cần sự bảo trợ của Nhà nước, nhu cầu hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân trong bệnh viện… Vì vậy, đề án phát triển nghề CTXH trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết nhằm nâng cao nhận thức về CTXH, tạo khuôn khổ pháp lý để chuyên nghiệp hóa nghề này, thiết lập mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên CTXH và mạng lưới nhân viên CTXH tại các tổ chức thuộc các cơ quan hành chính, các trung tâm CTXH, các cơ sở bảo trợ xã hội, các tổ chức thuộc khu vực tư nhân…
Từ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc cần thiết phải phát triển CTXH như một nghề chuyên nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 1817/VPCP-VX ngày 6/4/2006 giao cho Bộ LĐTBXH chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng đề án “Phát triển nghề CTXH ở Việt Nam”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Lê Bạch Hồng nhấn mạnh: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển CTXH. Các vấn đề an sinh xã hội được đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Để thực hiện điều này, Việt Nam đã có hàng ngàn cán bộ làm trong lĩnh vực này ở tất cả các cấp, tuy nhiên, số được đào tạo bài bản, chính quy rất ít. Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa có văn bản pháp quy về nghề CTXH. Trong thực tế, nghề này tồn tại nhưng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và trong hệ thống giáo dục đào tạo chưa có. Chức danh nghề, tiêu chuẩn đào tạo, các dịch vụ CTXH… còn có nhiều ý kiến khác nhau. Vì vậy, khung đề án đang được xây dựng, hoàn thiện và tiếp tục thảo luận các vấn đề: Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, chức năng và cấu trúc của nghề CTXH chuyên nghiệp cũng như phạm vi của đề án v.v… để tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và xin ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, trình Chính phủ ban hành hàng loạt vấn đề liên quan về khung pháp lý đối với nghề CTXH.
Theo bà Nguyễn Hồng Loan, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em của UNICEF: “Sự phát triển của ngành CTXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, đặc biệt là đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, yếu thế trong xã hội. Trong các lĩnh vực này, cán bộ làm CTXH tham gia vào các hoạt động như: tham vấn, làm việc cá nhân, làm việc nhóm, vận động xã hội và họ đóng vai trò hết sức quan trọng trong chính sách nghiên cứu và hoạch định chính sách xã hội. CTXH có vai trò quan trọng đối với việc phục hồi và chăm sóc cho những người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán… Đồng thời, CTXH cũng có thể cung cấp các dịch vụ cho các cá nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần tại trường học, bệnh viện…”
Tại hội thảo, các chuyên gia đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề: Phạm vi của đề án, vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm CTXH, hệ thống dịch vụ CTXH, nhu cầu của xã hội đối với nghề này… nhằm hoàn thiện Đề án, hướng tới mục tiêu tổng thể: Phát triển CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam từ nay đến năm 2015, góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa con người với nhau, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của các đối tượng xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng và hạnh phúc cho mọi người.
Khung đề án đang được hoàn thiện, xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan và trình lên Chính phủ vào đầu năm 2009.
PV
Theo Molisa.gov
5 tháng 9, 2008
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)