19 tháng 9, 2008

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PRA) VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGHÈO CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PPA)


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PRA) VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGHÈO CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PPA)
1. PRA/ RRA:
Trong thực tế triển khai các dự án phát triển cộng đồng, việc làm thế nào để dự án phản ánh tốt nhất nhu cầu và nguyện vọng thực tế của người dân tại cộng đồng được đặt ra.Tại châu Mỹ Latinh, từ những năm 60 của thế kỷ truớc việc nghiên cứu về một phương pháp có sự tham gia để xây dựng các dự án phù hợp với cộng đồng dân cư đã được tiến hành. Đến những năm 1970 lý thuyết về phương pháp Đánh giá nhanh/ nông thông có sự tham gia của cộng đồng (PRA) đã được hình thành tại khu vực này. Vào những năm 1980, phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được xây dựng và trở thành sáng kiến của trường Đại học Khon Kaen của Thái Lan. Tuy nhiên, phương pháp PRA/RRA lại được sử dụng đầu tiên tại Kênya và ấn Độ vào những năm 1988 và 1989.
Đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory/ Rapid Rural Appraisal – PRA/RRA) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng. Ưu điểm của phương pháp PRA so với các phương pháp khác là người dân tại cộng đồng tự phân tích thực tế nhu cầu và đời sống của họ. PRA là một công cụ đặt biệt hữu ích trong công tác phát triển cộng đồng nói chung và đây là một phương pháp trao quyền cho người dân để quyết định các công việc của cộng đồng.
Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA/RRA) là một phương pháp điều tra để học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm hiểu, phân tích và đánh giá các khó khăn, thuận lợi đồng thời đưa ra các giải pháp, quyết định kịp thời nhằm giải quyết các khó khăn của cộng đồng
2. PPA:
Năm 1992, Phương pháp Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Poverty Assessment – PPA) lần đầu tiên được Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng để tiến hành việc nghiên cứu tại thực địa nhằm đánh giá mức nghèo đói của một quốc gia. PPA thường được tiến hành dưới các hình thức nghiên cứu chính sách gắn với chính sách của chính phủ, tìm hiểu mức độ nghèo đói theo quan điểm của người nghèo và các ưu tiên mà người nghèo nêu ra để nâng cao đời sống của họ. Phương pháp này tập trung vào việc phân tích mang tính định tính các thông tin thu thập được từ công tác điều tra tại hộ gia đình.
Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của cộng đồng là một công cụ để đưa quan điểm của người nghèo vào các phân tích nghèo đói nhằm xây dựng các chiến lược xoá đói giảm nghèo bằng các chính sách công.
Theo LHcacTCHNVN

Không có nhận xét nào: