13 tháng 9, 2008
Chính sách hỗ trợ người khuyết tật ở VN: Chỉ thiên về từ thiện
Chính sách hỗ trợ người khuyết tật ở VN: Chỉ thiên về từ thiện
Người khuyết tật được thiết kế bàn máy may phù hợp tại Công ty cổ phần Việt Hưng -Ảnh: Thanh Đạm
TT - Kết quả điều tra xã hội ở Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai được Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) công bố hôm 11-9 cho thấy hiện VN có rất nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật nhưng chỉ thiên về từ thiện thay vì nâng cao năng lực.
Cuộc điều tra về người khuyết tật do Quỹ Ford tài trợ tập trung thu thập và phân tích thông tin mang tính đại diện ở 49 xã phường của bốn tỉnh thành.
Điều tra do ISDS, Mặt trận Tổ quốc VN, Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp đã cho biết sự giúp đỡ của Nhà nước với người khuyết tật chủ yếu là giảm thuế, giảm hoặc miễn học phí, khám chữa bệnh miễn phí, phục hồi chức năng và cung cấp xe lăn. Những sự trợ giúp như vậy tuy rất cần thiết nhưng có thể không bền vững. Người khuyết tật nhận được ít sự giúp đỡ hơn trong các khía cạnh phát triển con người và tham gia hoạt động xã hội như việc làm, dạy nghề, các hoạt động văn hóa, tham gia các tổ chức xã hội.
Một trong các vấn đề chính mà người khuyết tật gặp phải và cản trở họ hòa nhập với xã hội là sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều này được coi là nguyên nhân chính khiến người khuyết tật bị cách ly, thậm chí bị loại trừ khỏi các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị...
Người khuyết tật có ít cơ hội tiếp cận, không được học hành đến nơi đến chốn và gặp nhiều khó khăn về hôn nhân cũng như con cái. Do quyền lợi của người khuyết tật ít được nhìn nhận và xem xét nên theo TS Lê Bạch Dương - giám đốc ISDS, sự hỗ trợ từ cộng đồng nên tập trung vào việc nâng cao năng lực cho người khuyết tật thay vì xây dựng mạng lưới bảo vệ.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) - bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử người khuyết tật ngay trong chính gia đình: 40% người khuyết tật được điều tra bị gia đình coi là gánh nặng suốt đời, 20,7% bị coi là vô dụng, 7,1% bị bỏ rơi, 10,2% bị khóa xích trong nhà... Theo ông Chiến, những người làm công tác quản lý cần suy nghĩ về tình trạng này và ưu tiên cho công tác truyền thông gia đình.
Trong khi đó, ông Phùng Văn Hoàn - phó tổng thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN - cho rằng biện pháp chống kỳ thị hiệu quả nhất là giải quyết vấn đề việc làm. Hội Chữ thập đỏ VN từng thực hiện một số dự án với hỗ trợ kỹ thuật của Tây Ban Nha để dạy nghề cho người khuyết tật.
Dự án ở Hà Tây có 25 người khuyết tật thụ hưởng; sau sáu tháng học kỹ thuật làm mây tre đan và nghề may, mỗi người có thể thu nhập 200.000 đồng/tháng (cách đây ba năm) và sau một năm tăng lên 600.000 đồng/tháng. “Tự nhiên địa vị của họ được nâng cao” - ông Hoàn nhận xét.
HƯƠNG GIANG
From Bao Tuoi tre ngày 13/09/2008
Người khuyết tật được thiết kế bàn máy may phù hợp tại Công ty cổ phần Việt Hưng -Ảnh: Thanh Đạm
TT - Kết quả điều tra xã hội ở Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai được Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) công bố hôm 11-9 cho thấy hiện VN có rất nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật nhưng chỉ thiên về từ thiện thay vì nâng cao năng lực.
Cuộc điều tra về người khuyết tật do Quỹ Ford tài trợ tập trung thu thập và phân tích thông tin mang tính đại diện ở 49 xã phường của bốn tỉnh thành.
Điều tra do ISDS, Mặt trận Tổ quốc VN, Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp đã cho biết sự giúp đỡ của Nhà nước với người khuyết tật chủ yếu là giảm thuế, giảm hoặc miễn học phí, khám chữa bệnh miễn phí, phục hồi chức năng và cung cấp xe lăn. Những sự trợ giúp như vậy tuy rất cần thiết nhưng có thể không bền vững. Người khuyết tật nhận được ít sự giúp đỡ hơn trong các khía cạnh phát triển con người và tham gia hoạt động xã hội như việc làm, dạy nghề, các hoạt động văn hóa, tham gia các tổ chức xã hội.
Một trong các vấn đề chính mà người khuyết tật gặp phải và cản trở họ hòa nhập với xã hội là sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều này được coi là nguyên nhân chính khiến người khuyết tật bị cách ly, thậm chí bị loại trừ khỏi các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị...
Người khuyết tật có ít cơ hội tiếp cận, không được học hành đến nơi đến chốn và gặp nhiều khó khăn về hôn nhân cũng như con cái. Do quyền lợi của người khuyết tật ít được nhìn nhận và xem xét nên theo TS Lê Bạch Dương - giám đốc ISDS, sự hỗ trợ từ cộng đồng nên tập trung vào việc nâng cao năng lực cho người khuyết tật thay vì xây dựng mạng lưới bảo vệ.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) - bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử người khuyết tật ngay trong chính gia đình: 40% người khuyết tật được điều tra bị gia đình coi là gánh nặng suốt đời, 20,7% bị coi là vô dụng, 7,1% bị bỏ rơi, 10,2% bị khóa xích trong nhà... Theo ông Chiến, những người làm công tác quản lý cần suy nghĩ về tình trạng này và ưu tiên cho công tác truyền thông gia đình.
Trong khi đó, ông Phùng Văn Hoàn - phó tổng thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN - cho rằng biện pháp chống kỳ thị hiệu quả nhất là giải quyết vấn đề việc làm. Hội Chữ thập đỏ VN từng thực hiện một số dự án với hỗ trợ kỹ thuật của Tây Ban Nha để dạy nghề cho người khuyết tật.
Dự án ở Hà Tây có 25 người khuyết tật thụ hưởng; sau sáu tháng học kỹ thuật làm mây tre đan và nghề may, mỗi người có thể thu nhập 200.000 đồng/tháng (cách đây ba năm) và sau một năm tăng lên 600.000 đồng/tháng. “Tự nhiên địa vị của họ được nâng cao” - ông Hoàn nhận xét.
HƯƠNG GIANG
From Bao Tuoi tre ngày 13/09/2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét