18 tháng 7, 2008
Mối quan hệ giúp đỡ.
Mối quan hệ giúp đỡ.
Mục đích của mối quan hệ giúp đỡ là làm cho thân chủ có sự thay đổi và tăng trưởng, giá trị chung của nhân viên xã hội là phải làm thế nào, hành động thế nào để nhằm vào mục đích đó,
- Những giá trị tích cực trong mối quan hệ giúp đỡ là: chấp nhận, tôn trọng, lắng nghe, trung thực, bảo mật và đồng cảm.
- Mối quan hệ giúp đỡ và mối quan hệ bạn bè có sự khác biệt về thời gian, mức độ gần gũi, sự chia sẻ các quan điểm và quyền lực.
- Trong mối quan hệ giúp đỡ có sự bình đẳng với nhau về quyền lực hay không ?
Khi một người có nhu cầu được giúp đỡ, và người giúp đỡ là người có quyền lực. Nhân viên xã hội là người được đào tạo, có kỹ năng, có tài nguyên để giúp đỡ thân chủ; đó chính là quyền lực của nhân viên xã hội và thân chủ cũng hiểu rõ điều nầy. Vấn đề quan trọng là nhân viên xã hội phải hiểu được quyền lực của mình mà sử dụng.
Quyền lực là gì ?
Quyền lực là khả năng ảnh hưởng tới người khác, cho nên nhân viên xã hội có rất nhiều quyền lực khi tiếp xúc với thân chủ. Công cụ của nhân viên xã hội là quyền lực, đó là những kiến thức, cơ quan làm việc của nhân viên xã hội và sự ủy thác của thân chủ. Đó là lý do để ta làm việc và hợp đồng rõ ràng với thân chủ, để thân chủ biết một cách rõ ràng về những gì mà ta đem đến cho thân chủ, ta mong đợi gì ở họ và những kết quả từ hành vi của họ, đặc biệt trong những hoàn cảnh quyền lực thể hiện rõ ràng.
Khi nói về quyền lực ta thấy khó cảm nhận được từ này. Có nhiều cách khác nhau để hiểu từ quyền lực. Nhân viên xã hội phải ý thức được từ nầy trong chính bản thân mình. Một điều cơ bản trong công tác xã hội là nhân viên xã hội không thể khách quan 100%.Chúng ta biết mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ của mình, ý thức về bản thân mình, đó là một công cụ để giúp đỡ thân chủ.
Có một số người dùng từ thẩm quyền thay cho quyền lực (họ mang thẩm quyền như một áo khoác khi làm việc). Nhân viên xã hội phải mang quyền lực suốt quá trình làm việc với thân chủ.
Những tiêu chuẩn mà nhân viên xã hội phải có.
Tiêu chuẩn 1. Sự tự ý thức.
Tiêu chuẩn 2. Mục đích của mối quan hệ.
Không có một mối quan hệ công tác xã hội nào mà không có mục đích, không khi nào ta lại muốn gần thân chủ như tình bạn mà phải xác định rằng ta đến với thân chủ bằng mục đích.
Thí dụ :
Đằng sau mục đích giảng dạy, các giảng viên, kiểm huấn viên có thể đặt câu hỏi với học viên : “Chúng tôi phải làm gì cho các bạn?” và học viên có thể đặt lại câu hỏi với giảng viên “Vậy mục đích của các anh là gì?”.
Tiêu chuẩn 3. Tất cả nhân viên xã hội cùng có một giá trị.
Mỗi nhân viên xã hội phải tuân thủ, gìn giữ những giá trị nầy, ví dụ khi ta làm việc với thân chủ thì chúng ta tôn trọng và chấp nhận thân chủ, chúng ta không trông chờ thân chủ đối xử với chúng ta như vậy. Chúng ta phải làm việc trong trách nhiệm, tôn trọng và chấp nhận thân chủ.
Tiêu chuẩn 4. Phục vụ nhu cầu thân chủ.
Điều nầy có nghiã là chúng ta đặt lại công việc của chúng ta? chúng ta sẽ đạt được sự hài lòng khi nhìn thấy sự thay đổi và tiến triển của thân chủ chứ không phải ở trong lòng chúng ta.
Bài tập nhỏ:
Mỗi học viên ghi lại công việc của mình từ trước đến nay, các anh chị đã có những kinh nghiệm gì về gia đình, bạn bè, giáo dục, đào tạo. Những cái đó giúp anh chị dẫn đến ý muốn như thế nào? Tại sao chúng ta làm công tác nầy? Tại sao chúng ta muốn đứng ở cương vị nầy?
Bài tập nầy giúp cho ta hiểu thân chủ hơn, cách giảng dạy cho sinh viên, không nên áp đặt ý kiến của ta lên thân chủ. Chúng ta chấp nhận bản thân mình nhưng phải sử dụng một cách thận trọng.
Giá trị.
Giá trị là những điều chúng ta muốn có (phải, nên, cần, đó là những câu muốn diễn tả giá trị), mỗi người đều có một giá trị độc đáo, đó là nguồn gốc gia đình, xã hội, nghề nghiệp. Sự nhìn nhận giá trị của mỗi người khác nhau. Đôi khi ta giả định mỗi người đều hiểu, nên ta không đề cập đến hoặc đôi khi ta cho rằng ta và người khác có những giá trị khác nhau, nên ta cũng không nói đến những điều đó nữa. Có khi những giá trị đó cạnh tranh lẫn nhau. Ví dụ như : Có người xem việc tự quyết là giá trị con người cá nhân, tầm quan trọng của con người là giá trị và song song đó họ lại tin vào tính quan trọng trên hết của gia đình.
Các giá trị đôi khi cạnh tranh lẫn nhau nhưng vẫn tồn tại song song nhau. Chúng ta nghĩ là người ta phải đấu tranh để kiếm sống (đúng là người ta phải cố gắng đấu tranh), nhưng đồng thời chúng ta phải tin rằng mỗi người phải có nhu cầu cơ bản để mà sống và chúng ta tin rằng các thân chủ đều phải được chấp nhận cho dù họ là ai. Nhưng chúng ta không thể chấp nhận tất cả những hành vi của thân chủ. Điều nầy giải thích vì sao có khi các giá trị lại đối đầu với nhau.
Điểm phân biệt giữa nhân viên xã hội với người khác là nhân viên xã hội hiểu được giá trị của mình rõ ràng. Tất cả mọi người đều có những giá trị, nhưng tất cả mọi người đều phải ý thức được giá trị của mình vào các công việc.
Những giá trị chủ yếu trong công tác xã hội.
1. Phục vụ phúc lợi thân chủ: (phục vụ thân chủ, đó là mục đích đầu tiên của nhân viên xã hội)
2. Công bằng xã hội: (đó là đấu tranh trước những bất công trong xã hội)
3. Phẩm giá của con người: (tôn trọng giá trị, không tôn trọng hành vi)
4. Tầm quan trọng của những mối quan hệ con người: (Qua mối quan hệ con người có sự thay đổi)
5. Sự hòa hợp: (chúng ta phải cư sử thế nào để tạo sự tin tưởng nơi thân chủ)
6. Năng lực: (chúng ta phải thật sự tự giáo dục chính mình để hiểu thân chủ chúng ta)
Những tiêu chuẩn đạo đức nầy không gò ép, không bắt buộc ta phải cứng ngắc trong mọi tình huống. Chỉ có nhân viên xã hội là người phải tuân thủ những giá trị. Chúng ta không thể mong đợi thân chủ đối xử với chúng ta theo một cách nào đó.Từ những giá trị nầy, đòi hỏi ta phải có những cư xử nhất định, những tiêu chuẩn đạo đức được đặt ra đối với điều ta cư xử với thân chủ, với đồng nghiệp chúng ta.
Những vai trò khác nhau của nhân viên xã hội:
1. Vai trò người môi giới (Broker) : Người môi giới là người nối kết đối tượng với nguồn tài nguyên, đã nối kết thân chủ với nguồn tài nguyên thì nhân viên xã hội phải biết về nguồn tài nguyên đó, chúng ta phải đánh giá nhu cầu của thân chủ đối với nguồn tài nguyên. Nhân viên xã hội phải tích cực sáng tạo để tạo nên mối liên kết.
2. Vai trò người tạo điều kiện (Enabler) : Đó là vai trò của nhân viên xã hội giúp cho thân chủ giải quyết một vấn đề, tạo điều kiện cho thân chủ làm việc theo kiến thức riêng của mình .Thí dụ nhân viên xã hội giúp cho người chồng hay người vợ làm chủ được cảm xúc của mình , giúp cho họ làm được công việc trong vai trò của họ.
3. Vai trò người giáo dục (Teacher) : Vai trò của nhà giáo dục là phải tìm cách để chuyển thông tin một cách tốt nhất đến thân chủ.
4. Vai trò người biện hộ cho thân chủ (Advocate) : Nhân viên xã hội đại diện cho nhu cầu của thân chủ, chúng ta quyết định làm những hành động nào đó thay cho thân chủ, chúng ta làm việc nầy với quyền mà thân chủ trao cho chúng ta. Thí dụ đối với trẻ lang thang, nhân viên xã hội là người biện hộ cho trẻ.
5. Vai trò người trung gian (Mediator) : Đây là vai trò mà nhân viên xã hội giúp cho một hay nhiều thân chủ cùng thấy một quan điểm chung và giúp cho họ cùng hiểu quan điểm của nhau, chúng ta thường làm công việc nầy đối với gia đình.
Trên đây là 5 vai trò mà nhân viên xã hội phải đảm đương qua lại, đôi khi ta thấy một số vai trò mà chúng ta có thể đảm đương và một số vai trò thật là khó khăn đối với chúng ta. Khi nào chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ thêm? Vai trò nào khi đảm đương ta thấy dễ nhất?
Tiến sĩ Mary Ann Forgey và Tiến sĩ Carol S.Cohen
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét