18 tháng 7, 2008
Các giai đoạn thay đổi của thân chủ trong CTXH
Các giai đoạn thay đổi của thân chủ trong CTXH
Giai đoạn tiền dự định: Ở giai đoạn này người ta không nghĩ đến sự thay đổi và không biết mình có vấn đề, không ý thức gì cả, chúng ta cảm giác có gì đó không ổn, nhưng không hiểu gì cả. Đặc điểm chính của giai đoạn này là không có sự nhận thức. Thường các thân chủ ở trong giai đoạn này, họ không thấy vấn đề của họ, đa số họ không có khái niệm gì về sự thay đổi. Có lúc ta gặp khó khăn nhưng không ý thức được vấn đề là gì? Các người nghiện rượu, ma túy thường ở vào giai đoạn này trong 1 thời gian khá dài, và trong giai đoạn này, chúng ta phải đối diện với thân chủ, bắt họ phải nhìn thấy và đặt vấn đề như thế nào? Có thể họ có thái độ phản đối, thân chủ sẽ cố gắng tránh đi, giai đoạn cũng lâu nhưng không lay chuyển. Trong giai đoạn này, nhân viên xã hội cũng có một số việc làm có ích cho thân chủ. Một trong những chiến lược là chúng ta cung cấp thông tin cho họ chứ không đặt vấn đề là họ phải thay đổi, và chúng ta có thể gây một mối nghi ngờ trong họ, khiến họ thắc mắc là họ phải thay đổi. Chúng ta thấy những thân chủ ở phòng đợi, làm như không có vấn đề gì cả, nhưng họ rút những tờ bướm, những thông tin. Khi họ có hành động lấy thông tin, như vậy họ cũng nghĩ tới cần thay đổi nhưng theo nhịp độ riêng của họ. Trong trường hợp này, ta tránh tranh luận sẽ dẫn đến đối đầu với thân chủ. Một chiến lược là chúng ta lắng nghe một cách có phản hồi, như vậy chúng ta khiến cho thân chủ cảm nhận là chúng ta cở mở nhìn vấn đề. Tiếp theo ta đặt những câu hỏi để họ có thể trả lời được nhiều ý (câu hỏi mở). Công việc của nhân viên xã hội trong giai đoạn này là tìm hiểu quan điểm của thân chủvà cung cấp thông tin để thân chủ có những nghi ngờ thắc mắc để họ tự suy nghĩ.
Giai đoạn dự định: đặc tính chính của giai đoạn này là thân chủ có ý nghĩ thay đổi trong tư tưởng, họ cân nhắc cái được cái mất trong sự thay đổi, nhân viên xã hội đôi khi có sự khó chịu trước sự lưỡng lự của thân chủ, khi thấy thân chủ bước một bước rồi lại lùi hai bước, tuy nhiên việc họ lưỡng lự là một dáng điệu tốt trong quá trình thay đổi. Một công việc là ta giúp cho họ ý thức sự lưỡng lự của họ. Chúng ta có thể nói với thân chủ rằng: “Tôi thấy anh có những ngày anh thấy hy vọng trong công việc anh làm, có những ngày anh không thấy hứng thú phải không ?”. Cố gắng cho thân chủ nhận thấy sự lưỡng lự của họ. Chúng ta giúp cho thân chủ suy nghĩ và tìm ra những điều nào có lợi khi họ thay đổi và những điểm nào không lợi khi họ không thay đổi. Ví dụ như một người nghiện rượu, điều tốt cho họ là không gây gổ trong nhà và có thể là họ còn thấy mạnh khỏe hơn, nhưng mà họ cũng sợ mất bạn bè, chúng ta làm thế nào để họ nói chuyện cái tốt, cái xấu, cái cần làm trong giai đoạn này. Khuyến khích họ nói về những cái lợi khi thay đổi, cố gắng nhấn mạnh những điểm này lên.
Giai đoạn quyết định: Đó là khi cán cân nghiêng về phía phải thay đổi, khi mà thân chủ bắt đầu nói những câu có ý định về việc họ làm ở giai đoạn này. Nhưng ta thấy rõ từ giai đoạn dự định, hướng thay đổi của thân chủ. Và ý chính của lý thuyết là quá trình này xảy ra tự nhiên, nhiệm vụ của ta là thúc đẩy.
Khi mà thân chủ nói tôi thật sự không muốn uống nữa, tôi đã ngán cuộc sống nghiện ngập rồi, nếu lúc đó chúng ta nhanh nhẩu nói “ Tốt, đây là việc anh phải làm” và đưa anh ta bàn kế hoạch hành động, họ sẽ bước về giai đoạn lưỡng lự. Tốt nhất, giai đoạn này, ta nên cung cấp cho họ những phương pháp lựa chọn. Họ sẽ cảm thấy họ kiểm soát được quá trình thay đổi này, đây là bước khó nhất. Khi thân chủ bước vào giai đoạn này, ta không nên thúc đẩy họ, đây là giai đoạn thưọc hiện hợp đồng. Nếu ta cố gắng thực hiện hợp đồng ở giai đoạn tiền dự định thì hợp đồng không có song phương. Chúng ta cung cấp phương pháp lưạ chọn và ủng hộ điểm mạnh của họ là quan trọng nhất, thời gian tùy thuộc vào thân chủ, các giai đoạn này có thể xoay vòng.
Giai đoạn hành động: Ta và thân chủ mỗi bên có việc phải làm là thực hiện hành động ở giai đoạn này, chúng ta cùng thân chủ lập những công việc phải làm cùng xem xét những công việc. Khi ta làm việc với thân chủ chúng ta thường nghĩ thân chủ đạt tới giai đoạn này, nhưng thật sự họ chưa đạt tới và công việc của chúng ta là phải ủng hộ và tăng điểm mạnh của họ, hướng dẫn và theo dõi công việc của họ để giúp họ vượt qua những khó khăn.
Giai đoạn duy trì: Khi thân chủ ở giai đoạn này, họ ý thức rất rõ vấn đề, họ có khả năng nhìn lại vấn đề của họ trong quá khứ. Một thân chủ có thể xác định những triệu chứng lúc họ nghiện có hại cho con và họ cần tránh xa, họ có ý thức về mô hình hành vi của họ. Công việc của ta là tạo chiến lược để giúp họ những chiến lược để giải quyết mô hình này. Thí dụ một người nghiện ngập, họ có thề nhận ra khi họ gặp hai người bạn thích uống rượu , nhắc họ có những kỷ niệm tốt, và ở giai đoạn duy trì, ta phải dành nhiều thời gian để nói về hai người bạn hay rủ đi uống rượu, giúp thân chủ những kỹ năng từ chối không uống rượu với hai người nầy.
Giai đoạn trở lại: Đặc điểm của giai đoạn này là tái hiện những hành vi cũ. Có nhiều cách ta phản ứng khi điều này xảy ra, thường thì ta thất vọng như thân chủ. Thường ta cho là ta thất bại và chúng ta phải hết sức cố gắng là không bày tỏ nỗi thất vọng trước mặt thân chủ. Chúng ta có thể cảm thông với thân chủ, cho họ thấy trong hoàn cảnh đó họ thất vọng như thế nào? Ta xem coi có chuyện gì xảy ra, chỉ cho họ có thể làm gì khác đi như thế nào? Các điểm đó có liên quan đến hành động, điều gì là liên quan đến hành động đó, đó là thông tin cần thiết cho thân chủ, có thể do ta quá tham vọng, và cuối cùng chúng ta phải cho họ thấy họ phải làm gì và nói cho họ biết thay đổi là một việc khó là một quá trình tự nhiên mà ta hay trở lại giúp cho họ không nản chí.
Việc tái hiện hành vi mà làm thiệt hại đến một thành viên khác thì vấn đề lại rắc rối hơn, nếu chỉ xem xét thì vẫn chưa đủ. Phải làm cho thân chủ thấy được các hại về việc làm của họ. Nếu thân chủ đánh vợ lần nữa, nhân viên xã hội làm việc với thân chủ xem vấn đề gì đã xảy ra và ta cũng phải đảm bảo rằng thân chủ phải chiụ những hậu quả do ông gây ra. Và sẽ rất khó nếu chúng ta làm việc ở trong một hệ thống làm việc không có biện pháp chế tài, có thể ta hỏi tạo sao thân chủ lại khó thay đổi? Tại sao thân chủ cứ bắt đầu rồi lại thất bại?. Có vẻ như là thân chủ không làm được, nhưng ta biết chính những người gặp khó khăn trong thay đổi nên họ mới cần gặp chúng ta, nếu không, họ cũng chẳng cần gặp chúng ta làm gì.
Đối với tôi, nhận thức thực tế này rất hiệu quả, giúp tôi không tự trách mình và đỏ lỗi cho thân chủ. Lúc đó, tôi nhìn sự tái phạm của họ là thân chủ gặp vấn đề nghiêm trọng, như vậy, có thể một vấn đề ban đầu, tôi cho là đơn giản. Nhưng khi thân chủ không thoát ra được, tôi mới thấy rằng vấn đề như một vòi bạch tuộc mà thân chủ khó thoát ra.
Vấn đề cũng có tính quan trọng và giai đoạn cũng có tính thay đổi, thân chủ chúng ta phần lớn ở hai giai đoạn đầu, điều chúng tôi rất khó chịu là nhiều lý thuyết can thiệp là thân chủ ở giai đoạn tiền dự định mà họ cứ giả định cho thân chủ ở giai đoạn đã hiểu vấn đề, còn có một điều nữa là bản thân thân chủ họ đã cố gắng nhiều cách nhưng không được và rồi họ lại trở lại giai đoạn tiền dự định.
- Nhiều yếu tố nằm ngoài dự định của thân chủ khiến họ không thể vượt qua ví dụ như họ gặp chuyện buồn, họ uống rượu trở lại.
Công việc với thân chủ xuyên qua ba giai đoạn, từng giai đoạn có một số nhiệm vụ, một số kỹ năng phù hợp cho từng giai đoạn như giai đoạn đầu nhiệm vụ là khám phá.
* Giai đoạn đầu : lắng nghe, mời gọi sự tham gia.
* Giai đoạn giữa : tiếp tục sử dụng kỹ năng đầu nhưng thêm vào đó những kỹ thuật, ở giai đoạn đầu, có thể nêu lên hai mâu thuẫn mà thân chủ nêu ra.
Thí dụ :
Hình như một mặt em muốn học, một mặt em muốn chơi.
Ở giai đoạn giữa, ta biết thân chủ tốt hơn, ta có thể đi sâu hơn, giai đoạn nầy gọi là lý giải (giải thích). “Hình như em trải qua sự lưỡng lự giữa học và chơi, hình như (nó xảy ra) nó liên hệ với một kinh nghiệm của em, đây là một dự đoán nhưng có cơ sở là những điều thân chủ đã nói trước, không phải ngẫu nhiên giai đoạn giữa được gọi là giai đoạn làm việc. Không phải thân chủ bước vào giai đoạn muốn thay đổi, có khi một suy nghĩ khá chín chắn.
Thí dụ :
Hôm qua, em nói em đi học nhưng em đi chơi. Tôi không lý giải nhưng nêu hành vi đó trước mặt em. Sự chất vấn nầy sâu hơn kỹ năng đầu và lý giải.
Mặc dù ta đã lên kế hoạch đối với thân chủ, hoặc có một biến cố xảy ra hay thân chủ có một cảm xúc gì đó đòi hỏi sự quan tâm trước mắt, ta gọi là cái đáp ứng trước mắt, chúng ta đòi lên kế hoạch là hôm nay đi học nhưng hình như là em đã chấn động tâm lý xảy ra cho em. Như vậy, ta có nên dẹp qua cách đã làm trước và ta nên làm việc qua biến cố nầy. Thí dụ : đang làm việc, thân chủ khóc thì ta đưa khăn, có khi để tay lên vai nhưng ta phải luôn luôn đáp ứng nhu cầu trước mắt.
Giai đoạn nầy, nhân viên xã hội đòi hỏi thân chủ phải làm việc, thân chủ là người giữ gìn tiến triển công tác xã hội và sau khi làm hợp đồng phải xem xét hợp đồng có phù hợp không? Nhân viên xã hội có thể làm và phương pháp: chất vấn, đối thoại... bằng hợp đồng, bằng thương lượng trở lại nhưng không có sự trao đổi dài dài thay thế cho một hành động thật sự. Như vậy cái gỉ xảy ra làm ta không thực hiện được công tác ở phần giữa nầy. Thay đổi là khó khăn, thay đổi không đi theo con đường thẳng. Có một số kỹ năng trong giai đoạn giữa đó là giúp thân chủ thao dượt trước hành động của mình, có thể thân chủ sẽ sắm vai của mình về việc thân chủ làm, một kỹ năng khác là ôn lại hành động của thân chủ làm trước, và luôn luôn đưa nội dung vào trọng tâm. Có khi có những vấn đề thân chủ muốn tránh né, thành ra người ta đi lạc đề. Có việc cân bằng đáp ứng nhu cầu trước mắt, hướng vào điều trọng tâm, nối kết hai trọng tâm đó lại, đó là đáp ứng nhu cầu trước măt và liên kết với nội dung ta dang quan tâm. Nếu một bé gái có khó khăn với mẹ mình và cô ta nêu lên vấn đề khó khăn với bạn mình và cô ta sợ không dám nói lên cảm xúc của mình với cô bạn đó. Có thể cô ta đến than làcó vấn đề với bạn nhưng không dám nói lên cảm xúc, đó là có vấn đề đối với mẹ. Nhân viên xã hội đưa vào trọng tâm và giải quyết vấn đề trước mắt. Và một kỹ năng khác là luôn luôn kiểm tra có sự lưỡng lự do dự ở chỗ nào, xem thân chủ có tránh né gì không, hay thay đổi chủ đề. Có khi họ muốn thay đổi thì ta để họ thay đổi nhưng ta hỏi sao vậy? Tại sao anh thay đổi chủ đề?
Chúng ta đang bàn ở giai đoạn giữa, giai đoạn hành động: khi ta bắt đầu gặp gỡ thân chủ ở giai đoạn giữa nầy, chúng ta cũng phải hợp đồng với họ ở buổi gặp nầy, chúng ta cũng sử dụng kỹ năng nầy ở giai đoạn đầu là lắng nghe. Nhân viên xã hội đòi hỏi thân chủ phải cố gắng, sự đòi hỏi phải đi đôi với sự chăm sóc, quan tâm. Trong gia đình trị liệu có phương pháp vừa đánh vừa vuốt đó là đạo đức làm việc. Có những nhân tố làm cho nhân viên xã hội đi xa, đứng ngoài giai đoạn giữa nầy, nhân viên xã hội mệt. Nhưng có một vấn đề chúng ta gọi là ảo tưởng về công việc; nghĩa làchúng ta giả vờ làm việc nhưng không làm việc (lắng nghe không dấn thân). Có khi công việc chính đã xong nhưng họ muốn kéo dài công việc đó. Chúng ta nên hiểu nhân viên xã hội cần ý thức rằng có khi chúng ta tưởng là chúng ta làm việc nhưng không.
Khi chúng ta dán nhãn là thân chủ có vấn đề, những hành vi đề kháng của thân chủ ở lúc đầu và lúc giữa đó là những hành vi che chở bảo bọc cho thân chủ không thay đổi? Có thể là hành động thô bạo, có khi nhút nhát mắc cỡ, có khi họ đề kháng bằng cách né vấn đề, như vậy những hành vi tự vệ ở lúc đầu rất thông thường, có khi họ tới ,họ giận dữ vì họ tức (phải chờ đợi lâu), vấn đề là nhân vien xã hội phải hiểu tại sao họ tức giận. Có thể thân chủ đã có một kinh nghiệm về ai đó đã giúp đỡ họ không thành công, họ tới mình với thái độ đề kháng.
Sự đề kháng ở giai đoạn giữa: Khi ta đang đầy hy vọng, công việc tiến triển tốt thì nó lại đầy rắc rối trước tiên ta phải tiên liệu trước. Ta phải hiểu đề kháng là một thông điệp gọi là nhân viên xã hội đi quá nhanh hay quá chậm, có khi công việc đã xong rồi. Và điều đáng buồn là có khi công việc không bắt đầu ta không chọn đúng vấn đề của thân chủ. Sự đề kháng ở giai đoạn đầu là một vấn đề bình thường đối với nhân viên xã hội, nhưng cái điều khó là nhân viên xã hội phát hiện sự đề kháng ở giai đoạn giữa để họ không đòi hỏi sự nỗ lực của thân chủ ở giai đoạn giữa.
Họ hay đỗ lỗi, trách móc thân chủ, nói là chính họ không muốn thay đổi, hay họ không đủ khả năng, chúng ta đang làm gì? Đó là lỗi của cơ quan xã hội, lỗi ở trường học, tôi là sinh viên, đòi hỏi ở tôi gì đây. Một lần nữa thay vì chúng ta sử dụng mặt mạnh, đáng lẽ ta phải nhìn ra việc gì xảy ra tốt đẹp, là nhờ đâu? Cái gì giúp ta làm một số việc giữa giây phút nầy và hồi đó khác biệt như thế nào? Qua thái độ đề kháng nầy, thân chủ muốn có một thông điệp gì với tôi. Ở giai đoạn nầy, người ta đã nhận ra sự đề kháng. Tiến trình của thân chủ có thể đi vòng vòng, tiến bộ, thay đổi hay đi lùi về giai đoạn đầu.
Tiến sĩ Mary Ann Forgey và Tiến sĩ Carol S.Cohen
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét