27 tháng 8, 2008
QUÁ TRÌNH CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO SỰ ƯU TÚ TRONG GIÁO DỤC CÔNG TÁC XÃ HỘI
QUÁ TRÌNH CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO SỰ ƯU TÚ TRONG GIÁO DỤC CÔNG TÁC XÃ HỘI
Laurie Drabble, Thạc sĩ CTXH, Thạc sĩ Sức khỏe Cộng đồng, Tiến sĩ, Phó Giáo sư,
Khoa Công tác Xã hội, Đại học San Jose State
Lịch sử công nhận chất lượngcủa đại học bang San Jose
Khoa công tác xã hội tại đại học bang San Jose bao gồm chương trình đào tạo cứ nhân công tác xã hội (CNCTXH) và thạc sĩ công tác xã hội (ThS CTXH). Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội đã công nhận chương trình ThS CTXH từ năm 1973 và chương trình CNCTXH từ năm 1976. Khoa Công tác Xã hội đã xin công nhận lại vào đầu năm 2008 và chúng tôi được đề nghị công nhận tiếp trong thời gian 8 năm. Dựa trên những kinh nghiệm của chúng tôi về quá trình công nhận, bài thuyến trình này sẽ xem xét:
Mục đích của công nhận chất lượng và lịch sử của hoạt động công nhận chất lượng tại Mỹ
Các tiêu chuẩn và quá trình được các tổ chức công nhận chất lượng sử dụng để đảm bảo chất lượng đào tạo công tác xã hội
Các vấn đề đang nổi lên về việc công nhận chất lượng
Tổng quan về các tổ chức trong nước và quốc tế chịu trách nhiệm về sự phát triển của hoạt động đào tạo công tác xã hội
Mục đích của công nhận chất lượngvà Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội
Nhìn chung, mục đích công nhận chất lượng là để tăng cường chất lượng giáo dục bằng việc thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá mức độ chuyên nghiệp.Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội (CSWE) là tổ chức quốc gia phi lợi nhuận đại diện cho hơn 3000 thành viên cũng như các chương trình đại học và sau đại học về đào tạo công tác xã hội chuyên nghiệp. Thành lâp năm 1952, Hội đồng là đối tác của các tổ chức giáo dục và chuyên nghiệp, các cơ sở phúc lợi xã hội và cá nhân, và được Hội đồng về công nhận chất lượng đào tạo sau đại học công nhận là tổ chức công nhận chất lượng duy nhất giành đối với hoạt động đào tạo công tác xã hội tại Mỹ.
Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội điều hành bởi một ban giám đốc được bầu ra. Ban này bao gồm 29 thành viên trên khắp đất nước và đại diện cho các chương trình giáo dục, các khoa, các cá nhân trong ngành, nhóm dân cư thiểu số, và các công dân. Thành viên của CSWE bao gồm các cá nhân thuộc mọi lĩnh vực của công tác xã hội: các chương trình giáo dục đại học và sau đại học, các tổ chức công, các tổ chức tình nguyện, các nhà giáo dục công tác xã hội, cán bộ hướng dẫn thực tập và những cá nhân quan tâm. Các thành viên tình nguyện sử dụng kiến thức và thời gian bằng cách tham gia các ủy ban, hội đồng, và lực lượng chuyên trách của CSWE.
Một trong các ủy ban quan trọng nhất của CSWE là Ủy ban Công nhận Chất lượng. Ủy ban công nhận chất lượng công nhận chất lượng cho các trường công tác xã hội cấp bằng cử nhân và thạc sĩ về công tác xã hội. Ủy ban chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn và chính sách về công nhận chất lượng. Những”Tiêu chuẩn công nhận chất lượng và chính sách giáo dục” này nêu rõ các tiêu chuẩn cụ thể được dùng để xác định khả năng được công nhận chất lượng đối với một chương trình đào tạo. Ủy ban cũng chịu trách nhiệm xác định các tiêu chí và quá trình đánh giá xem liệu các trường công tác xã hội có đạt được tiêu chuẩn đưa ra không.
Quá trình công nhận chất lượng
Toàn bộ quá trình công nhận chất lượng cho chương trình công tác xã hội tương tự như quá trình công nhận chất lượng của các trường đại học và cho các chương trình đào tạo chuyên nghiệp khác. Các bước cơ bản của quá trình công nhận chất lượng bao gồm:
1. Xác định tư cách của tổ chức giáo dục trong việc xây dựng và duy trì chương trình đào tạo công tác xã hội. Tư cách để công nhận chất lượng tại Mỹ bao gồm một loạt các yêu cầu cụ thể. Ví dụ, các viện/trường đại học lớn phải được công nhận trong việccấp bằng cử nhân và thạc sĩ, có chính sách bằng văn bản ngăn chặn sự phân biệt đối xử, phân loại và mô tả chương trình công tác xã hội trong danh mục chương trình học, chỉ định một nhà quản lý có trình độ cho chương trình công tác xã hội.
2. Soạn tài liệu “tự đánh giá”. Tự đánh giá vừa là quá trình và vừa là kết quả. Tự đánh giá được coi như quá trình khi liên quan đến khả năng tự kiểm tra của chương trình, tạo ra một văn bản tự đánh giá. Văn bản tự đánh giá miêu tả chi tiết chương trình và thể hiện tính nhất quán với Chính sách Giáo dục và Tiểu chuẩn Công nhận Chất lương. Quá trình tự đánh giá và việc soạn tài liệu thường kéo dài hai năm. Quá trình này chỉ thành công nhất nếu được coi như một cơ hội để lập kế hoạch chiến lược và cải thiện chất lượng chương trình.
3. Kiểm tra thực tế. Sau khi nộp tài liệu tự nghiên cứu, thành viên của ủy ban về công nhận chất lượng sẽ đến kiểm tra thực tế. Mục tiêu của chuyến đi là để xác minh rằng tài liệu tự đánh giá đã mô tả chính xác chương trình. Nhóm kiểm tra thực tế sẽ phỏng vấn giảng viên, sinh viên, các nhà quản lý, và các đối tượng liên quan khác. Nhóm kiểm tra thực tế cũng có thể yêu cầu cung cấp thông tin thêm liên quan tới quá trình công nhận. Nhóm kiểm tra thực tế sẽ làm báo cáo về chuyến kiểm tra thực tế và đề xuất cho Ủy ban Công nhận Chất lượng.
4. Ủy ban xem xét và ra quyết định. Dựa trên tài liệu tự đánh giá, báo cáo của nhóm kiểm tra thực tế và các tài liệu quan trọng khác, Ủy ban có thể đưa ra một trong 6 quyết định sau: 1) tiếp tục công nhận thêm 8 năm, 2) tiếp tục được công nhận trong vòng 8 năm kèm theo báo cáo tiến bộ, 3) tạm hoãn quyết định công nhận, 4) đưa chương trình vào nhóm được công nhận có điều kiện, 5)bãi bỏ quyết định công nhận trước đây, hoặc 6) yêu cầu đi kiểm tra thực tế một lần nữa để điều chỉnh.
Các tiêu chuẩn được các tổ chức công nhận chất lượng dùng để đảm bảo chất lượng đào tạo công tác xã hội
Tiêu chuẩn công nhận chất lượng được đưa ra để xác định các yêu cầu tạo điều kiện so sánh các chương trình đồng thời cũng cho phép các chương trình có tính linh động để ứng phó với nhu cầu cụ thể của cộng đồng địa phương. Các tiêu chuẩn dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quát về các tiêu chuẩn được CSWE sử dụng trong những năm gần đây.
Nhiệm vụ và mục tiêu chương trình
Tiêu chuẩn công nhận chất lượng đầu tiên tập trung vào nhiệm vụvà mục tiêu của chương trình. Các chương trình phải có nhiệm vụ công bố rõ ràng và phải chứng tỏ mức độ phản ánh mục đích đào tạo công tác xã hội trong nhiệm vụ chương trình, nằm trong giá trị chuyên môn cơ bản, và gắn liền với nhu cầu và cơ hội địa phương. Chương trình cũng phải xác định các mục tiêu chương trình cụ thể và mức độ liên hệ với nhiệm vụ chương trình.
Chương trình đào tạo
Phần quan trọng nhất của tài liệu tự đánh giá và một trong những nhân tố được kiểm tra nhiều nhất trong quá trình công nhận chất lượng là chương trình đào tạo. Nhìn chung, các chương trình đào tạo đại học chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp có thể làm công việc chuyên môn thông thường nhờ nắm vững các kĩ năng kiến thức nòng cốt. Các chương trình đào tạo thạc sĩ về công tác xã hội chuẩn bị học viên tốt nghiệp có thể làm công việc chuyên môn nâng cao nhờ nắm vững các kĩ năng kiến thức nòng cốt bên cạnh kiến thức và kỹ năng riêng của một “chuyên ngành tập trung”. Mỗi trường công tác xã hội xác định mức độ chuyên ngành cho bậc học thạc sĩ của trường. Như các bạn đã biết, Khoa Công tác Xã hội của trường đại học San Jose State giành một năm thực hành chuyên ngành tập trung theo quan điểm đa hệ thống và đa văn hóa với nhiều lớp học đặc biệt trong nhiều lĩnh vực thực hành khác nhau như sức khỏe/sức khỏe tâm thần, lão hóa, trẻ em, thanh niên và gia đình; công tác xã hội trường học. Tất cả các khoa công tác xã hội cũng phải liên quan tới các yêu cầu cơ bản về thực tập thực tế và phải thể hiện cách thức liên hệ giữa thực hành trên thực tế và việc học lý thuyết và khái niệm của sinh viên trên lớp.
Các kĩ năng và kiến thức cơ bản được Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội đưa ra trong cuốn Tiêu chuẩn công nhận chất lượng và Chính sách giáo dục mới như sau:
Được xem là nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và hành xử theo đúng chức danh
Áp dụng các nguyên tắc đạo đức công tác xã hội chỉ đạo hoạt động chuyên môn trên thực tế
Áp dụng lối suy nghĩ tích cực để để thông báo và truyền đạt kết luận chuyên môn
Thể hiện tính đa dạng và khác biệt trong thực hành
Tăng cường quyền con người và công bằng xã hội và kinh tế
Áp dụng kiến thức về hành vi con người và môi trường xã hội
Thực hiện chính sách trên thực tế để mang lại cuộc sống ấm no và công bằng xã hội và thực hiện công tác xã hội hiệu quả
Ứng phó với các hoàn cảnh và có hành động phù hợp
Tham gia, nhận định, can thiệp và đánh giá các cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng
Là một phần của toàn bộ chương trình đào tạo, chương trình cũng phải nêu rõ các vấn đề sau:
Cách thức gắn hoạt động thực hành thông thường (đối với chương trình đào tạo cử nhân) và hoạt động thực hành nâng cao (đối với chương trình thạc sỹ) với mục tiêu và nhiệm vụ
Định nghĩa và mô tả chuyên ngành tập trung của thạc sĩ công tác xã hội
Mô tả cách thức thể hiện các nội dung kiến thức và thực hành trong thiết kế và đánh giá chương trình đào tạo
Đánh giá tình hình chung cho việc thiết kế chương trình đào tạo, trình bày cách thức sử dụng đánh giá này trong việc xây dựng một chương trình đào tạo có tính lồng ghép, gắn kết cho cả hoạt động trên lớn và thực hành.
Cơ cấu quản lý
Trong lĩnh vực này, chương trình phải thể hiện rằng nó có tính độc lập và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của chương trình. Cụ thể, chương trình phải mô tả cách thức cán bộ giảng dạy công tác xã hội có quyền xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với Các tiêu chuẩn công nhận chất lượngvà Chính sách giáo dục và khả thi khi tính đến các nguồn lực của khoa như quĩ lương cho cán bộ giảng dạy, nguồn thư viện, phòng học và máy tính trong việc thực hiện các mục tiêu của chương trình. Chương trình cũng mô tả sự gắn kết với các tiêu chuẩn khác như bằng cấp tối thiểu đối với quản lí chương trình, chủ nhiệm chương trình thực hành và các vị trí quan trọng khác.
Giảng viên
Các chương trình phải chứng minh cách thức phân công cán bộ giảng dạy (số lượng và thành phần) trong chương trình. Thêm vào đó, chương trình phải đề cập đến khả năng và trình độ chuyên môn của của đội ngũ giảng viên toàn thời gian và đáp ứng các yêu cầu quan trọng khác. Các tiêu chuẩn công nhận chất lượng nêu ra một loạt các yêu cầu khác cần có trong nội dung tự đánh giá của phần này. Ví dụ, giảng viên hướng dẫn thực hành công tác xã hội phải có bằng thạc sĩ từ một chương trình công tác xã hội được công nhận và phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm thực hành.
Phát triển sinh viên
Một trong những thành tố quan trọng khác trong bản tự đánh giá là phần mô tả các hình thức hỗ trợ, các chính sách và hoạt động dành cho sinh viên. Cụ thể, quá trình và tài liệu tự đánh giá yêu cầu các chương trình mô tả các chính sách và hoạt động liên quan tới việc tuyển sinh, tư vấn sinh viên trong quá trình học, sử dụng sinh viên , và giải quyết các vấn đề trong việc học tập và chuyên môn. Chương trình cũng 1)chứng minh cách thưc tạo cơ hội cho sinh viên thành lập các tổ chức theo sở thích và 2) mô tả các chính sách và thủ tục liên quan tới quyền và trách nhiệm của sinh viên.
Tính đa dạng
Chương trình mô tả các hoạt động cụ thể và liên tục trong chương trình nhằm tạo ra một môi trường học tập sự tôn trọng tất cả mọi người và tăng cường hiểu biết về tính đa dạng và khác biệt. Trong mục này, chương trình mô tả cách thức cụ thể để trường đại học và chương trình công tác xã hội có thể khẳng định và và tôn trọng tính đa dạng. Ví dụ, tôn trọng tính đa dạng được phản ảnh như thế nào trong việc lựa chọn các cơ sở thực hành, các chương trình và seminar đặc biệt, hoạt động nghiên cứu và các sáng kiến khác, và thành phần cán bộ giảng dạy, nhân viên và sinh viên.
Cập nhật chương trình
Ngày trước, các hướng dẫn công nhận chất lượng cũng yêu cầu các khoa về công tác xã hội mô tả cách thức khoa tham gia trao đổi với các đối tác khác trương trường đại học và cộng đồng để cập nhật chương trình đào tạo. Các chương trình cũng ghi lại thành văn bản những đóng góp của họ đối với khả năng lãnh đạo và học thuật trong ngành công tác xã hội.
Đánh giá
Một nhân tố quan trọng khác của công nhận chất lượng xây dựng và thực hiện các kế hoạch nhằm đánh giá hoạt động học của sinh viên trong việc thực hiện các mục tiêu hoặc kiến thức/kĩ năng của chương trình. Các yêu cầu cụ thể trong lĩnh vực này bao gồm:
Chương trình trình bày kế hoạch đánh giá việc trau dồi kiến thức/kĩ năng. Kế hoạch ghi rõ các bước tiến hành, các biện pháp khác nhau và các chuẩn để đánh giá mức độ tiếp thu và trau dồi từng kiến thức/kĩ năng trong chương trình.
Chương trình cung cấp bằng chứng về việc thu thập và phân tích dữ liệu hiện có và mô tả cách thức sử dụng các dữ liệu đánh giá để tiếp tục thực hiện và/hoặc thay đổi chương trình giảng dạy để nâng cao thành tích học tập của sinh viên.
Chương trình chỉ rõ bất kỳ thay đổi nào trong chương trình đào tạo dựa trên việc phân tích dữ liệu đánh giá.
Chương trình mô tả cách thức thông báo cho các thành viên trong chương trình về kết quả đánh giá.
Chương trình cung cấp số liệu tóm tắt cho từng biện pháp được dùng để đánh giá mỗi nhóm kiến thức/kĩ năng.
Các vấn đề đang nổi lên trong hoạt động công nhận chất lương
Có một vài xu thế đáng chú ý về công nhận chất lượng trong ngành công tác xã hội và các lĩnh vực khác. Hai xu thế đáng chú ý là việc nhấn mạnh nhiều hơn vào 1)sự phát triển của các kĩ năng/kiến thức cụ thể và 2) đánh giá hoạt động học của sinh viên. Trong phiên bản mới nhất của Các tiêu chuẩn công nhận chất lượngvà Chính sách giáo dục, có sự chuyển đổi sang việc nêu rõ những kiến thức/kỹ năng cụ thể sinh viên phải có khi học xong. Điều này phản ánh một xu hướng tương tự trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực nghề nghiệp khác cho phép chúng ta xác định các kĩ năng cốt yếu để có thể thực hành thành thạo.
Các trung tâm công nhận chất lượng cũng đang không ngừng đòi hỏi các chương trình giáo dục phải chứng tỏ cách đánh giá việc học của sinh viên và cách sử dụng các thông tin đánh giá hiện nay để nâng cao chất lượng chương trình. Mặc dù các chương trình giáo dục nói chung đều tiến hành đánh giá việc học tập của từng sinh viên, hoạt động đánh giá của một chương trình thương bao gồm tập hợp số liệu của toàn bộ chương trình để kết luận xem liệu chương trình có đạt được các mục tiêu về việc học tập của sinh viên hay không và lĩnh vực nào trong chương trình cần phải củng cố. Nhiều chương trình đã từng đánh giá hoạt động của mình bằng các công cụ như điều tra ý kiến sinh viên khi học xong nhằm đánh giá cảm nhận và mức độ hài lòng của sinh viên đối với quá trình học tập. Những chiến lược này được xem là các biện pháp “gián tiếp” vì chúng chỉ đánh giá suy nghĩ cảm nhận của sinh viên về việc học chứ không phải thành quả học tập của sinh viên. Các biện pháp gián tiếp có thể có giá trị nào đó, nhưng không đủ đảm bảo để đánh giá toàn bộ chương trình. Các cơ sở công nhận chất lượng muốn các chương trình để lập kế hoạch và tiến hành đánh giá chương trình bằng biên pháp trực tiếp. Các biện pháp trực tiếp về việc học tập của sinh viên bao gồm đo kiến thức hoặc kỹ năng của sinh viên thông qua các bài kiểm tra khách quan, phân tích công trình nghiên cứu hoặc bài tiểu luận của sinh viên và sự thể hiện của sinh viên trong thực hành.
Các tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm về giáo dục công tác xã hội
Hiệp hội Quốc tế Các Trường Đào tạo Công tác Xã hội (IASSW) là hiệp hội quốc tế của các trường đào tạo công tác xã hội, các chương trình giáo dục công tác xã hội ngắn hạn và các giảng viên về công tác xã hội. IASSW thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đào tạo công tác xã hội trên toàn thế giới, thiết lập các tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội, khuyến khích trao đổi quốc tế, cung cấp các diễn đàn cho việc chia sẻ các nghiên cứu và học bổng về công tác xã hội, cải thiện quyền con người và phát triển xã hội thông qua chính sách và các vận động xã hội. Hiệp hội có thành viên trên khắp thế giới; 5 tổ chức khu vực tại Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương; Châu Âu, Mỹ Latin, Bắc Mỹ và vùng biển Caribe có quan hệ chặt chẽ với IASSW và có đại diện trong Ban quản trị.
Các tài liệu quan trọng về chính sách hiện hành bao gồm Định nghĩa về công tác xã hội, Tiêu chuẩn toàn cầu về đào tạo và bồi dưỡng công tác xã hội; Đạo đức trong công tác xã hội; Các nguyên tắc (tất cả được viết bởi Liên đoàn quốc tế của những người làm công tác xã hội)
Các tiêu chuẩn toàn cầu về đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp công tác xã hội tương tự như các lĩnh vực đã được mô tả ở trên. Các tiêu chuẩn được đưa ra bởi IASW đòi hỏi các chương trình đào tạo phải các thành tố sau:
Mục đích chính hoặc sứ mệnh đào tạo của trường
Mục tiêu và kết quả đầu ra của chương trình
Chương trình đào tạo bao gồm cả thực hành
Chương trình đào tạo chính:
- Nghề công tác xã hội
- Tính chuyên nghiệp của công tác xã hội
- Phương pháp thực hành công tác xã hội
- Cơ chế của nghề công tác xã hội
Đội ngũ cán bộ giảng dạy công tác xã hội
Sinh viên công tác xã hội
Cơ cấu, bộ máy hành chính, quản lý và các nguồn lực
Đa dạng văn hóa và sắc tộc
Hệ thống giá trị và hành xử đạo đức của nghề công tác xã hội
Nguồn:
Hiệp hội Quốc tế các Trường Đào tạo Công tác Xã hội
www.iassw-aiets.org
Hội đồng các Trường Đào tạo Công tác Xã hội
http://www.cswe.org/CSWE/
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét