1 tháng 2, 2009
CÁC LÝ THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
CÁC LÝ THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
Lý thuyết của Sigmund Freud:
Freud là một bác sĩ tâm lý trị liệu hơn một trăm năm về trước. Ông chữa trị cho những người bị tâm thần đặc biệt, và trong tiến trình trị liệu bệnh nhân ông đã phát triển học thuyết về sự phát triển và hình thành nhân cách. Điều làm mọi người ít hiểu về Freud là ông vừa trị liệu và vừa phát triển học thuyết, cho nên có sự thay đổi theo tiến trình trị liệu của ông. Vì vậy điểm chính để nói về học thuyết của Freud là cái mà ông phát triển ở giai đoạn cuối cùng.
Học thuyết đầu tiên của ông: Học thuyết Drive (nghĩa là sức mạnh nội tại bên trong thúc đẩy mình đó là cái bản năng). Cái ông quan tâm là cái không nằm ở ý thức bên trên mà nằm trong phạm vi tâm sinh lý của con người và thúc đẩy con người đó đi tới. Cuối cùng ông đã dẫn đến ba khái niệm:
- Khái niệm thứ nhất là giới thiệu cuộc sống vô thức. Đối với ông, trí tuệ không phải chỉ có ý thức mà gồm cả vô thức. Có khi vô thức đã thúc đẩy chúng ta hành động, thúc đẩy ta sống mà ta không ý thức được điều đó.
- Thứ hai là giới thiệu những giấc mơ khi chúng ta ngủ. Trong giấc mơ có những thông tin đặc biệt về cuộc sống hay khi ta nói điều gì đó hoặc không chủ định nói những điều đó ra (khi ta lỡ lời). Điều ta muốn nói ở đây là cái cuộc sống vô thức đã thúc đẩy ta nói lên điều đó. Không những nói có cuộc sống vô thức mà ông còn xác định cuộc sống vô thức của chúng ta là nền tảng to lớn bên dưới. Giống như hình kim tự tháp, ý thức là phần nhỏ nằm ở phía trên và vô thức là phần rộng nằm bên dưới.
Điểm thứ hai ông cho rằng mọi hành vi của con người không phải ngẫu nhiên mà có, nó luôn luôn có một điều kiện nào đó để đưa đến một hành vi của con người. Tất cả mọi hành động của con người đều có một chủ đích nào đó, không có hành vi nào là ngẫu nhiên cả.
- Điểm thứ ba là cơ cấu của ý thức của trí tuệ có ba phần: Khi con người mới sinh ra ý thức chỉ mới cấu tạo bởi bản năng mà thôi. Theo thời gian, đứa trẻ lớn lên có thêm một cái nữa trong nhân cách của nó gọi là siêu ngã. Theo học thuyết của Freud, nhân cách được hình thành theo thời gian. Khi mới sinh, con người chỉ có bản năng, nó đòi hỏi các yêu cầu phải được thoả mãn ngay tức khắc. Dần dần đứa trẻ hiểu rằng không phải nó muốn gì là được ngay cái đó mà phải có một khoảng thời gian đợi chờ. Như vậy bản năng bị va chạm, do đó một phần năng lực bản năng của đứa trẻ chuyển dần sang bản ngã (eco) và đứa nhỏ phải học cách chịu đựng, sự chờ đợi, sự bực bội.
Điều mà trẻ học được là kỹ năng ứng xử theo thời gian (biết cách chờ đợi cái mà nó muốn). Theo thời gian đứa trẻ còn phải học hỏi để phát triển cái siêu ngã (superego). Siêu ngã là cái ý thức được cái gì đúng, cái gì sai. Và siêu ngã hình thành ý thức, có được rồi thì con người ý thức được điều gì làm được và điều gì không được làm.
Freud cắt nghĩa rằng những bệnh nhân của ông bị bệnh tâm thần là do sự mất quân bình giữa ba thành tố chia cắt con người của họ, và ông ta cho rằng những bệnh nhân của ông có khó khăn để cho thành tố bản ngã và siêu ngã của họ đối xử kiểm tra với bản năng của họ, bản ngã gặp khó khăn trong cách đối xử với bản năng.
Freud cho rằng có nhiều lực sinh lý trong con người bản ngã thúc đẩy hành vi con người, nhưng Freud chỉ quan tâm đến hai điểm đó là lực gây hấn (Aggression) và dục tính (Libido). Cả hai lực thúc đẩy đó cũng như lực thúc đẩy khác đều nằm trong thành tố bản năng của con người. Và Freud cho rằng sở dĩ có sự xáo trộn về mặt tâm lý là vì bản năng tìm cách bộc lộ ra xuyên qua sự kiềm kẹp của bản ngã và siêu ngã.
Đối với những người không bị xáo trộn tâm lý thì họ có sự quân bình giữa ba thành tố trong nhân cách của họ. Freud quan tâm đến bản năng và cách mà bản năng tìm cách thể hiện ra.
Vào khoảng năm 1930 - 1950 thì hai người là Anna Freud và Heiz Hartmann phát triển học thuyết dựa vào học thuyết của Freud.
Heinz Hartmann thì không quan tâm đến bản năng mà quan tâm đến bản ngã. Bản ngã là phần của nhân cách mà đối đầu ứng xử với thực tế ở ngoài đời
Thí dụ:
Những cái ta viết ra, cái ta tính toán trong cuộc sống đều là việc làm của bản ngã.
Theo Heinz Hartmann thì có ba cách để người ta ứng xử với thực tế trong đời:
- Thứ nhất: bạn và tôi đều có sự lựa chọn. Để tăng sự thích nghi của con người trong đời sống, chúng ta có thể làm được cái mà ông gọi là alloplastic.
- Thứ hai, để giúp tôi thích nghi là thay đổi tôi để tôi thích nghi với hoàn cảnh.
- Một môi trường trung bình có thể chấp nhận được, có những môi trường giúp cho sự phát triển của con người được tốt đẹp - Đó là môi trường cho ta đủ những mong đợi để thoả mãn nhu cầu của ta nhưng mà môi trường đó cùng một lúc cũng có sự cản trở, kềm kẹp, bực bội vừa phải. Khi phần âm dương hoà hợp vừa phải với nhau thì con người sống trong môi trường đó có đủ sự hoà hợp, đủ vui sướng để tiếp tục tăng trưởng.
Từ những công trình nghiên cứu trên cho ta một khái niệm về bản ngã. Cái bản ngã không đặt trong đầu hay cơ thể của ta, nó nằm trong nhóm hành vi của con người.
- Hartmann nói rằng: Cái bản ngã tập hợp những hành vi có khả năng thích nghi.
- Anna Freud thì nói có một nhóm hành vi có tính tự vệ.
Như vậy cả Hartmann và Anna Freud đã xây dựng học thuyết của họ dựa trên học thuyết của Freud về bản năng nhưng họ lại nhìn những nhóm hành vi theo hướng khác nhau.
Hartmann và những người trong nhóm của ông quan tâm đến những hành vi giúp con người ta thích ứng. Anna Freud thì nhìn đến nhóm hành vi giúp cho con người tự bảo vệ họ trong môi trường. Cả hai người cùng xây dựng học thuyết của mình trong cùng một thời gian.
Thẩm định bản năng của con người:
Bản năng nầy làm gì để thích ứng và làm gì để bảo vệ. Trong mỗi độ tuổi, sẽ có những hành vi cần thiết, khác hơn của trẻ vị thành niên hay khác hơn hành vi của người lớn. Ở đây hành vi bản năng được hiểu theo một nghĩa rộng hơn một hệ thống như là văn hoá. Văn hoá của mỗi người ảnh hưởng đến những cái mà người đó được xã hội mong đợi trong hành vi của họ.
Chức năng thích ứng của Ego:
Đó là những hành vi của một người bình thường có thể có. Có một số rất quan trọng, đó là trắc nghiệm đối với thực tế, khả năng thực tế của họ, ta xem người đó hiểu thế giới thực tế ở mức độ nào. Và những ý nghĩa tổng quát của những thành tố thực tế đó.
Thí dụ:
Khi bạn trở về nhà thì bạn ý thức được rằng có những nguy cơ, đi xe hơi thì nguy hiểm hơn đi xe đạp và bạn biết có đèn xanh và đèn đỏ là những dấu hiệu để cho xe chạy hoặc dừng lại.
Một dấu hiệu của người có triệu chứng tâm thần là người có những ý nghĩ hoang tưởng, không nhận thức đúng về thực tế, người đó hay có ảo giác.
Thí dụ:
Họ tưởng tượng ra những con sâu đang bò trên người họ, họ tưởng tượng ra những sự việc không thể nào có thể xảy ra được.
Các khả năng thích ứng:
- Khả năng phán đoán.
- Khả năng chịu đựng sự căng thẳng.
- Khả năng hội nhập.
- Khả năng nhận thức trong đó có trí thông minh, trí nhớ, nhận thức, trừu tượng hoá.
- Khả năng thực hiện (thi hành), điều hoà những hành động để đạt được mục đích.
- Khả năng khôi hài.
- Khả năng cảm nhận mình với thế giới bên ngoài.
Bản năng là một cái gì mà ta không biết về nó, nó có thể đến trong giấc mơ của ta, nhưng mà giấc mơ thì không rõ và ta cũng không hiểu được những ý nghĩa còn bị che dấu.
Bản ngã là một phần có ý thức và một phần không có ý thức, thành ra tôi chỉ hiểu một vài phản ứng, một vài hành vi của tôi chứ không phải tôi đã hiểu tất cả.
Siêu bản ngã cũng là một phần ý thức, một phần không ý thức và cũng như tôi ý thức về một vài niềm tin của mình, mình biết thế nào là sai, thế nào là đúng, mỗi chúng ta đều biết một phần nào đó về giá trị, đạo đức của chúng ta và cũng có những vô thức trong bản ngã và siêu ngã. Các chức năng tự vệ thì luôn luôn là vô thức.
Các chức năng tự vệ:
- Chối bỏ (chối là vô thức, là một phản ứng tự vệ).
- Chuyển đổi vị trí của vấn đề “giận cá chém thớt”
- Thái độ hướng về nội tại chống lại hành vi
- Tự cô lập mình về mặt cảm xúc.
- Lo lắng về trạng thái của mình.
- Phản chiếu.
- Sự lý giải.
- Sự thoái hoá.
- Sự đè nén.
- Sự thăng hoa.
- Tháo gỡ những chuyện đã làm.
- Sự hình thành những phản ứng.
Học thuyết của Erikson:
Học thuyết nầy có từ năm 1950, Erikson nói rằng không thể nào hiểu được tâm lý của con người nếu không biết đến môi trường xã hội, ông nói nhiều về bộ tộc người da đỏ, và ông rất quan tâm đến văn hoá đó vì nó đã chuyển từ một khối người xuyên qua gia đình lên đứa nhỏ. Đây là sự đóng góp rất lớn của ông và với những người đi trước là Freud, con gái của Freud và Hartmann. Các học thuyết trước cho rằng sự hình thành nhân cách xảy ra phần lớn là trong giai đoạn nhỏ hơn, Erikson thì cho rằng nhân cách của con người tiếp tục hình thành từ khi mới lọt lòng cho đến khi chết. Ông cho rằng có 8 giai đoạn trong sự phát triển nhân cách của con người và mỗi một giai đoạn đưa đến cho con người một sự khủng hoảng. Sự khủng hoảng nầy không phải là sự khủng hoảng ở ngoài đời như ta thường thấy mà sự khủng hoảng ở đây có nghĩa là đời sống có những thử thách trong năm đầu tiên của cuộc sống. Khi hết giai đoạn khủng hoảng thì con người có được lòng tin ở chính mình và lòng tin ở mọi người xung quanh. Sau khi đã đối phó với những thách thức trong mỗi giai đoạn thì con người trở thành một người có một nhân cách lớn hơn trong tương lai. Nếu bạn có một môi trường tạm đủ, những điều mà bạn mong đợi và một chút điều bực bội cá nhân thì bạn sẽ có cơ hội trưởng thành hơn. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái sau giai đoạn nầy. Không có hiệu quả, không có phản ứng tốt nếu bạn hoàn toàn không tin người khác, không tin vào chính bạn. Nhưng có được sự quân bình nếu như bạn tin bạn nhiều hơn là không tin mình cũng như tin tưởng người khác hơn là không tin tưởng họ.
Học thuyết của Erikson được phát triển từ năm 1950, sau đó cũng có những học thuyết khác nói về những giai đoạn phát triển trong đời sống, một điều mà người ta chỉ trích học thuyết của Erikson và những học thuyết khác là Trong đời sống của con người có những giai đoạn, dù rằng cũng đi từ giai đoạn nầy đến giai đoạn khác, nhưng mà con đường đó không rõ, không thẳng tuột từ đầu đến cuối mà có những bước ngoặc và cũng có lúc con đường tối vắng, những giai đoạn nầy không chú ý đến sự nghèo đói. Nó không nói đến những kinh nghiệm có thể gặp phải như là chuyện loạn luân và cũng không nói đến sức mạnh xảy ra trong cuộc sống...
Khi ta nói đến nhân cách con người thì phải nói đến môi trường sống ngoài phần tâm lý.
Học thuyết học tập từ xã hội (Social Learning Theory)
Ở Mỹ, vào khoảng năm 1960, những nhà tâm lý trị liệu dùng những tư liệu của những học giả đi trước và có những chương trình giúp cho những người bị bệnh tâm thần và tìm ra những đề án để chứng minh cho người ta thấy rằng những nhà tâm lý trị liệu nầy có thể trị liệu được và nhà tâm lý trị liệu dựa vào sự thay đổi hành vi của con người mới bắt đầu đề ra học thuyết học tập từ xã hội. Frankl là một trong những người đầu tiên đóng góp vào học thuyết nầy.
Những điểm căn bản chung mà tất cả nhà tâm lý trị liệu đề cập đến:
Có hai loại hành vi cốt lõi:
- Hành vi chủ động: là hành vi tự nguyện, tự phát.
- Hành vi đáp ứng: là những hành vi ngược lại sự tự nguyện của mình, hành vi mà mình không có sự lựa chọn nào cả.
Hành vi chủ động là hành vi thường được điều khiển bởi một chuỗi hành vi khác.
Ví dụ:
Tôi là một sinh viên nên tôi phải chăm chú ghi chép tốt những lời thầy giảng.
Hành vi đáp ứng là những hành vi được khởi phát bởi sự kích thích và sự đón trước kích thích đó. Hành vi đáp ứng thường con người không kiểm soát nó được.
Ví dụ:
Tôi đang thấy bạn ăn một trái gì đó tự nhiên cái bao tử tôi nó rọ rạy, tôi không kiểm soát nó được.
Học thuyết nầy nói rằng tất cả mọi hành vi chỉ nằm trong hai loại nầy mà thôi, đều là học được. Chính vì những hành vi nầy cho là học mới có được, cho nên phải học mới có được. Tất cả mọi hành động đều có thể biến chuyển được và cơ sở đó giúp thay đổi hành vi.
Những hành động có thể thể hiện được xuyên qua các chuỗi hành động đó.
1. Củng cố tích cực: Để củng cố hành vi tốt của bạn, chúng tôi tạo ra một hiện tượng khó chịu để khi nào bạn gặp sự khó chịu đó thì bạn có hành vi tốt.
2. Củng cố thứ hai là chấm dứt hiện tượng khó chịu thì mới chấm dứt được sự khó chịu.
3. Chủ động thứ ba là loại bỏ, trong trường hợp nầy, tôi muốn xoá bỏ một hành vi nào đó.
Thí dụ:
Tránh cho đứa trẻ hành vi làm trận làm thượng.
4. Tạo ra sự đáp ứng theo ý mình muốn: đáp ứng nầy tạo ra hành vi mới.
5. Trừng phạt: cách muốn loại bỏ một hành vi nào đó.
Tiến sĩ Robert Martin Chazin và Giảng viên Shela Berger Chazin, Đại học Fordham,Mỹ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét