8 tháng 4, 2009
Cai nghiện phải bằng liệu pháp tâm lý
Cai nghiện phải bằng liệu pháp tâm lý
TT - Đợt trở về gần đây của nhiều ngàn học viên từ trường trại lại gây một áp lực mới cho địa bàn dân cư với sự gia tăng của những trường hợp tái nghiện ma túy và nguy cơ tội phạm. Một dự thảo văn bản bổ sung Luật phòng chống ma túy (dự thảo 2-2-2009) mới được phổ biến để tham khảo ý kiến các giới và điểm mới trong văn bản này là mở lại trung tâm cai nghiện...
Điều này có nghĩa từ trung tâm về cộng đồng và từ cộng đồng lại trở về trung tâm!
Ở nhiều nước, trước khi nhận methadone người nghiện được tư vấn tâm lý. Trong ảnh: người nghiện ma túy được điều trị thay thế bằng methadone tại khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: L.TH.H.
Chuyện tái nghiện khi về cộng đồng không có gì lạ vì chưa chắc các em đã thật sự được “cai” mà chỉ được “cách ly” đối với ma túy mà thôi. Đối với trẻ rơi vào ma túy do nguyên nhân hời hợt như tò mò hay bị bạn rủ rê, sự cách ly có thể mang lại hiệu quả. Nhưng đối với trẻ rơi vào ma túy do những nguyên nhân sâu xa và phức tạp hơn (như mâu thuẫn trong gia đình, thất bại hay thất vọng trong cuộc sống, tự ti mặc cảm hay một tổn thương nào đó về nhân cách) thì sự cách ly thường không có hiệu quả vì nguyên nhân vẫn còn đó.
Thực tế cho thấy trong quá trình ở trường trại các em chưa được tư vấn và trị liệu tâm lý đầy đủ để có thể xóa bỏ nguyên nhân kể trên. Học chữ, học chính trị, học nghề, lao động... rất tốt, nhưng không thể thay thế liệu pháp tâm lý. Và đây là một biện pháp khoa học phải học mới làm được. Từng cá nhân người nghiện cần được tiếp xúc và hỗ trợ để nhìn lại mình, nhận ra vấn đề của mình và huy động nội lực để giải quyết nó. Quá trình trị liệu này thường đòi hỏi thời gian.
Trường trại chưa có nhà tâm lý giống như bệnh viện không có bác sĩ (mà chữa bệnh tâm lý khó hơn bệnh thể xác!). Những cán bộ trường trại, những cán sự “xã hội” làm việc với người nghiện ở cộng đồng giống như chiến sĩ ra trận mà không được trang bị vũ khí là kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, trong dự thảo văn bản 12 trang nói trên, tôi thấy cụm từ “hỗ trợ tâm lý xã hội” chỉ xuất hiện một lần duy nhất và cũng không thấy giải thích gì về nó.
Từ trường trại về nơi cư trú, nếu được đón tiếp bởi những cha mẹ lo âu, mặc cảm, hàng xóm kỳ thị, cơ sở sản xuất không nhận vào làm việc và nhất là cảm giác bị “dè chừng”, “theo dõi” bởi cán bộ địa phương thì lối thoát tâm lý duy nhất của người nghiện là cầu cứu “nàng tiên nâu” để trốn thực tế.
Tại sao những nước tiên tiến không cải tạo tập trung? Tôi từng được đưa đi một vòng thành phố Brussel, Bỉ. Người hướng dẫn cho biết ở đây chỉ bắt người nghiện khi họ phạm các tội khác. Người nghiện bình thường thì khuyên họ thay thế bằng methadone. Nhưng quan trọng không chỉ là viên thuốc mà bệnh nhân chỉ được nhận thuốc sau khi nói chuyện với nhà tâm lý. Cuộc tiếp xúc ngày này qua ngày nọ giúp bệnh nhân thay đổi từ từ với những quyết tâm hành động tích cực để trở về với cuộc sống bình thường.
Thời nay, ở bất cứ xã hội nào các dịch vụ tâm lý xã hội cũng phải được thể chế hóa vì sự bùng nổ các vấn đề xã hội không những gây tốn kém lớn về kinh tế mà còn gây tổn thương lớn cho con người. Và những “vết thương xã hội” sẽ rất khó chữa lành. Chính vì sự thiếu vắng nghiêm trọng của công tác tâm lý xã hội mà tội phạm ngày càng tăng và trẻ hóa, với những hình thức bạo lực chưa từng thấy đang gây hoang mang trong lòng dân.
Dưới sự tác động của các tổ chức quốc tế, chúng ta khai sinh được ngành công tác xã hội năm 2004 với một mã ngành. Ngay sau đó có quyết định xúc tiến mã nghề để người làm việc trong lĩnh vực này có quy chế lao động bên cạnh y bác sĩ, giáo viên... Tuy nhiên, quy chế này đến nay cũng chưa có và chất lượng đào tạo của ngành công tác xã hội còn yếu kém do không có thầy được đào tạo bài bản.
NGUYỄN THỊ OANH
(Báo Tuổi Trẻ ngày 08/04/2009)
TT - Đợt trở về gần đây của nhiều ngàn học viên từ trường trại lại gây một áp lực mới cho địa bàn dân cư với sự gia tăng của những trường hợp tái nghiện ma túy và nguy cơ tội phạm. Một dự thảo văn bản bổ sung Luật phòng chống ma túy (dự thảo 2-2-2009) mới được phổ biến để tham khảo ý kiến các giới và điểm mới trong văn bản này là mở lại trung tâm cai nghiện...
Điều này có nghĩa từ trung tâm về cộng đồng và từ cộng đồng lại trở về trung tâm!
Ở nhiều nước, trước khi nhận methadone người nghiện được tư vấn tâm lý. Trong ảnh: người nghiện ma túy được điều trị thay thế bằng methadone tại khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: L.TH.H.
Chuyện tái nghiện khi về cộng đồng không có gì lạ vì chưa chắc các em đã thật sự được “cai” mà chỉ được “cách ly” đối với ma túy mà thôi. Đối với trẻ rơi vào ma túy do nguyên nhân hời hợt như tò mò hay bị bạn rủ rê, sự cách ly có thể mang lại hiệu quả. Nhưng đối với trẻ rơi vào ma túy do những nguyên nhân sâu xa và phức tạp hơn (như mâu thuẫn trong gia đình, thất bại hay thất vọng trong cuộc sống, tự ti mặc cảm hay một tổn thương nào đó về nhân cách) thì sự cách ly thường không có hiệu quả vì nguyên nhân vẫn còn đó.
Thực tế cho thấy trong quá trình ở trường trại các em chưa được tư vấn và trị liệu tâm lý đầy đủ để có thể xóa bỏ nguyên nhân kể trên. Học chữ, học chính trị, học nghề, lao động... rất tốt, nhưng không thể thay thế liệu pháp tâm lý. Và đây là một biện pháp khoa học phải học mới làm được. Từng cá nhân người nghiện cần được tiếp xúc và hỗ trợ để nhìn lại mình, nhận ra vấn đề của mình và huy động nội lực để giải quyết nó. Quá trình trị liệu này thường đòi hỏi thời gian.
Trường trại chưa có nhà tâm lý giống như bệnh viện không có bác sĩ (mà chữa bệnh tâm lý khó hơn bệnh thể xác!). Những cán bộ trường trại, những cán sự “xã hội” làm việc với người nghiện ở cộng đồng giống như chiến sĩ ra trận mà không được trang bị vũ khí là kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, trong dự thảo văn bản 12 trang nói trên, tôi thấy cụm từ “hỗ trợ tâm lý xã hội” chỉ xuất hiện một lần duy nhất và cũng không thấy giải thích gì về nó.
Từ trường trại về nơi cư trú, nếu được đón tiếp bởi những cha mẹ lo âu, mặc cảm, hàng xóm kỳ thị, cơ sở sản xuất không nhận vào làm việc và nhất là cảm giác bị “dè chừng”, “theo dõi” bởi cán bộ địa phương thì lối thoát tâm lý duy nhất của người nghiện là cầu cứu “nàng tiên nâu” để trốn thực tế.
Tại sao những nước tiên tiến không cải tạo tập trung? Tôi từng được đưa đi một vòng thành phố Brussel, Bỉ. Người hướng dẫn cho biết ở đây chỉ bắt người nghiện khi họ phạm các tội khác. Người nghiện bình thường thì khuyên họ thay thế bằng methadone. Nhưng quan trọng không chỉ là viên thuốc mà bệnh nhân chỉ được nhận thuốc sau khi nói chuyện với nhà tâm lý. Cuộc tiếp xúc ngày này qua ngày nọ giúp bệnh nhân thay đổi từ từ với những quyết tâm hành động tích cực để trở về với cuộc sống bình thường.
Thời nay, ở bất cứ xã hội nào các dịch vụ tâm lý xã hội cũng phải được thể chế hóa vì sự bùng nổ các vấn đề xã hội không những gây tốn kém lớn về kinh tế mà còn gây tổn thương lớn cho con người. Và những “vết thương xã hội” sẽ rất khó chữa lành. Chính vì sự thiếu vắng nghiêm trọng của công tác tâm lý xã hội mà tội phạm ngày càng tăng và trẻ hóa, với những hình thức bạo lực chưa từng thấy đang gây hoang mang trong lòng dân.
Dưới sự tác động của các tổ chức quốc tế, chúng ta khai sinh được ngành công tác xã hội năm 2004 với một mã ngành. Ngay sau đó có quyết định xúc tiến mã nghề để người làm việc trong lĩnh vực này có quy chế lao động bên cạnh y bác sĩ, giáo viên... Tuy nhiên, quy chế này đến nay cũng chưa có và chất lượng đào tạo của ngành công tác xã hội còn yếu kém do không có thầy được đào tạo bài bản.
NGUYỄN THỊ OANH
(Báo Tuổi Trẻ ngày 08/04/2009)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét