20 tháng 4, 2009
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP: NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Dành cho sinh viên trước khi học và đang học ngành CTXH
ThS Nguyễn Ngọc Lâm
Hiện nay tại một số trường Đại học có đào tạo ngành CTXH, có nhiều sinh viên đang học vẫn còn thắc mắc học ngành CTXH ra trường làm gì, làm ở đâu, cần có kỹ năng kiến thức gì để thực hành chuyên môn? Có thể các thầy cô cũng như lãnh đạo Khoa chưa thông tin rõ ràng cho sinh viên hiểu rõ về ngành để họ có thể biết rõ con đường họ đi và sẽ đưa họ đến đâu và họ sẽ sống và làm việc như thế nào với cái nghề ấy. Chuyện này đúng ra sinh viên phải được định hướng trước khi xin vào học ngành này, nếu không muốn bỏ phí một vài năm ngồi ghế nhà trường với cái nghề chẳng phù hợp chút nào với mình cả,lãng phí công sức của chính mình và tiền bạc của gia đình.
CTXH là một nghề dễ học những lại rất khó thưc thi nghề nghiệp. Tại sao vậy? Đó là một nghề làm việc với con người, nhưng lại con người có vấn đề với những mối liên hệ chằng chịt và phức tạp của nó trong một môi trường sống không có gì êm ả cả. Bạn muốn vào nghề này ư? Trước khi quyết định bạn hãy suy nghĩ thât chín chắn, bạn ra soát lại con người của bạn có phù hợp với nghề này không, thái độ của bạn với những người xung quanh, với các vấn đề xã hội, rồi những kỹ năng của bạn, mong đợi của bạn trong cuộc sống và tương lai của bạn vv…Sau đây là những điểm là chúng ta cần xem xét trước khi chọn nghề CTXH.
1. Tính cách con người của bạn.
Bạn đi ngược về quá khứ của bạn xem, bạn có được cha mẹ yêu thương không? Bạn có bị ghét bỏ không? Có bị bạo lực không? Nói chung, bạn có một tuổi thơ hạnh phúc không? Nếu bạn có tuổi thơ êm ấm, không có nhiều sự cố đau buồn thì bạn có thể theo học ngành này được còn nếu không bạn sẽ gặp nhiều khó khăn vì nghề này đòi hỏi bạn phải là một người có cái nhìn lạc quan trước cuộc sống, yêu người và tin ở người, bạn không có cái nhìn méo mó, lệch lạc về các vấn đề của cuộc sống và của con người. Bạn yêu và biết chăm sóc bản thân, biết kiên nhẫn và chấp nhận sự thất bại, chấp nhận sự khác biệt với con người mình. Quá trình học và rèn luyện sẽ giúp bạn hiểu thêm về con người bạn và bạn sẽ biết tự điều chỉnh để phù hợp với nghề đòi hỏi ( đạo đức nghề nghiệp).
2. Kiến thức, thái độ và kỹ năng
Chương trình đào tạo của Khoa sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chuyên môn, nhưng bạn phải học nhiều ở thực tế vì hiện nay bên ngoài ít ứng dụng chuyên môn vì ngành chưa được công nhận là một nghề chính thức như các nghề khác. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng cách giữa thực tế và những gì mình học được ở nhà trường và cũng không có gì phải lo lắng cả. Nghề này là nghề giúp đỡ và cũng là nghề đa ngành. Bạn học cách giúp tốt nhất và bền vững nhất và nó tùy thuộc vào sự sáng tạo trong vận dụng lý thuyết vào thực tế. Bạn phải biết nhiều thứ để có thể thông tin và tư vấn cho thân chủ của mình, nhưng đừng tự coi mình là chuyên gia và việc đó có khi bạn tự làm hại bạn đấy. Cũng vì thế mà bạn cần học nhiều hơn để biết nhiều hơn vì các vấn đề của thân chủ liên quan đến mọi ngốc ngách của cuộc sống ( tính chất toàn diện trong giải quyết vấn đề).
Bạn muốn thành công trong ngành này ư? Ai hành nghề mà không muốn? Thành công trong nghề tùy thuộc vào thái độ và kỹ năng của bạn nhiều hơn là kiến thức.Vậy thì bạn phải có thái độ chuyên nghiệp và bạn sẽ hình dung được phần nào thái độ này sau khi bạn ra trường: đó là thái độ tôn trọng, tin tưởng, biết lắng nghe người đang trong hoàn cảnh khó khăn, yếu thế., thái độ biết hợp tác với các đoàn thể, tổ chức địa phương khi bạn tham gia một dự án Phát triển cộng đồng, thái độ hòa nhập với người nghèo. Bạn có thái độ đúng, phù hợp thì bạn có tất cả, không chỉ trong ngành CTXH mà cả trong các nghề khác. Có nhiều chuyên gia cho rằng thái độ và kỹ năng chiếm 70% trong sự thành công nghề nghiệp, kiến thức chỉ có 30% mà thôi.
Nếu trước khi bạn học mà bạn chưa có kỹ năng gì hết thì bạn cũng đừng lo lắng nhiều vì trong quá trình đào tạo nếu có chất lượng thì bạn sẽ được hướng dẫn ( nhất là trong thời gian bạn thực tập tại cơ sở) về các kỹ năng cần thiết. Vấn đề chính là con người bạn có phù hợp với những kỹ năng đó không.Nếu phù hợp thì bạn không gặp phải khó khăn gì trong việc rèn luyện, tự điều chỉnh. Những kỹ năng cần thiết là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng can thiệp, kỹ năng vấn đàm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế, kỹ năng điều hòa nhóm, kỹ năng quan sát, kỹ năng phát hiện tài nguyên, kỹ năng đánh giá nhu cầu của thân chủ, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng duy trì mối quan hệ với thân chủ, kỹ năng khuyến khích thân chủ tự giải quyết vấn đề…Bạn thấy quá nhiều kỹ năng phải không, đúng vậy từ từ bạn sẽ làm được, điều cốt yếu là bạn yêu nghề, say mê với nghề và luôn mong muốn khám phá về các vấn đề của con người và cuộc sống. Những hoàn cảnh khó khăn, những vấn đề phức tạp sẽ làm cho bạn suy nghĩ nhiều. Bạn cần tìm người giỏi hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn để trao đổi chuyên môn và học hỏi thêm.Sau khi ra trường, trong quá trình làm việc, bạn sẽ khám phá ra những mặt yếu của mình và vấn đề chính yếu là biết nhận ra để tự điều chỉnh.Như vậy bạn sẽ là một nhân viên xã hội giỏi.
3. Đầu ra
Nhiều sinh viên đang học luôn ưu tư về đầu ra của ngành, ra trường mình sẽ làm việc ở đâu và làm gì? Theo tôi, trong lúc đang học và khi thực tập, bạn rà soát xem bạn thích làm việc trong lãnh vực nào, thích làm việc với loại thân chủ nào, với trẻ em mồ côi? Trẻ em đường phố? Trẻ em khuyết tật? Người cai nghiện ma túy? Người nhiễm HIV/AiDS? Hay làm việc với người nghèo tại cộng đồng? Hay là bạn muốn dạy học? (trong lãnh vực đào tạo, bạn cần có năng khiếu trong giảng dạy, tức khả năng truyền đạt, nhưng bạn cần học lên cao nữa, it nhất là thạc sỹ). Hay là bạn muốn làm công tác nghiên cứu ở một tổ chức chuyên nghiên cứu về các vấn đề xã hội? Nếu bạn thích làm việc với người nghèo tại cộng đồng, bạn phải là người năng động,sáng tạo, biết hợp tác và tin tưởng nơi người khác, thích đi đó đi đây thì nên chọn dự án phát triển cộng đồng (hiện phần lớn do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ, bạn cũng cần có trình độ Anh văn từ C trở lên) hoặc bạn cũng có thể làm việc với các đoàn thể như Hội Phụ nữ (hiện Hội Phụ nữ có nhiều dự án về giới), Đoàn Thanh niên…?Phạm vi hoạt động của Đoàn Thanh niên rất rộng và rất cần đến chuyên môn của bạn trong việc huy động thanh niên, lập nhóm đồng đẳng, nhóm hành động vì mục tiêu xã hội...Thông thường, bạn nên chọn đối tượng thân chủ làm việc trước rồi mới có thể chọn tổ chức, cơ quan có đối tượng thân chủ đó. Nếu muốn làm việc trong một tổ chức nhà nước thì bạn có thể làm việc ở các cơ sở xã hội thuộc hệ thống quản lý của Bộ và Sở Lao động TB&XH hoặc ở các trường, trung tâm cai nghiện ma túy của Thanh niên Xung phong... Nếu bạn có thêm kỹ năng tham vấn thì có thể tham gia các Trung tâm tư vấn tâm lý. Bạn cũng có thể làm việc trong các dự án phát triển đô thị hoặc tại các trung tâm chuyên về đào tạo kỹ năng.
Hiện nay đầu ra đang gặp khó khăn vì ngành nghề chưa được công nhận chính thức. Một khi nghề CTXH được công nhận chính thức thì sẽ hình thành một hành lang pháp lý quy định và ràng buộc tính chất chuyên môn ở các cơ sở, tổ chức xã hội và bậc lương và mạng lưới tài nguyên chính quy đẻ hỗ trợ những thân chủ bị thiệt thòi.Lúc ấy đầu ra sẽ rộng hơn và sinh viên dễ tìm việc làm hơn với mức lương tương xứng hơn. Khi đó bạn có thể làm việc tại các bệnh viện (CTXH với bệnh nhân, bạn sẽ giúp bệnh nhân nghèo, không có người thân thăm viếng, hỗ trợ tâm lý đối với bệnh nhân bị bệnh nan y), tại các xí nghiệp có đông công nhân (CTXH xí nghiệp, bạn giúp cải thiện mối quan hệ lao động cho công nhân) hoặc tại các trường học ( CTXH học đường, bạn giúp học sinh và gia đình giải quyết những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến học tập). Trong những năm đầu sau khi ra trường, bạn đừng quan tâm nhiều lắm về lương bao nhiêu, vấn đề là làm sao để tích lũy kinh nghiệm và chứng tỏ khả năng của mình, sau đó nếu mình đã cứng cáp và vững vàng cả chuyên môn và tinh thần rồi thì mình có thể đòi hỏi mức lương tương xứng hơn với khả năng và kinh nghiệm đã tích lũy được.Nhu vậy, bạn có đủ khả năng để tự khẳng định mình vì con đường của ngành ctxh tại Việt Nam còn rất dài đó bạn.
ThS Nguyễn Ngọc Lâm
TRẮC NGHIỆM: KHÁM PHÁ NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP QUA TÍNH CÁCH CỦA BẠN
Vì sao Bill Gates trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft khổng lồ mà không phải là một kiến trúc sư hay một nhà giáo? Vì sao Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ đàn dương cầm nổi tiếng mà không phải là một doanh nhân? Vì sao Ernest Hemingway là nhà văn với những kiệt tác bất hủ mà không phải là một nhà khoa học? Hẳn bạn sẽ trả lời ngay “Vì họ có tài năng thiên bẩm trong những lĩnh vực này.” Chính xác như thế. Thế nhưng, bạn có biết chính tính cách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nghề nghiệp phù hợp của mỗi con người?
Bạn có muốn biết mình thuộc típ người nào và nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất không? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm sau:
Hãy trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu duy nhất trong từng cặp câu trả lời mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn, đừng chọn câu trả lời mà bạn muốn hay phải như vậy.
1. Nếu mô tả về mình, bạn là người:
a. Nói nhiều hơn là nghe người khác nói.
b. Lắng nghe người khác nhiều hơn là nói.
c. Chú ý các tiểu tiết.
d. Chú ý bức tranh toàn cảnh và những việc có thể xảy ra.
e. Quyết định mọi việc rất khách quan.
f. Quyết định mọi việc theo giá trị riêng của chúng và cảm nhận của bạn.
g. Thực hiện đúng kế hoạch đặt ra, không muốn thay đổi.
h. Linh hoạt khi thực hiện các kế hoạch.
2. Trong những buổi họp mặt hay tranh luận cùng bạn bè, bạn …
a. Thích là tâm điểm của sự chú ý.
b. Cảm thấy thoải mái khi ở một mình.
c. Thích những giải pháp thực tế.
d. Thích những ý tưởng sáng tạo.
e. Thường tranh luận cho vui.
f. Cố gắng tránh tất cả tranh luận và đối đầu.
g. Rất chú trọng đến thời gian và luôn đúng giờ.
h. Ít quan tâm đến thời gian và thường trễ hẹn.
3. Quan điểm sống của bạn là …
a. Hành động trước khi suy nghĩ.
b. Suy nghĩ thật “chín” trước khi hành động.
c. Chỉ tin vào kinh nghiệm thực tế.
d. Chỉ tin vào bản năng mà thôi.
e. Xem trọng tính trung thực và công bằng.
f. Xem trọng sự hòa thuận và tình thương.
g. Làm việc trước, chơi sau.
h. Chơi trước và làm việc sau.
4. Trong công việc, bạn …
a. Thích “đóng vai chính”.
b. Thích “ẩn mình” sau “hậu trường”.
c. Chú ý mọi chi tiết và nhớ tất cả sự việc.
d. Chỉ chú ý những điều mới lạ.
e. Nguồn động viên chính là thành tích đạt được.
f. Cảm thấy “ấm lòng” vì sự công nhận của sếp.
g. Quyết định mọi việc khá dễ dàng.
h. Có thể ra quyết định khá khó khăn.
5. Nhìn chung bạn có khuynh hướng …
a. Thoải mái và nhiệt tình.
b. Độc lập và kín đáo.
c. Có óc thực tế - thấy điều cụ thể trước mắt.
d. Có óc sáng tạo – thấy điều có thể làm được.
e. Bị thuyết phục bởi những lập luận có lý.
f. Bị thuyết phục bởi cảm giác của bản thân.
g. Chỉ cảm thấy thoải mái khi mọi việc đã có kế hoạch rõ ràng.
h. Thích tự do và ứng biến tùy lúc.
Đến đây, hãy thống kê câu trả lời của bạn!
Ví dụ:
Bạn đã trả lời như sa
Câu trả lời a b c d e f g h
Số lần 2 3 4 1 3 2 3 2
* Chọn ra 4 câu bạn đã trả lời nhiều lần nhất:
· Bạn chọn 3 lần Câu b: Bạn là người hướng nội - Introvert.
· Bạn chọn 4 lần Câu c: Bạn là người nhạy bén, sắc sảo - Sensor.
· Bạn chọn 3 lần Câu e: Bạn hành động thiên về lý trí - Thinker.
· Bạn chọn 3 lần Câu g: Bạn rất quy củ và quyết đoán - Judger.
* Vậy bạn là típ người ISTJ (xem bảng sau để biết nghề nghiệp phù hợp với bạn).
Khám phá xem bạn thuộc típ người nào nhé!
Câu a: bạn thuộc típ người hướng ngoại (Extrovert).
*Bạn rất năng động và là người của xã hội, bạn quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh mình.
Câu b: bạn thuộc típ người hướng nội (Introvert).
*Bạn rất kín đáo và cẩn thận. Bạn giao tiếp không nhiều lắm nhưng nội dung giao tiếp thật sâu sắc.
Câu c: bạn là người nhạy bén, sắc sảo (Sensor).
*Bạn thường chú ý đến tất cả sự việc và tiểu tiết xung quanh.
Câu d: bạn là người có trực giác mạnh (Intuitive).
*Bạn quan tâm đến mối quan hệ giữa các sự việc. Bạn là người giàu tưởng tượng và sáng tạo.
Câu e: bạn là người thiên về lý trí (Thinker).
*Bạn quyết định mọi việc rất khách quan và không dựa theo quan điểm cá nhân.
Câu f: bạn là người thiên về cảm tính (Feeler).
*Bạn thường dựa trên các tiêu chuẩn cá nhân và cảm giác của mình để quyết định mọi việc.
Câu g: bạn thuộc típ người quy củ và quyết đoán (Judger).
*Bạn thích một môi trường làm việc có tổ chức và ngăn nắp.
Câu h: bạn là người thích quan sát (Perceiver).
*Bạn rất linh hoạt, ham hiểu biết và có một chút tinh thần “nổi loạn”.
Và bây giờ hãy khám phá xem nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất nhé.
ENFJ (Extrovert, Intuitive, Feeler, Judger)
Bạn là người dễcảm thông và độc đáo. Bạn thích làm việc trong môi trường ngăn nắp. Bạnrất có trách nhiệm. Khi làm bất cứ việc gì, bạn thường dồn hết tâm trícủa mình vào đó.*Bạn có thể trở thành một Chuyên viên quảng cáo, Biên tập tạp chí, Nhà sản xuất các chương trình TV, Nhân viên marketing, Nhà văn/Nhà báo.
ENFP (Extrovert, Intuitive, Feeler, Perceiver)
Thật tuyệtvời! Bạn rất thông minh và luôn muốn học hỏi nhiều hơn. Bạn nói khánhiều và là người khá thoải mái. Bạn rất nhiệt tình, có nhiều sángkiến. Bạn thường dễ dàng vượt qua mọi khó khăn.
*Nghề nghiệp phù hợp với bạn: Nhân viên quảng cáo, chuyên viên Phát triển phần mềm, Nhà báo, Nhà thiết kế, Giám đốc sáng tạo.
ENTJ (Extrovert, Intuitive, Thinker, Judger)
Bạn khá thân thiện với mọi người. Tuy nhiên bạn là người rất kiên quyết và thẳng tính. Vì vậy bạn có thể làm tổn thương người khác. Bạn rất quyết đoán và ngăn nắp.
*Bạn có thể trở thành: Giám đốc điều hành, Tư vấn viên, chuyên viên nhà đất, Nhân viên marketing, Nhà phân tích tài chính.
ENTP (Extrovert, Intuitive, Thinker, Perceiver)
Bạn rất có duyên. Mọi người đều thích bạn vì bạn là người thân thiện và thoải mái. Bạn rất sáng tạo, nhưng cũng dễ thay đổi. Khả năng phân tích của bạn khá tốt.
*Bạn nên làm những công việc: Đầu tư ngân hàng, Người viết quảng cáo, Hoạch định chiến lược, Phát thanh viên radio/TV.
ESFJ (Extrovert, Sensor, Feeler, Judger)
Bạn rất năng động và tràn đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên bạn khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bạn là người ngăn nắp và có trách nhiệm. Bạn không thích sự thay đổi.
*Bạn có thể là một chuyên gia kinh doanh Bất động sản, Bác sĩ thú y, Giáo viên, Y tá, Nhân viên kinh doanh, Nhân viên du lịch.
ESFP (Extrovert, Sensor, Feeler, Perceiver)
Bạn khá thoải mái và khôi hài. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng bạn cảm thấy mình hơi bốc đồng nhé! Tuy nhiên bạn rất ham học hỏi. Bạn rất năng động và yêu các hoạt động xã hội.
*Bạn có thể trở thành một Giáo viên mầm non, Bác sĩ chuyên khoa, Bác sĩ thú y, Nha sĩ.
ESTJ (Extrovert, Sensor, Thinker, Judger)
Bạn có khuynh hướng nói thẳng những điều bạn nghĩ. Bạn rất thực tế, khó thay đổi ý kiến và nghiêm túc. Bạn yêu thích tính truyền thống và rất giỏi quyết định mọi chuyện.
*Bạn có thể trở thành Nhân viên kinh doanh, Nhân viên bất động sản, Dược sĩ, Sĩ quan.
ESTP (Extrovert, Sensor, Thinker, Perceiver)
Bạn là người năng động, vui vẻ và quyến rũ nhưng hơi bốc đồng. Bạn thích thử thách và luôn luôn muốn học hỏi thêm nhiều điều mới lạ. Bạn cũng là người hiếu kỳ, điềm đạm và suy nghĩ lôgic.
*Bạn có thể trở thành Nhân viên y tế, Môi giới chứng khoán, Nhân viên bảo hiểm, Kỹ sư, Nhân viên du lịch.
INFJ (Introvert, Intuitive, Feeler, Judger)
Bạn khá sáng tạo và có khả năng làm việc độc lập. Bạn luôn luôn suy nghĩ kĩ trước khi làm bất cứ việc gì. Bạn luôn dành hết đam mê cho những gì mình làm.
*Nghề nghiệp phù hợp với bạn là: Giáo viên, Chuyên viên huấn luyện, Biên tập viên, Giám đốc sáng tạo, Nhà văn.
INFP (Introvert, Intuitive, Feeler, Perceiver)
Bạn khátrầm lặng, kín đáo và tốt bụng. Thỉnh thoảng bạn khá nhạy cảm nên cũngdễ bị tổn thương. Bạn là người sáng tạo, độc đáo và giàu trí tưởngtượng.
*Những nghề thích hợp với bạn: Chuyên gia nhân sự, Nhà nghiên cứu, Nhà tâm lý học, Thông dịch viên, Thủ thư, Thiết kế thời trang, Biên tập viên.
INTJ (Introvert, Intuitive, Thinker, Judger)
Bạn thíchsự độc lập và ngăn nắp. Bạn là người giàu trí tưởng tượng. Bạn có ócphân tích và lôgic. Bạn luôn khát khao nâng cao năng lực và kiến thứccủa mình. Bạn khá thận trọng và kín đáo.
* Những nghề phù hợp với bạn: Nhà văn tự do, Hoạch định truyền thông, Kiến trúc sư, Quản trị mạng, Phát triển phần mềm.
INTP (Introvert, Intuitive, Thinker, Perceiver)
Bạn khá trầm lặng. Bạn có khả năng làm việc độc lập cao. Người khác có thể kể với bạn những bí mật của họ vì bạn là người rất kín đáo. Bạn là người sáng tạo và khéo léo, nhưng bạn cũng hay thay đổi.
*Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Chuyên viên phân tích tài chính, Nhà kinh tế học, Nhạc sĩ, Thiết kế Web, Xây dựng chiến lược.
ISFJ (Introvert, Sensor, Feeler, Judger)
Bạn là người cẩn thận, hiền lành và sâu sắc. Bạn làm việc chăm chỉ, có óc tổ chức và kiên quyết. Bạn rất quan tâm đến người khác. Bạn thích cuộc sống ổn định và giúp đỡ người khác.
*Những nghề thích hợp với bạn gồm Thủ thư, Người trang trí nội thất, Chăm sóc khách hàng, Nhân viên kế toán, Giáo viên.
ISFP (Introvert, Sensor, Feeler, Perceiver)
Bạn rất tốt bụng và dễ cảm thông. Bạn là người chu đáo và trung thực. Bạn khá nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên bạn rất dễ thích ứng với sự thay đổi.
*Bạn có thể trở thành Nhân viên thiết kế, Chăm sóc khách hàng, Đầu bếp, Nha sĩ.
ISTJ (Introvert, Sensor, Thinker, Judger)
Bạn là người trầm lặng. Bạn rất cẩn thận, trung thực và tỉ mỉ. Bạn thích sự ổn định, nhưng bạn cũng có thể thích nghi với sự thay đổi. Bạn làm việc chăm chỉ và rất có trách nhiệm.
* Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Môi giới bất động sản, Quản lý dữ liệu, Kế toán, Thanh tra xây dựng, Quản lý văn phòng.
ISTP (Introvert, Sensor, Thinker, Perceiver)
Bạn là một người rất thực tế. Bạn thích sự độc lập và yên tĩnh. Đôi lúc bạn cũng bốc đồng. Bạn là người theo chủ nghĩa khách quan và không dễ xúc động.
*Những nghề thích hợp với bạn: Lập trình vi tính, Cảnh sát, Lính cứu hỏa, Dược sĩ.
Bạn biết đấy không có gì là hoàn hảo cả. Nhưng chúng tôi hy vọng bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn khám phá khả năng thật sự của mình. Từ đó bạn sẽ xác định được đâu là công việc phù hợp nhất với bạn để phát triển đúng hướng cho sự nghiệp của mình.
Nguồn: Vietnamworks.com
8 tháng 4, 2009
Cai nghiện phải bằng liệu pháp tâm lý
Cai nghiện phải bằng liệu pháp tâm lý
TT - Đợt trở về gần đây của nhiều ngàn học viên từ trường trại lại gây một áp lực mới cho địa bàn dân cư với sự gia tăng của những trường hợp tái nghiện ma túy và nguy cơ tội phạm. Một dự thảo văn bản bổ sung Luật phòng chống ma túy (dự thảo 2-2-2009) mới được phổ biến để tham khảo ý kiến các giới và điểm mới trong văn bản này là mở lại trung tâm cai nghiện...
Điều này có nghĩa từ trung tâm về cộng đồng và từ cộng đồng lại trở về trung tâm!
Ở nhiều nước, trước khi nhận methadone người nghiện được tư vấn tâm lý. Trong ảnh: người nghiện ma túy được điều trị thay thế bằng methadone tại khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: L.TH.H.
Chuyện tái nghiện khi về cộng đồng không có gì lạ vì chưa chắc các em đã thật sự được “cai” mà chỉ được “cách ly” đối với ma túy mà thôi. Đối với trẻ rơi vào ma túy do nguyên nhân hời hợt như tò mò hay bị bạn rủ rê, sự cách ly có thể mang lại hiệu quả. Nhưng đối với trẻ rơi vào ma túy do những nguyên nhân sâu xa và phức tạp hơn (như mâu thuẫn trong gia đình, thất bại hay thất vọng trong cuộc sống, tự ti mặc cảm hay một tổn thương nào đó về nhân cách) thì sự cách ly thường không có hiệu quả vì nguyên nhân vẫn còn đó.
Thực tế cho thấy trong quá trình ở trường trại các em chưa được tư vấn và trị liệu tâm lý đầy đủ để có thể xóa bỏ nguyên nhân kể trên. Học chữ, học chính trị, học nghề, lao động... rất tốt, nhưng không thể thay thế liệu pháp tâm lý. Và đây là một biện pháp khoa học phải học mới làm được. Từng cá nhân người nghiện cần được tiếp xúc và hỗ trợ để nhìn lại mình, nhận ra vấn đề của mình và huy động nội lực để giải quyết nó. Quá trình trị liệu này thường đòi hỏi thời gian.
Trường trại chưa có nhà tâm lý giống như bệnh viện không có bác sĩ (mà chữa bệnh tâm lý khó hơn bệnh thể xác!). Những cán bộ trường trại, những cán sự “xã hội” làm việc với người nghiện ở cộng đồng giống như chiến sĩ ra trận mà không được trang bị vũ khí là kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, trong dự thảo văn bản 12 trang nói trên, tôi thấy cụm từ “hỗ trợ tâm lý xã hội” chỉ xuất hiện một lần duy nhất và cũng không thấy giải thích gì về nó.
Từ trường trại về nơi cư trú, nếu được đón tiếp bởi những cha mẹ lo âu, mặc cảm, hàng xóm kỳ thị, cơ sở sản xuất không nhận vào làm việc và nhất là cảm giác bị “dè chừng”, “theo dõi” bởi cán bộ địa phương thì lối thoát tâm lý duy nhất của người nghiện là cầu cứu “nàng tiên nâu” để trốn thực tế.
Tại sao những nước tiên tiến không cải tạo tập trung? Tôi từng được đưa đi một vòng thành phố Brussel, Bỉ. Người hướng dẫn cho biết ở đây chỉ bắt người nghiện khi họ phạm các tội khác. Người nghiện bình thường thì khuyên họ thay thế bằng methadone. Nhưng quan trọng không chỉ là viên thuốc mà bệnh nhân chỉ được nhận thuốc sau khi nói chuyện với nhà tâm lý. Cuộc tiếp xúc ngày này qua ngày nọ giúp bệnh nhân thay đổi từ từ với những quyết tâm hành động tích cực để trở về với cuộc sống bình thường.
Thời nay, ở bất cứ xã hội nào các dịch vụ tâm lý xã hội cũng phải được thể chế hóa vì sự bùng nổ các vấn đề xã hội không những gây tốn kém lớn về kinh tế mà còn gây tổn thương lớn cho con người. Và những “vết thương xã hội” sẽ rất khó chữa lành. Chính vì sự thiếu vắng nghiêm trọng của công tác tâm lý xã hội mà tội phạm ngày càng tăng và trẻ hóa, với những hình thức bạo lực chưa từng thấy đang gây hoang mang trong lòng dân.
Dưới sự tác động của các tổ chức quốc tế, chúng ta khai sinh được ngành công tác xã hội năm 2004 với một mã ngành. Ngay sau đó có quyết định xúc tiến mã nghề để người làm việc trong lĩnh vực này có quy chế lao động bên cạnh y bác sĩ, giáo viên... Tuy nhiên, quy chế này đến nay cũng chưa có và chất lượng đào tạo của ngành công tác xã hội còn yếu kém do không có thầy được đào tạo bài bản.
NGUYỄN THỊ OANH
(Báo Tuổi Trẻ ngày 08/04/2009)
TT - Đợt trở về gần đây của nhiều ngàn học viên từ trường trại lại gây một áp lực mới cho địa bàn dân cư với sự gia tăng của những trường hợp tái nghiện ma túy và nguy cơ tội phạm. Một dự thảo văn bản bổ sung Luật phòng chống ma túy (dự thảo 2-2-2009) mới được phổ biến để tham khảo ý kiến các giới và điểm mới trong văn bản này là mở lại trung tâm cai nghiện...
Điều này có nghĩa từ trung tâm về cộng đồng và từ cộng đồng lại trở về trung tâm!
Ở nhiều nước, trước khi nhận methadone người nghiện được tư vấn tâm lý. Trong ảnh: người nghiện ma túy được điều trị thay thế bằng methadone tại khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: L.TH.H.
Chuyện tái nghiện khi về cộng đồng không có gì lạ vì chưa chắc các em đã thật sự được “cai” mà chỉ được “cách ly” đối với ma túy mà thôi. Đối với trẻ rơi vào ma túy do nguyên nhân hời hợt như tò mò hay bị bạn rủ rê, sự cách ly có thể mang lại hiệu quả. Nhưng đối với trẻ rơi vào ma túy do những nguyên nhân sâu xa và phức tạp hơn (như mâu thuẫn trong gia đình, thất bại hay thất vọng trong cuộc sống, tự ti mặc cảm hay một tổn thương nào đó về nhân cách) thì sự cách ly thường không có hiệu quả vì nguyên nhân vẫn còn đó.
Thực tế cho thấy trong quá trình ở trường trại các em chưa được tư vấn và trị liệu tâm lý đầy đủ để có thể xóa bỏ nguyên nhân kể trên. Học chữ, học chính trị, học nghề, lao động... rất tốt, nhưng không thể thay thế liệu pháp tâm lý. Và đây là một biện pháp khoa học phải học mới làm được. Từng cá nhân người nghiện cần được tiếp xúc và hỗ trợ để nhìn lại mình, nhận ra vấn đề của mình và huy động nội lực để giải quyết nó. Quá trình trị liệu này thường đòi hỏi thời gian.
Trường trại chưa có nhà tâm lý giống như bệnh viện không có bác sĩ (mà chữa bệnh tâm lý khó hơn bệnh thể xác!). Những cán bộ trường trại, những cán sự “xã hội” làm việc với người nghiện ở cộng đồng giống như chiến sĩ ra trận mà không được trang bị vũ khí là kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, trong dự thảo văn bản 12 trang nói trên, tôi thấy cụm từ “hỗ trợ tâm lý xã hội” chỉ xuất hiện một lần duy nhất và cũng không thấy giải thích gì về nó.
Từ trường trại về nơi cư trú, nếu được đón tiếp bởi những cha mẹ lo âu, mặc cảm, hàng xóm kỳ thị, cơ sở sản xuất không nhận vào làm việc và nhất là cảm giác bị “dè chừng”, “theo dõi” bởi cán bộ địa phương thì lối thoát tâm lý duy nhất của người nghiện là cầu cứu “nàng tiên nâu” để trốn thực tế.
Tại sao những nước tiên tiến không cải tạo tập trung? Tôi từng được đưa đi một vòng thành phố Brussel, Bỉ. Người hướng dẫn cho biết ở đây chỉ bắt người nghiện khi họ phạm các tội khác. Người nghiện bình thường thì khuyên họ thay thế bằng methadone. Nhưng quan trọng không chỉ là viên thuốc mà bệnh nhân chỉ được nhận thuốc sau khi nói chuyện với nhà tâm lý. Cuộc tiếp xúc ngày này qua ngày nọ giúp bệnh nhân thay đổi từ từ với những quyết tâm hành động tích cực để trở về với cuộc sống bình thường.
Thời nay, ở bất cứ xã hội nào các dịch vụ tâm lý xã hội cũng phải được thể chế hóa vì sự bùng nổ các vấn đề xã hội không những gây tốn kém lớn về kinh tế mà còn gây tổn thương lớn cho con người. Và những “vết thương xã hội” sẽ rất khó chữa lành. Chính vì sự thiếu vắng nghiêm trọng của công tác tâm lý xã hội mà tội phạm ngày càng tăng và trẻ hóa, với những hình thức bạo lực chưa từng thấy đang gây hoang mang trong lòng dân.
Dưới sự tác động của các tổ chức quốc tế, chúng ta khai sinh được ngành công tác xã hội năm 2004 với một mã ngành. Ngay sau đó có quyết định xúc tiến mã nghề để người làm việc trong lĩnh vực này có quy chế lao động bên cạnh y bác sĩ, giáo viên... Tuy nhiên, quy chế này đến nay cũng chưa có và chất lượng đào tạo của ngành công tác xã hội còn yếu kém do không có thầy được đào tạo bài bản.
NGUYỄN THỊ OANH
(Báo Tuổi Trẻ ngày 08/04/2009)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)