29 tháng 5, 2008

Somaly Mam: Tìm lại nụ cười cho những cuộc đời bị vùi dập


Somaly Mam: Tìm lại nụ cười cho những cuộc đời bị vùi dập

TTCT - Somaly áp tay vào trái tim: “Tôi hạnh phúc khi các cô gái lại được cười”. Nụ cười của Somaly hôm nay rạng rỡ, không mảy may dấu vết của những ngày ác mộng. Somaly Mam, tên của cô, được thêu trên lưng áo đen của những cô gái thuộc Tổ chức AFESIP (Campuchia), cũng là niềm hi vọng được cứu thoát cho hàng ngàn cô gái không phân biệt quốc tịch, đang bị đọa đày ở các nhà chứa tại Campuchia.

Câu chuyện của cô qua hồi ký Con đường đánh mất sự trinh trắng (TTCT số 9, 10 và 11-2008) đã làm rúng động độc giả về sự thật tàn bạo được phơi bày và nghị lực phi thường của bản thân cô. Tuần trước, Somaly đã sang Việt Nam để thăm các trung tâm của Tổ chức AFESIP.

* Somaly, câu chuyện của chị đầy máu, nước mắt, đau đớn và sợ hãi. Chị có thể kể một câu chuyện khác không, câu chuyện trong đó chị hạnh phúc?

- Somaly Mam: Từ khi thoát ra khỏi số phận nhục nhằn và thành lập Tổ chức AFESIP, tôi hạnh phúc nhất khi thấy những đứa trẻ được cứu thoát và các cô gái lại có thể cười, nụ cười mà họ đã bị tước đi.

Tôi hạnh phúc khi chính mình góp phần thực hiện điều đó, để những đứa trẻ tìm lại được tuổi thơ, lại có thể đến trường, vui đùa cùng bạn bè. Hạnh phúc là khi chúng tôi đưa các cô gái Việt Nam về quê. Các cô ấy đã bị bán đến một xứ sở xa lạ, bị đối xử tàn tệ và khi chứng kiến họ bước qua khỏi lằn ranh biên giới, nghĩ rằng từ nay họ sẽ lại được sống với những người Việt, nói tiếng Việt, ăn thức ăn Việt... tôi thấy rất vui, thật sự hạnh phúc.

* Tiếp xúc và giải cứu những cô gái cùng cảnh với mình, thường xuyên gặp những tác động ngược chiều từ giới “mafia”, từ nhà chức trách, có bao giờ chị thấy nản lòng không? Điều gì thúc đẩy chị tiếp tục?

- Tôi chưa bao giờ thấy nản lòng hay sợ hãi. Từ khi có ý định thành lập AFESIP, tôi biết mình sẽ phải đối mặt với những gì. Và tôi còn cảm thấy vui vì mình được đối mặt một cách chủ động. Sức mạnh và sự tự tin của tôi xuất phát từ trong những đau đớn mà tôi đã trải qua, những nỗi đau đó còn mạnh hơn cả cái chết. Không có gì đáng để sợ hãi nữa.

* Với các cô gái chị đã gặp, có phải nguyên nhân duy nhất khiến họ trở thành nạn nhân bị mua bán là gia đình quá nghèo?

- Nghèo cũng chỉ là một lý do, dù là lý do chính. Bên cạnh đó còn phải kể đến các nguyên nhân khác như: học vấn thấp dẫn đến những hạn chế trong nhận thức và dễ bị lừa đảo, dụ dỗ; sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, có những thôn quê mà con gái bị đối xử rất tàn tệ khiến các cô ấy muốn ra đi tìm một cơ hội đổi đời.

Thêm một lý do nữa là rất nhiều cô gái sẵn sàng làm tất cả, kể cả tự bán mình, để có thể giúp đỡ cha mẹ, gia đình. Và cũng có nhiều người làm cha, làm mẹ nhưng sẵn sàng bán con gái mình để lấy một số tiền. Chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn để xóa bỏ những quan niệm đó.

* Chị đã đứng lên được, đã không thù ghét xã hội mà còn quay lại giúp những cô gái khác. Các cô ấy có sẵn lòng đứng lên khi có cơ hội như chị không? Theo chúng tôi biết đã có nhiều cô gái sau khi được đưa về nhà, thậm chí sau khi được đào tạo nghề, đã tiếp tục bỏ đi và quay về đường cũ vì không còn quen lao động.

Theo kinh nghiệm của chị, sau khi giải cứu, nên tăng cường cho các cô ấy học văn hóa hay học nghề, và những nghề nào phù hợp nhất? Làm sao để họ thật sự hòa nhập trở lại với xã hội?

- Tôi không có gì khác với các cô ấy. Cá nhân tôi thấy rằng cô gái nào cũng ý thức được kiếp sống tủi nhục và sẵn sàng đón nhận cơ hội để có cuộc sống mới. Bước ngoặt ấy không chỉ cần được giải cứu, mà họ cần được cộng đồng cho một lời khẳng định rằng: họ có thể vượt qua được nỗi đau, họ sẽ là người có ích cho xã hội, và họ sẽ còn có thể cứu được các cô gái khác, có thể ngăn chặn được những bi kịch lặp lại...

Tất nhiên, các cô gái cần có một nghị lực lớn để vượt qua được sự cám dỗ và thôi thúc kiếm tiền để có thêm nhiều tiền thật dễ dàng và nhanh chóng. Tôi biết có nhiều cô đã được cứu rồi lại quay về con đường cũ vì sự thôi thúc này, và phần lớn đến từ chính gia đình. Nhiều cô sau khi được chúng tôi cứu lại bị gia đình bán một lần nữa.

Một nguyên nhân khác là sự kỳ thị mà họ gặp phải khi tái hòa nhập với xã hội. Nhiều người đã nhìn họ bằng cặp mắt e ngại, đánh giá; nhiều người mang sẵn trong cách ứng xử một quan niệm “đây là những người xấu”, nhiều người xa lánh... Những điều đó khiến các cô gái lại rơi vào cô đơn, tuyệt vọng và con đường quay trở về của họ bị chặn lại.

Ở trung tâm, chúng tôi đang giữ nhiều lá thư của các cô gái viết bằng tiếng Việt, tiếng Campuchia, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Anh... Tất cả đều có chung khát vọng được sống vui vẻ giữa mọi người và mong rằng em gái, em trai mình không bị bán đi. Tất cả các cô ấy đều nhận được sự giúp đỡ, chăm sóc của chúng tôi kể cả khi đã rời khỏi trung tâm. Trước khi đến AFESIP, các cô thường che giấu gốc tích của mình, và tại trung tâm chúng tôi, không có sự phân biệt đối xử nào. Tất cả đều là con người, có trái tim trong ngực và máu chảy dưới da, và đều có những nỗi đau như nhau.

Các bạn hãy nói nhiều hơn nữa về những nỗi đau ấy để đánh động lương tâm con người. Chính phủ Việt Nam cũng cần có những biện pháp về mặt pháp luật mạnh mẽ hơn nữa, vì có rất nhiều kẻ buôn người là người Việt Nam, kể cả tại Campuchia.

* Chúng tôi biết rằng có nhiều cô gái Việt Nam đã bị bán sang Campuchia, theo kinh nghiệm của chị, các tổ chức ở Việt Nam nên làm gì để ngăn chặn tệ nạn này?

- Vâng, rất nhiều cô gái là người Việt Nam, và tôi nhận thấy rằng họ bị mua bán, có một số cô bị lừa, còn lại thì bản thân họ hoặc cha mẹ họ nhận thức rõ rằng sang Campuchia để làm gái mãi dâm. Nhưng họ đã chấp nhận.

Ngoài những biện pháp mà các bạn đã làm như nỗ lực nâng cao giáo dục, đào tạo nghề, các bạn hãy làm công tác truyền thông nhiều hơn nữa về tình cảnh các cô gái Việt Nam bị bán sang Campuchia, để kêu gọi các cô ấy đừng tự bán mình hay gia đình các cô ấy đừng bán con.

Các cô gái ấy bị quăng vào một nơi xa lạ, bị đánh đập, bị làm nhục, và khi các cô ấy kêu cứu bằng tiếng Việt, gọi mẹ bằng tiếng Việt, không ai nghe, không ai hiểu, không ai đến giúp đỡ. Họ rơi vào một tình cảnh vô cùng tuyệt vọng, tuyệt vọng hơn cả tôi khi xưa. Chỉ có tôi hiểu vì tôi cũng đã từng đau đớn như vậy.

Khi nói chuyện với bạn, tôi nhớ đến cô bé Hoa. Em bị bán sang Campuchia từ năm 8 tuổi. Tôi đưa em về AFESIP năm em 14, sau một lần em bị đánh đập dã man và tuyệt vọng kêu cứu bằng tiếng Việt. Cuối cùng em đã chết tại trung tâm của chúng tôi vì HIV.

* Có bao giờ chị gặp những bé trai bị bán chưa?

- Có, nhưng rất ít.

* Những điều lạc quan ở AFESIP là gì?

- 10 năm nay, AFESIP đã cứu được 4.000 người. Sau ba năm học lại các kỹ năng sống, học văn hóa, học luật, học nghề và được tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tại trung tâm, 32% đã có cuộc sống ổn định với một nghề nghiệp như buôn bán nhỏ, 32% đang ở giữa giai đoạn. Có một số cô gái nhắn với tôi: “Từ giờ tôi sẽ biến mất đây”, và các cô ấy biến mất, xóa bỏ quá khứ để có cuộc sống mới. Một số cô quay trở lại nhà chứa vì nhiều nguyên nhân, một số nữa thì chết vì HIV.

Tôi cho những con số đó là lạc quan và chúng tôi đang cố gắng để giải cứu các cô gái được càng nhiều càng tốt.

Nguồn: Tuổi Trẻ CN 25/05/2008

Hoạt động của AFESIP tại Việt Nam

AFESIP có mặt tại Việt Nam từ năm 2001, mở hai trung tâm phục hồi tại TP.HCM và TP Cần Thơ, mỗi cơ sở có thể tiếp nhận 25-30 người là nạn nhân bị bóc lột tình dục hoặc hồi hương sau khi bị bán sang nước ngoài. Trung tâm cung cấp cho các nạn nhân nơi cư trú an toàn, quần áo, đồ dùng, thực phẩm, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi tâm lý, tư vấn pháp lý, tập huấn kỹ năng sống, bổ túc văn hóa và đào tạo nghề để chuẩn bị việc tái hòa nhập cộng đồng.

AFESIP phối hợp với các cơ quan, tổ chức phi chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để các nạn nhân được hồi hương theo đúng luật pháp Việt Nam; tổ chức các hoạt động tư vấn miễn phí cho phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn; tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.

Một xưởng may quần áo thời trang đã được thành lập ở TP.HCM để dạy nghề may và tạo việc làm cho các học viên. Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân thông qua sự độc lập bền vững về tài chính.

Tiến trình quản lý cơn giận


Trí tuệ cảm xúc


Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và của người khác. Nó được chia ra làm bốn phần : Tự nhận thức, nhận thức xã hội, tự chủ và quản lý mối quan hệ.
Hình ảnh trên là Mô hình Trí tuệ cảm xúc của Goleman (2002)

Hợp tác đa ngành


Hợp tác đa ngành

Ngày nay, chúng ta đang trong thời kỳ của việc hợp tác liên ngành, hợp tác là một chủ đề không giới hạn riêng biệt trong bối cảnh các vấn đề xã hội hôm nay. Khả năng thực tế khi chúng ta đối diện với những nguồn lực hạn chế thì hợp tác là sự cố gắng thu hút những nguồn lực, kinh phí hiệu quả từ đồng nghiệp, các tổ chức khác có thể cung cấp hiệu quả để bù đắp những tài nguyên thiếu hụt. Trong một thời gian nhất định, khi có những vấn đề lớn tác động đến cộng đồng, tổ chức, nhân viên xã hội (NVXH) không thể phục vụ cho cộng đồng hoặc có những giải pháp để giải quyết những vấn đề xã hội hiệu quả và thiết thực vì thế NVXH cần thiết lập đối tác với các tổ chức, cá nhân khác để đạt được những hoạt động hiệu quả.

Những rủi ro khi tiến hành hợp tác.

Hợp tác là một phạm vi mà nó thường gây ra sự hiểu lầm và hiểu không đúng bởi tính đa ngành. Nhiều người đã có kinh nghiệm rất nhiều trong hợp tác nhưng không có bao nhiêu người đưa ra những cách thức để áp dụng hoặc gợi ý để áp dụng cho việc hợp tác. Sự phù hợp của hợp tác liên ngành đòi hỏi vượt qua những giới hạn chuyên nghiệp trong những lĩnh vực không giống nhau. Hợp tác liên ngành cũng có những thách thức cho chúng ta trong việc hoạch định các tiền đề của những lĩnh vực khác nhau, học hỏi những ngôn ngữ mới, và cũng thấy được những khó khăn thông qua phương huớng mới.

Hợp tác liên ngành khác nhau từ thực tiễn phổ biến trong thực tế chẳng hạn như làm việc nhóm, liên kết, và đối tác. Xét về mặt hỗ trợ lẫn nhau thì các thành phần liên kết có nghĩa là tìm kiếm những ngành và phạm vi khác nhau cùng làm việc với nhau. Vì thế, làm việc nhóm trong một tổ chức có thể không cần thiết phải gắn vào những giới hạn của nghề nghiệp riêng biệt của tổ chức đó.

Không chỉ tiến hành bằng cảm tính

Hợp tác sẽ không có lợi ích nếu nó là sự kết hợp theo hình thức, ý nghĩa hợp tác là một liên kết để đóng góp công sức hòa cùng với tính thích hợp của kiến thức, kỹ năng gắn kết của cá nhân, nhóm vào những giá trị nghề nghiệp. Chúng ta phải tin là chúng ta sẽ thành công khi làm việc chung với nhiều người khác hơn là làm việc một mình và thành công hơn nữa nếu những người mà chúng ta làm việc sẵn sàng hỗ trợ về tài nguyên, sự thành thạo, và đa dạng về ngành nghề.

Nhiều NVXH đã nỗ lực tin rằng khi họ làm việc chung với những tổ chức khác là họ đang tham gia vào hợp tác liên ngành. Tuy nhiên, chìa khóa để hiểu nền tảng của vấn đề là những giới hạn nghề nghiệp của chúng ta. Có nhiều ví dụ về sự hợp tác liên ngành đã được mô tả trong lĩnh vực hoạt động giữa NVXH và các ngành khác trong từng dự án khác nhau như các dự án về sức khỏe, giáo dục, xóa đói giảm nghèo…đó là nhóm tập trung nhiều lĩnh vực khác nhau cùng nhau chia sẻ những tiến độ và cách thức thực hiện. Giáo dục, truyền thông cần huy động nhiều thành phần tham gia: cơ quan đoàn thể, giáo viên, bác sĩ, và NVXH…. Sự đa dạng sẽ đảm bảo hơn khi có cả những đại diện của cộng đồng, nhóm những người hưởng lợi, và khách hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác cùng có cơ hội ngồi lại với nhau, cùng nhau bàn bạc và làm việc.

Theo Alter (2000) đề xuất một công thức cho việc hợp tác: “Các đối tác của việc hợp tác thường liên quan đến đầu mối các dự án với vài người thực hiện. Trên thực tế, những mạng lưới, lĩnh vực khác nhau, cần tính toán nhiều hơn đến các thành phần liên quan hơn là chỉ đề cập đến những đầu mối. Tuy nhiên, tiến trình của hợp tác cần diễn ra trong sự xác thực về kiểu cách và phù hợp trong việc sáng tạo của những thực thể như các đối tác, những mạng lưới, và những người có lợi ích khi tham gia.”

Lợi ích

Lợi ích của việc liên kết là rất lớn. Trước tiên, liên kết với nhiều lĩnh vực với nhiều tổ chức trong nhiều ngành nghề khác nhau có thể hợp pháp hóa một vấn đề. Lợi ích từ việc liên kết là tính điều phối diễn ra trong việc tham gia trong nhóm, đó là đầu tư trong vấn đề cần thực hiện. Hợp tác sẽ huy động được nhiều sáng kiến từ nhiều cá nhân, bởi vì mỗi cá nhân tại thời điểm thảo luận sẽ đóng góp những sáng kiến cho công viêc được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh việc điều phối cho các hoạt động về các nguồn lực và sáng kiến mang lại các dự án có hợp tác dễ dàng thực hiện.

Không chỉ tổ chức của bạn có cơ hội để đạt những tài nguyên từ những tổ chức khác trong tổ chức hợp tác, nhưng trong một thời điểm khi có sự đề cử cho nhiều tổ chức khác, hợp tác cũng có thể thuyết phục những nguồn lực lớn mà tổ chức của bạn không chỉ cam kết để đến những người bạn phục vụ và vấn đề bạn giải quyết nhưng bạn nhận biết cách làm để giải quyết vấn đề không thể hoàn thành bởi chính tổ chức của bạn thông qua những tài nguyên, nguồn lực được hỗ trợ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chú ý về những nguồn lực lớn để mở rộng sự hợp tác bao hàm mọi thành phần liên quan, hợp tác thường có nghĩa là đối tác với nhiều hơn một hoặc hai tổ chức khác nhau.

Thách thức

Chúng ta có thể bị áp lực về những khó khăn về những người phản đối việc hợp tác khi mới bắt đầu. Thường đó là những thách thức trong mối quan hệ của việc hợp tác, nó có thể kiềm chế một số tổ chức đứng lại trong việc cam kết hợp tác. Một thách thức là phân bố thời gian, tiền bạc, và thông tin đến từ vịệc lập kế họach và thủ tục cho tiến trình hợp tác. Những người đã có liên quan trong việc hợp tác hiểu rằng thời gian chắc chắn đầu tư việc họp, tiền cho người làm việc để tham gia vào hợp tác, và thông tin cần thiết để chia sẻ với người khác trong khi thảo luận.

Hợp tác cũng có nghĩa là có khả năng để từ bỏ việc điều khiển một dự án. Việc này thường đề cập đến một số cán bộ quản lý và những người chuyên nghiệp đã bỏ qua những thói quen để có được những quyền lực và đang có được quyền lực để điều khiển những dự án thành công. Sự tin tưởng là một phần quan trọng, và tổ chức phải được đặt lên hàng đầu cho một sáng kiến mới. Sự tin tưởng thường có thể là một thách thức ở khu vực nông thôn nơi mà những chính sách và lịch sử sắp đặt sự tương tác diễn ra trong mỗi cộng đồng. Tin tuởng cũng sẽ mất thời gian để xây dựng.

Châu Hoàng Mẫn
(Xem tiếp kỳ sau)

Bản tin số 5/2008 SDRC

Đề án hậu cai nghiện: Tốn kém, không căn cơ


Đề án hậu cai nghiện: Tốn kém, không căn cơ - "Chỉ cần trích 10 tỷ đồng từ ngân sách cho đề án hậu cai nghiện để đào tạo và trả lương (1.000.000đ/người/tháng) cho 500 lao động trong 7 năm có thể tạo ra 2 nhân viên công tác xã hội cho các phường - xã của TP.HCM. Các nhân viên này có thể giúp người sau cai nghiện trở lại với cộng đồng hiệu quả hơn thực hiện đề án trên", Thạc sỹ Phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh khẳng định.

Bà Oanh còn cho rằng: "Nếu cứ gom người nghiện ma túy vào một chỗ trong tình trạng không có chuyên gia tâm lý như hiện nay, họ chỉ thay đổi bên ngoài, và nếu không là ma túy thì tệ nạn khác đến với họ. Nếu cứ tiếp tục xây dựng trường trại mà không có giải pháp căn cơ thì tương lai cần xây dựng cơ sở không chỉ cho vài vạn mà cho vài trăm ngàn học viên, câu chuyện không có điểm dừng".

Trích phần nhỏ chi phí đề án là có đội ngũ nhân viên công tác xã hội

ThS Nguyễn Thị Oanh. (Ảnh: PC)
- Thưa bà, bà có thể phân tích rõ hơn giải pháp căn cơ: đào tạo các nhân viên công tác xã hội?

- Cũng là thanh niên thành phố, cũng sự hiện diện của ma tuý mà tại sao em này sa ngã, em kia tái nghiện, còn các em khác lại không? Câu trả lời là yếu tố chủ quan (hoàn cảnh gia đình và nhân cách) chiếm ít nhất là 50% trong các nhân tố thúc đẩy.

Gia đình không quan tâm, hoặc quá khắt khe với con cái, người lớn không biết cách làm cha mẹ là yếu tố dẫn tới những hành vi sai trái của tuổi trẻ. Một em đã kết thúc giai đoạn cai nghiện, trở về với gia đình, nhưng bị người cha mắng chửi, rất dễ tái nghiện.

Nếu cộng đồng coi người nghiện ma túy là tội phạm, thì rất dễ khiến họ dấn sâu vào con đường này. Hãy coi họ là nạn nhân, còn người bán ma túy là tội phạm. Cộng đồng rất dễ lạnh nhạt với người cai nghiện trở về. Đây cũng là tác nhân dẫn tới tái nghiện.

Ở trường trại, các em đã cắt cơn, nhưng không có nghĩa là đã chấm dứt, nguy cơ tái nghiện rất cao, bởi vì các em không được xây dựng nội lực tâm lý để chống trả với cám dỗ.

Người giúp các em xây dựng nội lực tâm lý, tác động vào cộng đồng, gia đình để tạo cách nhìn, cách hành xử đúng với các em là những chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản.

Ở cộng đồng, nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có nhiệm vụ theo dõi, hỗ trợ các cá nhân và gia đình có vấn đề, tổ chức vui chơi giải trí lành mạnh để giáo dục trẻ em và phòng ngừa tệ nạn xã hội; tổ chức tập huấn, vận động người dân trong cộng đồng để họ được trang bị kiến thức và kỹ năng.

Đối với trường hợp cụ thể người tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện, nhân viên công tác xã hội với các hoạt động trên, là cầu nối giữa họ và cộng đồng, tạo điều kiện để họ hòa mình với cộng đồng, gia đình, tạo trạng thái tâm lý bình thường, xây dựng nội lực tâm lý để kháng cự ma túy.

Ngay cả khi uống Methadone (thuốc thay thế ma túy) cũng cần được trợ giúp tâm lý.

Ở các nước trên thế giới, các trung tâm xã hội hay trung tâm cộng đồng trên địa bàn dân cư có chức năng tổng hợp, vừa giải quyết vừa phòng ngừa các vấn đề xã hội. Hiệu quả thực tế đã được chứng minh.

Giải pháp tập trung số đông người sau cai nghiện vào một chỗ là tốn kém. Chỉ cần chích một phần nhỏ chi phí của đề án hậu cai nghiện là có thể tạo ra một đội ngũ nhân viên công tác xã hội có trình độ.

Tập trung phải khoa học

Gom người nghiện ma túy vào một chỗ trong tình trạng không có chuyên gia tâm lý như hiện nay, họ chỉ thay đổi bên ngoài? (Ảnh: Phan Công)

- Tuy vậy, vẫn có ý kiến lập luận rằng, hình thức cai nghiện, chuẩn bị cho tái hòa nhập cộng đồng rất phong phú, tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nước, mỗi địa phương, TP.HCM có thể có cách làm riêng, ít ra để tức thời giải quyết an ninh, trật tự?

- Dù hoàn cảnh mỗi nước khác nhau nhưng đều theo quy luật chung. Dù cai nghiện tập trung hay tại gia đình, yếu tố tâm lý xã hội vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Đối với trường hợp nghiện quá nặng, quậy phá, các nước cũng áp dụng biện pháp tập trung, nhưng tập trung thành nhóm nhỏ, có chuyên gia tâm lý sống cùng như một gia đình, chứ không tập trung số đông, nhiều đối tượng sống lẫn nhau, chỉ có giám thị quản lý.

Tập trung lại mà không giải quyết một cách khoa học thì giống như đưa đến một chỗ cho rảnh mắt, đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Vai trò của nhân viên công tác xã hội đã được nhiều nước khẳng định từ rất lâu. Tại VN đã có những ý kiến đề xuất xúc tiến phát triển đội ngũ này, nhưng hầu như chưa xuất hiện. Theo bà, đâu là vướng mắc?

- Vấn đề là nhận thức. Ở nước ta, khi tiếp cận các vấn đề xã hội, người ta chưa đi theo hướng tâm lý, trong khi đây là tác nhân rất quan trọng.

Ở Singapore, các khu chung cư đều có một văn phòng xã hội. Khi thấy một đứa bé quậy phá, buồn bã, nhân viên công tác xã hội tới thăm gia đình, tìm nguyên nhân và giúp cha mẹ điều chỉnh cách giáo dục con cái. Sự can thiệp sớm này có thể ngăn chặn trường hợp trẻ lang thang, nghiện ngập.

Ở VN, sau thời gian nhiều người lên tiếng vận động, đến năm 2004, Nhà nước mới cấp mã số cho ngành đào tạo nhân viên công tác xã hội. Đại học Mở bán công TP.HCM đã có trên 300 sinh viên tốt nghiệp. Trường Lao động xã hội Trung ương và chi nhánh 2 ở TP.HCM đã có vài khoá đào tạo. Hội chữ thập đỏ từ Trung ương đến địa phương đã chuyên môn hoá nhân sự bằng phương pháp công tác xã hội.

Một số mô hình như mô hình công tác xã hội trợ giúp cai nghiện tại phường Cầu Kho, quận 1, đã chứng tỏ những thành công ban đầu.

Phạm Cường (thực hiện)
Nguồn:Tinmoi.vn

28 tháng 5, 2008

GIẢ THUYẾT VÀ GIẢ THIẾT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



GIẢ THUYẾT VÀ GIẢ THIẾT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Vũ Cao Đàm
“Giả thuyết” và “giả thiết” là hai khái niệm có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Đáng tiếc, trong thực tế vẫn có nhiều nhà khoa học còn sử dụng lẫn lộn hai khái niệm này. Trong bài viết dưới đây, tác giả mong muốn làm rõ sự phân biệt về ý nghĩa và cách sử dụng trong NCKH, góp phần phát triển những cơ sở lý thuyết về phương pháp luận và kỹ năng NCKH ở nước ta.

Một hiện trạng đáng báo động

Một vị chủ nhiệm khoa của một trường đại học lớn ở Hà Nội, đồng thời là chủ tịch một hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa, có chức danh khoa học, luôn lớn tiếng mắng đồng nghiệp khi họ nêu giả thuyết cho nghiên cứu của mình. Vị chủ nhiệm khoa này nói: “NCKH của các anh cần gì phải có giả thuyết” (!). Tại một viện nghiên cứu khác ở Hà Nội, ban lãnh đạo của viện đã phân vân, có nên yêu cầu các nghiên cứu sinh và học viên cao học viết giả thuyết trong luận văn của mình nữa không, vì các vị cho rằng, viết thì thừa, không viết thì thiếu!

ở một khoa khác trong một trường đại học lớn, một vị phó giáo sư bắt mọi luận văn, luận án (thạc sỹ và tiến sỹ) phải viết giả thuyết dưới dạng “Nếu …, thì …” một cách rất khô cứng, chẳng hạn, bản luận văn thạc sỹ do chính ông hướng dẫn, đã viết “giả thuyết” thành “giả thiết”, và được viết như sau: “Nếu có được biện pháp quản lý chất lượng đào tạo thích hợp, thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nguồn nhân lực”.

Hầu hết văn bản hướng dẫn viết luận văn sau đại học của nhiều trường đại học ở nước ta hiện nay không đòi hỏi và hướng dẫn các tác giả phải trình bày “giả thuyết”. Khảo sát tại một cơ sở đào tạo sau đại học của ngành y, chúng tôi được các thầy /cô khẳng định: Nghiên cứu của ngành y không cần giả thuyết. Đến khi chúng tôi đưa cho các vị xem cuốn sách của GS, BS Tôn Thất Tùng, trong đó, ông luôn nói: “Tôi đặt giả thuyết này…”, “Tôi đặt giả thuyết kia…” thì các vị mới “ngã ngửa” ra rằng, trong nghiên cứu của ngành y, đến bác sỹ Tôn Thất Tùng, cũng đã phải viết giả thuyết.

Chúng ta có thể vào thư viện của nhiều trường đại học, tìm đọc một số công trình nghiên cứu các loại, từ luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ đến cử nhân, đều có thể thấy, hàng loạt tác giả hoặc là không trình bày giả thuyết của nghiên cứu, hoặc là sử dụng khái niệm giả thuyết và giả thiết một cách khá tùy tiện. Điều này chứng tỏ sự yếu kém về phương pháp luận trong cộng đồng nghiên cứu của chúng ta. Sự yếu kém này có lý do của nó: Hàng loạt trường đại học Việt Nam chưa đưa môn học về phương pháp luận NCKH vào chương trình giảng dạy.

Nếu nói đến tình trạng báo động trong NCKH và đào tạo sau đại học, thì đây là một trong những điều đáng báo động nhất.

Khái niệm “giả thuyết” và “giả thiết” trong nghiên cứu

Khái niệm “giả thuyết nghiên cứu”

Vậy “giả thuyết”, hoặc “giả thuyết khoa học”, hoặc đơn giản hơn, “giả thuyết nghiên cứu” (Hypothese) là gì? Sách hướng dẫn NCKH nước ngoài phần lớn định nghĩa giả thuyết là một sự giải thích (explanation) sơ bộ về bản chất sự vật. Trong các bài giảng về phương pháp luận NCKH, chúng tôi đưa ra những định nghĩa để người học dễ thao tác hơn: “Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu”, hoặc “Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh của tác giả”, hoặc, đối với những người mới làm quen với NCKH, chúng tôi đưa ra một định nghĩa rất đơn giản: “Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh, vào câu hỏi nghiên cứu của đề tài”.

Mendeleev nói: “Không một nghiên cứu nào không phải đặt giả thuyết”. ông còn nhấn mạnh: “Đặt ra một giả thuyết sai vẫn còn hơn không đặt ra một giả thuyết nào”. Có người nói rằng, điều mà Mendeleev nói chỉ đúng trong khoa học tự nhiên, còn trong khoa học xã hội thì không cần giả thuyết. Thế nhưng, một nhà khoa học xã hội rất quen biết, là Engels, đã khẳng định trong Biện chứng tự nhiên: “Nghiên cứu nào cũng phải có giả thuyết. Giả thuyết chẳng qua là sự giải thích sơ bộ bản chất của sự vật”.

Khái niệm “giả thiết” trong nghiên cứu

Bên cạnh khái niệm “giả thuyết”, trong NCKH còn sử dụng khái niệm “giả thiết” (Assumption). Giả thiết là một điều kiện giả định trong quan sát hoặc thực nghiệm.

Ví dụ, khi nói nước sôi ở 1000 C, người ta đã ngầm hiểu, nước đó được quy về những điều kiện giả định, đó là: (1) Nước nguyên chất, (2) Được đun nóng dưới áp suất là 1 atm.

Một ví dụ khác trong khoa học xã hội, khi xem xét quan hệ giữa khu vực sản xuất tư liệu sản xuất (khu vực I) và khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng (khu vực II) trong quá trình tái sản xuất mở rộng, Marx đã đặt giả thuyết là khu vực I quyết định khu vực II với giả thiết rằng, giữa các quốc gia không có ngoại thương.

Giả thiết là một điều kiện mang tính quy ước của người nghiên cứu, nó có thể không tồn tại hoặc không phải lúc nào cũng tồn tại trong thực tế.

Vai trò của “giả thuyết” trong NCKH

Tất cả các khoa học thực nghiệm, bất kể trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hay khoa học xã hội, đều cần có giả thuyết. Kết luận này là kết quả của cuộc tranh luận diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX, trong đó có mặt cả các nhà khoa học tự nhiên và các nhà khoa học xã hội. Trong cuộc tranh luận này, chúng ta thấy có cả E. Mach1, nhà vật lý nổi tiếng người áo và Engels.

Mach đã phê phán kịch liệt việc sử dụng giả thuyết trong NCKH. Trong khi đó, Engels lại đứng về phía những người ủng hộ việc phải xây dựng giả thuyết trong NCKH. Trong cuộc tranh luận ấy, Engels đã đưa định nghĩa giả thuyết như vừa nêu ở trên2.

Vì sao cần có giả thuyết trong NCKH? Chính bởi vì, NCKH là đi tìm kiếm những điều chưa biết. Cái khó là làm cách nào để tìm kiếm những điều chưa biết? Bằng trải nghiệm khoa học, các nhà nghiên cứu đã tìm ra giải pháp đưa ra một phương án “giả định” về cái điều chưa biết. Phương án giả định đó được gọi là giả thuyết. Nhờ có phương án giả định đã đặt ra, mà người nghiên cứu có được hướng tìm kiếm. Rất có thể giả thuyết bị đánh đổ, khi đó người nghiên cứu phải đặt một giả thuyết khác thay thế. Công việc diễn ra liên tục như thế, cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.

Tuy là một kết luận mang tính giả định được đặt ra để chứng minh, nhưng giả thuyết không thể được đặt ra một cách tùy tiện, mà phải dựa trên cơ sở quan sát sơ bộ quy luật diễn biến của đối tượng mà chúng ta nghiên cứu. Có những sự kiện diễn ra một cách phổ biến, giúp chúng ta đưa ra một giả thuyết phổ biến. Ví dụ, quan sát tất cả các chuyển động thẳng đều, người ta đều thấy nghiệm đúng quy luật tuyến tính s = v.t. Tuy nhiên, có những quy luật mà chúng ta chỉ quan sát thấy nghiệm đúng trong một tập hợp mang tính thống kê nào đó. Khi đó, chúng ta thiết lập được các giả thuyết thống kê. Chẳng hạn, trong một cuộc điều tra dư luận xã hội về nguyên nhân ly hôn trong giới trẻ ở thành phố, có tới 70% số người được hỏi cho rằng đó là do những khác biệt về lối sống. Từ kết quả này, chúng ta đặt giả thuyết, sự khác biệt về lối sống là nguyên nhân ly hôn trong giới trẻ ở thành phố. Giả thuyết này được xem là một dạng của loại giả thuyết thống kê.

Mỗi giả thuyết luôn đi kèm với một điều kiện giả định, nghĩa là một giả thiết quan sát hoặc thực nghiệm. Chẳng hạn, giả thuyết trong một nghiên cứu lâm sinh: “Cây keo tai tượng sinh trưởng nhanh hơn cây keo lá tràm” với giả thiết rằng: “Hai loài keo này được trồng trong cùng điều kiện lập địa, cùng điều kiện khí hậu và cùng điều kiện chăm sóc”. Như vậy, giả thiết được đặt ra nhằm tập trung mối quan tâm của nghiên cứu vào những liên hệ căn bản nhất, loại trừ bớt những liên hệ không căn bản.

Trong giới nghiên cứu ở nước ta hiện nay, một số người vẫn cho rằng, giả thuyết chỉ cần thiết với những nghiên cứu giải thích và nghiên cứu giải pháp, còn nghiên cứu mô tả thì cứ việc “thấy sao nói vậy”, không cần phải đặt giả thuyết. Có lẽ các bạn đồng nghiệp của chúng ta tưởng thế thôi, trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Có thể lấy ví dụ, mô tả một hiện trạng kinh tế, hoàn toàn có hai quan điểm trái ngược nhau: Một quan điểm cho rằng nền kinh tế đang phát triển tốt đẹp; một quan điểm cho rằng, nó đang có những biểu hiện khủng hoảng. Ví dụ khác, một triều đại lịch sử, chẳng hạn, nhà Mạc, có thể mô tả như một ngụy triều; song trên một góc nhìn khác, nó lại có thể được mô tả như một chính triều.

Bản chất logic của “giả thuyết”

Cuối cùng, làm thế nào viết được một giả thuyết? Đối với các đồng nghiệp nghiên cứu mới vào nghề, đây luôn là một công việc khó khăn.

Bí quyết kỹ năng viết giả thuyết là ở bản chất logic của giả thuyết. Về mặt logic, giả thuyết được trình bày dưới dạng một phán đoán. Các phán đoán logic có dạng chung là (S - P), nghĩa là “S là /không là P”. Giả thuyết được chứng minh sẽ trở thành những “tế bào” bổ sung vào hệ thống lý thuyết vốn tồn tại, hoặc trở nên những mầm mống đầu tiên cho sự hình thành những cơ sở lý thuyết khoa học mới. Nói như thế có nghĩa, các lý thuyết khoa học, xét về mặt logic học, cũng đều là những phán đoán.

Tuy nhiên, mỗi giả thuyết luôn đi kèm những điều kiện giả định, tức giả thiết. Vì vậy, mỗi lý thuyết đều phải chấp nhận một ước lệ về hoàn cảnh thực tế đã sản sinh ra nó. Chính vì vậy, bao giờ giữa lý thuyết với thực tế cũng có một khoảng cách.

Không phải ngẫu nhiên, mà nhiều nhà nghiên cứu hay trích Goethe: “Mọi lý thuyết đều màu xám. Chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” .

1 Ernst Mach (1838-1916) là nhà vật lý người áo. ông đã đặt cơ sở cho những nghiên cứu về vai trò của âm thanh trong khí động học. Những nghiên cứu phê phán của ông về các nguyên lý cơ học Newton đã có ảnh hưởng lớn đến các công trình của Einstein sau này (theo Le Petit Larousse illustré, Paris, 2002).

2 Xem Ruzavin G.I., Các phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 92 (Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Như Thịnh).
Nguồn:www.tchdkh.org.vn

26 tháng 5, 2008

THẢM HOẠ VÀ NHỮNG ĐÁP ỨNG CỦA NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI


THẢM HOẠ VÀ NHỮNG ĐÁP ỨNG CỦA NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trong những năm qua cũng như gần đây, thảm hoạ thiên nhiên cũng như thản học do lỗi của con người đã gây nhiều thiệt hại lớn tại các nước trên thế giới về người và của cải. Công tác cứu trợ đòi hỏi nhiều ngành. lực lượng tham gia: người dân, quân đội, y sĩ, nhà tâm lý…các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng, tổ chức nhà nước và quốc tế. Nạn nhân gồm những người đã chết, bị thương còn những người sống sót là những trẻ em mồ côi, những người mất người thân, mất nhà cửa, ruộng đồng, tài sản…Ho bị chấn thương thể chất và chấn thương tinh thần. Trong tinh hình như vậy thì ngành công tác xã hội phải làm gì trong khi lý thuyết của ngành chưa nêu rõ trách nhiệm của mình trong bối cảnh như vậy.

Thảm hoạ gồm có hai loại: thiên nhiên và có sự can thiệp của con người
1. Thảm hoạ thiên nhiên : Bão, lốc, lũ lụt, sóng thần, động đất, hạn hán
2. Thảm hoạ có sự can thiệp của con người: Chiến tranh, hoả hoạn, cháy rừng, tai nạn công nghiệp, tàn phá môi trường, dịch bệnh truyền nhiễm…
Thảm hoạ đều đưa đến khủng hoảng về đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chúng ta có một tiến trình được áp dụng trong mọi trường hợp cua ngành CTXH: Quan sát, thu thập thông tin, khảo sát thông tin để chọn hành động, hợp đồng làm việc, bắt đầu hành động, kết thúc và lượng giá hoạt động.
Chúng ta không xem những nạn nhân là những thân chủ mà là những người chịu ảnh hưởng của thảm hoạ. Chúng ta chú trọng đến những tổ chức dựa trên cộng đồng (community- based organisations – CBO’s) như những nhóm thanh niên địa phương, nhóm phụ nữ và những nhóm khác cộng tác với chúng ta. Với sự hỗ trợ thích hợp của các CBO này, họ đóng vai trò cứu trợ và công tác tái phục hồi, góp phần tăng năng lực cho người dân.

Những đóng góp chính yếu của CTXH trong hoàn cảnh thảm hoạ

Những giá trị của CTXH:
1. Tin tưởng vào quyền của người dân có giá trị và nhân phẩm (nền tảng của quyền của con người là được sống còn) có nghĩa là họ có quyền được giúp đỡ để phục hồi chức năng.
2. Tin tưởng vào sự tham gia của người dân vào những quyết định liên quan đến chính cuộc sống của họ bao gồm kế hoạch tái phục hồi của họ như là cá nhân, gia đình và cộng đồng, tái phục hồi trong bối cảnh của phát triển.
3. Tin tưởng vào khả năng tăng trưởng và thay đổi của họ bằng cách hỗ trợ những cố gắng của họ để lấy lại sự cân bằng và chức năng của họ theo quy mô của tính chất tái phục hồi đưa đến sự phát triển con người và xã hội của cá nhân, gia đình và xã hội.
4. Tin tưởng vào sự công bằng giúp chúng ta nhận diện được những ai là người dễ tổn thương nhất và giúp đỡ họ trong những thử thách khó khăn gây ra bởi khủng hoảng và bảo đảm sự công bằng.

Đó là những hướng dẫn hành động trong những trường hợp có thảm hoạ

Những kỹ năng CTXH trong thực hành

Tiến trình công việc bắt đầu từ những tiếp xúc ban đầu ở những cấp độ khác nhau, thu thập thông tin và đánh giá vấn đề để quyết định chọn một lãnh vực riêng biệt cho sự can thiệp của ngành CTXH.

Tiếp xúc ban đầu

Những tiếp xúc ban đầu được thưc hiện với những người bị thiệt hại, người có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước, lãnh đạo địa phương, quân đội và các tổ chức phi chính phủ trong lãnh vực ma mình quan tâm. Trong công tác thu thập thông tin, chúng ta có thể thăm viếng mỗi gia đình, lên danh sách những người chết, trẻ mồ côi, những mất mác về tài sản, những loại chấn thương về thể chất và tâm thần và những khó khăn mà họ đang chịu đựng. Trong công tác này chúng ta có thể huy động các sinh viên, các tình nguyện viên, hội viên Chữ Thập Đỏ hoặc kết hợp với tổ chức xã hội phi chính phủ khác… cùng tham gia. Những dữ liệu thông tin của chúng ta có thể sẽ là cơ sở để các tồ chức quốc tế lên kế hoạch tài trợ.

Khảo sát thông tin để chọn lãnh vực hoạt động, hợp đồng công việc và khởi đầu công việc.

Công việc quan tâm dựa trên những thông tin thu thập được. Chẳng hạn như khảo sát thông tin có thể đưa đến quyết định thu thập dữ liệu thông qua cuộc điều tra mức độ thiệt hại được xem là nền tảng để chính quyền xây dựng chính sách phục hồi. Xây dựng một cơ chế phối hợp với các tổ chức phi chính phủ trong hoạt động là cần thiết. Khi chọn lãnh vực công tác phục hồi cho người dân bị thiêt hại, phương pháp mà ngành CTXH quan tâm sử dụng là trei63n khai các hoạt động thông qua các nhóm đại diện cộng đồng và các nhóm tình nguyện cùng tham gia lấy quyết định.

Nhận diện vấn đề cần giải quyết và xây dựng cơ chế những đáp ứng giải quyết vấn đề.

Chúng ta thấy có một số bước cần thiết trong các can thiệp của chúng ta sau đây:
1. Nhận diện vấn đề cần giải quyết và đáp ứng thích hợp.
Cộng đồng và nhóm hành động có thể tham gia vào công tác thu thập thông tin. Trong mọi trường hợp, thông tin luôn được chia sẻ với những người bị thiệt hại và các nhóm hành động. Các nhân viên xã hội thảo luận về tình hình và yêu cầu các lãnh đạo cộng đồng đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề.
2. Chú trọng đến trẻ em
Chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến những trẻ mất tích, trẻ cần chăm sóc y tế, trẻ cần sự hỗ trợ tình cảm và tài chính, cần thức ăn và nơi ở, trẻ mồ côi, cần quan tâm và theo dõi những nhu cầu khác của trẻ.
3. Chú trọng đến phụ nữ và những nhóm người dễ bị tổn thương.
Phụ nữ bị tổn thương nhiều nhất là khi mất con hoặc mất chồng. Vai trò của nhân viên xã hội là nhận diện những gia đình chỉ còn mẹ và con còn nhỏ.Những người vợ thường thất vọng không biết làm thế nào để lo cho cuộc sống khi đã mất chồng. Trong trường hợp phụ nữ mất tất cả các con của mình mà chồng còn sống thì những phụ nữ này có mối lo sợ là chồng mình sẽ lấy vợ khác để có con.
4. Cung cấp kiến thức chuyên môn cho những người khác và đảm nhận nhiều vai trò khác nhau.
Chúng ta tổ chức tập huấn theo phương pháp tham gia cho các cán bộ nhà nước tham gia cứu trợ và phục hồi, giúp họ biết cách khảo sát và thu thập ý kiến của người dân thông qua phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (PRA). Nhân viên xã hội đóng nhiều vai trò: thông hoạt, phối hợp, giáo dục, thương lượng, cổ vũ. Bên cạnh chính quyền, nhân viên xã hội đóng vai trò chuyên gia, cố vấn và đôi khi biện hộ cho người dân.
5. Chú trọng đến lãnh vực phục hồi và phát triển.

Các vai trò của CTXH

1. Thông hoạt trong vai trò hỗ trợ hoặc phối hợp thông hoạt ở các nhóm người dân và hệ thống hành động.
2. Giáo dục viên cung cấp thông tin và hướng dẫn cứu trợ, phòng ngừa sự bùng phát các dịch bệnh.
3. Xúc tác trong cộng đồng bắng cách khuyến khích sự tham gia.
4. Thương lượng và trung gian với chính quyền khi giúp chính quyền quan tâm đến một vấn đề nào đó hoặc khi có mâu thuẫn giữa các nhóm trong cộng đồng.
5. Biện hộ cho các quyền của người dân, đặc biệt là ở các nhóm bị bỏ quên.
6. Trị liệu cho người dân bị chân thương về mặt tâm lý do thảm hoạ
7. Chuyên gia và cố vấn cho chính quyền và huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vào công tác phục hồi.
8. Huy động các tài nguyên cần thiết

Tác động của sự can thiệp của ngành CTXH

Một khi tích cực tham gia vào các hoạt động cứu trợ và tái phục hồi sau khi thảm hoạ xảy ra, ngành CTXH đã nêu cao sự trách nhiệmn xã hội và ngành nghề của mình trước sự đòi hỏi của tình thế. Những hoạt động chuyên môn của mình có nhiều tác động: Tác động đến chính quyền trong việc xây dựng chính sách cứu trợ và tái phục hồi cho những nạn nhân thảm hoạ, các tổ chức xã hội phi chính phủ có cơ sở thông tin để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp và thiết yếu cho các nạn nhân thảm hoạ, tác động đến cộng đồng địa phương ý thức được vấn đề làm chủ và quyết định được những vấn đề liên quan đến cuộc sống của chính mình để được ổn định và phát triển, tác động đến sinh viên tham gia có được nhiều kinh nghiệm thực hành cho nghề nghiệp và những kinh nghiệm này sẽ là những trường hợp điển cứu thú vị làm giàu cho lý thuyết của ngành CTXH thêm phong phú.
Hiện nay ngành CTXH cần khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ tổ chức những hoạt động nâng cao năng lực cho cộng đồng có nguy cơ xảy ra thảm hoạ, giúp họ biết cách phòng ngừa, ứng phó hiệu qua để giảm thương vong và thiệt hại khi xảy ra thảm hoạ. Công tác này là rất quan trọng khi Việt Nam là một trong 5 nước có nguy cơ nhiều nhất chịu thảm hoạ trước sự biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Nguyễn Ngọc Lâm

23 tháng 5, 2008

Phân tích SWOT

SWOT để thay đổi


SWOT để thay đổi
Giới thiệu
SWOT là một phương tiện để có được từ các tham dự viên của một nhóm một số nhận xét và dự báo hữu ích cho việc hoạch định. Nó được dùng trong một buổi họp mà các tham dự viên đến từ các nơi và các tổ chức khác nhau. Nó cũng có thể được dùng trong một cộng đồng nơi mà các tham dự viên lưu trú hoặc được dùng trong một tổ chức xã hội.
SWOT được hướng dẫn thực hiện bởi một chuyên gia (người hướng dẫn NHD) nhằm giúp thay đổi chương trình hoạt động của tổ chức hay dự án phát triển cộng đồng với sự tham gia của các thành viên của tổ chức hoặc các thành viên của cộng đồng.
SWOT là chữ ghép của Mặt mạnh (Strengths), Mặt yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và những thách thức (Threats).
Thực hành:
Mạnh của cái gì? yếu của cái gì?
Những cá nhân (nhân viên, tình nguyện viên, cư dân cộng đồng, các đối tác), cơ cấu tổ chức ( cấu trúc và tiến trình), chương trình hay kế hoạch hành động, quản lý, dữ liệu, thông tin, tiến trình lấy quyết định, môi trường ( xã hội, vật chất, chính trị, sinh học, luật pháp, hành chính, kinh tế); tất cả là mặt mạnh và mặt yếu. Vậy nó là gì ?
Cơ hội cho cái gì? Thách thức của cái gì?
Nơi mà tổ chức, chương trình và người dân có thể bắt đầu từ đó cho đến hiện nay? Sẽ đóng góp được gì để đạt được mục tiêu? Chúng ta đang và sẽ ở đâu?
Một tầm nhìn, tất nhiên, là cần thiết trước khi mọi kế hoạch được thảo ra. Nếu là một tầm nhìn lý tưởng và không thực tế thì sẽ không thực hiện được. Nó được dựa trên các nhận xét thực nghiệm của những điều kiện và các yếu tố sẽ giúp ích cho sự thành công.
Một tiến trình tham gia:
SWOT là một phương tiện để có thông tin từ các tham dự viên. Thông tin này bao gồm các nhận định và các phân tích của các nhận định đó từ các tham dự viên. Cũng giống như buổi động não, buổi này là buổi mà NHD cố gắng phát hoạ mọi sự đóng góp từ các tham dự viên, đặc biệt là những cá nhân ít có ý kiến trong cuộc sống hằng ngày.
Buồi này được thực hiện tốt nhất khi các tham dự viên đều biết chữ và có thể viết lên những ý kiến của họ. Nếu như họ không biết chữ thì cần có con cái của họ đi theo để được giúp, cùng nhau thảo luận và trình bày các kết quả.
Đến buổi họp chung các nhóm lại với nhau, NHD viết 4 chữ trên tấm bảng: Các mặt mạnh, các mặt yếu, những cơ hội và những thách thức. Ví như trong trường hợp theo mong muốn của tổ chức xã hội muốn chuyển đổi từ dịch vụ từ thiện qua dịch vụ phát triển dựa trên tăng năng lực thỉ NHD và các tham dự viên cần xem xét các mặt mạnh và mặt yếu để có thể trở thành một tổ chức xã hội như mong muốn.
Khi nhóm đang đánh giá lại sau một năm làm việc, các mục đích và mục tiêu phải được nêu rõ một cách tóm lược. NHD phải bảo đảm là các thông tin đều được mọi người biết đến, yêu cầu các tham dự viên viết lên ý kiến của họ trên 4 tờ giấy lớn, mỗi tờ theo từng loại và họ không cần phải ghi tên mình.
Phương pháp cần có sự linh hoạt, NHD có thể chia nhóm lớn ra thành những nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người, cung cấp cho họ bút lông màu, giấy trắng, ghi lại kết quả thảo luận nhóm. Tuy nhiên, nhóm nhỏ cần được chọn lựa kỹ hơn ví dụ khi có người kín đáo, ít bộc lộ khi vào nhóm chung với người quản lý của mình hoặc với người quen biết. Nhưng ở nhóm nhỏ có cái lợi là bớt được những ý kiến trùng hợp nhau khi làm theo từng cá nhân.
Viết một mình trên giấy, không ghi tên, không ai biết đó là của ai nên một vài ý kiến về các vấn đề tế nhị có thể được tiết lộ. Mục đích là làm sao tạo bối cảnh an toàn và thoải mái cho những người tham dự bộc lộ tự do và không có sự hạn chế nào. Buổi thực hiện SWOT theo phương pháp tham gia có nghĩa là mọi tham dự viên đều được khuyến khích đóng góp vào đầu ra cuối cùng.
Đối chiếu thông tin:
Khi các thông tin đã được ghi hết trên 4 tờ giấy thì cần họp chung lại. Cần có người tình nguyện gom lại các tờ giấy và tổng hợp theo từng loại. NHD dùng bảng nêu vài nhận xét và loại bỏ những gì trùng nhau.
NHD trình bày các kết quả chung của nhóm, chứ không nêu những thành kiến hay những giả định của một vài cá nhân. Điều này quan trọng, đặc biệt nếu có những thay đổi lớn trong tổ chức và của nội dung chương trình, tất cả các thành viên phải cảm thấy thoải mái vì đó là tiến trình nhóm chứ không do sự áp đặt của ai cả.
NHD cần trình bày tóm tắt những ý chính của SWOT, nêu rõ một vài mặt mạnh của một số điểm có thể là mặt yếu của một số điểm khác và cuối cùng phân tích các ý kiến có thể giúp hình thành một viễn cảnh tương lai tốt hơn của tổ chức. Tương tự như vậy, cơ hội cho vài hành động cũng có thể là thách thức cho những hành động khác.

Nguyễn Ngọc Lâm

21 tháng 5, 2008

Cách phát triển mối quan hệ


Cách phát triển mối quan hệ
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHIẾN MỌI NGƯỜI NGHĨ RẰNG CÁC BẠN LÀ CHÚNG TA (THAY VÌ TÁCH RIÊNG RA THÀNH BẠN VÀ TÔI)

Chỉ cần dành vài phút để nghe mọi người nói chuyện tán gẫu với nhau, bạn có thể nói rất nhiều điều về mối quan hệ của họ. Bạn có thể nói xem họ là những người mới quen hoặc là những người bạn cũ. Bạn cũng có thể nói xem một người đàn ông và một phụ nữ là hai người lạ hay là một cặp vợ chồng.

Thậm chí bạn không cần nghe những người bạn gọi nhau là "anh bạn", "bạn thân" hoặc "đồng nghiệp". Bạn cũng không cần nghe thấy một người đàn ông và một người phụ nữ thì thầm với nhau "anh yêu", "em yêu" hay "con bồ câu bé nhỏ của em" mới biết được quan hệ của họ. Đó không phải là vấn đề họ bàn bạc về điều gì hay về giọng điệu của họ. Thậm chí bạn còn có thể nhắm mắt lại và nói rất nhiều điều về mối quan hệ của họ bởi bạn sẽ có một phương pháp mà tôi sẽ chia sẻ với bạn sau đây và phương pháp này không có gì liên quan đến ngôn ngữ cơ thể.

Làm thế nào có thể làm được như vậy? Quá trình tăng tiến của cuộc hội thoại sẽ bộc lộ rõ mọi thứ khi mọi người trở nên gần gũi nhau hơn. Và đây là cách để mối quan hệ đó phát triển:

Mức độ 1: Những chuyện tầm phào

Hai người lạ nói chuyện với nhau ban đầu chỉ tán gẫu về những chuyện tầm phào không có gì đặc biệt. Đây là một điều hết sức bình thường bởi rất hiếm trường hợp mọi người tâm sự về bản thân cũng như hoàn cảnh gia đình ngay vào lần đầu tiên gặp gỡ. Chẳng hạn khi nói chuyện về những chủ đề nhàm chán nhất nhưng lại được toàn bộ thế giới chấp nhận như chủ đề thời tiết, một người lạ có thể nói với người kia rằng: "Hôm nay thời tiết thật đẹp đúng không cô?" Hoặc "Trời đang mưa đúng vậy không hả anh." Đó chính là mức độ 1 - mức độ ban đầu những chuyện tầm phào.

Mức độ 2: Những chuyện có thật

Mọi người đã quen biết nhau nhưng mối quan hệ của họ chỉ đơn thuần là những người quen thường thảo luận về những chuyện có thật. "Anh biết không Nam, trong năm nay số ngày nắng gấp đôi so với năm ngoái đấy. Em đã nghe chương trình thời tiết nói như vậy." Hoặc "thế à, cuối cùng thì chúng tôi cũng quyết định nhảy xuống bể bơi thể giải toả cơn nóng."

Mức độ 3: Cảm giác và những câu hỏi cá nhân

Khi mọi người đã trở thành bạn bè, họ thường thể hiện tình cảm của mình dành cho người kia, thậm chí về cả chủ đề nhàm chán như thời tiết. "Anh Thắng biết không, em rất thích những ngày nắng đẹp." Họ cũng hỏi nhau về những câu hỏi liên quan đến cá nhân. "Thế còn anh, Hoài? Anh có thích những ngày nắng đẹp không?"

Mức độ 4: Cách xưng hô: chúng ta

Bây giờ chúng ta đã tiến lên mức độ cao nhất của sự thân thiết. Cấp độ này mọi thứ trở nên phong phú hơn là các sự việc có thật đồng thời cũng tạo ra nhiều mối quan hệ hơn chỉ là cảm giác. Đó là cách xưng hô chúng ta, của chúng ta. Bạn bè khi thảo luận về thời tiết có thể sẽ nói: "Nếu chúng ta tiếp tục có được thời tiết đẹp như thế này thì quả thật đây là một mùa hè tuyệt vời không còn gì phải bàn cãi." Những người yêu nhau có thể nói: "Em hy vọng thời tiết tuyệt vời này có thể kéo dài dành cho chúng mình như vậy chúng mình có thể đi bơi trong kỳ nghỉ hè này".

Tôi đã phát triển một phương pháp để giành được sự thân thiết bằng lời thông qua sự việc này. Đơn giản hãy sử dụng từ chúng ta, chúng mình trước dù mối quan hệ của các bạn chưa đủ thân thiết để sử dụng nó (đó chỉ là trên nguyên tắc). Bạn có thể sử dụng từ đó để khiến cho một khách hàng, một khách hàng tương lai và một người lạ cảm thấy rằng các bạn đã thực sự là bạn bè của nhau. Sử dụng từ chúng ta, chúng mình, chúng tôi để khiến cho một người yêu tương lai cảm thấy rằng giữa hai bạn dường như đã phát triển một thứ tình cảm rất thân thiết chỉ đợi cơ hội để thể hiện ra. Tôi gọi nó là "Xưng hô chúng tôi, chúng ta sớm". Trong các cuộc hội thoại không trịnh trọng, đơn giản hãy cắt bớt mức độ một và hai. Hãy nhảy trực tiếp sang mức độ ba và bốn. Làm như vậy có nghĩa là bạn đã tạo ra một bước nhảy vọt trong quan hệ giữa bạn và người đàm thoại, tạo cho họ có cảm giác bạn thật thân thiện và thật lòng muốn tạo dựng một mối quan hệ tốt giữa hai người. Nếu bạn không tin, hãy cứ thử một lần và tự mình kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp này.

Hãy hỏi khách hàng tương lai của bạn xem họ có cảm giác như thế nào về cách bạn hỏi một người bạn. (Anh Luân này, anh cảm thấy như thế nào về vị chủ tịch thành phố mới?" Sau đó sử dụng đại từ chúng ta khi bàn bạc về bất cứ vấn đề gì có thể ảnh hưởng đến cả hai người. ("Anh có nghĩ là chúng ta sẽ phát triển hơn dưới sự chỉ đạo của ông ấy không?" Hãy lựa chọn chủ điểm sao cho phù hợp với những câu có sử dụng đại từ chúng ta bởi vì có những người thân thiết khác. ("Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ vẫn sống xót khi vị chủ tịch thành phố kia còn ở trong văn phòng." Đây là một chủ đề hợp lý bởi nó ảnh hưởng tới bạn, tới khách hàng tương lai của bạn và tới rất nhiều người khác. Không nên lựa chọn một chủ đề mang tính chất riêng tư bởi như vậy khách hàng sẽ đánh giá bạn quá vồ vập và tỏ ra quá thân mật so với quan hệ của hai người.

Từ chúng ta có thể nuôi dưỡng về sự thống nhất, cảm giác về tình bạn hoặc tình yêu. Nó khiến người nghe cảm thấy giữa hai người có sự kết nối, gắn bó. Nó tạo ra cảm giác:"Bạn và tôi cùng nhau chống lại thế giới lạnh lùng." Khi bạn sử dụng từ chúng ta sớmhơn một chút hoặc thậm chí là dùng với người lạ thì bạn đang mang họ đến gần hơn với bạn. Nó chính là sự ngầm chỉ các bạn đã là bạn bè chứ không phải là người xa lạ chỉ gặp nhau trong phút chốc. Trong một buổi tiệc, có thể bạn sẽ nói với một ai đó đứng đằng sau bạn: "Xin chào. Bữa tiệc này thật tuyệt. Họ thực sự đã sắp xếp mọi thứ rất đẹp dành cho chúng ta". Hoặc "Chà chà, chúng ta sẽ trở nên béo phì nếu chúng ta cứ để mình tận hưởng tất cả các món ăn ở đây."
Phương pháp - Xưng hô chúng tôi, chúng ta sớm

Hãy tạo ra cảm giác thân mật với một người nào đó thậm chí nếu bạn vừa gặp mới vài phút trước đó. Hãy truyền tín hiệu đó trong tâm hồn họ bằng cách bỏ qua mức độ giao tiếp thứ nhất, thứ hai và đi thẳng đến mức độ thứ ba và thứ tư. Hãy tạo ra cảm giác thân thiết bằng cách sử dụng một từ có phép lạ chúng tôi, chúng ta.

Chúng ta vừa mới khám phá cách lặp lại chính xác hành động của những người đàm thoại cùng chúng ta với các phương pháp: giống nhau như đúc, lặp lại chính xác lời nói của họ và gợi ra những hình ảnh mạnh mẽ trong thế giới của họ, tạo ra một mối liên hệ thông qua giác quan mạnh nhất của họ với Các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm chính xác về mặt giải phẫu và thiết lập một tình bạn với từ ngữ chúng ta.

Còn những điểm chung gì khác mà những người bạn, những người yêu nhau và những người có quan hệ thân thiết cùng chia sẻ? Một chuyện cũ. Phương pháp cuối cùng trong phần này chính là một công cụ giúp tạo cho những người mới quen cảm giác ấm áp như thể các bạn đã ở cùng nhau một thời gian dài rồi.
Nguồn -92 bí quyết thành công

Sử dụng các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm


Sử dụng các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHIẾN HỌ CẢM THẤY BẠN THẤU HIỂU (MÀ KHÔNG CẦN NÓI "Ừ, THẾ À.")

Trong khi lắng nghe một ai đó nói chuyện, chúng ta thường phát ra tín hiệu âm thanh "ừ hứ." Hoặc đơn giản chỉ là "ừ" để báo cho người nói biết rằng chúng ta nghe thấy những gì họ nói. Thực tế, với một số người đó là một thói quen, âm thanh thoát ra từ cổ họng họ một cách vô thức chứ không có bất cứ ý nghĩa đặc biệt nào. Một anh bạn của tôi tên là là Tuấn; có thể nói anh là một người luôn "ừ hừm" một cách liên tục, không thể kiềm chế được. Mỗi khi tôi nói chuyện với anh, anh đều như vậy. Đôi khi nếu tôi cảm thấy muốn gây sự sau mỗi lần anh đưa ra tín hiệu đồng ý "ừ hừm" để đáp lại những gì tôi nói thì tôi quay lại hỏi anh: "Được rồi Tuấn, em vừa nói gì nào?"

" À...ừ, em vừa nói..."Thực ra Tuấn đâu có biết tôi vừa nói gì bởi tuy có thể hiện anh nghe thấy những điều tôi nói nhưng Tuấn đâu có chú ý tới. Đó không phải là lỗi của anh. Anh là đàn ông. Mà đàn ông thì rất hay có thói quen "ư hừm" nhưng lại không thực sự lắng nghe và chúng ta cũng rất khó có thể thay đổi sự thật này. Một lần khi tôi đang độc thoại về những chuyện trên trời dưới biển thì Tuấn lại đóng vai trò là một người "ừ hứ" thực sự. Để kiểm tra kỹ năng nghe của anh, tôi xen vào: "Đúng vậy, em nghĩ rằng chiều nay em sẽ ra ngoài và xăm trổ khắp cơ thể".

Tôi nói vậy nhưng Tuấn vẫn gật đầu và "ừ hứ" theo thói quen của mình.

Chà chà. Thực tế anh đâu có nghe những gì tôi nói. Dù sao đi chăng nữa ừ hứ cũng tốt hơn là một cái nhìn trống rỗng. Tuy nhiên, đó không phải là lựa chọn của những người giao tiếp hàng đầu. Hãy thử thay thế ừ hứ bằng các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm thực sự.
Các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm là gì vậy?

Các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm là những câu nói đơn giản, ngắn gọn có tính chất hỗ trợ ủng hộ. Không giống như "ừ hứ", chúng là một câu nói hoàn chỉnh chẳng hạn như "tôi có thể nói rằng anh quyết định như thế là sáng suốt." Hoặc "Điều đó thật thú vị." Các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm có thể là một câu đơn giống như: "Đúng vậy, làm như vậy quả thật rất đáng sợ." Hoặc "Bạn cảm thấy như vậy thật hấp dẫn."

Khi bạn phản ứng bằng một câu hoàn chỉnh thay vì ừ hứ thì bạn không chỉ tỏ ra mình có khả năng ăn nói lưu loát mà người nghe còn cảm thấy rằng bạn thật sự hiểu những gì họ đang nói.

Phương pháp - Sử dụng các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm

Đừng nên là một người chuyên ừ hứ một cách vô thức. Hãy nói một câu hoàn chỉnh để thể hiện với người đàm thoại với bạn rằng bạn hiểu những gì họ nói. Hãy thêm vào phần hội thoại của bạn những câu như: "Em hiểu anh muốn nói gì." Hãy thể hiện tình cảm bằng câu "Những điều bạn nói thật đáng yêu." Sự thấu hiểu của bạn sẽ gây ấn tượng đối với người nghe và khuyến khích họ tiếp tục nói. Họ sẽ không bao giờ thắc mắc xem thực sự bạn có lắng nghe họ hay không. Họ sẽ tin rằng bạn hiểu và ủng hộ những điều họ đang nói.
Tất nhiên, bạn cũng phải trả một cái giá. Sử dụng đúng các dấu hiệu thể hiện sự thấu cảm thì có nghĩa là bạn cần phải thực sự lắng nghe những gì người đàm thoại của mình nói.

Nguồn: idj.com.vn

Thứ tự sử dụng các chiếc mũ sẽ được sắp xếp tùy theo các mục đích khác nhau.






Nguồn:Lanhdao.net

Làm thế nào để định hướng tư duy?


Làm thế nào để định hướng tư duy, có được cái nhìn tổng thể? Trước một vấn đề hoặc xử lý các nguồn thông tin, làm thế nào để có cách nhìn nhận toàn diện nhất? Tất cả những câu hỏi "khó" đó, Chung cùng các bạn học viên đều có thể giải quyết được nhờ một công cụ có tên là "6 chiếc mũ tư duy".

Mô tả 6 chiếc mũ tư duy

6 chiếc mũ mang một màu sắc khác nhau, và chỉ dẫn hướng cho từng phương pháp tuy duy. Chiếc mũ màu trắng mang tính chất trung lập, khách quan; đi sâu vào các dấu hiệu, sự thật rõ ràng. Chiếc mũ này tập trung đi vào việc xác định các thông tin còn thiếu.

Còn trong chiếc mũ đỏ, các biện pháp mang tính chất cảm tính hơn: Hợp thức hóa cảm xúc, trực giác, linh cảm. Chiếc mũ này nhấn mạnh vào những gì mà "tôi" cảm thấy, cũng không cần lý do, cơ sở.

Khi nói tới chiếc mũ vàng, cách thức tư duy lại hướng vào tính chất lạc quan, tích cực, các giá trị, lợi ích, đồng thời khuyến khích các đề xuất cụ thể. Điểm then chốt trong tư duy theo "chiếc mũ vàng" đó là: "Tư duy tích cực nắm bắt cơ hội tích cực".

Tuy nhiên, khi thu thập các thông tin, để tránh các suy nghĩ cảm tính thì lại cần tới một chiếc mũ đen. Chiếc mũ đen mang tư duy phân tích khó khăn, sai lầm, phân tích các yếu tố mạo hiểm, các lập luận logic. Chiếc mũ đen luôn là bạn song hành với các chiếc mũ còn lại.

Để tiếp nhận tư tưởng mới và kích thích sự sáng tạo thì phải cần tới chiếc mũ lục. Tư duy theo chiếc mũ lục sẽ kích thích việc tìm kiếm nhiều lựa chọn, chú trọng việc hành động (thay vì phê phán). "Một tổ chức thành công là một tổ chức có nhiều ý tưởng đổi mới" và do đó, chiếc mũ lục có vai trò tiên quyết trong việc thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Nhưng làm thế nào để điều hành, dẫn dắt một tổ chức đi tới thành công thì lại cần tới cách thức tư duy của chiếc mũ lam: Điều khiển tổ chức; Trọng tâm định hướng vấn đề; Tóm tắt, khái quát kết luận các vấn đề và đảm bảo "luật" được tôn trọng.

Ban đầu, phong cách tư duy của Ngọc Chung mang nhiều tính chất của "mũ đen" hơn. Nhưng sau khi được phân tích rõ ràng về cả 6 chiếc mũ, Ngọc Chung đặc biệt để ý tới chiếc mũ lam vì "mọi thứ liên quan tới lãnh đạo, quản lý em đều rất thích".

Thứ tự sử dụng các chiếc mũ sẽ được sắp xếp tùy theo các mục đích khác nhau.
(Xem ảnh phía trên)

Trí tuệ cảm xúc là gì?


Trí tuệ cảm xúc là gì?Cary Cherniss, Nguyễn Thu Phương lược dịch từ
www.eiconsortium.org
Cảm xúc thường thoát khỏi sự kiểm soát của bạn? Như vậy là bạn đã không được học cách kiềm chế nó. Khi bạn phải nhanh chóng quyết định một điều gì và phải làm điều gì ngay lập tức, các phản xạ sẽ quyết định hành động của bạn. Khi đó bạn không có thời gian để suy nghĩ hợp lý và cân nhắc mọi tình huống. Trong cơn phẫn nộ hoặc tức giận, bạn thường nói ra những lời mà sau đó bạn ân hận. Hậu quả của những hành động thiếu sự kiểm soát đó có thể khó mà lường trước được, tình thế hầu như tuột khỏi tay bạn. Các nhà tâm lý học càng ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Cũng rất may mắn là vẫn có thể kiểm soát cảm xúc và hướng nó một cách đúng đắn. Nghệ thuật đó được gọi là TRÍ TUỆ CẢM XÚC. Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm thấy được cảm xúc, nhận biết nó và đặt tên cho nó một cách đúng đắn – Ewa Chalimoniuk, một nhà tâm lý học nói như vậy. Những người có trí tuệ cảm xúc biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó. Khả năng thích nghi của họ cho phép họ hoạt động tốt hơn. Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi người, mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự đồng cảm. Một tính chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được. Tình cảm và sự đồng cảm giúp họ nhưng không có nghĩa là bỏ qua lý trí. Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí.

Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman viết về vấn đề này năm 1995 thì trí tuệ cảm xúc trở thành thuật ngữ nóng bỏng nhất trong các công ty Mỹ. Một ví dụ điển hình là khi Harvard Business Review phát hành một bài báo về chủ đề này 2 năm trước, nó đã thu hút lượng độc giả cao hơn rất nhiều so với bất kì một đề tài nào khác trong suốt 40 năm xuất bản định kỳ. Khi CEO của Johnson & Johnson đọc bài báo đó, ông đã rất ấn tượng và ngay lập tức copy thành nhiều bản gửi tới 400 giám đốc điều hành trong công ty.

Trí tuệ cảm xúc rất phổ biến trong các công ty Mỹ và nó cũng đuợc coi như một thuật ngữ tâm lý, vì vậy nó rất quan trọng để các nhà tâm lí học hiểu được ý nghĩa thực sự của nó và từ đó tìm hiểu những nghiên cứu và lí thuyết mà nó dựa trên. Trong bài viết này tôi muốn giúp bạn hiểu được khái niệm của thuật ngữ này và bằng cách nào chúng ta có thể xác định nó. Tôi cũng sẽ đề cập đến một vài những nghiên cứu liên quan giữa trí tuệ cảm xúc và những tác động quan trọng liên quan đến công việc như sự thực hiện của mỗi cá nhân và hiệu suất của tổ chức..

Thậm chí thuật ngữ này bị hiểu sai lệch bởi hầu hết công chúng nhưng tôi tin rằng nó được dựa trên cơ sở khoa học. Vì vậy, có một số khía cạnh là mới, nhưng không hoàn toàn là như vậy. Trí tuệ cảm xúc cũng chính là một phương thức mà những nhà tâm lý học có thể sử dụng để mang lại những đóng góp tích cực cho khách hàng của mình trong tương lai.

Giá trị của trí tuệ cảm xúc trong công việc

Martin Seligman đã phát triển một hệ thống được gọi là “chủ nghĩa lạc quan thông thái” Nó đề cập đến những quy kết nhân quả do con người tạo ra khi đương đầu với những thất bại. Những người lạc quan có xu hướng tạo ra những quy kết rõ ràng, tạm thời và liên quan đến mối quan hệ nhân quả bên ngoài trong khi những người bi quan thì lại tạo ra những quy kết phổ biến, cố định và liên quan đến mối quan hệ bên trong. Trong một nghiên cứu tại Met Life, Seligman và đồng nghiệp của ông đã nhận thấy rằng những người bán hàng lạc quan sẽ bán được hơn 37 % trong 2 năm đầu so với những người bi quan. Khi công ty thuê một nhóm những cá nhân đặc biệt, những người đạt chỉ số lạc quan cao thì lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn 21% trong năm đầu tiên và 57% trong năm thứ hai, trung bình họ bán ra nhiều hơn các đại lí là 27%.

Trong một nghiên cứu khác về chủ nghĩa lạc quan thông thái, Seligman đã kiểm tra 500 thành viên của một lớp năm thứ nhất trường Đại học Pennsylvania, ông đã thấy rằng kết quả của họ trong bài kiểm tra về tinh thần lạc quan là tốt hơn rất nhiều so với dự đoán và so với học sinh phổ thông.

Khả năng để kiểm soát cảm xúc và điều khiển stress là một khía cạnh khác của trí tuệ cảm xúc và đóng vai trò quan trọng trong thành công của mỗi người. Trí tuệ cảm xúc cần nhận biết khi nào và bằng cách nào để diễn tả cảm xúc cũng như là điều khiển nó. Chúng ta hãy xem xét một cuộc điều tra được thực hiện tại Yale University bởi Sigdal Barsade. Anh ta tổ chức một nhóm tình nguyện viên đóng vai trò là những nhà quản lí cùng làm việc trong một nhóm để phân phát tiền thưởng tới các bộ phận cấp dưới. Một người trong số họ được đào tạo để đưa ra kế hoạch và người này luôn được nói đầu tiên. Trong một vài nhóm, nhân vật này lập kế hoạch với tâm trạng vui vẻ, nhóm khác với sự thư giãn, thoải mái, một nhóm khác thì uể oải, áp đặt và nhóm nữa thì với tâm trạng khó chịu. Kết quả thấy được là cảm xúc của nhân vật này có ảnh hưởng rất lớn đến cả nhóm, cảm xúc tốt mang đến sự hợp tác mang tính phát triển, sự công bằng và sự bao quát đối với hoạt động của cả nhóm. Trong thực tế, những nghiên cứu khách quan chỉ ra rằng những nhóm vui vẻ, hòa đòng sẽ rất công bằng về tài chính và về một khía cạnh nào đó, hỗ trợ việc tổ chức nhóm. Bachman nhận thấy rằng những nhà lãnh đạo hiệu quả trong US Navy là những người cởi mở, lí trí gây ấn tượng và hòa đồng.

Thêm một ví dụ nữa chứng minh rằng sự thấu cảm là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc, và các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy sự đóng góp của nó trong sự thành công của công việc. Rosenthal và các đồng nghiệp của ông tại Harvard đã khám phá ra rằng, trong 2 thế kỉ trước những người nhạy cảm trong vấn đề xác định xúc cảm của mọi người thì họ thành công hơn rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống xã hội. Gần đây hơn, một cuộc điều tra của những người mua hàng chỉ ra rằng tiêu chí đầu tiên để thu hút việc bán hàng chính là sự thấu cảm của họ. Những người mua mong muốn những người bán có thể lắng nghe và thực sự thấu hiểu những gì họ quan tâm.

Vì vậy, tôi muốn khẳng định rằng trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong thành công của mỗi người, trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, quan điểm này thực sự đơn giản và sai lạc ở khía cạnh nào đó. Cả Goleman và Mayer, Salovey, & Caruso đều đồng ý rằng trí tuệ cảm xúc chính bản thân nó là nhà tiên tri trong sự thể hiện của công việc. Hơn thế nữa, nó chính là nền tảng cho các khả năng được thể hiện. Goleman đã cố gắng chứng minh ý tưởng của ôngta bằng cách phân biệt giữa trí tuệ cảm xúc và năng lực cảm xúc. Năng lực cảm xúc là những kĩ năng cá nhân và xã hội mang đến sự thể hiện tốt hơn trong công việc. Năng lực cảm xúc có mối quan hệ mật thiết và dựa trên trí tuệ cảm xúc. Cần phải học năng lực cảm xúc ở một mức độ nhất định của trí tuệ cảm xúc. Ví dụ, khả năng nhận biệt một cách chính xác điều mà người khác đang cảm nhận là một cách để phát triển năng lực đặc biệt như là sự ảnh hưởng, tác động. Tương tự như vậy, những người có khả năng điều phối tốt cảm xúc cuả mình sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển các khả năng khác ví dụ như sự sáng tạo. Nói tóm lạị, chúng ta cần xác định những năng lực xã hội và năng lực cảm xúc nếu chúng ta muốn thành công.

Sự đánh giá về trí tuệ cảm xúc và năng lực cảm xúc

Giả sử rằng trí tuệ cảm xúc là quan trọng, thì câu hỏi cho sự đánh giá và xác định thực sự là cấp thiết. Các nghiên cứu đã gợi ý cách thức gì để đánh giá trí tuệ và năng lực cảm xúc? Trong một bài báo xuất bản 1998, Davies, Stankov, & Roberts kết luận rằng không có bất kì cái gì mới theo kinh nghiệm trong ý tưởng về trí tuệ cảm xúc. Kết luận này dựa hoàn toàn trên những nội dung đánh giá vẫn tồn tại để đáng giá trí tuệ cảm xúc tại thời điểm viết bài báo đó. Hầu hết chúng là mới và vẫn chưa biết nhiều đến sự đo nghiệm về mặt tinh thần. Những nghiên cứu hiện tại đưa ra những cách thức đánh giá mới, trong thực tế là khác biệt hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu nghi ngờ giá trị pháp lý của những đánh giá này, đó chính là sự thiếu sót trầm trọng.

Một đánh giá khác được đưa ra là Bản đồ EQ. Mặc dù có một vài dẫn chứng cho giá trị khác và giống nhau nhưng dữ liệu này tương đối mập mờ.

Một đánh giá khác trái ngược, thậm chí không được biết đến so với những đề cập trên. Schutte, Malouff, Hall, Haggerty, Cooper, Golden, & Dornheim đã đưa ra 33-đề mục đánh giá tự báo cáo dựa trên những nghiên cứu trước đó của Salovey and Mayer’s (1990). Những dẫn chứng cũng cho giá trị giống và khác nhau.
Tóm lại, bạn nên nhớ rằng trí tuệ cảm xúc bao gồm rất nhiều khả năng mà các nhà tâm lí học đã từng nghiên cứu trong nhiều năm qua. Vì vậy, một cách thức khác để đánh giá trí tuệ cảm xúc là thông qua các bài kiểm tra về những khả năng đặc biệt. Ví dụ như bài kiểm tra SASQ của Seligman được thiết kế để đánh giá tinh thần lạc quan, nó mang lại ấn tượng sâu sắc bởi khả năng xác định sự thể hiện của sinh viên, nhân viên bán hàng và các vận động viên.

Kết luận

Có điều gì thực sự mới mẻ về trí tuế cảm xúc không? Ở một khía cạnh nào đó, trí tuệ cảm xúc thật sự không mới. Trong thực tế nó dựa trên những nghiên cứu từ nhiều năm trước đây và lý thuyết về cá nhân, xã hội cũng như là I/O, tâm lí học. Hơn thế nữa, Goleman chưa bao giờ khẳng định vấn đề này. Một trong những quan điểm chính của ông ta là những khả năng liên quan đến trí tuệ cảm xúc đã được nghiên cứu bởi những nhà tâm lý học trong nhiều năm và đưa ra kết luận rằng trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong thành công của nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Tuy nhiên, việc tranh luận xem trí tuệ cảm xúc có mởi mẻ hay không không quan trọng và thú vị bằng việc xác định tầm quan trọng của nó đối với công việc và cuộc sống. Mặc dù không đề cập được hết các khía cạnh của vấn đề nhưng những những nghiên cứu cũng đã đưa ra những gợi ý về khả năng tiếp nhận, xác định và điều khiển cảm xúc của mỗi người, chỉ ra những năng lực cơ bản về mặt xã hội và cảm xúc, những cái cần thiết cho thành công của bất kì công việc nào. Hơn thế nữa, sự gia tăng về công việc tạo nên nhu cầu lớn hơn trong nhận thức, xúc cảm và thể chất mỗi người, trí tuệ cảm xúc thực sự trở nên quan trọng. Đó là một tin tốt đối với các nhà tâm lý học, họ là những người phù hợp nhất trong việc tư vấn khách hàng của mình sử dụng trí tuệ cảm xúc để nâng cao hiệu suất cũng như tâm lý tại nơi làm việc trong tương lai.

20 tháng 5, 2008

8 nguyên nhân khiến trẻ hung dữ


8 nguyên nhân khiến trẻ hung dữ
Hay cắn người khác, đánh cả người thân và bạn bè, la hét, đập phá… là những dấu hiệu cảnh báo ở trẻ. Nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ trở nên rất hung dữ về sau.
Ngoài yếu tố di truyền, có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ em trở nên hung dữ:
Bước “chuyển tiếp” của trẻ hiếu động
Trẻ hiếu động có một số biểu hiện: dễ hưng phấn, tích cực vận động, có xu hướng thay đổi đột ngột tâm trạng và biểu hiện cảm xúc thái quá, không tập trung, rối loạn phối hợp vận động, khó khăn trong học tập… Từ khí chất hiếu động, nếu không có môi trường vận động phù hợp, trẻ có thể chuyển hướng sang trạng thái hung dữ.
Làm thế nào để xác định con bạn là đứa trẻ quá hiếu động hay chỉ đơn giản là đứa bé sống động và hoạt bát? Trẻ hiếu động luôn vận động thường xuyên và không có mục đích. Đôi khi bé nói huyên thuyên không nghỉ, mà nội dung các câu nói đó gây lo ngại cho người lớn do có quá nhiều tưởng tượng và quá ít logic.
Đối với trẻ có tính hiếu động, bạn cần giúp con có cảm giác thanh thản trong tâm hồn. Không bao giờ được làm cho trẻ trở thành người bị xua đuổi khỏi tập thể, vì điều đó sẽ gây ra trong lòng trẻ hàng loạt mặc cảm và nỗi tức giận, càng phát triển tính hung hăng và giận dữ.
Cần tạo cho con không gian yên tĩnh trong phòng riêng(không nên ồn ào, không bật TV và không có ai quấy rầy). Cần thu dọn hết những gì có thể làm bé xao lãng (như đồ chơi, chiếc xe đạp yêu thích...). Khi đến giờ bé cần đi ngủ, tất cả nên đi ra khỏi phòng, tắt đèn và giữ yên lặng. Trong phòng của trẻ không nên có những màu sắc sặc sỡ - tốt hơn nên chọn màu trang nhã cho tường và đồ gỗ. Đồ chơi nên chọn loại "hòa bình” hơn.
Tình trạng bất ổn của cơ thể
Chúng ta thường có nhu cầu tìm ra nguyên nhân và giải pháp chữa trị các cơn đau (bất ổn) trong cơ thể của mình. Trẻ con cũng vậy. Những trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong những năm đầu đời có nguy cơ trở nên hung dữ, thù địch với xã hội trong thời kỳ thơ ấu và lứa tuổi thiếu niên. Từ đó, tình trạng trẻ “giận cá chém thớt ” sẽ thường xảy ra. Khi trẻ có thể giao tiếp, bạn cần giúp con cách lắng nghe và nói ra (mô tả) những bất ổn của mình, cả về tinh thần hoặc thể chất.
Bước chuyển tiếp của giai đoạn “chống đối”

Ở lứa tuổi 2 lên 3, trẻ bắt đầu ý thức về bản thân, biết mình có tên riêng, là con gái hay con trai, phân biệt mình với mọi người và thế giới xung quanh. Trẻ nảy sinh ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, đặc biệt không muốn người lớn can thiệp vào hoạt động của mình (muốn tự chọn quần áo, tự khóa cửa, tự rót nước…).
Mong muốn làm người lớn, được độc lập là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ, đồng thời cũng làm xuất hiện tính bướng bỉnh, ích kỷ và hỗn. Đây là giai đoạn “chống đối” tự nhiên của trẻ con. Trong thời gian “khủng hoảng tuổi lên 3” này, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh khi đối mặt với các hành vi “xấc láo” của trẻ. Chúng ta nên hiểu rằng đó là sự phát triển bình thường, là sự manh nha hình thành cá tính. Trẻ hoàn toàn không biết đến giới hạn của sự lễ phép, văn hóa hay khuôn phép giao tiếp của người lớn.
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu thích nghe lời đánh giá và nhận xét của người lớn về mình, thích được khen. Do đó, trước sự “nổi loạn”, phụ huynh cần bình tĩnh, có thể làm ngơ trước sự hung hăng ấy, nhưng sau đó nên giải thích nhỏ nhẹ: “Con không được đánh mẹ như vậy, vì mẹ sẽ đau”; “Con không nên giành đồ chơi của bạn, vì nó không phải của con”….
Làm ngơ, khen ngợi, giải thích nhẹ nhàng là hướng xử lý phổ biến khi con trẻ ở giai đoạn phát triển này. Điều tai hại nhất là bạn dùng bạo lực. Đừng để trẻ nghĩ rằng bạo lực và sự hung hăng là điều bình thường trong cuộc sống.
Trẻ học bạo lực từ môi trường sống
Những bất an về tinh thần làm giảm chỉ số thông minh (IQ) trẻ em. Những đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh ngược đãi trong gia đình hoặc ngoài xã hội cũng rất dễ trở thành người hung hăng, bạo ngược. Ngoài ra, những bài hát với lời lẽ kích động và phim bạo lực cũng sẽ thúc đẩy suy nghĩ và tình cảm hung hãn của trẻ.

Bị ngược đãi
Người lớn không nên đánh bé trước khi lên 2 tuổi, vì trẻ ít khả năng hiểu được ý nghĩa hình phạt và làm theo lời căn dặn nên dễ bị tổn thương hơn. Những trẻ cảm thấy an toàn ở độ tuổi này sẽ ít lệch lạc về hành vi và tình cảm khi lớn lên. Bị bắt nạt hoặc ngược đãi từ bé, lớn lên trẻ có thể thành kẻ sát nhân. Do đó, cần bảo vệ trẻ em trước bạo lực của người lớn (thầy cô, người thân…) và bạn bè của trẻ.
Stress vì sợ hãi
Nếu có một nỗi sợ hãi thường xuyên, trẻ dễ căng thẳng, lo lắng vô cớ. Phụ huynh cần tìm hiểu và giải thích cho trẻ giải tỏa nỗi sợ hãi đó, từ đó giúp con lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. Theo các chuyên gia, âm nhạc kích thích các trung khu ngôn ngữ trong não; những trẻ được tiếp xúc với âm nhạc sớm thường biết nói sớm hơn. Âm nhạc còn giúp phát triển các kỹ năng vận động, giảm đi tính hung hăng, nóng nảy hay stress ở trẻ.
Được chiều chuộng quá mức
Từ con cưng đến “bạo chúa” là con đường khá ngắn. Vậy mà nhiều phụ huynh vẫn không biết phân biệt ranh giới giữa tình thương con và sự chiều chuộng quá mức. Bạn cần kiên quyết phản đối trẻ trong các trường hợp: Làm đau người khác, bé cáu gắt và yêu cầu nhảm nhí, lấy đồ chơi không phải của mình, khi trẻ làm những việc có thể nguy hiểm.
Từ sự chiều chuộng trẻ quá mức, một số trẻ nhận ra: Hung dữ sẽ an toàn hay sẽ được thỏa mãn một yêu sách nào đó. Trường hợp này người lớn cần bình tĩnh. Có thể áp dụng chiêu “làm ngơ” nếu bạn thấy thực sự không nguy hiểm cho con trẻ. Cần giúp trẻ tạo cảm giác bình an và từng bước xây dựng phong cách phản ứng không bạo lực.
Manh nha thói “anh hùng rơm”
Từ khóc la đến gào thét, đập phá và cuối cùng là bạo lực, sự tiến triển khí chất ấy của trẻ em diễn ra theo một trình tự logic nhất định. Nếu thấy người trong nhà bị “khuất phục” hoàn toàn trước những hành động “anh hùng” của mình, trẻ sẽ manh nha hình thành thói “anh hùng rơm” khi giao tiếp với các bạn. Khi ấy trẻ sẽ tìm mọi cách để các bạn cùng trang lứa “tôn vinh” mình, bằng cả bạo lực hay dùng vật chất “mua chuộc”.
Thông thường thói anh hùng rơm ở trẻ con có nguồn gốc sâu xa từ sự giáo dục sai trái của gia đình. Trong mắt trẻ thơ, điều sai trái sẽ thành đúng đắn. Nết hung dữ thời trẻ con sẽ tạo nên sự bạo ngược, vô kỷ luật, xem thường luật pháp khi trưởng thành.

Việc sửa trị tính hung hăng của trẻ rất cần sự phối hợp của những người thân trong gia đình. Ngay từ tuổi lên 3, trẻ dễ dàng nhận biết và “tranh thủ” sự mâu thuẩn, không triệt để trong cách đối xử của người lớn đối với mình. Nên tìm đến chuyên gia tư vấn khi bạn đã bối rối về hành vi hung dữ của con.

Lê Huỳnh

Bộ môn Giáo dục kỹ năng sống, Trung tâm đào tạo HLV võ thuật Việt Nam

19 tháng 5, 2008

Xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội


Xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội

Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề đó là:

1. Khái niệm công bằng xã hội, những điểm tương đồng và khác biệt giữa nó và khái niệm bình đắng xã hội,
2. Công bằng xã hội theo chiều dọc và công bằng xã hội theo chiều ngang,
3. Công bằng về cơ hội và bình đẳng về cơ hội, vai trò của trình độ phát triển kinh tế trong việc thực hiện công bằng xã hội,
4. Phân phối theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế,
5. Phân phối theo công hiến cho xã hội,
6. Công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế,
7. Vấn đề thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng xã hội.

Công bằng xã hội là một trong năm thành tố của mục tiêu chung mà chúng ta đang phấn đấu để đạt tới trên con đường xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Nhưng công bằng xã hội là gì? Những vấn đề gì đang đặt ra trong quá trình thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay? Để trả lời được những câu hỏi đó, cần làm rõ hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách xoay quanh chủ đề công bằng xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến một số trong hàng loạt vấn đề cấp bách ấy.

Trước hết là bản thân khái niệm công bằng xã hội. Khái niệm này rất gần gũi với khái niệm bình đẳng xã hội và vì vậy, chúng rất dễ bị và thường bị đồng nhất với nhau. Chẳng hạn, có tác giả cho rằng:

Trong những nước kém phát triển, nội dung quan trọng nhất của công bằng xã hội là công bằng về kinh tế. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, sự công bằng đó hàm nghĩa một sự "ngang nhau” nào đó về mức độ thỏa dụng trong tiêu dùng của các cá nhân. Khái niệm "công bằng xã hội" với nội hàm kinh tế như vậy có khuynh hướng coi công bằng tương đương (đồng nghĩa) với sự bình đẳng “cào bằng".

Một tác giả khác nêu ra năm tiêu chuẩn về sự công bằng:
1. Công bằng về cơ hội (được hiểu là sự bình đẳng trong việc tiếp cận với các cơ hội),
2. Được hưởng như nhau cho những đóng góp bằng nhau,
3. Công bằng về độ thỏa dụng,
4. Các quyền bình đẳng,
5. Xác định ưu tiên đối với việc cải thiện điều kiện ít thuận lợi nhất.

Qua năm tiêu chuẩn này, ta thấy tác giả có lúc thì đồng nhất có lúc thì tách biệt công bằng với bình đẳng, nhưng lại gộp chung các nội dung (các tiêu chuẩn) khác nhau ấy vào cùng một nội hàm được coi là của khái niệm công bằng xã hội. Sự lầm lẫn khi đồng nhất hai khái niệm này với nhau đã ảnh hưởng nhất định đến việc nhìn nhận những biến đổi đang diễn ra trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta, đặc biệt là nhìn nhận hiện tượng phân tầng xã hội đang diễn ra với mức độ ngày càng tăng hiện nay.

Sự thực thì hai khái niệm công bằng xã hội và bình đẳng xã hội tuy gần nhau nhưng dẫu sao, chúng vẫn là hai khái niệm khác nhau. Khi nói tới bình đẳng xã hội, người ta muốn nói tới sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện xã hội nào đấy, chẳng hạn về kinh tế chính trị, văn hóa... Còn khi nói tới sự ngang bằng nhau giữa người với người về mọi phương diện, tức là ta đã nói tới một sự bình đẳng xã hội hoàn toàn. Trong khi đó, công bằng xã hội cũng là một dạng (và chỉ là một dạng mà thôi) của bình đẳng xã hội, nhưng đó là sự bình đẳng, tức là sự ngang bằng nhau, giữa người với người không phải về mọi phương diện, cũng không phải về một phương diện bất kỳ, mà chỉ về một phương diện hoàn toàn xác định: phương diện quan hệ giữa công hiên và hưởng thụ theo nguyên tắc công hiên ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau.

Xét theo nghĩa vừa nói thì công bằng xã hội và bình đàng xã hội có điểm chung, nhưng cũng có điểm khác nhau. Chẳng hạn, khi ta nói mọi người đều bình đẳng trước pháp luật thì điều đó có nghĩa là mọi người đều được đối xử ngang bằng nhau trước pháp luật, bất kể người đó là ai. Còn khi xét từng trường hợp cụ thể thì người làm nhiều sẽ được hưởng nhiều, người làm ít sẽ được hưởng ít, người có công sẽ được thưởng, người có tội sẽ bị phạt, công càng lớn thì mức thưởng càng lớn, tội càng nặng mức phạt sẽ càng nặng... Một sự đối xử như vậy sẽ được coi là công bằng. Trong nội hàm của khái niệm công bằng vừa được trình bày, như ta có thể thấy, các khái niệm công hiên và hưởng thụ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: chúng bao gồm không chỉ các khía cạnh tích cực như chúng ta vẫn quen dùng, mà cả khía cạnh tiêu cực nữa (như công, tội, thưởng, phạt…).

Trong kinh tế học, người ta phân biệt hai khái niệm khác nhau về công bằng xã hội: công bằng xã hội theo chiều ngang nghĩa là đối xử như nhau đối với những người có đóng góp như nhau, còn công bằng xã hội theo chiều dọc nghĩa là đối xử khác nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc có các điều kiện sống khác nhau). Nếu nội hàm của khái niệm công bằng xã hội theo chiều ngang ở đây là rõ thì nội hàm của khái niệm công bằng xã hội theo chiều dọc lại không được rõ như vậy, vì đối xử khác nhau với những người có các điều kiện sống khác nhau thì mức khác nhau như thế nào sẽ được coi là công bằng? Thêm nữa, cùng một cách giải quyết cụ thể trong một trường hợp cụ thể nếu xét theo chiều ngang là công bằng, nhưng xét theo chiều dọc lại là không công bằng, và ngược lại. Chẳng hạn, việc cộng thêm điểm cư trú theo vùng vào kết quả thi Đại học ở Việt Nam hiện nay, nếu xét theo chiều ngang là không công bằng, nhưng nếu xét theo chiều dọc thì lại được coi là công bằng. Vì vậy, không thể tán thành với ý kiến cho rằng "việc phân định và kết hợp công bằng theo chiều dọc và chiều ngang sẽ đảm bảo công bằng xã hội thực sự". Ngược lại, theo chúng tôi, việc phân định và kết hợp công bằng như vậy sẽ thủ tiêu luôn vấn đề công bằng, khiến cho vấn đề ấy không còn cần phải xem xét nữa, vì ở khắp nơi, tất cả đều hoặc là công bằng hoặc là không công bằng tuỳ thuộc vào các góc độ xem xét khác nhau.

Gắn liền với vấn đề này, trong những năm gần đây, những người nghiên cứu ở Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề công bằng về cơ hội. Thậm chí, có tác giả còn đánh giá rằng, trong tư duy phát triển hiện đại, công bằng về cơ hội phát triển là nội dung bao trùm của công bằng xã hội. Theo tác giả đó, trong trường hợp này, nội hàm của khái niệm công bằng xã hội sẽ phải bao hàm sự công bằng trong việc phân phối các cơ hội và điều kiện thực hiện cơ hội. Nhưng thế nào là "công bằng trong việc phân phối các cơ hội và điều kiện thực hiện cơ hội"? Khái niệm công bằng ở đây không được giải thích nên không rõ phải làm thế nào? Chẳng hạn, thế nào là công bằng trong việc phân phối tư liệu sản xuất? Ở đây, khái niệm công bằng có thể có ít nhất có 4 cách hiểu khác nhau: chia đều theo đơn vị hành chính (chia đều cho 64 tỉnh, thành phố trong cả nước), chia theo mật độ dân số (nơi nào có mật độ dân số cao hơn sẽ được phân phối nhiều hơn), chia theo hiệu quả sản xuất kinh doanh (nơi nào có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn sẽ được phân phối nhiều hơn), chia theo hiệu quả kinh tế - xã hội (nơi nào đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn sẽ được phân phối nhiều hơn). Trong 4 cách trên đây, cách nào là công bằng? Do bản thân khái niệm công bằng không được giải thích nên nội hàm của khái niệm công bằng xã hội ở đây cũng không được giải thích.

Hiện nay, khái niệm công bằng về cơ hội được các tác giả khác nhau biểu đạt bằng các cụm từ khác nhau, như:
Công bằng về cơ hội,
Tiếp cận công bằng với các cơ hội,
Bình đẳng về cơ hội,
Bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội,
Tạo "cơ hội bình đẳng" cho các tầng lớp dân cư…

Rõ ràng, các cụm từ trên đây có nội hàm không hoàn toàn trùng nhau. Do vậy, nội hàm của các khái niệm công bằng về cơ hội hay bình đẳng về cơ hội có thể được hiểu hoặc giải thích một cách khác nhau.

Theo chúng tôi, có lẽ nên thay khái niệm công bằng về cơ hội (vì không làm rõ được thế nào là công bằng trong trường hợp này) bằng khái niệm bình đẳng về cơ hội theo nghĩa bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội. Có thể coi bình đẳng về cơ hội là cách nói tắt của cụm từ bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội. Trong trường hợp đó, bình đẳng về cơ hội có vai trò gì trong việc thực hiện công bằng xã hội? Ở đây, khái niệm công bằng xã hội vẫn được hiểu theo nghĩa đã trình bày ở trên, nghĩa là những ai có công hiên ngang nhau thì đều được hưởng thụ ngang nhau. Đó là "thước đo" của công bằng xã hội. Nhưng "thước đo" ấy chỉ "chuẩn xác" khi những người cống hiến này đều được xuất phát từ cùng một vạch, tức là từ cùng một mặt bằng trong việc tiếp cận các cơ hội. Điều đó có nghĩa là bình đăng về cơ hội chính là tiền đề đảm bảo có công bằng xã hội thực sự.

Ngoài bình đẳng về cơ hội, trình độ phát triển kinh tế, có vai trò như thế nào trong việc thực hiện công bằng xã hội? Một số tác giả cho rằng, khi trình độ phát triển kinh tế còn thấp như ở Việt Nam hiện nay thì không thể thực hiện được công bằng xã hội. Số khác cho rằng, ít nhất cũng khó thực hiện. Theo chúng tôi, không hẳn như vậy bởi vì cái chủ yêu của công bằng xã hội, như đã nói trên, chỉ có nghĩa là công hiên ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau. Theo nghĩa đó, không nhất thiết phải giàu có mới thực hiện được công bằng, hơn thế nữa, càng chưa giàu có, càng nghèo khó lại càng phải thực hiện công bằng nếu muốn tạo bầu không khí hoà thuận. tin yêu lẫn nhau, muốn giữ cho xã hội ổn định. Hồ Chí Minh đã từng căn dặn ngay trong những năm tháng khi cuộc sống còn hết sức thiếu thốn, gian khổ trong chiến tranh:
Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng
Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên.

Ngày nay, ở Việt Nam, người lao động sẵn sàng tạm thời chấp nhận sự chưa bình đẳng, nhưng không chấp nhận sự không công bằng, sẵn sàng chấp nhận những người có tài năng sống khá giả, còn những người kém cỏi sống nghèo hơn, nhưng không chấp nhận những kẻ buôn gian bán lận, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, sống xa hoa, phè phỡn, còn những người lao động trung thực, cần mẫn lại sống trong nghèo khó, ngày đêm phải chật vật mưu sinh. Có thể nói, đây là một trong những “điểm nóng" nhất hiện nay. Giải quyết được nó trong lúc này sẽ có tác dụng tích cực tới tâm trạng của người lao động, thúc đẩy họ thêm phấn khởi hăng hái sản xuất, đảm bảo thực hiện đầy đủ hơn nguyên tắc công bằng xã hội.

Tuy nhiên, bản thân nguyên tắc công bằng xã hội này và khả năng thực hiện nó cần được hiểu đúng.

Trước hết, cần nhận xét rằng, công bằng xã hội không phải là một khái niệm bất di bất dịch. Nó mang tính tương đối và phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Tách khỏi hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà nói tới công bằng thì cái được coi là công bằng ấy có thể sẽ là không hợp lý và do đó, ít có khả năng trở thành hiện thực.

Chẳng hạn, nếu trước đây, chúng ta coi phân phối theo lao động là tiêu chí duy nhất của sự công bằng (nhưng trên thực tế, trong thời kỳ trước đối mới, lại thực hiện phân phối bình quân) thì ngày nay, trong quá trình đổi mới, với việc chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong khi vẫn coi việc thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế chủ yếu, chúng ta đồng thời thực hiện phân phối theo múc đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Đây là một nguyên tắc phân phối khá công bằng. phù hợp với thực tiễn xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay.

Nói là khá công bằng vì theo chúng tôi, nguyên tắc phân phối ấy vẫn chưa tính đến một cách đầy đủ một đặc thù rất quan trọng của Việt Nam. Đó là, khác với nhiều nước, suốt mấy chục năm qua, nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu liên tục vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Trải qua cuộc chiến đấu ấy, rất nhiều người hoặc đã hy sinh, hoặc đã trở thành thương binh, bệnh binh. Họ còn rất ít, thậm chí không còn sức lao động nữa. Thêm vào đó, bản thân những con người ấy cùng gia đình họ, do đã cống hiến tất cả cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, nay cũng chẳng có tài sản, tiền của gì đáng kể để có thể đóng góp vốn liếng cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu giờ đây, chúng ta chỉ phân phối theo lao động và theo nguồn vốn đóng góp vào sản xuất kinh doanh thì họ là những người thiệt thòi nhất. Thực tế trong những năm qua, đây cũng là bộ phận dân cư có thu nhập thấp hơn cả và gặp nhiều khó khăn hơn cả.

Thấu hiểu các khó khăn và tính đến các cống hiến đó từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước chúng ta luôn luôn quan tâm đến những người có công với cách mạng, các bệnh binh, gia đình liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng… coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân, là sự "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn".

Cần phải nói rằng, có được chủ trương và chính sách trên đây là rất đáng quý, nhưng vẫn chưa đủ, vì bằng chính sách đó, chúng ta mới chỉ quan tâm đến những người thuộc diện chính sách từ phương diện đạo lý chứ chưa phải từ phương diện pháp lý, từ phương diện "đền ơn đáp nghĩa" chứ chưa phải từ phương diện quan hệ công bằng giữa công hiên và hưởng thụ một phương diện mà theo đó, những người mà chúng ta đang nói tới có quyền được hương một phần những thành quả của sự phát triển đất nước hôm nay vì những đóng góp hôm qua của họ, tạo tiền đề cho sự phát triển mà hôm nay chúng ta đang có.

Vì vậy, để thực hiện đầy đủ hơn công bằng xã hội hiện nay ở Việt Nam, theo chúng tôi, cần mở rộng nguyên tắc phân phối theo lao động và theo mức đóng góp vôn vào sản xuất kinh doanh hiện nay thành nguyên tắc phân phối theo công hiên (cả về lao động, nguồn vốn cùng mọi cống hiến khác) cho xã hội nói chung chứ không phải chỉ cho sản xuất, mặc dù cống hiến cho sản xuất vẫn là chủ yếu. Có như vậy mới có thể coi là công bằng.

Ngay trong phân phối theo lao động và mức vốn góp, tiêu chí của sự công bằng cũng không nên tuyệt đối hoá. Tiêu chí ấy cũng mang tính tương đối và nó được xác lập qua kiểm nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn, trong hệ thống thang bậc lương chính thức của Nhà nước Việt Nam được thiết lập năm 1985 thì sự chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất là 3,5 lần, được thiết lập năm 1993 là 10 lần, còn được thiết lập năm 2004 là 13 lần. Trong khi đó, ở một số nơi, ví dụ ở xí nghiệp liên doanh MEKO (Hậu Giang), mức chênh lệch thu nhập giữa Giám đốc và công nhân lên tới 150 lần hoặc tại một xí nghiệp liên doanh ở Hà Nội, mức chênh lệch đó vào quãng 350 lần. Trong dịp Tết Đinh Hợi (tháng 02/2007) mới đây, tiền thưởng và tiền lương ở các ngành và các vùng có sự giãn cách lớn, mức cao nhất là trên 124 triệu đồng, mức thấp nhất là 700.000 đồng. Trong tất cả các trường hợp trên đây, cái nào là hợp lý, cái nào là không hợp lý? Câu trả lời thật không đơn giản! Sự công bằng hay không công bằng ở đây cần được xem xét rất cụ thể và có lẽ, bên cạnh sự sàng lọc của thị trường, chúng cần được xem xét căn cứ vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, vào kết quả tác động tích cực hay tiêu cực của mỗi trường hợp phân phối tới nhiệt tình của người lao động và tới bầu không khí chung của tập thể.

Ngoài ra, trong bước quá độ từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, cũng không nên và không thể đòi hỏi thực hiện cho được một sự công bằng tuyệt đối, chính xác ngay lập tức, đòi hỏi xoá bỏ ngay trong một thời gian ngắn mọi sự không công bằng hiện vẫn còn tồn tại. Đó là vì bản thân cơ chế bao cấp đã chứa đựng trong nó nhiều điều bất hợp lý và những bất hợp lý ấy đã được tích tụ lại quá nhiều trong thời gian qúa dài. Nay nếu muốn khắc phục điều bất hợp lý này thì sẽ lập tức nảy sinh điều bất hợp lý khác, khắc phục sự không công bằng này thì sẽ lập tức làm nảy sinh sự không công bằng khác. Chính vì thế, không thể khắc phục tất cả ngay một lúc? Sự công bằng tuyệt đối ấy chỉ có thể đạt được dần dần trên con đường cũng không phải là ngắn ngủi tiến tới chỗ đạt được công bằng hoàn toàn.


Việc thực hiện nguyên tắc công bằng này sẽ tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế.
Một số tác giả cho rằng, công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế là hai mục tiêu không tương dung nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội. Theo quan điểm đó, nếu nhấn mạnh thực hiện công bằng xã hội thì sẽ làm tổn hại tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế thì sẽ làm tổn hại công bằng xã hội.

Theo chúng tôi, quan điểm đó là đúng nếu công bằng xã hội được hiểu theo nghĩa đồng nhất hoàn toàn với bình đẳng xã hội. Còn quan điểm đó sẽ là không đúng nếu công bằng xã hội được hiểu theo nghĩa là sự ngang bằng nhau giữa người với người chỉ trong mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ và được thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo cống hiến như đã nói trên. Vì sao vậy? Vì nguyên tắc phân phối theo cống hiến buộc phải tính đến mọi cống hiến của mọi tầng lớp dân cư vào việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Ai đã có cống hiến thì tuỳ theo mức độ cống hiến mà được hưởng quyền lợi tương ứng, không ai bị thiệt thòi. Vì vậy, nguyên tắc phân phối trên đây là nguyên tắc rất công bằng, có tác dụng cuốn hút mọi người hăng hái góp công, góp của vào sự phát triển của đất nước nói chung, vào sự sản xuất kinh doanh nói riêng và nhờ đó, dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, chính nguyên tắc phân phối công bằng trên đây đã có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó đi cùng chiều với tăng trưởng kinh tế chứ không phải là ngược lại. Như vậy, trong mối quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế thì công bằng xã hội chính là động lực của tăng trưởng kinh tế. Càng thực hiện tốt công bằng xã hội bao nhiêu thì càng gia tăng sự tăng trưởng kinh tế bấy nhiêu.

Tuy nhiên, sự thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo cống hiến trên đây lại dẫn đến một hậu quả khác khiến không ít người lo ngại, đó là sự phân cực ngày càng gia tăng giữa giàu và nghèo trên phạm vi toàn quốc. Một số người cho rằng, như vậy là công bằng xã hội đã bị vi phạm nghiêm trọng, rằng chủ nghĩa xã hội đang bị xói mòn.

Liệu có thể tán thành với những nhận định như vậy được không? Theo chúng tôi, không! Vì sao? Vì:

Thứ nhất, kết quả của hàng loạt cuộc khảo sát mức sống dân cư với quy mô lớn từ năm 1992 đến nay cho thấy, sự phân biệt giàu, nghèo ở đây là sự phân biệt tương đối chứ không phải là tuyệt đối. Nghèo ở đây là nghèo so với giàu chứ không phải so với thời kỳ trước đôi mới. Nếu so với thời kỳ trước đổi mới thì mức sống của mọi người hiện nay, kể cả người giàu và người nghèo, đều được tăng lên đáng kể, không chỉ số hộ giàu và mức giàu tăng lên, mà cả số hộ nghèo và mức nghèo cũng giảm đi chứ không phải như có người nói là người giàu thì ngày càng giàu thêm, còn người nghèo ngày càng nghèo đi.

Thứ hai, loại trừ những kẻ giàu lên nhanh chóng bằng những thủ đoạn bất hợp pháp, như tham nhũng, buôn lậu, đặc quyền đặc lợi, làm ăn gian dối, lừa đảo… còn thì cả hộ giàu và hộ nghèo đều tạo ra thu nhập trước hết và chủ yếu bằng sức lao động và năng lực của chính mình, trong đó hộ nào có điều kiện hơn, có nhiều vốn liếng hơn, nhiều sức lao động hơn, có kinh nghiệm và tài năng sản xuất kinh doanh hơn, hộ ấy sẽ giàu hơn hoặc giàu nhanh hơn, còn ngược lại thì sẽ nghèo hơn hoặc "giàu” chậm hơn. Như vậy, sự phân hoá giàu nghèo ở đây không phải là biểu hiện của sự vi phạm công bằng xã hội, mà lại chính là biểu hiện của việc công bằng xã hội đang được lập lại: ai làm tốt, làm giỏi, làm nhiều, đóng góp vốn liếng nhiều… thì được hưởng nhiều, còn ai làm kém, làm dở, làm ít, đóng góp vốn liếng ít... thì được hưởng ít.

Khẳng định trên đây đồng thời cũng có nghĩa là khẳng định rằng, thực hiện được công bằng xã hội không có nghĩa là đã thực hiện được bình đẳng xã hội, nhất là thực hiện được bình đẳng xã hội hoàn toàn. Nói cách khác, trong khi thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng như đã nêu trên, chúng ta không những chưa loại trừ được, mà vẫn còn buộc phải chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng xã hội nhất định do chỗ các cá nhân khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau (chẳng hạn, người này khỏe hơn, người kia yếu hơn, người này nhiều con hơn, người kia ít con hơn…) nên với việc hoàn thành một công việc ngang nhau và do đó, được hưởng thù lao ngang nhau, trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia. Đấy là thiêu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội như C.Mác đã khẳng định.

Như vậy, bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng mà chúng ta chưa thể xoá bỏ ngay một sớm một chiều. Không những thế, chúng ta còn phải tiếp tục "chung sống" với nó trong suốt thời gian rất lâu dài nữa. Vì thế, không thể nôn nóng, muôn xoá bỏ mọi sự bất bình đăng xã hội ngay lập tức, mà chỉ có thể thực hiện mục liêu cuối cùng đó dần dần. Trước mắt, theo chúng tôi, thục hiện công bằng xã hội vẫn là yêu cầu hàng đầu, vì đó chính là một trong những động lực mạnh mẽ nhất của sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự ổn định xã hội.

Song, nói như thế không có nghĩa là nói rằng, chúng ta có thể chấp nhận để cho tình trạng bất bình đẳng xã hội gia tăng liên tục và mãi mãi ngược lại, phải tìm mọi cách kiềm chế sự gia tăng ấy, hạn chế bớt mức độ bất bình đẳng để tiến tới dần dần xoá bỏ nó. Vì vậy, cùng với chủ trương tiếp tục khuyên khích các hộ làm giàu hợp pháp, Nhà nước chúng ta cũng đồng thời đang mở rộng và đây mạnh cuộc vận động xoá đói giảm nghèo khá hiệu quả được đề ra từ đầu những năm 90 đến nay, trong đó tập trung xoá đói ở nông thôn, giảm nghèo ở cả nông thôn lẫn thành thị. Bằng việc thực hiện các chính sách ấy, chúng ta đang tiếp tục thực hiện một cách có hiệu quả một phần của yêu cầu "định hướng xã hội chủ nghĩa" trong đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Theo Tạp chí Triết học